Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI (Vật liệu cơ khí)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.78 KB, 14 trang )

PHẦN II: VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI
CHƯƠNG IX: CHẤT DẺO
9.1. Đặc điểm và tính chất của chất dẻo.
9.2. Phân loại chất dẻo..............................................................................................
CHƯƠNG X . ĐÁ MÀI, CAO SU, AMI ĂNG, DA THUỘC, GỖ
10.1. Đá mài, Bột mài, Cao su.
10.2. Amiăng – Da thuộc - gỗ.
CHƯƠNG XI:DẦU, MỠ, XĂNG, NHIÊN LIỆU ĐI Ê DEN VÀ DUNG DỊCH LÀM
NGUỘI
11.1. Dầu mỡ bôi trơn.
11.2 . Xăng - nhiên liệu Điêden – Dung dịch nhờn lạnh.
VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI
CHƯƠNG IX: CHẤT DẺO
9.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT DẺO.
9.1.1. Đặc điểm:
chất dẻo là loại vật liệu nhân tạo được sản xuất ra từ các chất hữu cơ (Phê nol,
Andêhýt, rượu …) ở nhiệt độ nhất định chất dẻo trở lên mềm dẻo, có thể tạo hình được
dưới áp suất cao.
Trong chất dẻo tuỳ theo công dụng người ta pha thêm một số chất khác nhau để nâng
cao tính nắng của chất dẻo chất ổn định như : chất độn, chất làm dẻo, chất bơi trơn,
chất làm rắn, chất làm màu …
9.1.2. Tính chất cơ bản của chất dẻo.
Chất dẻo có trọng lượng riêng nhỏ 0,92G/cm3. Một số loại chất dẻo có trọng lượng
riêng tới 56G/cm3. Song cũng có loại rất nhẹ 0,02G/cm3. Loại nhẹ có tính cách nhiệt,
cách âm tốt, chất dẻo có tính cách điện tốt, tính bền hố học cao,. Khơng bị tác dụng
của axít, kiềm, đa số chất dẻo có tính bền cơ học thấp, song một số loại có tính bền cơ
học cao, tính cơng nghệ dễ chế tạo ra các sản phẩm bằng chất dẻo. Tuy nhiên chất dẻo
cũng có nhược điểm thường bị hố già theo thời gian, làm biến đổi các tính chất ban
đầu của nó, để khắc phục nhược điểm đó người ta pha thêm một số chất có tính ổn
định


9.2. PHÂN LOẠI CHẤT DẺO.

Chất dẻo có nhiều loại, trong chế tạo máy thường sử dụng hai loại chính : Chất dẻo
dẻo nóng ,chất dẻo cứng nóng .
9.2.1. Chất dẻo dẻo nóng.
Có đặc điểm là nó ln ln có thể nóng chảy và tạo hình lại được.
Chất dẻo dẻo nóng có một số loại sau:

1


9.2.1.1. Pô li ê ti len. ( -C2 H4 - )n
. Được sản xuất ra từ khí ê ty len. ((C2H2 ) l ấy từ dầu mỏ hoặc than đá. Pô ly ê ty len
rất bền vững khi chịu tác dụng của kiềm , axít khơng thấm nước. Có màu trắng ở vật
dày, trong suốt ở vật mỏng
Trọng lượng riêng 0,920,96G/cm3, độ dãn dài tương đối 150500% dẻo trong phạm
vi nhiệt độ rộng và giữ được tính dẻo ngay cả ở nhiệt độ –700.
Dùng làm chất điện môi trong công nghiệp điện.,làm các dụng cụ gia đình .
9.2.1.2. Pơ li prô pi len: ( - C 3 H 6 - )n
Được sản xuất từ propilen nhờ chất xúc tác đặc biệt .Chất dẻo này sản xuất lần đầu tiên
vào năm 1956 .
có tính chống ăn mịn hố học cao, có độ bền cơ học và tính chịu nhiệt cao hơn pô ly ê
ty len nhiều.
Được sử dụng làm các loại ống, cánh quạt, cánh bơm nước ly tâm, các dụng cụ
hố học, y tế, điện tử, vơ tuyến truyền hình.,các dụng cụ thể thao ...
9.2.1.3. Pô lic lo vi nyl
Được xản xuât ra từ cloruavi nyl có dạng bột màu trắng hoặc vàng, có tính chống
ăn mịn hố học rất cao, không cháy, nhưng không ổn định dưới ánh sáng và nhiệt độ
lâu dài.Dùng để chế tạo chất điện môi .
9.2.2. Chất dẻo cứng nóng.

Có đặc điểm là sau lần nóng chảy tạo hình đầu tiên, nó khơng thể nóng chảy và tạo
hình lại được. Chất dẻo cứng nóng có các loại sau:
9.2.2.1. Chất dẻo Penol ( hay còn gọi là Bakê lít ). (-C2 F4 -)n
Được sản xuất từ fenol –fo mamdrhit .Có độ bền cơ học khá cao, chịu nhiệt cao khơng
bị ăn mịn bởi kiềm và axít. Công nghệ chế tạo đơn giản, rẻ tiền.

Công

dụng : Thường được dùng nhiều trong công nghiệp điện , điện tử,.má phanh ơ tơ ....
9.2.2.2. Chất dẻo Téc tơ lít.
Được sản xuất bằng cách tẩm nhựa pê nol vào sợi bông sợi vải tổng hợp. để làm tăng tính
dẫn nhiệt và tính chống ăn mịn người ta có thể cho thêm chất độn Gra phít vào téc tơ lít.
Cơng dụng :Làm vải dả da ,bạt che mưa ,vật liệu cách điện ...
9.2.2.3. chất dẻo Hê ty nác.
Được sản xuất bằng cách tấm nhựa Pênol vào giấy. Hê ty nác hơn hẳn téc tơ lít ở chỗ
nó có tính cách điện cao, chịu ẩm tốt.

2


Công dụng :Làm giấy cách điện ,giấy chống ẩm ...

Câu hỏi ơn tập
1 . Chất dẻo có mấy loại ? Nêu tính chất , cơng dụng của chất dẻo dẻo nóng ?
2 . Trình bày các tính chất chung của chất dẻo ? Nêu tính chất , cơng dụng của chất
dẻo cứng nóng ?

3



CHƯƠNG X . ĐÁ MÀI, CAO SU, AMI ĂNG, DA THUỘC, GỖ
10.1. ĐÁ MÀI, BỘT MÀI, CAO SU.
10.1.1. Đá mài.
Là loại dụng cụ để cắt gọt kim loại, được chế tạo từ các vật mài ép với chất kết dính
thành hình dạng thích hợp với cơng việc mài.
Đá mài cắt gọt kim loại bằng các cạnh sắc của vật liệu mài (gọi tắt là hạt mài) tạo nên
các phoi kim loại vụn rất nhỏ. Các hạt mài sau khi cắt gọt bị cùn đi, bật ra khỏi đá mài
và các hạt mới ,sắc lộ ra , cắt gọt tiếp.
* Đá mài được đặc trưng bằng các yếu tố sau:
+ Hình dáng, kích thước đá: Phụ thuộc vào hình dáng kích thước của chi tiết
mài .
+ Vật liệu hạt mài có có hai loại : Loại có trong tự nhiên v à loại nhân tao
.Trong tự nhiên có vật liệu mài là cát thạch anh ,co ranh đông tự nhiên ... nhưng vì
năng suất cắt gọt thấp nên ít sử dụng ( trừ kim cương ). vật liệu mài nhân tạo được
thiêu kết ở nhiệt độ 2200oC đồng nhất về thành phần hố học, có tính cắt gọt cao, được
sử dụng nhiều, thường được dùng các loại sau:
- Cương ngọc Điện là các tinh thể ơxít nhơm Al2O3 độ cứng 2500HB.
- Silic cácbua SiC chịu nhiệt khoảng 20500C có độ cứng 3000HB.
- Bo cácbua B4C có độ cứng 4300HB.
- Kim cương nhân tạo có độ cứng 10.000HB.
+ Chất kết dính : Dùng để dính các hạt mài lại với nhau tạo nên nên hình
dáng đá mài và độ của bền đá mài . Người ta thường dùng chất dính vơ cơ và chất kết
dính hữu cơ.
+ Chất kết dính vơ cơ thường là keo gốm (ký

Hạt mài

hiệu chữ G ). có độ bền hoá học cao, chịu ẩm
cao, dùng khi mài với tốc độ đá không lớn quá


Lỗ hổng

35m/s.
+ Chất kết dính hữu cơ thường là Bakêlít, (ký
hiệu bằng chữ B ) có độ bền và độ dẻo cao,
dùng khi mài với tốc độ đá từ 4050m/s/

Chất kết dính
Hình 10-1 Kết cấu của đá mài

4


+ Độ hạt: Đặc trưng cho kích thước của hạt mài và ký hiệu bằng số. Hạt càng
nhỏ mịn thì số càng nhỏ và ngược lại (được nghiên cứu ở mục 10.1.2 )
+ Độ cứng đá, đặc trưng cho độ bền của chất dính là khả năng giữ hạt mài
khơng bị rơi ra khỏi đá. Có các ký hiệu Mv1, Mv2.
+ Kết cấu đá. Đặc trưng cho độ xốp của đá bao gồm các hạt mài dích với nhau
bằng chất dính, ngồi ra giữa các hạt mài và chất dính là các lỗ hổng hình :10-1
6.

Với đá mài sản xuất ở Việt Nam có ký hiệu như sau:
ĐMHD – Ct 46.Mv.G.V 405x127 – 30m/s.
10.1.2. Bột mài.

Tuỳ theo tính chất cơng việc ,ta sử dụng các loại hạt mài ,bột mài ,hoặc bột mịn
Các loại này thường dùng để rà thô hoặc rà bóng .Theo quy định của việt nam ,các loại
bột mài được phân loại theo độ lớn của hạt như sau :
Tên nhóm


Số cở hạt

Hat mài

200 ,160 ,125 ,100 ,80 , 63 , 50 , 40 , 32 , 25 , 20 , 16 ,

Bột mài :

12 , 10 , 8 , 6 , 5 , 4 , 3 ,

Bột mịn :

M40 , M28 , M20 , M14 , M10 , M7 , M5 ,

Ví dụ :

- Hạt mài: có độ hạt mang số 200 (kích thước 2500 2000m) .

10.1.3. Cao su.
Có 2 loại:
- Cao su thiên nhiên lấy từ nhựa cây khi cịn ngun chất có màu trắng đục, ra
ngồi ánh sáng có màu nâu.
Trọng lượng riêng 0,920,94 G/ cm3. Tính chịu nhiệt kém ở 400C thì mềm, 1000C
thì dẻo, 1800 thì chảy, 080C thì cứng lại mất tính đàn hồi.
Cao su dùng trong kỹ thuật là cao su đã được lưu hoá pha từ 12% lưu huỳnh giữ
được tính đàn hồi cao từ –200C đến + 1000C. Có độ bền cao chống đứt cao, có khả
năng chống tạo thành vết xước. Có khả năng chống mài mịn, khơng thấm nước,
khơng thấm khí, có khả năng dập tắt rung động nhanhTuy nhiên cao su có nhược
điểm khơng chịu tác dụng của : Dỗu, mỡ , a xít ,khơng chịu ánh sáng và nhiệt độ
lâu dài.

Có độ giãn dài dư 10%, chịu kéo lâu dài sẽ tạo thành vết nứt và đứt.
- Công dụng:

5


Trong cơ khí được sử dụng rộng rãi làm băng truyền vận chuyển, đai truyền
truyền động, đệm và vòng đệm, ống nước, ống hơi, làm một số các sản phẩm cách
điện , làm xăm lốp xe ôtô, xe máy.
10.2. AMIĂNG – DA THUỘC - GỖ.
10.2.1. Ami ăng
a . Tính chất.
A mi ăng lấy từ quặng mỏ, gồm chất cansisilic và ma giê, có màu trắng, có thớ
sợi mịn nhỏ đến mi rơng mét sợi a mi ăng có thể đàn hồi, xoắn lại thành dây lớn.
Trọng lượng riêng 2,42,6G/cm3. Nhiệt độ nóng chảy 145015000C. Tính chịu kiềm
và axít kém, tính chịu nhiệt tốt, có thể làm việc lâu dài ở 500 0C và trong thời gian
ngắn ở 7000C.
b . Công dụng.
Được sử dụng rộng rãi làm tấm đệm chịu nhiệt. Để thích ứng từng cơng việc
khác nhau người ta chế tạo A mi ăng thành: giấy A mi ăng, bìa Ami ăng, dây, vải ngói,
xi măng A mi ăng. Ngồi ra cịn dùng làm má phanh ơ tơ.
10.2.2. Da thuộc.
a. Tính chất.
Da thuộc là da súc vật (trâu, bị, ngựa, … ) đã thuộc cho khỏi thối mục, làm
tăng sức bền, tính dẻo dai.
Da có mặt trong và mặt ngồi. Mặt ngồi của da nhẵn bóng và là mặt chính, mặt trong
xù xì. Da sử dụng trong kỹ thuật phải có mặt ngồi sạch, đồng đều và khơng có vết nứt
dạng. Độ ẩm của da khơng được q 16%.
Da có thể ngâm dầu, mỡ, parafin dung dịch grafit … nhưng da khơng bền vững với
kiềm và axít, khi gặp kiềm và axít da sẽ bị cứng lại và mất tính dẻo. Da giữ được độ

dẻo ở nhiệt độ – 500 1500C.
Da trâu bò là loại da tốt, thuộc bằng cách đặc biệt loại da màu xanh rất cứng có thể
khoan bào được.
b . Cơng dụng.
Trong ngành cơ khí, da được dùng làm các vòng đệm, đai truyền, bánh ma sát, bánh
răng không kêu …
10.2.3. Gỗ

6


a. Tính chất.
Ngày nay, tuy cơng nghiệp vật liệu đã phát triển và có nhiều loại vật liệu tổng hợp
khác nhau, nhưng gỗ vẫn là một loại vật liệu công nghiệp quan trọng. Ngoài việc sử
dụng thân cây gỗ, vỏ cây và cành cây cũng được chế biến để tận dụng trong các ngành
cơng nghiệp khác nhau như giấy, hố chất, rượu cồn ...Sở dị dĩ gỗ được sử dụng nhiều
trong cơng nghiệp vì nó có các tính chất sau: nhẹ, độ dẫn nhiệt và dẫn điện nhỏ, có vẻ
đẹp tự nhiên, chịu được các tác dụng của một số mơi trường khí, để chế biến thành các
sản phẩm và giá thành rẻ.
Khuyết điểm chủ yếu của gỗ là khả năng chịu lực của nó theo thớ dọc và thớ
ngang khơng bằng nhau, các tính chất của gỗ bị thay đổi nhiều theo độ ẩm của nó. Độ
ẩm của gỗ theo % được tính bằng tỉ số giữa hiệu số trọng lượng mẫu gỗ trước và sau
khi sấy khô, với trọng lượng sau khi sấy.
Các tính chất cơ lý của gỗ thường được quy định ứng với độ ẩm là 15%.
Trọng lượng riêng của gỗ (ở độ ẩm 15%) tuỳ thuộc vào loại gỗ và trong khoảng
0,440,81G/cm3. Gỗ có trọng lượng riêng càng cao thì khả năng chịu lực càng tốt.
Độ dẫn nhiệt của gỗ rất kém và theo thớ dọc, độ dẫn nhiệt lớn gấp ba lần theo thớ
ngang.
Độ dẫn điện của gỗ càng phụ thuộc vào loại gỗ, độ ẩm, nhiệt độ và theo thớ (theo thớ
dọc nhỏ hơn theo thớ ngang).

Giới hạn bền của gỗ, kéo dọc theo thớ phụ thuộc vào loại gỗ và khoảng 6501347
kG/cm2. Gỗ càng khô khả năng chịu lực càng tăng.
b . Công dụng.
Gỗ được sử dụng trong công nghiệp với nhiều mục đích khác nhau. Trong chế
tạo cơ khí gỗ được dùng để làm mẫu để đúc kim loại, làm thùng đựng và chuyên chở
sản phẩm, làm bệ xe ô tô vận tải … Trong ngành xây dựng gỗ được dùng làm cửa, kèo,
vì nhà và các đồ dùng trong nhà. Trong sinh hoạt gỗ được dùng rộng rãi làm bàn ghế,
tủ, giường … Bột gỗ sau khi trộn với keo dính ép dưới áp suất cao thành loại vật liệu
dân dụng cũng như công nghiệp rất tốt và rẻ tiền.
c . Cách bảo quản gỗ.
Để bảo quản gỗ cần chú ý những điểm sau:
Chống cong vênh cho gỗ bằng cách khơng để gỗ ngồi trời nắng, mưa, khơng để gỗ
trong khu vực có nhiệt độc cao và thay đổi đột ngột.

7


Chống mục : khơng để gỗ ngồi trời mưa, nơi ẩm ướt.
Chống mọt : bằng cách tẩm các hoá chất cho gỗ.
Câu hỏi ơn tập :
1 . Chất dẻo có mấy loại ? Nêu tính chất ,cơng dụng của chất dẻo dẻo nóng ?
2 . Nêu các tính chất cơ bản của chất dẻo ? Nêu tính chất ,cơng dụng của chất dẻo
cứng nóng ?
3 .Nêu các đặc trưng của đá mài ?
4 . Nêu các tính chât chung của gỗ và phạm vi ứng dụng gỗ trong công nghiệp, dân
dụng ?
5 . Cao su có mấy loại ? Nêu tính chất cơng dụng của cao su nhân tạo ?

8



CHƯƠNG XI:DẦU, MỠ, XĂNG, NHIÊN LIỆU ĐI Ê DEN VÀ DUNG DỊCH
LÀM NGUỘI
11.1. DẦU MỠ BÔI TRƠN.
11.1.1. Tác dụng của dầu mỡ bôi trơn.
Bôi trơn giảm ma sát giữa bề mặt tiếp xúc các chi tiết máy. Do bôi trơn mà hệ
số ma sát giảm đi 50 lần so với lúc chưa bôi trơn.
Làm mát các chi tiết máy khi chịu ma sát. Chống gỉ cho các bề mặt kim loại,
làm sạch các chi tiết máy, làm kín các bộ phận cần làm kín.
11.1.2. Dầu nhờn.
a. Tính chất.
Dầu nhờn là chất bơi trơn được tạo từ dầu mỏ, có màu nâu, màu đen, màu đỏ …
có trọng lượng riêng 0.880.95G/cm3. Chất bơi trơn phải có độ nhớt sao cho trong q
trình chi tiết máy làm việc chât bơi trơn vẩn cịn bám trên bề mặt tiết xúc ,khơng bị trơi
tuột đi nhưng cũng không đươc quá nhớt gây cản trở chuyển động của chi tiết máy
.Đơn vị tính độ nhớt,động là m 2/ s và gọi là stốc (st, ) 1 stốc = 0.0001 m 2 / s = 100
xen ty stốc (cst ) .nhiệt độ bắt lửa phải cao và nhiệt độ đông đặc phải thấp .Chất bôi
trơn không được chứa tạp chất có hại .Cất bơi trơn khơng đươc bốc hơi hoặc khơ lại .
b. Phân loại.
Dầu có rất nhiều loại và được chia làm 4 nhóm.
- Nhóm dầu động cơ.
Dùng để bôi trơn cho động cơ ô tô, máy kéo, xe máy …
+ Dầu dùng cho động cơ xăng theo ký hiệu của liên bang Nga Có các loại
AC-6, AC-8, AC-10, AK-15. Trong đó chữ A chỉ dầu dùng cho động cơ xăng, chữ C
hoặc K chỉ phương pháp lọc dầu trong quá trình tinh chế, chữ  chỉ dầu có pha thêm
chất biến tính các con số 6,10,8,15 chỉ độ nhớt của dầu tính bằng xen ty stốc (Cst) ở
1000C.
AC-6;AC-8 dầu dùng cho mùa đông.
AC-10;AK – 15 dầu dùng cho mùa hè.
+ Dầu dùng cho động cơ đi ê den, theo ký hiệu của liên bang Nga: ÄC-8, ÄC-11, ÄC-14.

Chữ Ä chỉ dầu dùng cho động cơ đi ê den, Chữ C chỉ phương pháp lọc dầu. Các con số
8,11,14 chỉ độ nhớt của dầu.
ÄC-8 dầu dùng cho mùa đông, ÄC-14, ÄC-11 dùng cho mùa hè.

9


- Nhóm dầu truyền động.
Dùng để bơi trơn cho các bộ phận truyền chuyển động như hộp số, hộp tay lái, hộp
giảm tốc …
Tuỳ theo điều kiện sử dụng, thời tiết, loại xe máy, độ nhớt của dầu từ 10  35 Cst ở
1000C.
Ký hiệu: theo ký hiệu của liên bang Nga : TC-14, TC-14,5, TA  -15.
. Nhóm dầu cơng nghiệp.
Dùng bơi trơn cho các chi tiết máy móc trong công nghiệp.
Ký hiệu: TCVN bằng 2chữ CN (công nghiệp ) sau đó là các số chỉ độ nhớt của dầu
thường dùng các số hiệu sau :

CN-15 , CN-20 , CN-25.

Dùng cho hộp số máy dệt, máy tiện, phay, mài...làm việc với tốc độ 1000  1500v/p.
CN-20 B dùng để tôi thép.
CN-30, CN-40 dùng bôi trơn các

hộp số các máy cơng cụ

với tốc độ thấp

5001000v/p.
- Nhóm dầu đặc biệt.

Là những dầu ngồi các tính chât chung cịn có các tính chất đặc biệt khác
- Dầu biến thế dùng cho máy biến điện thế: có độ sạch cao, cách điện tốt. ,truyền
nhiệt nhanh ...
-Dầu phanh...Dùng cho phanh ơtơ: có độ ổn định độ nhớt cao cho mọi thời
tiết.,chịu áp lực lớn ...
Hiện nay ngồi các nhóm dầu trên người ta cịn sử dụng một số loại dầu khác t như
Castron., cantex ,RP7 ...
11.1.3. Mỡ.
11.1.3.1. Tính chất: Mỡ là chất bơi trơn ở thể đặc quánh dùng thay cho
dầu làm nhiệm vụ bôi trơn tại những bề mặt chi tiết máy dùng dầu khơng thích hợp.
Mỡ có trọng lượng riêng 1G/cm3, mỡ được chế tạo bằng cách trộn dầu với xáp hay xà
phịng ở nhiệt độ cao và có pha thêm một lương chất biến tính nhất định ,mỡ có màu
vàng nhạt đến màu nâu sẩm hay đen .. mỡ phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Độ nhỏ
giọt và độ lún của mỡ :Độ nhỏ giọt là nhiệt độ khi mỡ bị nóng chảy từ thể đặc sang thể
lỏng hay từ mỡ khối chảy ra từng giọt mỡ lẻ đầu tiên .Người ta chia làm 3 loại :Độ
nhỏ giọt thấp độ nhỏ giọt trung bình và độ nhỏ giọt cao .Mỡ chảy ở nhiệt độ thấp là
mỡ có độ nhỏ giọt thấp ,kém chịu nóng .

10


Độ lún của mỡ là độ cưng mềm của mỡ ,Mỡ cứng lún ít dùng cho các bộ phận có lực
ma sát nhỏ
-Tính ổn định,ít bị biến chất trong quá trình sử dụng
-Khơng có tạp chất ăn mịn kim loại
11.1.3.2. Phân loại: Mỡ được chia ra làm 4 nhóm.
a . Nhóm mỡ Sơlyđơn.
Mỡ sơlyđơn có đặc điểm là chịu được nước nhưng khơng chịu được nóng, dùng
cho những bộ phận xe máy làm việc chịu nóng dưới 550C.
- Ký hiệu: , theo ký hiệu của liên bang Nga bằng hai chữ YC tiếp theo

các số chỉ độ nhỏ gọt của mỡ ,thường dùng cac số hiệu sau :
- YC-1 là mỡ Sôlyđôn dùng cho mùa đông.
- YC-2 là mỡ Sôlyđôn dùng cho mùa hè.
- YC-3 là mỡ Sôlyđôn đặc quánh khơng dùng cho ơtơ.
b. Nhóm mỡ Cơngtalin.
Mỡ Cơngtalin có đặc điểm là chịu được nóng nhưng khơng chịu được nước dùng
cho những bộ phận xe máy nóng dưới 1300C.
- Ký hiệu theo ký hiệu của liên bang Nga bằng hai chữ YT tiếp theo các số chỉ
độ nhỏ giọt của dầu thường dùng Các loại sau
- Côngtalin thường YT-1, YT-2.
- Cơngtalin tổng hợp YTC-1, YTC-2. (vừa chịu nóng vừa chịu nhiệt )
c . Nhóm mỡ chịu nóng.
Có đặc điểm là chịu được nóng nhưng khơng chịu được nước, dùng cho những bộ
phận xe máy làm việc chịu nóng từ 80 1000C trở lên, nhưng không tiếp xúc với nước.
- ký hiệu: theo ký hiệu của liên bang Nga thường dùng các số hiệu sau:
1-13, 1-13C.
d . Nhóm mỡ bảo quản.
Dùng để bôi lên bề măt chi tiết chống han gỉ, chịu nhiệt dưới 350C.
Ký hiệu: theo ký hiệu của liên bang Nga thường dùng các số hiệu sau CXK, K15.
11.2 . XĂNG - NHIÊN LIỆU ĐIÊDEN – DUNG DỊCH NHỜN LẠNH.
11.2.1. Xăng.
11.2.1.1. Tính chất và thành phần:

11


Xăng là loại nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong : Được đốt cháy bằng tia lửa
điện (gọi là động cơ xăng. ) .
a .Thành phần : Trong xăng chứa : 86%c các bon ,gần 14% hyđờ rơ ngồi ra
cịn có một số tạp chất khác có hàm lượng không đáng kể như ô xi ,ni tơ ,lưu huỳnh

b Tính chất : Xăng là nhiên liệu lỏng dễ bốc hơi, dễ bốc cháy, có mùi dễ nhận,
khơng hồ tan trong nước. trọng lượng riêng 0,700,77G/cm3
Xăng dùng trong kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tính bốc hơi tốt , để máy khởi động dễ dàng và đảm bảo cho động cơ làm việc liên
tục trong bất kỳ điều kiện nào . .Tính chống kích nổ tốt : Sự kích nổ là hiện tượng cháy
khơng bình thường của xăng ,gây nên tiếng gõ kim loại trong động cơ ,làm động cơ
nóng ,các chi tiết bị mịn nhanh ,Xăng phải có tính kích nổ tốt ,tức là phải có chỉ số
ơctan cao ,chỉ số ơctan càng cao xăng càng khó kích nổ máy chạy bền và phát ra cơng
suất lớn . không tạo ra lớp muội trong buồng cháy của động cơ, khơng lẫn tạp chát ăn
mịn kim loại, khơng làm han gỉ các chi tiết máy.
11.2.1.2. Ký hiệu và công dụng của xăng.
Các loại xăng của Liên bang Nga sản xuất ra có ký hiệu:
A-66 thường dùng cho động cơ xăng có tỷ số nén thấp.
A-72, A-76 dùng cho động cơ ôtô Vonga, Zin157, Zin131...
Aẩ -93, Aẩ -98 dùng cho động cơ xe ơtơ Vonga, Gat 24-02, Traica...
Trong đó chữ A chỉ xăng ôtô, chữ ẩ biểu thị độ kích nổ của xăng. Các con số 66,
72,93,98... biểu thị chỉ số ốctan nhỏ nhất.
11.2.1.3. Cách bảo quản xăng.
Phải cất giữ nơi thùng kín, tránh dị gỉ, khơng lẫn nước...khu vức để xăng phải tuyệt
đối cấm lửa, các thùgn đựng xăng phải để nơi râm mát, thống, có che đậy, tránh để
ngoài nắng, nơi nhiệt độ cao, thay đổi đột ngột làm cho xăng dễ bốc hơi, gây cháy nổ
và hao hụt. Khi mở thùng xăng phải thao tác nhẹ nhàng, không dùng xăng trong việc
tẩy rửa, khi lấy xăng tránh dùng miệng hút xăng.
11.2.2. Nhiên liệu Điêden.
Nhiên liệu điêden là loại nhiên liệu dùng cho động cơ điêden. Khác với động cơ
xăng là loại động cơ mà nhiên liệu được đốt cháy bằng tia lửa điện, còn ở động cơ
điêden, nhiên liệu được phun vào buồng máy dưới dạng sương mù, gặp khơng khí nén
có áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy.

12



11.2.2.1.Tính chất và thành phần.
a .Thành phần : Gồm có :80- 87% C , 12 – 13% H2 , 0.3 – 1%O2
b. Tính chất.
Nhiện liệu điêden là chất lỏng trong suốt nhưng có mầu nâu hung, trọng lượng
riêng 0,780,86G/cm3. Tính chất của nhiên liệu điêden được đặc trưng bằng các chỉ
tiêu cơ bản sau: Chỉ số xêtan: đặc trưng cho tính cháy chậm của nhiên liệu điêden
trong buồng cháy của động cơ. Chỉ số xêtan càng lớn, sự cháy chậm càng nhỏ, động
cơ điêden dễ nở, làm việc êm.
Độ nhớt: Nhiên liệu điêden phải có trị số dộ nhớt động học theo quy định để nó làm
được nhiệm vụ bơi trơn cho các chi tiết của bơm cao áp và vịi phun nhiên liệu.
Hàm lượng chất kết dính: biểu thị khả năng chống sự tạo thành muội than trong
quáảyình cháy. Nhiên liệu điêden khi cháy trong động cơ không được tạo ra quá
0,05%C. Hàm lượng tro của nhiên liệu cũng hạn chế, không được phép quá 0,01%.
c . Ký hiệu và công dụng : ở Liên Xô, các loại động cơ điêden sử dụng các loại
nhiên liệu điêden sau: ọA,Äỗ,Äậ,ÄC...trong đó chữ ọ biểu thị nhiên liệu điêden, chữ
A: nhiên liệu dùng ở vùng bắc cực, chữ ỗ: nhiên liệu dùng mùa đông, chữ ậ nhiên liệu
dùng mùa hè, chữ C loại nhiên liệu đặc biệt không dùng cho ôtô
d . Bảo quản.
Việc bảo quản nhiên liệu điêden ít nguy hiểm hơn xăng, tuy nhiên các điều quy
định về bảo quản nhiên liệu điêden cũng giống như ở xăng
11.2.3. Dung dịch nhờn lạnh..
a. Yêu cầu:
- Có khả năng tản nhiệt nhanh.
- Không gây han gỉ và lẫn các tạp chất ăn mịn kim loại.
- Khơng có mùi khó chịu ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Có tính chất bền vững về hoá học (lâu biến chất).
b . Tác dụng của dung dịch nhờn lạnh.
Các chất làm nguội được sử dụng trong khi cắt gọt kim loại để tưới lên bề mặt vật gia

cơng , dao cắt, nó có tác dụng sau:
- Truyền nhiệt cắt từ vật cắt gia công và mũi dao ra dung dịch, làm nguội dao và
vật gia công.
- Làm cho sự biến dạng của kim loại khi cắt gọt được dễ dàng hơn, do đó làm
giảm cơng tiêu hao để cắt gọt.
- Bôi trơn giảm ma sát.
- Đẩy phoi kim loại ra khỏi khu vực cắt.
Do việc sử dụng chất làm nguội trong quá trình cắt gọt kim loại, độ bóng bề mặt gia
cơng cao hơn, ít bị biến dạng do nhiệt, tốc độ cắt cao hơn và lực cắt giảm đi.
c . Các loại dung dịch và phạm vi ứng dụng.
Dung dịch nhờn lạnh có các loại Nước xà phịng, Sunfua phê dơn, natri cácbonát, nhũ
tương (Êminxi), dầu nhờn, dầu hoả...trong thực tế thường dùng dầu nhờn, dầu lửa và
nhũ tương làm dung dịch làm nguội.

13


Sử dụng Sunfua phê dơn có thể làm giảm cơng suất cắt gọt tới 20% cịn êminxi làm
giảm cơng suất được 5-10%
Sử dụng hỗn hợp dầu khoáng vật, thực vật và dầu động vật làm dung dịch tưới nguội
có thể giảm lực cắt từ 40-50%.
Trong tất cả các dung dịch nói trên thì êminxi được dùng nhiều nhất vì rẻ và hiệu quả
làm nguội khá tốt. Êminxi là hỗn hợp của nước và dầu khoáng vật.
Đối với dung dịch Sunfua phê dơn chứa 1,7% S và hắc ín dùng để cắt gọt với tốc độ
nhỏ, không dùng để cắt tốc độ cao vì lúc đó Sunfua phê dơn bị bốc cháy sinh ra khí
SO2 độc bay ra ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân.
Một số kim loại như: Gang, đồng thanh, đồng thau không cần dung dịch làm nguội khi
cắt gọt.
Việc lựa chọn dung dịch làm nguội phụ thuộc vào phương pháp công nghệ cắt gọt kim
loại; dụng cụ cắt gọt, vật liệu gia cơng...

Ví du: khi tiện ren bằng thép cácbon có thể dùng dung dịch nhũ tương hoặc dầu nhờn.
Câu hỏi ôn tập :
1 . Nêu tác dụng của chất bôi trơn ?
2 . Nêu ký hiệu và cơng dụng của các nhóm dầu, mỡ thường dùng ?
3 . Nêu ký hiệu và công dụng của xăng ,nhiên liệu đi êzen ?
4 . Nêu tác dụng của dung dịch nhờn lạnh ?Kể tên các dung dịch thường dùng ?Loại
nào được sử dụng nhiều nhất ?vì sao ?
.

14



×