Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

(SKKN HAY NHẤT) đổi mới các hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT tân kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.31 MB, 46 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Lý do chọn đề tài:

Từ xa xưa cha ông ta đã đề cao phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học
văn”, ấy là tư tưởng coi trọng nhân cách, coi trọng việc đối nhân xử thế của mỗi
một con người. Theo tiền nhân, mỗi người trước hết cần chú trọng việc tu tâm
dưỡng tính, hình thành, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, sau mới mở mang,
bồi đắp tri thức, vốn hiểu biết phong phú về thiên nhiên và xã hội,bởi “chữ tâm kia
mới bằng ba chữ tài”, hay như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà khơng có
đức là người vô dụng”. Nền tảng cơ bản nhất, cốt lõi nhất của giá trị con người
chính là tâm hồn, tính cách, là nhân phẩm, thể hiện trong cách ứng xử, giao tiếp
hàng ngày của mỗi cá nhân. Quan niệm ấy đã trở thành chân lí giáo dục mn thuở
của mỗi người, mỗi gia đình, của cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Trong sự phát triển ồ ạt, mạnh mẽ như vũ bão của xã hội hiện nay, chúng ta
không thể không đau lòng nhận ra sự đảo lộn của các giá trị, chuẩn mực đạo đức,
sự hình thành của nhiều lối sống tiêu cực, sự bùng nổ của nhiều trào lưu, xu hướng
đen tối. Những vấn nạn xã hội đầy ma lực cám dỗ ngày càng len lỏi, tác động
mạnh mẽ vào lứa tuổi thanh, thiếu niên – những mầm non tương lai của đất nước.
Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, ứng xử bạo lực, phát ngôn lệch lạc, sống
lệch chuẩn,... ngày càng phổ biến. Bên cạnh những mặt tích cực của thời đại cơng
nghệ thì sự lạnh lùng của những phát ngơn ảo, lối sống ảo đã có những tác động
tiêu cực đến tư tưởng của nhiều học sinh, khiến các em thờ ơ, vơ cảm, lạnh lùng,
ích kỉ, chỉ mải mê đề cao bản thân mình mà cố tình “lãng quên” người khác...
Đặt trong bối cảnh chung ấy, ở trường THPT Tân Kỳ nói riêng và nhiều
trường học trong cả nước nói chung, tình trạng học sinh vi phạm kỉ luật của nhà
trường, pháp luật Nhà nước, nạn bạo lực học đường, nghiện game, lối sống buông
thả, tự do,... chưa hề có dấu hiệu chấm dứt. Khơng chỉ bằng hành động, một số em
còn đi ngược chuẩn mực đạo đức bằng lời nói thơ tục, bằng thái độ khinh thường
người khác, khinh thường xã hội. Một số học sinh ngày càng sống ỷ lại, sống nhẫn


tâm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Đây chính là tiếng chng cảnh báo
khơng chỉ cho gia đình, nhà trường mà cho cả tồn xã hội hiện nay. Vì vậy, trách
nhiệm giáo dục, uốn nắn, định hướng phát triển nhân cách cho học sinh là nhiệm
vụ quan trọng, bức thiết đối với tồn xã hội nói chung và hệ thống các trường học
nói riêng, bởi có ươm mầm trong hiện tại mới có cây xanh quả ngọt trong tương
lai, có giáo dục nhân cách mới có thể phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc, hứa hẹn một tương lai phát triển rực rỡ cho nước nhà.
Đứng trước bối cảnh đó, để thực hiện mục tiêu của cấp học, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29NQ/TW của BCH TW Đảng Khóa XI và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Bộ Giáo dục và Trung ương
Đồn đã xây dựng chương trình phối hợp tạo mơi trường giáo dục an tồn, lành
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mạnh, hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng,
phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nước nhà.
Nhận thấy hoạt động tình nguyện và nhân đạo có ảnh hưởng, tác động mạnh
mẽ tới việc giáo dục học sinh, chúng tôi chọn đề tài “Đổi mới các hình thức hoạt
đợng tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng
sống cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ” với mong muốn đóng góp một chút
sức lực nhỏ bé của mình trong nỗ lực nâng cao nhận thức, hình thành phẩm chất,
rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện nhân cách cho các em, hướng các em đến lối sống
đẹp trong cuộc đời.
1.2. Đóng góp mới của đề tài
Từ trước đến nay đã có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu về các hoạt
động tình nguyện và nhân đạo. Song chủ yếu các bài viết cịn dừng lại ở tính lý
thuyết hoặc chỉ mới đưa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính
vĩ mơ hoặc mang tính chung chung, chưa nêu ra được các giải pháp cụ thể, đặc biệt

chưa có đề tài đề cập đến đổi mới các hoạt động tình nguyện và nhân đạo tại các
đơn vị trường học.
Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của hoạt động tình nguyện và nhân đạo tại
trường THPT Tân Kỳ.
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số giải
pháp đổi mới trong hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện của nhà trường.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lí luận của các hoạt đợng tình nguyện và nhân đạo
Tình nguyện là gì?
Có rất nhiều khái niệm và cách diễn giải khác nhau đối với thuật ngữ tình
nguyện. Tuy nhiên, các khái niệm này đều chia sẻ một số điểm chung như sau:
- Tơn trọng tính tự nguyện của người tham gia tình nguyện;
- Mang lại kết quả tích cực đối với cộng đồng;
- Khơng vì mục đích kinh tế của cá nhân.
Tình nguyện viên là ai?
Tình nguyện viên là những người đóng góp thời gian và kỹ năng, trình độ,
thậm chí cả vật chất để giúp đỡ cộng đồng, xã hội mà khơng vì lợi ích tài chính cho
bản thân.
Các ngun tắc của tình nguyện
Nhiều bàn luận về nguyên tắc của tình nguyện đã được đề cập đến, nhưng
khái niệm và 11 nguyên tắc của hoạt động tình nguyện chính thức do tổ chức tình

nguyện của Úc cụ thể hóa năm 1996 có những đóng góp vơ cùng quan trọng. Các
ngun tắc này có thể mơ tả chính xác nhất các đặc điểm của hoạt động tình
nguyện và là cơ sở thơng tin quan trọng giúp cho việc thực hiện các chính sách xã
hội cũng như hướng dẫn hoạt động của các tổ chức trong việc sử dụng người tình
nguyện. Các ngun tắc này có những điểm phù hợp với hoạt động tình nguyện ở
Việt Nam:
(1) Hoạt động tình nguyện mang lại lợi ích cho cộng đồng và người tình
nguyện.
(2) Cơng việc tình nguyện khơng được trả cơng.
(3) Hoạt động tình nguyện ln mang tính lựa chọn.
(4) Hoạt động tình nguyện khơng phải là hoạt động bắt buộc phải làm để
nhận được lương hưu hay tiền trợ cấp của chính phủ.
(5) Hoạt động tình nguyện là một hình thức hoạt động mà các cơng dân có
thể tham gia vào các hoạt động tại cộng đồng của họ.
(6) Hoạt động tình nguyện là một cơng cụ để các cá nhân hay nhóm giải
quyết các nhu cầu xã hội, mơi trường hay nhân đạo.
(7) Tình nguyện là một hoạt động không chỉ được thực hiện ở các khu vực
phi lợi nhuận mà còn được thực hiện bởi các cơng ty ở khu vực lợi nhuận.
(8) Hoạt động tình nguyện không thay thế cho công việc được trả công.
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(9) Người tình nguyện khơng thay thế những người làm công ăn lương hay
tạo ra áp lực đe dọa sự ổn định công việc của những người này.
(10) Hoạt động tình nguyện tơn trọng quyền, nhân phẩm và văn hóa của
người khác.
(11) Hoạt động tình nguyện cổ súy cho quyền con người và sự bình đẳng.
Nhân đạo là gì?

Trong lịch sử phát triển của xã hội nói chung, con người được coi là giá trị
cao nhất. Những nỗ lực phát triển xã hội cuối cùng cũng chính vì lợi ích thiết thực
của con người. Chính vì thế chủ nghĩa Mác - Lênin tuyên bố yêu cầu thực hiện tính
nhân đạo đối với con người. Nhân đạo là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng
danh dự, nhân phẩm mỗi người.
Nhân đạo luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, được trao truyền
từ đời này qua đời khác, là kết tinh của lòng thương yêu con người của nhân dân ta
với tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo vàtư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo.Nhân
đạo là đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người; là sự trợ
giúp đầy tình người về vật chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ cho những người kém
may mắn trong xã hội; là chỉ số, thước đo của văn minh và sự tiến bộ xã hội. Giá
trị của nhân đạo là giá trị về đạo đức của con người, về sự yêu thương, quý trọng
và bảo vệ con người, giá trị của sự cảm thông, chia sẻ, nâng niu, trân trọng, đề cao
phẩm giá con người.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, giá trị nhân đạo ấy càng được nhân lên mạnh mẽ
ở một tầm cao mới, và Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc, là một
tấm gương mẫu mực. Trong kho tàng tư tưởng đồ sộ của Người, tư tưởng nhân đạo
luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của
chúng ta. Bác thường căn dặn: "Việc gì có lợi cho người dân thì dù nhỏ cũng cố
gắng làm"; "phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo
vệ sức khoẻ nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương
cho họ". Làm bất kỳ việc gì Người đều nghĩ đến dân, Người luôn đặt hạnh phúc
của nhân dân, sự hưng thịnh của dân tộc làm mục tiêu tối thượng.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Thực trạng của các hoạt động tình nguyện và nhân đạo trong việc
giáo dục đạo đức và kỹ năng sống của học sinh hiện nay
Hoạt động tình nguyện và nhân đạo trong nhà trường có vai trò rất lớn trong
việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Nhận thức được điều đó,
nhiều trường học đã kêu gọi học sinh tham gia các hoạt động cụ thể, yêu cầu Đoàn
trường tổ chức nhiều về số lượng, đa dạng về chất lượng các hoạt động tình

nguyện, nhân đạo. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các trường học còn chưa quan tâm
và chú trọng đúng mức vai trò, ý nghĩa giáo dục học sinh của các hoạt động tình
nguyện và nhân đạo. Một số trường lại quá thờ ơ với lí do được đưa ra là học sinh
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khơng có thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập,.... Bên cạnh đó, một số cán bộ
giáo viên trong nhà trường cũng chưa thật sự ủng hộ các hoạt động này.
Hiện nay hoạt động tình nguyện và nhân đạo tồn tại khá nhiều "hạt sạn" trong
nhận thức và cách làm, dẫn đến tình trạng hình thức, thiếu hiệu quả, thậm chí lãng
phí. Nhiều hoạt động tình nguyện khơng được duy trì thường xun, triển khai
mang tính hình thức, thời điểm, bề nổi mà thiếu chiều sâu. Học sinh tham gia với
tư tưởng tụ tập, vui chơi, thái độ thiếu nghiêm túc, thụ động, thiếu nhiệt tình….
Một số người cho rằng tham gia tình nguyện và nhân đạo như một cuộc chơi, là
hoạt động dã ngoại, là dịp để thể hiện với bạn bè, người thân về sự năng động của
bản thân, một số khác tham gia tình nguyện, nhân đạo chỉ vì động cơ cá nhân, với
mong muốn được cộng điểm, được kết nạp Đảng, hoặc "tô" cho đẹp hồ sơ đi du
học hoặc xin việc sau này.
Điều đáng chú ý là ngay cả trong đội ngũ cán bộ đoàn, những người được
giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành, hướng dẫn hoạt động tình nguyện và nhân đạo
cũng xuất hiện tư tưởng sai lệch, hay nói cách khác là khiếm khuyết về mặt nhận
thức. Rõ ràng, hiệu quả hoạt động tình nguyện, nhân đạo phụ thuộc rất nhiều vào
nhận thức của những "nhà tổ chức". Nhận thức sai, thiếu đúng đắn đương nhiên
dẫn đến hệ quả xấu, đó là hành động, việc làm tùy tiện, thiếu nghiêm túc, khơng
tính đến hiệu quả.
Như vậy có thể khẳng định, cơng tác tình nguyện và nhân đạo cần được "xốc"
lại ngay từ nhận thức, cần quán triệt tốt về chủ trương, tôn chỉ, mục đích, thậm chí
cần có cơ chế quy trách nhiệm cho những "nhà tổ chức". Có như vậy mới loại bỏ

được tình trạng tình nguyện, nhân đạo theo mùa, chạy theo hình thức, thành tích…
2.1.2.2. Thực trạng của các hoạt động tình nguyện và nhân đạo trong việc
giáo dục đạo đức và kỹ năng sống của học sinh hiện nay tại trường THPT Tân
Kỳ
Đánh giá định tính:
Những năm qua, hoạt động tình nguyện và nhân đạo của trường THPT Tân
Kỳ đã có nhiều thay đổi đáng kể, có tác động lớn đến việc giáo dục đạo đức và kỹ
năng sống của học sinh. Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ Đoàn, những người được
giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành, hướng dẫn hoạt động tình nguyện và nhân đạo
cịn xuất hiện tư tưởng sai lệch, thiếu trách nhiệm, cho rằng những hoạt động này
có cũng được, khơng có cũng xong.Họ mang tư tưởng đặt nặng vấn đề học tập của
học sinh, các hoạt động phong trào được thực hiện chỉ cho đầy đủ theo yêu cầu của
Đoàn cấp trên dẫn đến các hoạt động tiến hành sơ sài, qua loa lấy lệ, mang tính
hình thức, chỉ được thực hiện lặp đi lặp lại ở một số học sinh tiêu biểu, khơng
mang tính nhân rộng trong tồn thể ĐVTN. Vì vậy, chất lượng của các hoạt động
này chưa cao, chưa mang lại tính giáo dục sâu sắc về nhận thức và hành động cho
học sinh, dẫn đến một bộ phận không nhỏ thờ ơ, vô cảm, thiếu tự giác trong các
hoạt động tình nguyện và nhân đạo.
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trên thực tế, những điểm hạn chế trong các hoạt động tình nguyện, nhân đạo
tại trường THPT Tân Kỳ nói riêng và các trường THPT nói chung do các nguyên
nhân sau đây gây ra:
Do đặc thù của các trường THPT: Đội ngũ cán bộ Đồn ln chuyển liên tục
và có nhiều biến động (các đồng chí giáo viên hoạt động cơng tác Đồn chủ yếu
kiêm nhiệm...). Vì vậy, phần lớn các cán bộ Đoàn trong trường chưa được tập huấn
nhiều về kỹ năng, nghiệp vụ cơng tác Đồn, đặc biệt là trong cơng tác tổ chức các

hoạt động tình nguyện và nhân đạo, do đó khi tổ chức các hoạt động, tập hợp đồn
viên, thanh niên cịn nhiều lúng túng.
Đồn viên thanh niên là đối tượng chưa có khả năng lao động mang lại hiệu
quả về vật chất. Thời gian học khá kín nên các em cũng khơng thể đầu tưnhiều cho
các hoạt động tình nguyện và nhân đạo.
Đánh giá về định lượng:
Thông qua phương pháp điều tra số liệu bằng các phiếu điều tra cho 300 em
học sinh tại trường THPT Tân Kỳ, chúng tôi thu được kết quả dưới đây:
Nhận xét của các bạn ĐVTN đối với các hoạt động tình nguyện và nhân đạo
hiện nay. (Phụ lục 1)
Số ý
kiến

Tỷ lệ

A. Hoạt động rất có ý nghĩa, lơi cuốn được học sinh tham
gia

57

19%

B. Hoạt động có ý nghĩa, nhưng cịn mang nặng hình thức

89

30%

C. Bình thường, khơng lơi cuốn được học sinh tham gia


154

51%

Nội dung

Biểu đồ thể hiện nhận xét của HS đối với các hoạt động TN-NĐ
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Em có thích tham gia các hoạt động tình nguyện – nhân đạo do Đồn trường
tổ chức khơng? (Phụ lục 2)
CÂU TRẢ LỜI

SỐ Ý KIẾN

TỈ LỆ

Rất thích

35

11,7%

Thích

57


19%

Bình thường

109

36,3%

Khơng thích

99

33%

Biểu đồ thể hiện cảm nhận của ĐVTN đối với các hoạt động TN-NĐ
Em đã từng tham gia hoạt động tình nguyện hay nhân đạo tại địa phương hay
do Đoàn trường tổ chức chưa? (Phụ lục 3)
Câu trả lời

Số lượng

Tỉ lệ

Thường xuyên

37

12.3%

Thỉnh thoảng


112

37.3%

Chưa bao giờ

151

50.4%

Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia các hoạt động TN - NĐ của ĐVTN
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thống kê số liệu các vụ việc học sinh bị xử lý, kỷ luật hằng năm tại trường
THPT Tân Kỳ khi chưa áp dụng đề tài:
Năm học

Số HS toàn trường

HS vi phạm ATGT,
trộm cắp tài sản

HS vi phạm ANTH

2017-2018


1414

29

11

Kết quả xếp loại ĐVTN, CĐ-CH khi chưa áp dụng đề tài:
Năm học

20172018

Chất lượng ĐVTN

Chất lượng CĐ - CH

XS

Khá

TB

Yếu

VM

K

TB

Yếu


Kém

987

359

48

20

15

14

9

1

0

69.8
%

25.4

3.4

1.4%


38.5%

%

%

35.9% 23.1% 2.5%

0%

Kết quả cho thấy, trước khi áp dụng đề tài đa số học sinh chưa tự nguyện
trong các hoạt động tình nguyện, nhân đạo. Các hoạt động tình nguyện chưa thật
sự thiết thực và lôi cuốn được học sinh tham gia, dẫn đến chất lượng đoàn viên
thanh niên, cũng như chất lượng Chi đồn chưa cao. Vẫn cịn Chi đồn – Chi hội,
ĐVTN xếp loại yếu, tình trạng HS vi phạm ATGT, an ninh trật tự trong nhà trường
diễn ra phức tạp.
Điều này chứng tỏ việc thay đổi các hình thức hoạt động tình nguyện, nhân
đạo nhằm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm rất cần
thiết trong nhà trường.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
2.2.1. Thuận lợi
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân chúng tôi luôn nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ và ủng hộ từ các đồng chí trong Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường,
các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các thành viên trong BCH Đoàn
trường vàBan đại diện cha mẹ học sinh.Việc tạo điều kiện của các tổ chức, ban
ngành, cá nhân đã cho thấy sự ủng hộ, đồng thuận cao đối với đề tài của chúng tơi,
giúp chúng tơi có thể nhanh chóng hồn thành ý tưởng của bản thân.
Các giải pháp chúng tôi áp dụng đều mang ý nghĩa thiết thực, phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương, của xã hội cũng như tâm lí, nguyện vọng, năng
lực của chính các em học sinh, nên đã thu hút được sự quan tâm và nhiệt tình tham

gia của hầu hết học sinh, phụ huynh.
Các em học sinh đang ở độ tuổi mới lớn, khao khát khẳng định vai trò, năng
lực bản thân, khao khát mở rộng tầm nhìn, khả năng nhận thức cuộc sống, nhận
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thức xã hội. Sức trẻ sôi trào cũng là một trong những yếu tố giúp học sinh tích cực,
nhiệt huyết trong các hoạt động cộng đồng.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ kéo theo sự xuất hiện và phổ
biến rộng rãi của các trang mạng xã hội cũng góp phần thúc đẩy, lan truyền, tạo
hiệu ứng xã hội nhanh, mạnh, sự lan tỏa rộng khắp của các nghĩa cử cao đẹp trong
cuộc sống. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tác động, thôi thúc học sinh
sống nhân ái, sẻ chia, nhiệt huyết qua các hoạt động tình nguyện, nhân đạo.
2.2.2. Khó khăn
Giáo viên phụ trách cơng tác tình nguyện và nhân đạo là cán bộ Đồn, chưa
được tập huấn bài bản, khơng được đào tạo chính quy về lĩnh vực này nên khả
năng tuyên truyền, vận động còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, cán bộ Đồn trường học
là nhiệm vụ kiêm nhiệm bên cạnh cơng tác giảng dạy nên giáo viên khá eo hẹp về
quỹ thời gian giành cho các hoạt động cộng đồng.
Học sinh thuộc vùng địa bàn nông thôn nên khả năng giao tiếp và kỹ năng xã
hội còn kém, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động tình nguyện, nhân đạo. Bên
cạnh đó, lịch học của các em tương đối nhiều, điều kiện kinh tế của gia đình cịn
nhiều khó khăn buộc các em ngồi giờ học cịn phải tranh thủ thời gian phụ giúp
bố mẹ, dẫn đến thời gian dành cho việc hoạt động tình nguyện và nhân đạo cịn rất
hạn chế.
Cũng khơng phải chương trình hoạt động nào cũng được 100% các em học
sinh thấu hiểu, ủng hộ. Sự phát triển, tính thơng dụng của các trang mạng xã hội
cũng đồng thời là con dao hai lưỡi khi dễ dẫn học sinh đến những suy nghĩ lệch lạc

về các hoạt động tình nguyện và nhân đạo qua các hành vi, phát ngôn tiêu cực.
Làm cách nào để cán bộ giáo viên và toàn thể học sinh hiểu hết tầm quan trọng của
vấn đề giáo dục thơng qua hoạt động tình nguyện và nhân đạo là cơng việc cịn gặp
nhiều khó khăn.
2.3. Các bước triển khai cho mỗi hoạt động tình nguyện và nhân đạo
Để cơng tác hoạt động tình nguyện và nhân đạo hiệu quả, góp phần giáo dục
đạo đức và kỹ năng sống cho đoàn viên thanh niên, Ban chấp hành Đồn trường
phải ln xác định Đồnlà tổ chức chính trị-xã hội đóng vai trị trung tâm trong các
hoạt động.
Các hoạt động tình nguyện, nhân đạothực hiện theo các bước:
- Bước 1: Lên kế hoạch. Sau khi kiện toàn bộ máy, BCH Đoàn trường phải
họp, bàn bạc để đi đến thống nhất cao trong việcxây dựng kế hoạch hoạt động theo
quý, theo tháng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí.
- Bước 2: Triển khai thực hiện. Các đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách
nội dung nào thì chỉ đạo thực hiện nội dung đó. Trong quá trình triển khai thực
hiện cần tăng cườngkiểm tra, đôn đốc, kịp thời giải quyết các vướng mắc.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Bước 3: Tổ chức rút kinh nghiệm và lưu kết quả thực hiện. Sau các hoạt
động, đặc biệt là các hoạt động lớn, tổ chức nhận xét, đánh giá về hiệu quả đạt
được và những gì thiếu sót cần rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong những lần
sau, cơng khai minh bạch nếu có liên quan đến vấn đề tài chính. Đây cũng là dịp để
đưa ra những dự thảo cho những kế hoạch hoạt động sắp tới, giúp các bên cùng
chủ động có những định hướng trong q trình cơng tác.
2.4. Đổi mới các hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo
2.4.1. Hoạt động tình nguyện
Hoạt động tình nguyện là hình thức tổ chức khơng chỉ tác động đến học sinh

mà tới cả các thành viên cộng đồng. Hoạt động tình nguyện khơng chỉ mang đến
nhiều giá trị đóng góp thiết thực cho xã hội mà còn thể hiện phẩm chất, trách
nhiệm của ĐVTN đối với đất nước. Nhờ các hoạt động này, ĐVTN có cơ hội
khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì
mọi người, mọi người vì mình”. Việc tham gia các hoạt động tình nguyện nhằm
tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như
vấn đề mơi trường, an tồn giao thơng, an tồn xã hội,… giúp học sinh có ý thức
hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề
xã hội; phát triển ở học sinh một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng hợp tác, kỹ năng
thu thập thông tin, kỹ năng đánh giá và kỹ năng ra quyết định.
Những lưu ý khi tổ chức hoạt động tình nguyện:
- Một là, kế hoạch tổ chức hoạt động tình nguyện cần phải được xây dựng chi
tiết, chuẩn bị chu đáo trên cơ sở khảo sát đánh giá, có sự bàn bạc thống nhất giữa
đơn vị tổ chức và đơn vị tiếp nhận hoạt động tình nguyện.
- Hai là, nội dung hoạt động tình nguyện cần phải phát huy được và cần tập
trung phát huy năng lực chuyên môn, nghề nghiệp đã được đào tạo của các tình
nguyện viên. Đối với các bạn học sinh thì hoạt động tình nguyện hè được ví như
một đợt hoạt động thực tế, thực tập để gắn lý luận với thực tiễn, bổ sung kiến thức,
rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng cơng tác.
- Ba là, cơng tác lựa chọn tình nguyện viên thực sự quan trọng, đây là nhân
tố chính thực hiện các hoạt động, góp phần vào thành cơng của cả hoạt động. Vì
vậy cần phải lựa chọn những người thực sự có tinh thần tình nguyện, có mục đích,
động cơ, thái độ đúng đắn khi tham gia hoạt động này.
- Bốn là, các tình nguyện viên cần phải được tập huấn và quán triệt rõ mục
đích, nội dung, phương pháp thực hiện và được chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp
xử lý tình huống, nhất là kiến thức kỹ năng đảm bảo an tồn trong q trình tham
gia hoạt động tình nguyện.
- Năm là, đơn vị tổ chức tập huấn cần phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt
tình hình, phối hợp với địa phương xử lý các vấn đề phát sinh và có ý kiến chỉ đạo,
định hướng, tư vấn kịp thời cho các tình nguyện viên.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong thời gian qua, Đoàn trường đã tổ chức các hoạt động tình nguyện sau:
2.4.1.1. Hoạt động tình nguyện thường xuyên trong nhà trường
Với mục tiêu hình thành phẩm chất, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, Đoàn
trường đã tổ chức các hoạt động tình nguyện tại chỗ với địa điểm chính là khn
viên trường. Các tình nguyện viên sẽ đăng kí tham gia từng hoạt động cụ thể, như:
trang trí bảng tin, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, lao động vệ sinh trường học, trồng
cây phủ xanh sân trường, trang trí khn viên trường,... Đồn trường sẽ dựa trên
nhu cầu đăng kí để phân nhóm tình nguyện viên theo từng hoạt động. Sau khi phân
nhóm, các tình nguyện viên xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện theo từng
mốc thời gian cụ thể, thống nhất hình thức thực hiện. Hiệu quả của hoạt động tình
nguyện tại chỗ được thể hiện rõ ràng qua 9 bồn hoa cây cảnh luôn luôn xanh tươi,
thắm sắc, rực rỡ; khuôn viên trường luôn sạch đẹp; các khu vực vườn trường được
phủ đầy sắc xanh của những cây tràm, xà cừ; bảng tin sân trường sinh động về
hình thức và nội dung theo từng chủ điểm tháng;... Qua những hoạt động này, các
ĐVTN trở nên năng động hơn, tích cực hơn, mạnh dạn thể hiện năng lực bản thân.
Đây cũng là một trong những hình thức nâng cao ý thức trách nhiệm với tập thể
cho ĐVTN khi mỗi cá nhân thực sự nhận thấy vai trị tích cực của mình trong việc
xây dựng một tập thể vững mạnh.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐVTN chăm sóc bồn hoa – cây cảnh


Bảng tin Đồn trường THPT Tân Kỳ
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc biệt, trong năm học 2020-2021 Đoàn trường đã tổ chức xây dựng “Vườn
cây thanh niên” với 20 loại rau, 10 loại cây ăn quả theo mùa, hơn 25 loại cây thuốc
nam. Vườn cây được ba nhóm HS tình nguyện ln phiên chăm sóc sau mỗi buổi
học. Mơ hình “Vườn cây thanh niên” này không chỉ tạo cơ hội cho HS thể hiện ý
thức trách nhiệm, tinh thần nhiệt huyết của bản thân mà cịn góp phần tơn tạo mỹ
quan của nhà trường, xây dựng hình ảnh trường học xanh – sạch – đẹp.

“Vườn cây thanh niên” của Đoàn trường THPT Tân Kỳ
2.4.1.2. Hoạt động tình nguyện theo chiến dịch
Nhằm phát huy vai trị xung kích, tình nguyện của Đồn viên thanh niên trong
công tác bảo vệ an ninh trật tự, chung sức vì cộng đồng, vào dịp hè các năm học,
Đoàn trường đã phối hợp với Đoàn các xã, thị trấn tổ chức một số chiến dịch, điển
hình như:
- Chiến dịch “Hoa phượng đỏ”: Mặc dù đây là hoạt động thường niên dành
cho ĐVTN trong Chi đoàn giáo viên, thường được tổ chức vào khoảng tháng 7
hàng năm nhưng chiến dịch này đã thu hút được một số ĐVTN HS cùng tham gia,
có sự đồng thuận nhất trí cao từ phụ huynh HS. Hoạt động chủ yếu trong chiến
dịch là tham gia lao động cải tạo một số công trình thuộc các địa phương; tặng quà
cho các gia đình chính sách, các gia đình học sinh có hồn cảnh khó khăn; trao
tặng một số hiện vật như máy vi tính cho một số địa phương. Trong năm học 2019
– 2020, chiến dịch “Hoa phượng đỏ” đã trao 10 suất q cho 10 em học sinh có
hồn cảnh khó khăn, với trị giá mỗi suất quà là 500.000 đồng. Tuy giá trị vật chất
13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khơng q nhiều nhưng chương trình đã thể hiện được sự quan tâm giúp đỡ, tinh
thần sẻ chia cũng như khơi gợi, đốt cháy ngọn lửa nhiệt tình, xung kích trong trái
tim mỗi đoàn viên giáo viên, học sinh.

Một số hình ảnh trong chiến dịch “Hoa phượng đỏ”
- Chương trình “Tiếp sức mùa thi”: Hưởng ứng phong trào tình nguyện của
TW Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh đồn Nghệ An cũng như Huyện đồn Tân Kỳ
trong những kì thi quan trọng của học sinh, Đoàn trường và Hội LHTN trường
THPT Tân Kỳ đã phát động phong trào “Tiếp sức mùa thi” nhằm động viên, hỗ trợ
về cả vật chất lẫn tinh thần cho các sĩ tử. Chương trình chủ yếu được tiến hành
trong hai thời điểm: kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT giành cho học sinh lớp 9 và
kì thi tốt nghiệp THPT giành cho học sinh lớp 12. Thời gian thực hiện chương
trình là xuyên suốt các ngày thi. Hoạt động “Tiếp sức mùa thi” chủ yếu là tham gia
vệ sinh khu vực thi, phân luồng giao thông trước cổng trường; phát một số nhu yếu
phẩm như nước uống, sữa, quạt cầm tay,...; hỗ trợ thí sinh dự thi trong những tình
huống cấp bách bằng phương tiện giao thơng;...
Trong những năm học vừa qua, chương trình “Tiếp sức mùa thi” đã nhận
được sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành cấp trên, của BGH cũng như các đơn
vị tài trợ, và nhất là sự tham gia đông đảo của ĐVTN là giáo viên và học sinh.
Trong năm học 2019 – 2020, hoạt động này đã thu hút 35 giáo viên và 200 học
sinh tham gia. Trong cả hai đợt tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”, Ban tổ chức đã
nhận được sự ủng hộ về vật chất của các đơn vị tài trợ. Các tình nguyện viên đã
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



phát được tổng cộng 1.000 chai nước, 500 hộp sữa, 500 quạt tay, 1.000 khăn lạnh.
Đã có 127 chuyến xe phục vụ nhu cầu cấp bách của thí sinh. Giao thông tại địa
điểm thi được đảm bảo. Đặc biệt, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong tình hình
dịch bệnh covid-19 diễn biến căng thẳng, phức tạp nên ngoài việc phát nhu yếu
phẩm, vệ sinh khu vực thi và hỗ trợ về phương tiện cho thí sinh tham gia dự thi,
đội tình nguyện cịn vận động và phát được hơn 2.534 khẩu trang y tế, tiến hành đo
thân nhiệt cho cán bộ coi thi và thí sinh tham gia kỳ thi.
Chương trình hoạt động tình nguyện này đã giúp các tình nguyện viên biết
sống sẻ chia, vì cộng đồng, sẵn sàng tương trợ người khác cũng như biết cách lan
tỏa những việc làm có ý nghĩa của bản thân đến mọi người. Đây cũng là hoạt động
giúp HS rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, hợp tác, kỹ năng lắng nghe,
tự tin, năng động, đặt mục tiêu, làm việc nhóm,....Ý nghĩa thiết thực mà hoạt động
này mang lại đã được thể hiện qua gương mặt rạng rỡ, sự thuần thục, tự tin và tinh
thần tình nguyện trong những năm tiếp theo của các HS.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ê

Một số hình ảnh nổi bật trong chương trình “Tiếp sức mùa thi”
2.4.1.3. Hoạt động tình nguyện tại địa phương
Khơng chỉ tham gia tình nguyện tại chỗ, Đồn trường và Hội LHTN trường
THPT Tân Kỳ còn hướng tới mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực, giáo dục ý
thức cho ĐVTN qua các hoạt động tình nguyện tại địa phương thơng qua sự phối
hợp chặt chẽ với tổ chức Đồn tại các địa bàn tuyển sinh của nhà trường. Các hoạt
động tình nguyện tại địa phương kéo dài từ suốt trong năm học đến cả thời gian

nghỉ hè. Các em sẽ tham gia vào một số hoạt động như: lao động vệ sinh trên các
tuyến đường nội thị, liên xã, liên thôn; trồng hoa, cây cảnh để tạo nên những con
đường hoa đa sắc màu; chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ Huyện; tham gia lễ thắp nến tri
ân nhân dịp ngày thương binh liệt sỹ hàng năm tại nghĩa trang liệt sỹ huyện và
xã,... Kết quả qua mỗi đợt phát động, 100% ĐVTN của trường đều tham gia tích
cực, thậm chí có những em khơng cần chờ đến lời kêu gọi mà luôn chủ động làm
sạch đẹp một số tuyến đường trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân. Điều đó chứng
minh ý nghĩa lớn lao, sức tác động mạnh mẽ của những hoạt động tình nguyện đối
với việc hình thành phẩm chất, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số hoạt động của ĐVTN tại địa phương
Một trong những nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống “thương người như
thể thương thân” của dân tộc ta hiện nay là hiến máu nhân đạo. Đây là hoạt động
thường niên do Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Kỳ tổ chức. Nhận thấy đây là hoạt
động thể hiện rõ tấm lòng nhân ái, lối sống tích cực vì cộng đồng, Đồn trường đã
phát động, kêu gọi rộng khắp trong giáo viên và học sinh. Do đặc thù về độ tuổi và
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


yêu cầu về sức khỏe nên hoạt động hiến máu chủ yếu giành cho ĐVTN là giáo
viên. Tuy nhiên, Đoàn trường cũng đã kêu gọi tinh thần tự nguyện, xung kích của
ĐVTN học sinh trong việc tham gia phục vụ cho các đợt hiến máu tình nguyện.
Với phương châm “mỗi giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”, 100% đoàn viên
giáo viên trường THPT Tân Kỳ tham gia đăng kí và test trong tất cả các đợt hiến

máu. Trong đợt hiến máu tháng 9 năm 2020, các đoàn viên đã cho được tổng cộng
hơn 30 đơn vị máu. Bên cạnh đó, các tình nguyện viên học sinh với sắc xanh tuổi
trẻ đã tham gia hỗ trợ tích cực trong khâu tổ chức, phục vụ tại các điểm hiến máu
với số lượng khoảng gần 50 người. “Mỗi giọt máu – một tấm lịng”, tinh thần tình
nguyện dù trực tiếp hiến máu hay tham gia hỗ trợ hoạt động hiến máu nhân đạo
cũng giúp mỗi tình nguyện viên nâng cao nhận thức về vai trò của cá nhân đối với
cộng đồng, hình thành lối sống thấu cảm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hịa
đồng, hợp tác,...

Đồn viên thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo
Ngoài ra, trong năm học 2020-2021, hưởng ứng chương trình “Những bước
chân vì cộng đồng”, Đoàn trường đã phát động cuộc thi “Chặng đua tuổi trẻ tình
nguyện vì cộng đồng” đến tồn thể giáo viên và HS, thu hút được 100% ĐVTN
tham gia. Những bước chân cá nhân ấy đã góp phần đóng góp xây dựng 16 nhà
văn hóa cộng đồng cho 16 dân tộc thiểu số trên đất nước ta. Đây cũng là một trong
những hoạt động giúp HS thay đổi nhận thức, nhận biết sự sống có ý nghĩa của bản
thân khi gắn kết với xã hội.
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


a

ĐVTN tham gia chương trình “Những bước chân vì cộng đồng”
2.4.2. Hoạt động nhân đạo
Đối với các hoạt động thường niên: Đầu năm học, thông qua giáo viên chủ
nhiệm lớp, Đồn trường nắm bắt đầy đủ tình hình thực tế củatừng Chi đồn, Chi
hội, trên cơ sở đó lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng hành động. Qua buổi
họp đầu năm thơng báo rộng rãi đến tồn thể bí thư các Chi đồn về thực trạng của

Chi đồn, Chi hội hiện nay; thông qua danh sách học sinh nghèo, học sinh khuyết
tật, mắc bệnh hiểm nghèo, học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn với tồn thể để
thảo luận. Chi đồn, Chi hội có trách nhiệm đi thực tế các gia đình, hỏi thăm, động
viên, trên cơ sở đó chia ra các hoạt động cụ thể theo từng tháng. Đối với từng hoạt
động cụ thể trước tiên cần thành lập nhóm và phân cơng cơng việc cho từng thành
viên.
Để hoạt động nhân đạo đạt kết quả cao, chúng tôi đã thực hiện một số biện
pháp sau:
2.4.2.1. Tăng cường cơng tác tun truyền
Nhằm giáo dục đạo đức, lịng nhân ái, bao dung, tinh thần vì cộng đồng, “lá
lành đùm lá rách” cho ĐVTN trong nhà trường, Đoàn trường thực hiện tăng cường
công tác tuyên truyền thông qua chương trình phát thanh 15 phút đầu giờ và giờ
chào cờ đầu tuần. Nội dung tuyên truyền sẽ được cán bộ Đồn và nhóm HS tình
nguyện phụ trách truyền thơng chọn lựa, chủ yếu xoay quanh những phong trào,
hoạt động tích cực, những tấm gương nhân ái, “mình vì mọi người”, những nghĩa
cử cao đẹp trong cuộc sống. Sau khi chọn lựa nội dung, HS phụ trách truyền thông
sẽ là người “lên sóng”.
Đặc biệt, thực hiện cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu
chuyện đẹp” của TW Đồn TNCS Hồ Chí Minh, BCH Đồn trường đã tun
truyền, vận động cán bộ giáo viên, ĐVTN đăng tải, chia sẻ các tin tốt, các câu
chuyện đẹp trên các mạng xã hội của cá nhân hay tổ chức mình. Hoạt động này
cũng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đơng đảo người xem qua những bình
luận ủng hộ, đồng tình, khen ngợi.
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Không chỉ dừng lại ở những tấm gương người tốt, việc tốt, Đồn trường cịn
tun truyền sâu rộng trong cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh về vai trị,

chức năng, nhiệm vụ của cơng dân Việt Nam, bởi đây cũng là cách thức giúp mỗi
người nhận thức rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với bản thân, gia
đình và cộng đồng. Có như vậy những việc tốt mới không ngừng được nhân lên,
những việc làm vi phạm được hạn chế, cuộc sống cá nhân sẽ ln phát triển theo
chiều hướng tích cực.
Bên cạnh đó, BCH Đồn trường cịn tun truyền sâu rộng đến tồn thể giáo
viên, học sinh những địa chỉ cần giúp đỡ, như: học sinh nghèo vượt khó; học sinh
khuyết tật và mồ côi; học sinh mắc phải bệnh hiểm nghèo; người già không nơi
nương tựa; nạn nhân nhiễm chất độc da cam; gia đình chính sách; những hồn cảnh
khốn cùng, gặp tai ương trong cuộc sống..., từ đó kêu gọi, khuyến khích sự ủng hộ,
giúp đỡ, sẻ chia cả về vật chất lẫn tinh thần hay những hành động thiết thực trực
tiếp từ các ĐVTN.
2.4.2.2. Thu hút thành viên tham gia
Thành lập câu lạc bộ nhân đạo hoạt động dưới sự chỉ đạo của BCH Đoàn
trường cũng là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm thu hút sự tham gia của
các ĐVTN. Sau khi thu thập nguyện vọng của HS, câu lạc bộ sẽ họp để cử ra ban
phụ trách, thống nhất quy định, nội dung hoạt động. Tập trung củng cố sức mạnh,
phát triển câu lạc bộ bằng hệ thống hình ảnh hoạt động, những bài phát biểu cảm
nhận của chính thành viên câu lạc bộ khi các em làm việc tốt trước các cuộc họp,
giờ chào cờ hoặc sau khi lễ trao quà kết thúc, ...
Câu lạc bộ thường xuyên tuyên truyền rộng khắp để hoạt động nhân đạo trong
nhà trường khơng chỉ có cán bộ, giáo viên, nhân viên, các em học sinh mà cịn có
cả Hội cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và những người có lịng hảo tâm đều có
thể tham gia, có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Đây là hoạt động hết sức tế nhị, khéo léo, mang tính động viên, nhắc nhở, chứ
khơng mang tính chê bai, khiển trách,… nên cần đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện
vọng và sở thích của học sinh, gặp gỡ phụ huynh cho con em tham gia vào hoạt
động này để chia sẻ, động viên tìm sự đồng cảm,…tuyệt đối không làm ảnh hưởng
việc học tập của các em.
2.4.2.3. Tăng cường sự hỗ trợ của các ban ngành đồn thể và gia đình các

“mạnh thường qn”
Căn cứ vào tình hình thực tế, BCH Đồn trường sẽ gặp gỡ trao đổi, nêu ra
những ý kiến cần được chỉ đạo, tham mưu giúp đỡ, quan tâm đến từng đối tượng
học sinh, đặc biệt là học sinh có hồn cảnh khó khăn, từ đó kêu gọi sự ủng hộ của
các ban ngành đoàn thể ở địa phương và các “mạnh thường quân”.
Đối với các hoạt động có liên quan đến các nhu yếu phẩm, tiền bạc kêu gọi hỗ
trợ được thì cần cơng khai minh bạch, có sự chứng kiến của tất cả các thành viên
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong câu lạc bộ và trên trang mạng xã hội của cá nhân hay tổ chức. Khen thưởng
động viên kịp thời với các tập thể, cá nhân có tấm lịng hảo tâm, có nhiệt huyết với
cơng việc. Gửi thư cảm ơn tới các “mạnh thường quân” sau mỗi hoạt động. Hàng
tháng có sự báo cáo, tổng hợp về nhà trường.
Đồn trường ln nỗ lực xây dựng tinh thần đồn kết, tương thân tương ái
trong GV và HS, vận động quyên góp kịp thời với những hồn cảnh q khó khăn.
Bản thân các thầy cơ giáo trong BCH Đồn trường tích cực tham gia hưởng ứng
trong các đợt vận động quyên góp giúp các em HS có hồn cảnh đặc biệt. Hàng
năm Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường ln có nhiều hình thức để phát
động các phong trào giúp bạn nghèo vượt khó.
Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, Đoàn
trường THPT Tân Kỳ đã tổ chức được một số hoạt động nhân đạo sau đây:
* Các hoạt động nhân đạo thường niên:
- Tổ chức chương trình “Bát cháo nghĩa tình”:
Chương trình "Bát cháo nghĩa tình" là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, thiết
thực, thể hiện vai trị xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, giúp bệnh nhân yên
tâmchữa bệnh, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những bệnh nhân đang điều trị.
Trong 3 năm, trường THPT Tân Kỳ đã phối hợp với Huyện đoàn Tân Kỳ,

BCH Đoàn xã, thị trấn kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí và đã phát
được 27 đợt với gần 4.000 bát cháo đến với bệnh nhân đang điều trị bệnh tại Trung
tâm Y tế huyện, trị giá lên đến hơn 30 triệu đồng. Nguồn kinh phí có được bằng
cách kêu gọi sự ủng hộ của các mạnh thường quân trên địa bàn huyện, cứ mỗi một
đợt nấu cháo sẽ do một nhà tài trợ chính hỗ trợ. Đại diện các mạnh thường quân,
BCH Huyện đồn, BCH Đồn trường và nhóm HS trong câu lạc bộ nhân đạo sẽ
phụ trách phát cháo đến tận tay người bệnh. Hoạt động này có ý nghĩa nhân văn
cao cả, đánh thức sự đồng cảm, chia sẻ, rèn luyện cho các em học sinh kỹ năng
ứng xử với người bệnh, tình tương thân tương ái trong cuộc sống.

Chương trình “Bát cháo nghĩa tình”
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường”:
Trong những năm qua, Đoàn trường và Hội LHTN trường THPT Tân Kỳ đã
phối hợp tổ chức thực hiện chương trình “Tiếp sức đến trường” bằng hoạt động rửa
xe và thu gom rác tái chế gây quỹ.
Vào 2 đợt họp phụ huynh trong năm học 2019–2020, Đoàn trường đã tổ chức
2 đợt rửa xe gây quỹ tại trường. Đồng thời mỗi tuần thu gom toàn bộ rác thải tập
kết về nhà kho để bán. Tổng số tiền thu được cho hoạt động này là 14.090.000
đồng. Số tiền thu được đã được trao cho các em học sinh có hồn cảnh khó khăn
nhưng có ý thức vươn lên trong học tập. Việc làm ý nghĩa này đã thu hút được
đông đảo học sinh và phụ huynh tham gia.

ĐVTN rửa xe gây quỹ “Tiếp sức đến trường”

22


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Gặp gỡ và trao quà cho học sinh công giáo có hồn cảnh khó khăn
Bên cạnh việc thu gom rác tái chế, rửa xe gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo
vượt khó, Đồn trường cịn kêu gọi cựu học sinh của trường ủng hộ trực tiếp cho
những em có hồn cảnh khó khăn có ý thức vươn lên trong học tập. Sự ủng hộ của
các thế hệ đi trước đã là nguồn động viên, khích lệ lớn lao cho các em HS vượt khó
để thành cơng.

Cựu học sinh nhà trường trao học bổng cho ĐVTN có hồn cảnh khó khăn
Song song với những hoạt động trên, để động viên và chia sẻ với những học
sinh có hồn cảnh khó khăn, bắt đầu từ năm học 2018-2019 đến nay Đoàn trường
đã phối hợp với thầy giáo Nguyễn Sỹ Hào - bí thư Chi bộ, tổ trưởng tổ Tự nhiên duy trì chương trình “Sách cho thế hệ sau”. Đây là chương trình vận động, kêu gọi
HS tặng lại sách cũ của mình, kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ sách giáo
khoa mới cho những HS có hồn cảnh khó khăn. Từ khi hoạt động cho đến nay,
chương trình đã nhận hơn 800 đầu sách cũ và 187 bộ sách giáo khoa mới để tặng
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cho 267 ĐVTN. Hoạt động này không chỉ giáo dục HS tinh thần tiết kiệm mà còn
hướng các em đến lối sống nhân ái, sẻ chia, u thương.

ĐVTN có hồn cảnh khó khăn nhận sách chương trình “Sách cho thế hệ sau”
- Tổ chức chương trình “Xuân gắn kết – Tết yêu thương”:
Với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, dân tộc Việt Nam
đã cùng nhau vượt qua gian khó đi đến hịa bình, độc lập và phát triển hiện đại như

ngày nay. Điều đó khẳng định sự đùm bọc, yêu thương, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau
của các thành viên trong cộng đồng xã hội đã tạo nên sức mạnh cho tồn dân
tộc. Nhằm phát huy vai trị xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc tham
gia phát triển kinh tế xã hội, hướng đến một mùa xuân vui tươi, ấm áp, tràn đầy
tình u thương, trong 3 năm qua, Đồn trường đã tổ chức chương trình “Xuân gắn
kết – Tết yêu thương”. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ đơng đảo
cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. Mừng xuân Canh tý 2020, Tân Sửu
2021, chương trình đã trao 20 suất quà với trị giá mỗi suất 500.000 đồng và hơn
1.200 chiếc bánh chưng trao tặng thanh thiếu niên và gia đình khó khăn thuộc các
xã Đồng Văn, Tiên Kỳ, Giai Xuân.

Chương trình “Xuân gắn kết – tết yêu thương”
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Tổ chức chương trình “Mùa đơng ấm”:
Nhận thấy trên thực tế cịn có khá nhiều ĐVTN của trường có hồn cảnh rất
khó khăn, như: gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo; con mồ côi; bố mẹ già yếu, tàn
tật; bản thân học sinh là người tàn tật; là con em dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu,
vùng xa,..., trong 3 năm học 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021, Đoàn trường và
Hội LHTN trường THPT Tân Kỳ đã phối hợp tổ chức và duy trì chương trình
“Mùa đơng ấm”. Đây là hoạt động nhân đạo tại chỗ với hình thức kêu gọi đồn
viên thanh niên tiết kiệm chi tiêu cá nhân để ủng hộ những bạn có hồn cảnh khó
khăn hơn mình. Kết quả trong 3 năm Đoàn trường và Hội LHTN đã trao được 250
chiếc áo mùa đông cho 250 em học sinh có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong học
tập. Hoạt động này hướng đến việc nêu cao truyền thống tương thân tương ái, “lá
lành đùm lá rách” của dân tộc ta, giúp các em học sinh biết sống sẻ chia, u
thương.


Chương trình “mùa đơng ấm”
25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×