Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Các đoạn văn về NLXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.71 KB, 21 trang )

PHẦN V: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Câu 1: Giàu mà ngu dốt thì sẽ bị người ta khinh, nhưng giỏi mà nghèo túng thì
cũng khơng được người đời trân trọng. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600
từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
BÀI LÀM:
Giàu mà ngu dốt thì sẽ bị người ta khinh, nhưng giỏi mà nghèo túng thì cũng
khơng được người đời trân trọng. Quan niệm ấy ln gợi lên trong tâm trí mỗi
người nhiều suy nghĩ sâu xa.
Giàu mà ngu dốt là những người sở hữu nhiều tài sản có giá trị lớn, nhưng lại
khơng có trình độ văn hố, khơng có học thức, thiếu hiểu biết. Ngược lại giỏi mà
nghèo túng là những người có trình độ văn hố, có hiểu biết, có trình độ học vấn
cao, nhưng khơng có tiền bạc, của cải, phải sống trong nghèo túng.
Về nội dung ý nghĩa, quan niệm này đề cập đến thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá
của người đời đối với những người giàu mà dốt cũng như những người giỏi mà
nghèo.
Cuộc sống giàu có, sung túc ln là mơ ước chính đáng của mọi người ở mọi thời.
Nhưng dù có sống trong nhung lụa, tiền bạc, dù có thừa mứa về vật chất, mà thiếu
hiểu biết về con người và cuộc đời, tự nhiên và xã hội; mà khơng có học thức và
thiếu văn hố trong cư xử, trong lối sống…thì người ta chỉ là những kẻ trọc phú,
giàu mà không sang, bị người đời khinh bỉ, coi thường.
Với những kẻ giàu mà ngu dốt, tài sản mà họ sở hữu không phải do họ tự tay làm
ra mà thường là do thừa kế, và tài sản đó cũng khơng bao giờ được sử dụng hợp lí
và có ích, nên khơng được người đời nể trọng.
Học vấn cao cùng với cách cư xử, cách sống có văn hố, có hiểu biết ln giúp cho
mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, được nể trọng hơn. Nhưng dù người ta có giỏi giang
đến đâu nhưng khơng có tiền bạc, của cải, phải sống trong nghèo túng, đói khổ thì
người đời cũng vẫn thương hại, thậm chí khinh thường, chê cười.
Có trình độ học vấn, có tri thức, hiểu biết mà vẫn sống trong nghèo túng là khơng
biết vận dụng tri thức, kĩ năng mình có để làm ra của cải vật chất, nâng cao chất
lượng cuộc sống, nên giỏi cũng chỉ là giỏi suông trên lí thuyết, thiếu thực tế, thậm
chí là lười nhác, sĩ diện…nên cũng không được người đời trân trọng.


Quan niệm trên cũng mang lại cho mỗi người nhiều bài học sâu sắc. Trong cuộc
sống hiện đại, để không bị khinh thường, mỗi người cần phải vừa có trình độ học
vấn, vừa có những điều kiện vật chất dư dả, vừa giỏi vừa giàu. Mỗi người cũng cần
có lịng tự trọng và trái tim nhân ái, để trí tuệ của bạn thực sự toả sáng và của cải
của bạn có thể góp phần mang lại hạnh phúc cho nhiều người.


Thế hệ trẻ cần vừa nỗ lực học tập để có trình độ giỏi, vừa biết vận dụng trình độ ấy
để làm giàu chính đáng, đồng thời nỗ lực tu dưỡng đạo đức, tư tưởng để trở thành
những người tài giỏi, giàu có, lịch lãm, nhân hậu. Đó cũng là cách mang lại hạnh
phúc cho bản thân và góp phần dựng xây, giữ gìn đất nước.
Câu 2: Khơng chỉ là kẻ thù trong cuộc đời của mỗi cá nhân, là giặc trong mỗi
gia đình; sự lãng phí cịn là nội thù của đất nước! Anh/chị hãy viết một bài văn
ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
BÀI LÀM:
Bàn về tác hại của sự lãng phí, có ý kiến cho rằng: “Khơng chỉ là kẻ thù trong cuộc
đời của mỗi cá nhân, là giặc trong mỗi gia đình; sự lãng phí cịn là nội thù của đất
nước!” Quan niệm ấy luôn gợi lên trong tâm trí mỗi người nhiều suy nghĩ sâu xa.
Lãng phí là sử dụng mọi điều kiện, mọi nguồn lực vật chất và tinh thần một cách
phung phí, hoặc vơ ích, khơng mang lại hiệu quả thiết thực Kẻ thù, giặc, nội thù
đều là những hình ảnh chỉ sự nguy hiểm và sức tàn phá kinh khủng của sự lãng phí.
Về nội dung ý nghĩa, quan niệm này đề cập đến sự nguy hiểm của thói lãng phí đối
với cuộc đời của mỗi cá nhân, đối với gia đình và đất nước.
Sự lãng phí là kẻ thù trong cuộc đời của mỗi cá nhân, là giặc trong mỗi gia đình
bởi sự lãng phí khơng chỉ khiến cho mỗi cá nhân khó có thể thành đạt trong đời mà
cịn có thể hủy hoại cuộc đời của mỗi người: lãng phí thời gian, tuổi trẻ, sức khỏe,
tiền bạc...Ngay cả tình u thương, lịng tốt, sự khoan dung, độ lượng cũng có thể
bị lãng phí, nếu khơng sử dụng đúng chỗ, đúng người, đúng hồn cảnh...
Với gia đình, sự lãng phí cũng có thể làm cho tiềm lực kinh tế gia đình bị kiệt quệ:
tiền bạc được sử dụng khơng đúng chỗ và khơng có hiệu quả, lãng phí thức ăn thừa

trong các bữa ăn, lãng phí đồ dùng, điện nước trong sinh hoạt hàng ngày... Việc
lãng phí những cơ hội để các thành viên trong gia đình có thể đồn tụ, sum họp,
chia sẻ, đồng cảm cũng có thể hủy hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên
trong gia đình, có thể biến một gia đình hạnh phúc thành một nấm mồ lạnh giá.
Sự lãng phí cịn là nội thù của đất nước dù trong hồn cảnh chiến tranh hay hịa
bình
Trong hồn cảnh chiến tranh, sự lãng phí khiến đất nước khó có thể giành được
chiến thắng: lãng phí lương thực, thuốc men, vũ khí, trang thiết bị...Thậm chí lãng
phí trong hồn cảnh này nhiều khi là tội ác: lãng phí sinh mạng của binh lính, lãng
phí xương máu của nhân dân...
Trong hồn cảnh đất nước thống nhất, hịa bình, lãng phí sẽ làm suy kiệt tiềm lực
của đất nước, khiến đất nước trở nên nghèo nàn, yếu ớt: lãng phí tiền thuế của dân,
lãng phí các nguồn tài nguyên của đất nước (đất đai, nước sạch, khoáng sản, chất
xám...). Việc lãng phí các cơ hội hịa bình, giao lưu, hợp tác, thông thương...cũng


khiến đất nước khó có thể phát triển hạnh phúc, phồn vinh. Sự lãng phí nguy hại
khơng kém gì giặc ngoại xâm, nạn tham nhũng hay sự tàn phá bởi những cơn thịnh
nộ của thiên nhiên.
Quan niệm trên dù chưa thật đầy đủ toàn diện, nhưng vẫn giúp mọi người nhận
thức được những hiểm họa khôn lường mà sự lãng phí gây ra cho cuộc đời của mỗi
người, cho mỗi gia đình, cả đất nước, thậm chí tồn nhân loại.
Thế hệ trẻ cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luôn ý thức và nỗ lực sử dụng
các điều kiện vật chất, tinh thần một cách có hiệu quả, hợp lí.
Câu 3: Viết một bài văn khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về
quan niệm: "Tơi đã khóc vì khơng có giày để đi cho đến khi tơi nhìn thấy một
người khơng có chân để đi giày." (Hellen Keller)
BÀI LÀM:
Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi
ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu

ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy
không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thơng thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ
về bản thân mình mà khơng biết rằng xung quanh cịn có biết bao nhiêu người cịn
kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế
cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm
sự "Tơi đã khóc vì khơng có giày để đi cho đến khi tơi nhìn thấy một người khơng
có chân để đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong
trái tim mỗi người.
Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kể rất
thực nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người
phải suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn.
"Tơi đã khóc vì khơng có giày để đi" đó là một lời thú nhận rất chân thành, trung
thực bởi lẽ đối với những người sống trong đủ đầy, quen có đủ mọi thứ thì sẽ cảm
thấy buồn, thấy chán nản khi khơng có "giày" hay có thể nói là những phụ kiện vật
chất cần thiết để làm đẹp cho mình, làm mình tự tin. Tôi đã thấy nhiều cô bé, cậu
bé, nhiều bạn học sinh-những người sinh ra được nhận tình yêu thương của bố mẹ,
được sống hạnh phúc, ấm no... trở nên bướng bĩnh, giận dỗi hay khóc vì bố mẹ
khơng đáp ứng những nhu cầu của mình, thậm chí có những người nơng nổi vì
giận bố mẹ mà bỏ nhà đi hay làm bất cứ việc gì để được thứ mình muốn. Thế
nhưng, họ đâu biết rằng ở ngoài xã hội, ở xung quanh chúng ta hay thậm chí ngay
cạnh nhà bạn lại có những cảnh đời bất hạnh, tồn tại biết bao con người "khơng có
chân để đi giày". Hình ảnh rất thực ấy nói về những người khuyết tật hay nói rộng
ra là những người thiếu may mắn, những người sinh ra đã khơng được cuộc sống,
được tạo hóa thương yêu để ban tặng những thứ cần thiết cho mỗi con người. Hai


vế câu đối lập trong lời tâm sự của nhà văn Mĩ được kết nối với nhau bởi cụm từ
"cho đến khi tơi nhìn thấy" giống như một sự nhận thức, một lời thức tỉnh đối với
biết bao người. Sống trên đời đâu phải chỉ có riêng mình gặp khó khăn hay thiếu
thốn. Hãy tự nhìn bên ngồi kia cịn biết bao người kém may mắn hơn, họ không

chỉ thiếu thốn vật chất, khơng chỉ thiếu thốn tình thương mà có người cịn khơng
thể tự chăm sóc mình, phải sống nhờ vào người khác hay phải nhận những ánh
nhìn tội nghiệp của người xung quanh. Những người như vậy mới thực sự là kém
may mắn, đáng để "khóc" hơn chúng ta.
Đọc lời tâm sự của Hellen, tôi chợt nhớ đến người thầy giáo đáng kính Nguyễn
Ngọc Ký - người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết.
Đã nhiều lần, những khó khăn, vất vả, những lần bị chuột rút đến quặp cả bàn
chân, đau đớn đến vã mồ hôi nhưng sức mạnh của niềm tin, sức mạnh được nhân
lên cả với sự mặc cảm đối với cuộc sống đã giúp thầy "đứng vững", dũng cảm
bước tiếp và trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay những cậu học sinh bị mất đôi
chân, những người mù hoặc khơng thể nói nhưng bằng trí óc, bằng những gì mà họ
cịn lại vẫn dũng cảm vượt qua khó khăn để sống tốt đẹp. Tơi tin chắc rằng khơng
ít lần họ rơi nước mắt, khơng ít lần muốn bỏ cuộc nhưng họ vẫn can đảm, chính
những gì họ đang thiếu hay khơng có đã thúc đẩy họ, đem đến sức mạnh giúp họ
thành cơng. Vậy thì mỗi chúng ta, những người có đầy đủ chân tay, những người
có thể lao động để ni sống mình tại sao phải buồn khi ta thiếu đi một đôi giày
hay chiếc áo, chiếc quần? Hãy nhìn những tấm gương đó, hãy soi mình vào đó để
tự hỏi và tự biết chúng ta hơn họ những gì nhưng lại thua họ những thứ căn bản
này. Có một triết gia nổi tiếng đã nói rằng: "Tơi hạnh phúc vì có đủ cả tay lẫn
chân". Được sinh ra trọn vẹn là một con người, được có thể bằng đơi tay và đơi
chân để tự lao động, tự nuôi sống bản thân, kiếm được đồng tiền chính nghĩa đã là
một hạnh phúc lớn nhất cả đời người! Đừng vì những thứ nhỏ nhất, những vật
phịng thân bên ngồi mà tự cho mình là khổ, mà đánh mất sức mạnh của mình.
Chỉ là một lời tâm sự, cảm nhận rút ra từ cuộc sống, từ thực tế mình quan sát
nhưng Hellen Keller đã thức tỉnh, đã đánh lên một hồi chuông báo động cho những
người chỉ chăm chăm nghĩ đến mình, ích kỉ hay tự ti. Lời tâm sự đó đã trở thành
một bài học ý nghĩa một chiêm nghiệm sâu sắc không chỉ dành riêng cho một cá
nhân nào mà là cho tất cả mọi người về một cuộc sống, một cách sống tích cực
trong xã hội: Phải biết ơn cuộc sống ban cho ta những điều đáng quý, hãy trân
trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để giành lấy những gì mình

mong muốn. Đừng bao giờ bng xi bởi "khơng có gì là khơng thể"! Hãy sống
dũng cảm và kiên cường như cô bé Aya trải qua năm tháng bệnh tật, đã qua đời
trong nước mắt thương tiếc của mọi người và những đóa hồng đỏ thắm bao quanh.
Người chiến thắng cuối cùng chưa hẳn là người mạnh nhất mà là người có đủ
niềm tin, dũng cảm và nghị lực nhất.


Cuộc sống khơng lấy hết của ai điều gì và con đường đi đến thành công không
phải bao giờ cũng trải đầy hoa hồng. Chính vì thế hãy sống tích cực để đến "khi
chúng ta qua đời, mọi người khóc còn chúng ta cười". Nữ nhà văn Mĩ Hellen
Keller thực sự đã tìm ra một chân lí cuộc sống, một cách sống đẹp, sống tốt và
quan trọng hơn hết là để lại một bài học đáng quý cho tất cả chúng ta.
Câu 4: Cách đây hơn 2000 năm, trên một ngơi đền cổ ở phương Đơng có khắc
dịng chữ: “Mọi tai hoạ đều xuất phát từ việc con người ta khơng tự biết mình
là ai.” Anh(chị) hãy viết bài nghị luận xã hội ngắn (khơng q 600 từ) trình
bày suy nghĩ của mình về quan niệm trên.
BÀI LÀM:
Từ xa xưa khi thế giới vẫn còn là một thực thể hỗn độn, Thượng Đế đã tạo ra
những mầm sống đầu tiên. Ngài tạo ra mn lồi, vạn vật nhưng vẫn cảm thấy
thiếu một điều gì đó để khiến thế giới sống thật sự, và Con người đã ra đời như
vậy. Chưa có một lồi nào được Người u q và ưu ái đến vậy, ban cho trí thơng
minh và một cuộc sống vô ưu vô lo trong Vườn Địa Đàng. Vậy nhưng Con người
đã phạm vào luật cấm của Thượng Đế mà ăn Trái Cấm và bị Ngài đầy xuống trần
gian để vật lộn với những lo toan thường ngày. Liệu có phải đó chính là lịng tham
đã khiến Con người mờ mắt hay khao khát khám phá, hay bởi một ngun do duy
nhất: Con người khơng biết mình là ai!
Cách đây hai nghìn năm, trên bức tường của ngơi đền phương Đơng có khắc dịng
chữ: “Mọi tai hoạ đều xuất phát từ việc con người ta khơng tự biết mình là ai” và
phải chăng tai hoạ đầu tiên của con người là việc bị Thượng Đế đuổi xuống trần
gian. Hay như một truyện thần thoại kể rằng Con người vì khơng nghe theo các vị

thần nên đã mở chiếc bình tội ác và từ đó phải gánh chịu bảy điều xấu xa ấy. Bất
cứ một người nào biết hai thần thoại trên đều cho rằng nguyên nhân để con người
làm vậy là lòng tham, là ham muốn, là tò mò… mà họ đã quên mất rằng nếu như
ngay từ đầu Con người ý thức được vị thế của mình, hiểu rõ bản thân mình nên hay
khơng nên làm như vậy thì liệu có xuất hiện tai hoạ đó hay khơng?
Các vị thần được Con người xưng tụng, coi đó là những chuẩn mực. Nhưng các vị
thần cũng có phần nồ bản chất giống Con người, hay đúng hơn họ là những Con
người có quyền năng. Zues đã giết cha, chiếm ngơi, lấy chị của mình, gây chiến
tranh với các người anh em khác trong hơn mười năm khiến loài người và thế giới
phải chịu bao bất hành. Asim quá mạnh, q kiêu hãnh để rồi qn mất rằng mình
cũng có điểm yếu. Chàng đã khiến thành Troy thất thủ, gây đau thương cho bao
con người và rồi chàng cũng chịu số phận ấy. Icarơ khao khát bay lên trời cao mà
quên mất rằng đôi cánh sáp sẽ bị ánh mặt trời rực rỡ làm tan chảy. Ơđíp đã phạm
vào hai tội ác lớn nhất của con người đó là giết cha và lấy mẹ cũng chỉ vì chàng
khơng biết mình là ai và cái giá phải trả là chàng phải làm một người mù đi lang
thang trên chính vương quốc của mình…


“Tai hoạ” luôn được mặc định là những điều sai trái, xấu xa, tồi tệ, là đau thương
nhưng “tai hoạ” thật sự là gì thì điều đó cịn phụ thuộc vào từng người. Với Ơđíp
thì tai hoạ quả thật là khủng khiếp còn với Icarơ, dù chàng đã chết một cách ngu
ngốc nhưng chính khát vọng đã khiến chàng hạnh phúc và “tai hoạ” khơng cịn là
tai hoạ nữa. Khơng phải tự nhiên mà Khổng Tử xây dựng cả một hệ thống luân lý,
đạo đức để quy định vị trí của con người. Con người phải sống theo các phép tắc,
phải ở đúng vị trí của mình, phải hiểu rõ mình. Phải chăng Khổng Tử cũng nhận ra
rằng tai hoạ, sự rối ren trong xã hội đều do con người khơng tự biết mình là ai?
Nhưng thật sự con người chưa bao giờ và có lẽ sẽ khơng bao giờ hiểu hết bản thân
mình. Con người là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ rộng lớn. Có thể với các hiền
triết, với những người lãnh đạo và nhất là với xã hội phong kiến thì con người phải
ở đúng nơi mình phải đứng và tai hoạ là ở việc con người bước qua giới hạn ấy.

Nếu con người hiểu rõ mình thì sẽ khơng có tai hoạ nhưng liệu nếu con người hiểu
quá rõ bản thân đế không dám bước tới tai hoạ, không dám phá vỡ ranh giới thì
cũng là tai hoạ. Tất cả nhưng khao khát, đam mê, ước mơ và cả hy vọng là những
động lực để con người tìm tịi, khám phá đưa xã hội đi lên vậy nhưng những điều
ấy lịa xuất phát từ việc con người khơng hiểu rõ bản thân mình. Nếu hiểu rõ rằng
con người khơng thể giống như lồi chim bay trên bầu trời thì sao xuất hiện máy
bay, nếu hiểu con người chỉ là sinh vật nhỏ bé phải thuận theo tự nhiên thì sao
chúng ta có thể làm chủ cuộc đời mình?
Bản chất của con người là ảo tưởng. Có người ảo tưởng và thực hiện ảo tưởng của
mình, biến nó thành sự thật, thành một điều gì đó có ích thì khơng cịn là tai hoạ.
Nhưng có người ảo tưởng như con ếch ở đáy giếng khi được nhìn thấy bầu trời
thực sự thì cũng là lúc bị con trâu giẫm bẹp. Xét cho cùng điểm khác biệt của hai
loại người trên chính là mức độ hiểu bản thân mình. Những con người thực hiện
giấc mơ của mình, họ coi việc hiểu bản thân là động lực để phát triển. Họ khơng vì
biết sự hạn chế của mình mà thụt lùi, ngược lại, họ hiều bản thân để đi lên. Cịn
loại người kia, họ khơng hiểu chút gì về mình mà ảo tưởng q lối, coi đó như lợi
thế để coi thường tất cả và kết cục của họ là Tai họa!
Thiết nghĩ những người hiểu rõ bản thân mình phải biết được rằng cuộc sống có
những ranh giới bước qua được và cũng có những ranh giới không được bươc qua.
Phải chăng lời khắc trên bức tường cổ ấy khơng chỉ khun con người hiểu rõ
mình, tự biết mình là ai mà cịn muốn con người phân biệt được những ranh giới để
quyết định bước tiếp hay lùi xuống đế đi con đường khác. Một nhà báo đã nói rằng
nếu bạn làm một con ếch thì hãy làm một con ếch thật béo, sống trong cái giếng
sạch và hiểu rõ cái giếng của mình. Nhưng khi đã hiểu rõ chiếc giếng ấy thì có
sống tiếp trong đó hay sẽ tự trang bị cho mình để đến với bầu trời rộng lớn thì cịn
tuỳ thuộc vào mỗi con ếch có dám chấp nhận và đối mặt với “tai hoạ” ở phía trước
hay khơng!
Câu 5:



“Một ngơi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thơi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Mn dịng sơng đổ biển sâu
Biển chê sơng nhỏ, biển đâu nước cịn?”.
(Trích “Tiếng ru” của Tố Hữu)
Từ ý thơ trên,anh/chị hãy bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể,xã
hội; giữa một người và mọi người.
BÀI LÀM
Ai đã từng một lần đọc những lời thơ đầy giục giã của nhà thơ Nazim Hilsmet:
“Nếu tôi không đốt lửa
Nếu anh không đốt lửa
Nếu chúng ta khơng đốt lửa
Thì làm sao
Bóng tối
Sẽ trở thành
Ánh sáng!”
Bóng tối sẽ tan đi và ánh sáng sẽ ngập tràn nếu anh hành động, tôi hành động và
chúng ta cùng hành động. Trong cái ánh sáng rạng ngời xua tan bóng tối ấy có ánh
sáng của tơi, của anh và của tất cả chúng ta. Và hôm nay, nhà thơ Tố Hữu đã mượn
tiếng ru dịu êm của mẹ qua bài thơ “Tiếng ru” của mình, một lần nữa gợi cho
chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội, giữa một con
người và mọi người.
Một ngôi sao không làm nên bầu trời đêm rực sáng. Một bông lúa chin chẳng làm
nên mùa vàng bội thu. Một con người nhỏ bé đáng kể gì trong cõi nhân gian rộng
lớn. Đất thấp thế nhưng nhờ có đất mà núi mới cao. Sơng nhỏ thế thôi nhưng nhờ
sông mà biển mới mênh mông đến vậy. Một cá nhân bé nhỏ sẽ khơng là gì cả so

với một cộng đồng to lớn. Nhưng ngược lại, những gì lớn lao, vĩ đại lại được tạo
nên từ những điều hết sức nhỏ bé mà thôi.
Sống trên đời, ai cũng mong muốn mình được thể hiện và khẳng định bản thân,
phần cá nhân của mình. Đó là mong ước tự nhiên và chính đáng. Phần riêng ấy
được thể hiện ở những khát khao, hoài bão của bản thân, là niềm mong mỏi mình
phải có vị trí nào đó trong mắt mọi người. Phần cá nhân bé nhỏ của mỗi người ấy
cần được thể hiện, được khẳng định, được tơn trọng và ghi nhận. Chính “cái tơi” ấy
tạo nên giá trị và bản sắc của mỗi cá nhân trong cộng đồng, làm cá nhân đó khơng
bị hịa tan, khơng lẫn vào người khác.


Tôi yêu những vạt nắng trải dài trên cánh đồng bát ngát, yêu những triền đê xanh
thơm mùi cỏ non. Còn bạn, bạn yêu những ánh đèn màu rực rỡ của thành phố hoa
lệ về đêm, yêu những tòa nhà chọc trời nguy nga tráng lệ. Tơi và bạn có những tình
yêu khác nhau, quan điểm sống khác nhau, và chính sự khác nhau ấy đã làm nên
“cái tơi” riêng của mỗi cá nhân chúng ta. Phần tôi ấy được thể hiện bằng nhiều
cách: bằng sự yêu thương, bằng những nỗ lực, phấn đấu học tập, lao động hay chỉ
đơn giản là những sở thích riêng của chúng ta mà thơi.
Ở mỗi thời kì, ta đều thấy sự xuất hiện của những cá nhân vĩ đại, xuất sắc. Bằng tài
năng của mình, họ đã đóng góp rất nhiều cho cộng đồng, xã hội. Họ có thể là
những nhà khoa học, bằng những phát minh của mình đem lại sự phát triển cho đời
sống của nhân loại như Đác-uyn, Marie Curie… Họ có thể là những nhà Cách
mạng, bằng sự nghiệp chính trị của mình mà đem lại hịa bình cho cả một dân tộc,
một đất nước như Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta.
Nhưng dù cá nhân có hồn thiện, có lớn lao vĩ đại đến đâu đi chăng nữa nhưng
cũng sẽ không là gì so với sức mạnh của cả một dân tộc. Cá nhân ấy khác nào một
hạt cát với một sa mạc, một giọt nước với một đại dương rộng lớn, một thân cây
giữa bạt ngàn rừng xanh… Mất đi một hạt cát thì sa mạc vẫn cứ mênh mơng; mất
đi một giọt nước thì đại dương vẫn cứ bao la; mất đi một bơng hoa thì mùa xn
vẫn cứ muôn phần rực rỡ…

Một vĩ nhân, một anh hùng làm sao làm nên sự nghiệp lớn nếu khơng có sự kề vai
góp sức của mọi người. Một cá nhân bé nhỏ làm sao tạo được sự nghiệp lớn lao khi
chỉ làm một mình mình. Ta phải biết rằng cùng với ta, bên cạnh ta cịn có sự chung
tay góp sức cùng ta làm nên việc lớn. Nhìn lại lịch sử chiến đấu hào hung của dân
tộc, ta thấy rằng sở dĩ ta có thể dệt nên những trang sử vẻ vang , ta có thể anh dũng
chiến đấu giành thắng lợi, đem lại hịa bình, tự do cho dân tộc được vì sự đồng
lịng, đồn kết của nhân dân.
Chính những cá nhân nhỏ bé, riêng lẻ đã tạo nên một sức mạnh tập thể vơ cùng
lớn lao, có thể qt sạch quân thù. Hay hình tượng người anh hùng Thánh Gióng,
nhờ có cơm áo của bà con làng xóm mà Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, xơng
pha trận mạc đánh tan giặc Ân. Hình tượng ấy đã được truyền thuyết hóa, thực chất
đó chính là tinh thần đồn kết của nhân dân đồng lịng chống giặc. Qua đó, ta thấy
sự khiêm tốn nhìn nhận, đánh giá vai trị của mỗi cá nhân trong cộng đồng quan
trọng biết bao.
Biết là thế nhưng chúng ta cũng đừng vì mỗi cá nhân vơ cùng nhỏ bé mà qn đi
sự đóng góp của bản thân để tạo nên cộng đồng, chúng ta đừng chỉ biết hưởng thụ
những đóng góp của người khác mà làm mờ nhạt đi vai trị của mình, làm mình trở
thành gánh nặng cho người khác, cho cộng đồng, xã hội. Bởi lẽ tất cả mọi thứ lớn
lao đều được hình thành từ những gì bé nhỏ nhất. Một hạt cát bé nhỏ thật nhưng
nếu khơng có những hạt cát kia thì làm gì sa mạc mênh mơng đến vậy. Một giọt
nước khơng là gì cả nhưng biển làm sao bao la khi khơng cịn những giọt nước ấy.


Vì vậy, ta có thể thấy cá nhân là một nhân tố quan trọng, là cơ sở để hình thành nên
cộng đồng, tập thể.
Để những cá nhân có thể đóng góp sức mình vào phần chung to lớn, chúng ta
khơng được quyền qn đi những đóng góp của họ. Vì biết đâu nỗi buồn bị lãng
quên sẽ làm giảm đi nhiệt huyết trao tặng của họ, dù cho những đóng góp kia cho
đi khơng phải mục đích là được nhận về. Như những người lính tuổi cịn rất trẻ đã
cho đi tuổi xuân, cho đi xương máu của mình vì một cái chung to lớn. Hay những

người mẹ Việt Nam anh hùng đã đóng góp từng củ khoai, bát gạo cho các chiến sĩ,
đóng góp cả những đứa con ưu tú của mình, để rồi âm thầm khóc nghẹn trong lặng
lẽ khi hay tin các anh hi sinh, các anh không về.
Các mẹ đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình vì cộng đồng, vì tập thể to lớn kia.
Những con người ấy họ đã cho đi mà có nề hà chi. Họ hi sinh cái phần cá nhân bé
nhỏ của mình đâu phải vì huy chương, vì chiến cơng. Họ cho đi mà không cần đền
đáp lại. Nhưng những lịng biết, những niềm cảm thơng, chia sẻ của chúng ta sẽ
làm họ vui hơn rất nhiều, sẽ giúp họ cảm thấy ấm áp mà nhiệt tình hơn trong trao
tặng. Chúng ta cũng khơng nên đóng góp sức mình mà lại lại địi hỏi một sự cơng
nhận thật tương xứng với cơng lao mà mình bỏ ra. Vì đó thực chất chỉ là một cuộc
trao đổi chứ không phải cho đi vì cộng đồng. Vì vậy, chúng ta phải có quan niệm:
mình vì mọi người, mọi người vì mình. Chúng ta cho đi thì ta sẽ được nhận về. Dù
có lớn hay khơng thì sự nhận về ấy vẫn ln có ý nghĩa.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
(Thanh Hải)
Nhà thơ Thanh Hải cũng đã từng suy nghĩ về triết lí này trong cuộc đời sáng tác
văn chương của ơng. Ông muốn làm một chú chim để dâng cho đời tiếng hót,
muốn làm một bơng hoa điểm tơ thêm sắc hương cho cuộc sống, một nốt nhạc trầm
để lại cho người nghe những dư âm xao xuyến. Và ông gọi đó là “Mùa xn nho
nhỏ” của mình. Khát khao của ông, ước muốn của ông nhỏ bé thật nhưng nó đáng
quý biết bao. Vậy đấy, cuộc sống của chúng ta là thế. Ơng chỉ muốn được là góc
nhỏ của mùa xn vì ơng biết rằng mùa xn lớn kia là mùa xuân của thiên nhiên,
của đất nước. Từ mùa xuân bé nhỏ ấy, ta mời thấy ước muốn đóng góp lúc nào nó
cũng đáng quý, dù đóng góp nhỏ bé hay lớn lao thì nó cũng có ý nghĩa vơ cùng.
Ta và tôi, cá nhân và cộng đồng… tất cả đã tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa
những điều bé nhỏ và những thứ lớn lao trong cuộc sống. Đó chính là triết lí sống
vơ cùng đúng đắn mà con người đúc kết được từ những thực tế cuộc sống. Tiếng ru

giản dị, mượt mà, êm đềm nhưng ẩn chứa trong nó là bài học lớn lao. Và tiếng ru
dấy vẫn luôn đồng hành trong hành trang cuộc đời của chúng ta, từ thuở bé cho đến
khi trưởng thành, giúp ta nhận thức được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng


trong cuộc sống, dạy ta biết đóng góp, biết cho đi để tạo nên những bông hoa,
những bài ca, những mùa xuân rực rỡ cho đời, cho người và cho cả chính chúng ta.
Câu 6: Phải chăng "Cái chết khơng phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc
đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi cịn sống"?
(Nc-man Ku-sin, Những vịng tay âu yếm, NXB Trẻ, 2003).
BÀI LÀM
"Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn
nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống". Lời khẳng định của nhà
văn N.Kusin đã gợi lên trong tâm trí của mỗi người nhiều suy nghĩ sâu sắc.
Là con người khơng ai thốt được cái quy luật “Sinh- lão- bệnh- tử”, nên
cái chết cũng là điều tất yếu, điều mỗi cá nhân đều phải chấp nhận. Cái chết là
sự kết thúc của cuộc sống, là khi sự sống của con người chấm dứt cả về thể xác
lẫn tinh thần. Đối với con người sự sống bao giờ cùng là điều quý giá thiêng
liêng, nên cái chết cũng là sự mất mát lớn lao. “Mất mát” là cảm giác hụt hẫng,
nuối tiếc của con người khi mất đi những giá trị vật chất tinh thần lớn lao và có
ý nghĩa. Những “tâm hồn tàn lụi” là những tâm hồn khơng có sức sống, khơng
cịn những trạng thái tình cảm và khát vọng đáng quý của con người. Đó cũng là
một tâm hồn héo hắt, giống một mảnh vườn khô héo và lụi tàn sự sống.
Dưới hình thức so sánh tương phản, câu nói của Kusin thừa nhận cái chết là
điều mất mát đối với con người nhưng không phải là điều mất mát lớn nhất.
Câu nói ấy cũng cho thấy để tâm hồn tàn lụi khi đang sống còn đáng sợ hơn,
đau đớn hơn cả việc người ta phải từ bỏ cõi đời.
Lời khẳng định của Kusin đã gợi lên trong tâm trí mỗi người những suy
nghĩ sâu xa về sự sống và cái chết về những mất mát của con người trong cõi
đời, về vai trò của sự sống tâm hồn trong cuộc sống của mỗi người.

Đối với con người, sự sống bao giờ cũng là điều quý giá, là niềm hạnh phúc
lớn lao, nhất là khi đời người chỉ sống có 1 lần. Vì vậy, khi phải từ giữ cõi đời,
khơng ai là không cảm thấy đau đớn, nuối tiếc, thấy hụt hẫng mất mát. Cái chết
càng là điều mất mát lớn lao khi người ta phải từ giã cõi đời mà những dự định,
những khát khao vẫn còn dang dở, khi người ta phải tan vào cõi đời hư vô mà
không để lại dấu ấn nào đáng kể. Cái chết của mỗi người cũng mang lại nỗi
buồn đau, cảm giác trống trải mất mát cho người còn sống.
Dù vậy, cái chết vẫn chưa thực sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Tục ngữ
có câu “Hổ chết để da, người ta chết để tiếng”. Nếu con người khi từ giã cõi
đời mà để lại tiếng thơm, để lại danh tiếng tốt đẹp, hoặc để lại những điều có
nghĩa cho người thân yêu, cho nhân dân, cho đất nước thì người ấy sẽ khơng
bao giờ chết hẳn trong tâm hồn người cịn sống. Vì vậy, cái chết khơng phải là
mất mát lớn nhất cho con người.
Người Hán có câu: “Ai mạc đại ư tâm tử?” (cịn gì buồn hơn khi cõi lịng
đã chết?). Điều đáng sợ nhất với con người là ngay khi đang sống mà tâm hồn


tình cảm đã chết, đã hồn tồn lụi tắt. Đó là Anđrây trong “Chiến tranh và Hồ
bình” của Lep Tơnxtơi sau khi bị thương trở về, vỡ mộng công danh, đi qua gốc
cây sồi già cằn cỗi trơ trụi, đã thấy tâm hồn mình trống trải, đã có ý nghĩ:
“Cuộc đời kết thúc ở tuổi 30”. Đó là Quỳnh, Dao trong “Toả nhị Kiều” của
Xuân Diệu khi sống 1 cuộc sống “ngây ngây thơ thơ”, vật vờ, lặng lẽ, vô hồn.
Khi tâm hồn tàn lụi là khi tâm hồn không cịn sức sống, khơng cịn những khát
khao, hy vọng, khơng còn biết xúc động, biết cảm thấy hạnh phúc hay đau khổ
nữa. Sự dửng dưng, thờ ơ, vô cảm của tâm hồn khiến cuộc sống của con người
chỉ còn là sự tồn tại theo bản năng sinh vật, khơng cịn là cuộc sống của con
người. Khi tâm hồn tàn lụi, khi cõi lịng đã chết, thì sự tồn tại của con người
cũng chỉ là vơ ích vơ nghĩa, là sống mà như khơng sống. Vì vậy, sự tàn lụi của
tâm hồn chính là mất mát lớn nhất, là điều đáng sợ nhất đối với con người.
Câu nói sâu sắc và chính xác của Kusin đã chỉ cho mỗi người thấy được

mất mát lớn nhất với con người trong cuộc đời, đã lay động tâm trí của mỗi
người ý thức về vai trò quan trọng của sức sống tâm hồn, về việc giữ gìn và vun
đắp cho sự sống tâm hồn của chính mình. Khi tâm hồn đã tàn lụi, người ta sống
chỉ là một cái xác vơ hồn. Chính sức sống tâm hồn đã giúp cho con người có
được một cuộc sống có ý nghĩa, cuộc sống thực sự là của con người.
Câu 7: Suy nghĩ của anh (chị) về lời phát biểu của nhạc sĩ S.Gu-mô (Pháp):
Năm hai mươi tuổi, tơi nói: "Tơi và Mơ-da".
Năm ba mươi tuổi, tơi nói: " Mơ-da và tơi ".
Năm bốn mươi tuổi, tơi nói: "Chỉ có Mơ-da".
BÀI LÀM
Hồi tưởng và nhìn nhận lại những chặng đường đã qua của mình, nhạc sĩ
S.Gu-mơ từng kể lại:
Năm hai mươi tuổi, tơi nói: "Tơi và Mơ-da".
Năm ba mươi tuổi, tơi nói: " Mơ-da và tơi ".
Năm bốn mươi tuổi, tơi nói: "Chỉ có Mơ-da".
Những câu nói ấy đều ẩn chứa những bài học sâu sắc và quý giá, đều gợi
lên trong tâm trí của mỗi người những suy nghĩ sâu xa.
Trong những câu nói này, “tơi” không chỉ là lời tự xưng của nhạc sĩ S.Gu-mô,
mà cịn có ý nghĩa chỉ cái tơi cá nhân của nhạc sĩ ấy, cũng như của mỗi người;
cịn Moza chính là nhạc sĩ thiên tài người Áo, là người có những đóng góp và
ảnh hưởng vơ cùng to lớn với lịch sử âm nhạc nhân loại.
Khi khẳng định “Tôi và Moza”, S.Gu-mơ đã đặt mình lên trước, đề cao
mình hơn cả nhạc sĩ thiên tài. Đó là thái độ tự phụ, kiêu ngạo, coi mình hơn tất
cả của một chàng trai mới 20 tuổi, vừa mới bắt đầu sáng tác những bản nhạc đầu
tiên.
Khi khẳng định “Moza và tôi”, S.Gu-mô lại đặt nhạc sĩ thiên tài người Áo
cao hơn hẳn cái tơi và tài năng cá nhân của chính mình. Cách nhìn nhận đánh


giá như thế đã chín chắn và điềm tĩnh hơn. Sau 10 năm trải nghiệm nhưng thái

độ kiêu ngạo vẫn chưa hết hẳn. Bởi Suno vẫn đặt mình ngang hàng với Moza.
Cùng với thời gian và sự trưởng thành, cùng với những kinh nghiệm sống
ngày càng phong phú, đến năm 40 tuổi, S.Gu-mơ lại nói: “Chỉ có Moza”. Trong
lời khẳng định này, S.Gu-mơ chỉ cịn đề cao tài năng của Moza, khơng dám đặt
mình cạnh Moza nữa, dù lúc đó, những đóng góp của ơng với âm nhạc đã nhiều
hơn hẳn so với năm 20, 30 tuổi. Càng có có nhiều đóng góp và sáng tạo, càng
đến dộ chín về tài năng, người nhạc sĩ này lại càng cảm thấy nhỏ bé, vơ nghĩa
trước thiên tài Moza. Đó là thái độ khiêm nhường, là nhận thức mới về bản
thân.
Toàn bộ câu nói của nhạc sĩ S.Gu-mơ ở đây đã thể hiện sâu sắc cách nhìn
nhận đánh giá về bản thân trong quan hệ với người khác, nó cũng cho thấy mối
quan hệ mật thiết giữa tuổi tác, kinh nghiệm sống và sự từng trải của mỗi người
với ý thức về bản thân, về tài năng và cái tôi cá nhân của chính mình.
Những câu nói giản dị về mối quan hệ giữa mình với Moza thể hiện sự
trưởng thành của S.Gu-mô trong nhận thức, đánh giá về bản thân và về thiên tài
âm nhạc Moza. là một quan niệm sâu sắc đúng đắn, chính xác. Khi cịn trẻ,
người ta thường hay nông nổi bồng bột, thường hay ảo tưởng về tài năng, tư
chất và năng lực của bản thân. Ba mươi tuổi người ta chín chắn hơn, nhưng
những ảo tưởng về bản thân và sự xốc nổi của tuổi trẻ thì vẫn cịn. Bốn mươi
tuổi là lúc “Tứ thập nhi bất hoặc” (khơng cịn điều gì nghi hoặc nữa), cũng là
khi thể lực sung mãn, tài năng sung sức và vào độ chín, người ta thường nhìn
nhận về người khác và bản thân tỉnh táo hơn, nên cũng có những đánh giá chính
xác hơn. Khi mới 18 tuổi, nhà thơ Xuân Diệu từng tự coi mình như đỉnh
Hymalaya ngạo nghễ:
“Ta là một, là riêng, là thứ nhất
Khơng có chi bạn bè nổi cùng ta”
thì sau này, càng trưởng thành hơn, chín chắn và giàu kinh nghiệm hơn
trong cuộc sống, càng gắn bó với quần chúng nhân dân, Xuân Diệu càng ý thức
rõ hơn về cái tơi cá nhân của chính mình, khơng đề cao bản thân một cách q
đáng như thế nữa mà thấy mình là một phần trong tập thể nhân dân đông đảo:

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu”
Những nhận thức của Xuân Diệu về bản thân như thế cũng rất gần gũi với
những nhận thức của S.Gu-mô về mối quan hệ giữa bản thân mình và Moza.
Những câu nói của S.Gu-mơ cũng cho thấy cái tỉnh táo sáng suốt của một con
người ln có ý thức sâu sắc về bản thân, ln tỉnh táo nhìn nhận lại những
chặng đường đời đã qua của mình để có được sự đánh giá chính xác hơn về bản
thân trong quan hệ với mọi người.


Dù rất sâu sắc và chính xác nhưng quan niệm của S.Gu-mơ vẫn chưa thật
đầy đủ và tồn diện. Việc quá đề cao tài năng của người khác dẫn đến việc phủ
nhận cái tơi cá nhân của chính mình hay ngược lại, đều là cách nhìn nhận đánh
giá có phần lệch lạc, phiến diện. Trong cuộc đời, người ta một mặt phải biết trân
trọng và đánh giá chính xác về tài năng cũng như đóng góp của người khác
nhưng đồng thời cũng phải biết khẳng định dấu ấn cá nhân của chính mình. Vì
vậy, bên cạnh những câu nói S.Gu-mơ, có lẽ cần phải khẳng định thêm rằng: Tơi
là tơi, Moza là Moza.
Những câu nói của S.Gu-mơ về mối quan hệ giữa mình và Moza khơng chỉ
sâu sắc và giàu ý nghĩa mà còn mang đến cho mỗi người những bài học quý giá
bổ ích, giúp cho mỗi người nhận thức được rằng càng trải qua thời gian và tuổi
tác, càng có người đóng góp với cộng đồng, người ta càng có những suy nghĩ
sâu sắc và chín chắn hơn, càng có nhận thức đúng đắn về bản thân, giống như
những bông lúa càng nhiều hạt mẩy càng biết tự uốn cong mình xuống. Câu nói
ấy cũng thức tỉnh ở mỗi người một thái độ đúng đắn trong cách nhìn nhận, đánh
giá về bản thân. Nó giúp mỗi người hiểu được rằng phải biết khiêm nhường khi
đánh giá về cái tơi cá nhân của mình, nhưng cũng cần tránh thái độ mặc cảm tự
ti, chỉ trân trọng đề cao người khác mà phủ nhận chính mình.
Những câu nói của nhạc sĩ thiên tài S.Gu-mơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với thế hệ trẻ. Nó giúp cho những người cịn trẻ tránh được thái độ nơng nổi

bồng bột, ảo tưởng và kiêu ngạo khi nhìn nhận đánh giá bản thân, đồng thời
cũng là một hành trang cần thiết với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 8: Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét "Thành cơng là
tích số của: làm việc, may mắn và tài năng" ? (Vơn-te, Những vịng tay âu yếm,
NXB Trẻ, 2003)
BÀI LÀM
Nói về bản chất của thành công, nhà văn, nhà tư tưởng Vơn-te (Pháp) từng
nói: "Thành cơng là tích số của: làm việc, may mắn và tài năng" . Lời khẳng định
ấy gợi lên trong tâm trí mỗi con người nhiều suy nghĩ sâu xa.
Nói đến “thành cơng” là nói đến sự thành đạt của mỗi người trong đời sống, nói
đễn tất cả những thành tựu mà mỗi cá nhân, từng thế hệ và cả dân tộc đạt được
trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong câu nói của Vơn-te từ “làm việc” bao gồm tồn bộ quy trình lao động, học
tập, nghiên cứu và đấu tranh của mỗi người.
Năng lực đặc biệt của mỗi người trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong
đời sống chính là “tài năng” của người ấy. Trong việc làm nên “thành công” của
mỗi người, nếu “tài năng” là phương diện chủ quan, thì “may mắn” lại là ngun
nhân khách quan. Đó chính là những cơ hội tốt, là những hoàn cảnh thuận lợi xuất
hiện trong quá trình lao động, nghiên cứu, học tập và chiến đấu của con người.


Đúng như quan niệm của Vơn-te, “làm việc” có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc làm nên sự “thành công”. Sự thành đạt của mỗi người trong đời sống là
kết quả của những nỗ lực không ngừng; sự thành công của tập thể, của đất nước
đều là kết quả của quá trình học tập, lao động, nghiên cứu và tranh đấu của nhiều
người. Thành công nào cũng được làm nên, cũng phải trả giá bằng mồ hôi, nước
mắt – và nhiều khi cả bằng máu nữa - của nhiều người trong q trình lịch sử. Tất
nhiên để “thành cơng” khơng chỉ cần nỗ lực mà cịn cần có tài năng, cần làm việc
có phương pháp , cần có trí thơng minh, sự sáng tạo. Người Việt có câu “Cần cù
bù thơng minh”, cịn Êđíxơn thì khẳng định: “Thiên tài là 99% mồ hôi nước mắt

và 1% thông minh”. Các quan niệm ấy đều nhấn mạnh, nâng cao vai trò của sự cần
cù làm việc. Nhưng dù có lao tâm khổ tứ đến đâu, có đổ nhiều mồ hơi nước mắt
đến đâu, mà khơng có 1% thơng minh kia, thì mọi công sức cũng đổ xuống sông,
xuống biển. Như vậy, để “thành cơng”, bên cạnh cần cù “làm việc”, cịn cần có
“tài năng” nữa.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan, “thành cơng” cịn được làm nên từ sự
giúp sức khơng nhỏ của “may mắn”, nghĩa là sự giúp sức của những cơ hội tốt,
những hoàn cảnh thuận lợi. Bàn thắng của Công Vinh đưa đội tuyển Việt Nam
đăng quang ngôi vô địch AFF CUP 2008 không chỉ được làm nên từ tài năng cá
nhân của anh, từ quá trình “làm việc” của tồn đội tuyển, mà cịn có vai trị của
yếu tố may mắn. Nhưng may mắn vốn là vị thần đỏng đảnh, thường ít khi gõ cửa
hai lần, nên mỗi người đều cần biết tận dụng, biết nắm bắt lấy nó. Mặt khác, giây
phút may mắn bất chợt đến trong đời cũng chỉ tạo nên “thành công” khi mỗi người
ln tích cực “làm việc”, đồng thời có “tài năng” tinh tường chớp lấy nó. Khi cái
bồn tắm hiến tặng cho Ácsimet định luật về lực đẩy của nước, khi trái táo rơi cung
tiến cho Niutơn định luật vạn vật hấp dẫn, lúc nồi cháo sôi tặng cho Giêm Oát phát
minh về máy hơi nước, khi quả trứng cho Anhxtanh thuyết tương đối hay khi
những lát cam xếp chồng lên nhau biếu cho Utzơn mẫu hình của nhà hát Ơpêra
Sydney… đều là khi những phút giây “may mắn” bắt gặp qúa trình “làm việc”
cần cù và sự loé sáng của “tài năng” con người ấy. Như vậy, "Thành công là tích
số của: làm việc, may mắn và tài năng" như Vơn-te khẳng định.
- Dùrất sâu sắc chính xác, nhưng quan niệm của Vơn-te về vai trị của các
yếu tố làm nên “thành công” dường như vẫn chưa đầy đủ. Dù là nhà văn tài năng,
tâm huyết, tận tụy với nghề, những nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao vẫn
khơng thành cơng trong sự nghiệp vì thiếu điều kiện vật chất tối thiểu. Trong cuộc
đời, cũng có nhiều người cần cù, gặp nhiều cơ hội may mắn, thậm chí có tài, nhưng
điều kiến sức khoẻ khơng cho phép cũng khơng thể đạt tới đích thành cơng. Vì
vậy, để đạt được “thành công” bên cạnh “tài năng”, “may mắn”, sự cần cù “làm
việc”, có lẽ cần phải có sức khoẻ và cả những điều kiện vật chất tối thiểu nữa.
Quan niệm của Vôn-te về cội nguồn và bản chất của “thành công” là một

quan niệm đúng đắn, sâu sắc và chính xác, mang đến cho mỗi người những bài


học, những kinh nghiệm sống có ý nghĩa, và quý giá để có sự thành cơng, thành đạt
trong đời.
Câu 9: Suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận ở đời.
BÀI LÀM
“Cho” và “nhận” là những hành vi, hiện tượng diễn ra thường xuyên và
phổ biến trong đời sống xã hội, đồng thời cũng khiến cho mỗi người phải quan
tâm tìm hiểu, nhận thức và thực hiện trong cuộc sống.
“Cho” là hành động của một người trao cho ai đó một giá trị vật chất hoặc
tinh thần nhất định mà khơng địi hỏi người ấy đáp lại bằng một giá trị tương
xứng. Vì vậy “cho” thường là việc làm vô tư không vụ lợi khác với hoạt động
mua bán hoặc đổi chác.
Trái ngược với “cho”, “nhận” là hành vi đón lấy, nhận lấy một giá trị vật
chất hoặc tinh thần mà một người nào đó đã trao tặng cho mình. Vì vậy, “nhận”
cũng là một việc làm trong sáng vơ tư, khác với những hành vi tầm thường như
địi hỏi, xin xỏ.
Trong cuộc sống “cho” và “nhận” có khi được hiểu một cách thô thiển
như là làm công và được trả lương. Thực ra mối quan hệ giữa “cho” và “nhận”
thường rất tinh tế, có nhiều biểu hiện đa dạng phong phú. Nếu chỉ biết “cho” mà
không biết “nhận” thì khơng chỉ là hào phóng xa xỉ, mà cịn là khơng biết trân
trọng những gì mà người nhận dành cho mình. Nếu chỉ biết “nhận” mà khơng
biết “cho” thì con người sẽ trở nên ích kỷ, tầm thường vụ lợi. Trong truyện cười
dân gian “Cứu người chết đuối”, ngay cả khi đã cận kề cái chết, lão hà tiện vẫn
giữ ngun tính chất và thói quen ích kỷ, chỉ biết “nhận” mà không biết “cho”
nên thiếu chút nữa đã phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Trong cuộc sống của con người, khi “cho” đã có “nhận” và khi “nhận” là
cũng có “cho” nên “cho” và “nhận” ln có mối liên hệ mật thiết không tách rời.
Người mẹ sinh ra và chăm lo nuôi dưỡng đứa con là “cho”, nhưng cũng là

“nhận” vì đứa con sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc và hy vọng. Người thầy dạy
học trò là “cho”, nhưng đồng thời “nhận” được sự yêu quý kính trọng, biết ơn.
Khi biết “cho” là con người biết sống vì người khác, nên lẽ thường “cho” càng
nhiều thì “nhận” được càng nhiều, có “cho” thì mới có “nhận” và có “nhận” thì
mới có “cho”. Khi bé Xa Diễm dành tồn bộ số tiền mọi người qun góp cho
mình để trao tặng cho các em nhỏ tuổi mắc bệnh hay mình, thì là “cho” nhưng
đồng thời cũng là “nhận” lịng biết ơn vơ hạn của mỗi người bệnh, “nhận” được
cả niềm cảm phục sự biết ơn của mọi người trong xã hội. Các câu tục ngữ của
người Việt như: “Gieo nhân nào gặp quả ấy”, “Ơng mất chân giị, bà thị chai
rượu”, “Có đi có lại mới toại lịng nhau”, đều là những quan niệm giản dị mà
sâu sắc về quan hệ giữa “cho” và “nhận” ở đời.


Trong cuộc sống, “cho” và “nhận” không đơn giản chỉ là “cho” hay
“nhận” những giá trị vật chất. Khi “cho” ai đó một giá trị vật chất, người “cho”
có thể “nhận” lại được những giá trị tinh thần và tình cảm nào đó. Mặt khác, khi
trao tặng cho ai đó một tình cảm tốt đẹp, làm cho ai đó một việc tốt, mang lại
niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác, thì người cho cũng có thể “nhận” lại
những giá trị vật chất. Mỗi con người đều phải biết “cho” và “nhận” và coi đó
như là lẽ sống, là thái độ sống trong đời:
“Đã là con chim, chiếc lá
Con chim phải biết hót chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà khơng có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.” (Tố Hữu)
Tất nhiên trong cuộc đời, có những điều mà con người “nhận” được nhiều
khi không thể đền đáp lại bằng bất cứ giá trị vật chất hay tinh thần nào. Làm sao
đền đáp nổi việc Cách mạng đã cho toàn dân tộc một cuộc sống độc lập tự do,
Đảng đã cho mọi người dân một cuộc đổi đời, một lý tưởng sống đúng đắn và
cao đẹp, hay nói khác nhà thơ Pháp: “Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng”?
Các hành động hiến máu cứu người, hiến tặng những bộ phận cơ thể, hiến thận,

tặng giác mạc…đều là nghĩa cử cao đẹp, là “cho” một cách nhân ái và cao
thượng.
Việc “cho” và “nhận” luôn tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp thân thiện giữa
người với người trong cuộc sống và từ đó tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp.
Nếu chỉ biết “nhận” mà không biết “cho”, chỉ biết sống vị kỷ, thì con người sẽ
trở nên cơ độc, khơng nhận được tình u kính trọng của người khác. “Cho” và
“nhận” rất cần thiết đối với con người. Bởi nó khẳng định con người khơng thể
sống ích kỷ, sống một mình. Đồng thời cũng thể hiện truyền thống nhân ái “lá
lành đùm lá rách” của dân tộc.
Tuy vậy việc “cho” và “nhận” không chỉ là quan hệ giữa người với người,
mà còn là mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với chính mình. Bên cạnh việc sống vì
người khác, cho người khác, mỗi cá nhân cũng phải biết sống cho chính mình.
Khi bỏ cơng sức để học tập, người ta sẽ thu lại được những kiến thức sâu sắc,
phong phú, cịn khi lười biếng, khơng chịu học tập – nghĩa là khơng muốn “cho”
– thì kết quả “nhận” lại là khơng có gì.
Có thể nói “cho” và “nhận” là những hành vi tất yéu không thể thiếu được
trong cuộc sống của con người và thường có mối quan hệ mật thiết, có sức mạnh
làm nên quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Thái độ sống cao đẹp nhất của
mọi người, cũng như của thế hệ trẻ hiện nay là phải biết sống vì mọi người:
“Sống là cho và chết cũng là cho” và vì Tổ quốc: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì
cho ta / Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay”.


Câu 10 : Quan niệm của anh chị về tiết kiệm
BÀI LÀM
Trong vơ vàn thói quen và đức tính tốt đẹp của con người, tiết kiệm chính là
đức tính vơ cùng cần thiết và quan trọng.
Nói về tầm quan trọng của tiết kiệm, người xưa có câu: “Bn tàu bán kè,
không bằng ăn dè hà tiện”. Nhưng tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp của con
người khác hẳn với những thói quen xấu như keo kiệt, hà tiện, bủn xỉn. Cha ơng

ta đã từng châm biếm mạnh mẽ thói keo kiệt bủn xỉn của con người qua nhiều
truyện cười dân gian như “Cá gỗ”, “Lão hà tiện”, còn nhà văn Ngơ Tất Tố cũng
châm chọc thói hà tiện của vợ chồng Nghị Quế. Nếu keo kiệt, hà tiện, bủn xỉn là
thói quen của những kẻ có tiền có của, nhưng ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám
mặc chỉ khư khư tích góp làm giàu, thì tiết kiệm lại là thói quen sử dụng điều
kiện vật chất - tinh thần một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Tiết kiệm đối lập
về bản chất với sự xa hoa, phung phí của con người.
Trong đời sống xã hội của con người, tiết kiệm là đức tính vơ cùng cần thiết.
Bởi mọi giá trị vật chất, tinh thần, mọi điều kiện cần thiết cho cuộc sống đều
không phải là vô hạn. Từ sức khoẻ, năng lực đến khả năng tiền bạc của con
người, từ khơng khí sạch để thở, nguồn nước sạch để sử dụng cho đến các tài
nguyên thiên nhiên của đất nước đều có hạn. Vì vậy, tiết kiệm là để những giá trị
vật chất tinh thần, để những nguồn tài nguyên thiên nhiên ấy không bị cạn kiệt,
không bị sử dụng một cách lãng phí và mang lại hiệu quả cao cho đời sống con
người đồng thời có thể sử dụng bền vững cho nhiều thế hệ.
Tấm gương sáng ngời về đức tính tiết kiệm mà nhiều thế hệ người Việt phải
noi theo chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong hồn cảnh chiến tranh việc tiết
kiệm đạn dược thuốc men, tiết kiệm xương máu, không chỉ là cần thiết mà còn
là đạo đức cao cả. Khi đất nước hồ bình, việc sử dụng tiết kiệm các điều kiện
tài nguyên xây dựng phát triển đất nước sẽ giúp cho đất nước hồi phục, phát
triển nhanh chóng mạnh mẽ hơn:
“Dọn tí phân rơi, nhặt từng mẩu lá
Mỗi hịn than mẩu sắt,cân ngơ …
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ” (Tố Hữu)
Ở thủ đô Băng Cốc - Thái Lan, vào giờ cao điểm tất cả các xe ô tô, nếu chỉ
có duy nhất người lái, thì đều bị cấm tham gia giao thơng. Đó khơng chỉ là hình
thức tiết kiệm nhiên liệu, phương tiện, mà còn là cách để tiết kiệm khơng gian
giao thơng. Thử hình dung vào giờ cao điểm mỗi người 1 xe ơ tơ, thì khơng gian
giao thông sẽ bị chiếm dụng với mức độ vô cùng lớn, dễ tạo ra cảnh tắc đường
kẹt xe, làm lãng phí thời gian của rất nhiều người, vì vậy cũng lãng phí tiền bạc

của xã hội. Với ý nghĩ ấy, tiết kiệm thời gian chính là hình thức tiết kiệm có ý
nghĩa nhất: “Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” (Các-Mác).


Dù tiết kiệm là thói quen cần thiết, là đức tính tốt đẹp, nhưng khơng phải tiết
kiệm bao giờ cũng có ý nghĩa trong mọi tình huống và dưới mọi hình thức.
Trước những đau khổ hoạn nạn của con người không nên tiết kiệm một lời an ủi,
một sự đồng cảm sẻ chia. Trong cuộc sống cũng không nên tiết kiệm một cái
nhìn trìu mến, một cử chỉ thân thiết yêu thương, một lời cảm ơn chân thành và
càng không nên tiết kiệm lịng tốt, tình u thương, sự vị tha, độ lượng.
Như vậy tiết kiệm là sử dụng mọi điều kiện vật chất, tinh thần, mọi nguồn
tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Tiết kiệm là một thói quen tốt, một
đức tính cần thiết đối với mỗi gia đình, mỗi đất nước và mọi dân tộc.
Câu 11: Danh và thực
BÀI LÀM
Trong cuộc sống của của con người, mối quan hệ giữa “danh” và “thực”
luôn là một mối quan hệ phổ biến, và để lại cho mỗi người nhiều suy nghĩ sâu
xa, nhiều bài học giàu ý nghĩa.
“Danh” ở đây trước hết là danh tiếng, là danh hiệu của con người, còn
“thực” là bản chất và khả năng, năng lực có thực của người ấy. “Danh” thường
gắn với “lợi”, nên danh vị thường đi liền với lợi lộc, và thói háo danh, ham danh
lợi cũng trở thành thói xấu của con người. Nếu “danh” là cái vỏ là hình thức bao
bọc bên ngồi, thì “thực” là nội dung, là bản chất thật ở bên trong.
Trong truyền thống của người Việt, niềm khát khao lập công danh thường
phổ biến và là điều chính đáng, tốt đẹp. Nếu Phạm Ngũ Lão từng cảm thấy thẹn
khi nhắc tới Gia Cát Lượng bởi thấy mình chưa làm được gì cho nước, thì
Nguyễn Cơng Trứ cũng khẳng định: “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có
danh gì với núi sơng”. Vì vậy khát vọng lập cơng với đất nước, lập danh với đời
là hoài bão cao quý, tốt đẹp của mỗi người cũng như của thế hệ trẻ tương lai.
Tất nhiên điều quan trọng nhất là việc lập danh ấy phải dựa vào năng lực có

thực trong bản thân.
Dù vậy trong xã hội xưa nay, tình trạng “hữu danh vơ thực” vẫn xuất hiện
vô cùng phổ biến. Nhà thơ Nguyễn Khuyến từng châm biếm những kẻ mang
danh tiến sĩ nhưng thực học chẳng có gì, chỉ là “tiến sĩ giấy”. Nhà thơ Tú Xương
chê thói mua danh bán tước trong xã hội đương thời. Chính thói hám danh đã
làm xuất hiện những mẫu người như bà phó Đoan trong “Số Đỏ” – những kẻ vô
cùng dâm đãng nhưng lại được ban bằng “tiết hạnh khả phong”. Việc có danh
mà khơng có thực là điều đáng lên án và phê phán, bởi như thế sẽ tạo nên những
con người “Tốt mã rẻ cùi”.
Trong truyền thống của người Việt cũng như của nhân loại, việc khơng hài
hồ giữa danh và thực cũng rất phổ biến. Những người có nhân cách, lịng tự
tơn, có năng lực thực sự như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Thượng


Lãn Ông lại hay coi thường danh lợi. Trong quan niệm cua dân gian thái độ coi
thường “danh”, coi trọng “thực” cũng rất phổ biến và thường được đúc kết qua
những câu tục ngữ:
“Cái nết đánh chết cái đẹp”
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.
Trong cuộc sống hiện đại, mỗi con người và toàn xã hội đều phải phấn
đấu đạt đến sự hài hoà giữa danh và thực nghĩa là không chỉ cần “tốt gỗ”, mà
còn cần tốt cả “nước sơn”. Việc phấn đấu thực hiện để những học hàm, học vị
là thực chất, để có việc học thật thi thật, để các danh hiệu nọ, mĩ từ kia trở thành
thực chất phản ánh đúng năng lực của người được phong tặng là điều vơ cùng
cần thiết. Điều đó sẽ góp phần làm giảm thiểu lẫn lộn giữa trắng - đen, thật - giả
trong đời sống xã hội. Những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Chính phủ để việc cải
cách hành chính, thực hiện chế độ một cửa, một dấu, cải cách tư pháp, đổi mới
chính trị, cải cách kinh tế… phát triển theo đúng thực chất là điều vô cùng quan
trọng và vô cùng cần thiết.

Suy cho cùng mối quan hệ giữa “danh” và “thực” chính là mối quan hệ
giữa hình thức và nội dung của mọi sự vật, hiện tượng trong đời. Nếu khơng có
sự hài hồ giữa “danh” và “thực” sẽ tạo ra nhiều hiện tượng giả tạo, bịp bợm,
tạo ra “những vật quái gở” mang tên “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Nhà viết
kịch Lưu Quang Vũ cũng từng khẳng định “khơng thể bên trong một đằng bên
ngồi một nẻo. Tơi muốn là tơi tồn vẹn”. Sự hài hồ giữa “danh” và “thực”
giữa hình thức và nội dung cũng chính là điều mà nhân loại tiến bộ khát khao
vươn tới.
Đối với thế hệ trẻ hiện nay, việc học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để
có được năng lực và phẩm chất thực sự, đồng thời cũng có được danh vị trong
xã hội là điều vừa cần thiết chính đáng. Chỉ khi có năng lực thực sự thì những
danh hiệu mới trở nên có ý nghĩa và được mọi người tơn trọng.
Có thể nói mối quan hệ giữa “danh” và “thực” là mối quan hệ tồn tại phổ biến
trong đời sống. Nó địi hỏi mỗi người phải nhận thức sâu sắc, chính xác và nỗ
lực phấn đấu để đạt tới sự hài hồ giữa “danh” và “thực”.
Câu 12: Sự khơng công bằng sẽ làm khủng hoảng niềm tin của con người, làm
đảo lộn các giá trị và cản trở sự phát triển của xã hội.. Hãy viết một bài văn
ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên.
BÀI LÀM:
Sự không công bằng sẽ làm khủng hoảng niềm tin của con người, làm đảo lộn các
giá trị và cản trở sự phát triển của xã hội.. Quan niệm ấy ln gợi lên trong tâm trí
mỗi người nhiều suy nghĩ sâu xa.


Sự không công bằng là trạng thái bất công trong thái độ cư xử giữa người với
người và trong việc phân chia các quyền lợi vật chất – tinh thần trong xã hội.
Về nội dung ý nghĩa, quan niệm này đề cập đến tác hại to lớn của sự không công
bằng đối với mỗi người và đời sống xã hội
Sự không công bằng sẽ làm khủng hoảng niềm tin của con người
Tình trạng bất cơng trong thái độ cư xử giữa người với người và trong việc phân

chia các quyền lợi vật chất – tinh thần trong xã hội sẽ làm cho mỗi người khơng
định giá được chính xác giá trị của bản thân mình, cũng như những cống hiến,
đóng góp của mình. Hệ quả tất yếu là người ta sẽ khơng cịn tin vào chính mình,
khơng tin vào người khác nữa.(Con cái mất niềm tin vào bố mẹ, học trị mất niềm
tin vào thầy cơ, nhân viên mất niềm tin vào lãnh đạo, nhân dân mất niềm tin vào
chính quyền...)
Sự không công bằng sẽ làm đảo lộn các giá trị đời sống
Tình trạng khơng cơng bằng sẽ làm cho người ta khơng cịn biết đâu là đúng, là sai;
đâu là tốt, là xấu...Khi sự không công bằng diễn ra thường xuyên, các giá trị đạo
đức, pháp luật, các tiêu chí để phân chia quyền lợi, các chuẩn mực cư xử giữa
người với người khơng cịn đứng vững...khiến cho các giá trị đời sống bị đảo lộn.
(Các chuẩn mực đánh giá xếp loại học sinh trong nhà trường bị vi phạm khi thầy
cô cư xử không công bằng với học trị, cán cân cơng lí của luật pháp bị nghiêng
lệch khi những người thực thi luật pháp thiên vị...)
Sự không công bằng sẽ cản trở sự phát triển của xã hội.
Tình trạng bất cơng trong thái độ cư xử giữa người với người và trong việc phân
chia các quyền lợi vật chất – tinh thần trong xã hội sẽ làm cho mỗi người trở nên
bất mãn, bng xi, khơng cịn ý chí phấn đấu vươn lên. Khi sự khơng cơng bằng
diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng sẽ hủy hoại sự cạnh tranh lành mạnh trong xã
hội, thậm chí khiến nhiều người bất mãn, sinh ra biểu tình, khiếu kiện kéo dài, ảnh
hưởng đến an ninh-chính trị xã hội. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cạnh tranh
không lành mạnh sẽ gây ra sự khủng hoảng kinh tế...
Tuy vậy sự không công bằng không phải lúc nào cũng gây ra những hậu quả tiêu
cực
Đối với những người có lịng tự trọng, việc bị đối xử khơng cơng bằng có khi lại
khiến người ta nỗ lực vươn lên để được thừa nhận, để được đối xử công bằng. Việc
Việt nam nhiều năm bị cộng đồng quốc tế đối xử không công bằng cũng khiến dân
tộc Việt nam nỗ lực vươn lên để có được một vị trí tương xứng trên trường quốc
tế...
- Quan niệm trên dù chưa thật đầy đủ toàn diện, nhưng vẫn giúp mọi người nhận

thức được những tác hại to ớn của sự không công bằng đối với mỗi người cũng


như tồn xã hội. Cơng bằng, “bình đẳng” ln là những giá trị cao quý mà nhân
loại tiến bộ khát khao vươn tới.
Thế hệ trẻ cần dũng cảm đấu tranh chống lại sự bất công, nỗ lực phấn đấu, học tập,
rèn luyện để góp sức vào việc xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn
minh” như Đảng và Nhân dân mong ước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×