Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát huy vai trò của đội ngũ nữ trí thức tỉnh đồng nai trong sự nghiệp bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.2 KB, 7 trang )

76

• Kinh nghiệm - Thực tiễn

PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA ĐỘI NGỦ NỮ TRÍ THỨC
TỈNH ĐỒNG NAI TRONG sự NGHIỆP BÌNH ĐẮNG GIỚI'
*


TS. NGUYỄN THỊ HẲNG(‘*»
ThS. VŨ THỊ NGỌC LIÊN<“>

Ngày nhận bài: 16/3/2022

Ngày thẩm định: 23/3/2022

Ngày duyệt đăng: 20/5/2022

Tóm tăt: Nữ trí thức Đồng Nai là một bộ phận quan trọng của đội ngũ trí thức, bộ phận
tinh hoa của phụ nữ tỉnh Đồng Nai. Trong những năm vừa qua, đội ngũ nữ trí thức Đồng Nai
đã khơng ngừng vươn lên khắng định vị thế và vai trị của mình trên mọi lĩnh vực của đời sổng
xã hội, đảm nhận nhiều vị trí, trọng trách trong hệ thong chính trị, các doanh nghiệp, cơ quan
nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và đơn vị sự nghiệp. Họ đã có nhiều đỏng góp trí tuệ, tâm sức
thiêt thực vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất
là trong sự nghiệp bĩnh đắng giới. Vì vậy, cần tiếp tục phát huy vai trị của đội ngũ nữ trí thức
tỉnh Đơng Nai trong sự nghiệp bình đắng giới hiện nay.
Từ khóa: bĩnh đắng giới; Đồng Nai; nữ trí thức

Đặt vấn đề

I



Bình đẳng giới được hiểu là sự
• tơn trọng, tạo điều kiện cho cả
nam và nữ cùng phát triển, cùng nhau cống
hiến nhiều nhất cho xã hội và đáp ứng các
quyền lợi, nhu cầu của cá nhân. Bình đảng
giới đã được quy định cụ thể trong các văn

Bài viết trong khuôn khổ đề tài cấp tinh năm 20212022: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát
huy vai trò của đội ngũ nữ trí thức tỉnh Đồng Nai
trong bối cảnh hiện nay” do TS. Vũ Thị Nghĩa và
TS. Nguyễn Thị Thu Lan đồng chủ nhiệm
Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh
<’") Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai

bản luật, như khoản 3 Điều 5 Luật Bình
đẳng giới năm 2006, Điều 16 và Điều 26
Hiến pháp năm 2013. Đặc biệt, Điều 26
Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh: “Cơng
dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà
nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ
hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia
đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tồn
diện, phát huy vai trị của mình trong xã hội;
Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.
Như vậy, có thế hiểu, bình đẳng giới là
nữ và nam, trẻ em gái và trẻ em trai phải
có cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng
các quyền của họ. Bình đẳng giới địi hỏi

các chương trình phát triển, dịch vụ công
và dịch vụ xã hội phải được thiết kế bảo

Khoa học chính trị - số 04/2022


* Kinh nghiệm - Thực tiễn_________________

_____________________________________ TỊ_

đảm đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt, phù
hợp với mức độ ưu tiên khác nhau của nữ
và nam giới. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm công bằng trong hưởng thụ các thành
quả và mở ra cơ hội như nhau cho nữ và
nam giới trong việc phát huy các tiềm
năng cá nhân. Như vậy, nói bình đẳng giới
khơng chỉ đấu tranh giành quyền lợi cho
phụ nữ, mà cịn đấu tranh chống lại sự bất
bình đẳng của cả hai giới. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy, sự bất bình đẳng giới ở Việt
Nam chủ yếu xảy ra đối với phụ nữ nên
nhận thức bao trùm về bình đẳng giới là
địi qun lợi cho phụ nữ. Vì vậy, có thê
tiếp cận bình đẳng giới trong bối cảnh hiện
nay chủ yếu là bảo đảm cơ hội bình đăng
của giới nữ. Vì vậy, đội ngũ nữ trí thức nói
chung, nữ trí thức của Đồng Nai nói riêng
cần có những đóng góp nhiều hơn trong sự

nghiệp bình đẳng giới.
Từ kết quả khảo sát 800 phiếu đối với
nữ trí thức tỉnh Đồng Nai trong quá trình
thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát
huy vai trò của đội ngũ nừ tri thức tỉnh
Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay”, bài
viết phân tích vai trị của đội ngũ nừ trí
thức tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất một số
giải pháp để phát huy vai trị của đội ngũ
này trong sự nghiệp bình đang giới.

giới đều có vị trí, vai trị như nhau và có
cơ hội ngang nhau đê phát triên. Mọi công
việc trong gia đình đều được các thành viên,
trước hết là vợ và chồng cùng nhau chia sẻ
và hưởng thụ thành quả. Vợ và chồng bình
đẳng bàn bạc, quyết định và thực hiện công
việc, đặc biệt là cùng nhau chia sẻ công
việc nội trợ và chăm sóc con cái.
Qua kết quả khảo sát cùa Đe tài cho
thấy, nhìn chung, nữ trí thức của Đồng Nai
rất khéo léo, thông minh trong việc phân
chia công việc với chồng và các thành viên
trong gia đình. Cụ thể, với câu hỏi “Trong
gia đình, vợ hay chồng đảm nhiệm chính
các cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái”,
kết quả như sau: vợ đảm nhiệm: 32,5% ý
kiến; chồng đảm nhiệm: 0,8% ý kiến; cả
vợ và chồng: 65% ý kiến; người khác trong

gia đình: 1,5% ý kiến. Đặc biệt, trong số
nam giới được hỏi, có đến 69,7% ý kiến
cho rằng cơng việc nội trợ, chăm sóc con
cái là cả vợ và chồng cùng đảm nhiệm.
Nữ trí thức là những người có trình độ,
hiểu biết và tinh tế nên họ ln biết cách
để mọi thành viên trong gia đình cùng vui
vẻ gánh vác cơng việc cho nhau. Vì vậy,
họ dề dàng khắc phục khó khăn để hồn
thành tốt nhiệm vụ được giao, nồ lực phấn
đấu để học tập nâng cao trình độ và khăng
định năng lực của bản thân. Các nữ trí thức
giữ chức vụ từ phó, trưởng phịng cấp tỉnh
trở lên được phỏng vấn đã chia sẻ: Họ từng
nhiều lần bị quá tải công việc của cơ quan,
và mồi lần như vậy để có thể giải quyết on
thỏa mọi việc, họ đã khéo léo nhờ sự giúp
đờ của những người thân trong gia đình,
đặc biệt là nhờ chồng, con chia sẻ, gánh
vác các cơng việc nội trợ.
Sự nghiệp bình đãng giới trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai đến nay đã đạt được những kết quả
rất tích cực. Điều này nói lên vai trị quan
trọng cùa đội ngũ nữ trí thức, họ rất thơng
minh, khéo léo để vừa có thể làm tốt vai trị
“giữ lửa” nhưng vẫn có thời gian để tham gia
công tác xã hội, làm việc và cống hiến.

2. Vai trị của đội ngũ nữ trí thức Đồng
Nai trong sự nghiệp bình đắng giới


Có thể khái qt sự tham gia của đội
ngũ nữ trí thức Đồng Nai trong sự nghiệp
bình đẳng giới ở các phương diện sau:
Thứ nhất, vai trò của đội ngũ nữ tri thức
Đồng Nai vì bình đắng giới trong gia đỉnh
Bình đẳng giới trong gia đình là mọi
thành viên trong gia đình, trước hết là cả
vợ và chồng đều có vai trị, trách nhiệm và
quyền lợi như nhau trong lao động, học tập,
nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ
vãn hóa và tham gia các hoạt động xã hội.
Nghĩa là, trong gia đình nữ giới hay nam

Khoa học chính trị - số 04/2022


78_____________________________________

• Kinh nghiệm - Thực tiễn

Một vấn đề khơng kém phần quan trọng
thể hiện sự bình đẳng giới trong gia đình
đó là việc quyết định những vấn đề quan
trọng của gia đình. Với câu hởi “Trong gia
đình chị, ai là người quyết định những vấn
đề quan trọng?” cho kết quả rất đáng mừng
khi 20/20 trường hợp được phỏng vấn sâu
đều trả lời “do 2 vợ chồng bạc bàn và cùng
quyết định”. Bên cạnh đó, 100% trường

hợp phỏng vấn sâu cho rằng, nữ trí thức
cần phấn đấu đe ln chủ động về kinh tế,
có địa vị ngồi xã hội, khơng nên lùi về
phía sau dành sự tiến thân cho chồng. Bởi
vì, đây là cách để nữ trí thức khẳng định
năng lực của bản thân và trở nên có giá trị
hơn trong mắt của chồng, con. Từ kết quả
khảo sát cho thấy, nữ trí thức của Đồng
Nai có tư duy rất cấp tiến. Họ biết rõ về giá
trị của mình trong gia đình và ln nồ lực
để bảo vệ điều này.
Do chủ động về kinh tế cùng sự hiểu
biết nên nữ trí thức có điều kiện tốt để
chăm sóc con cái một cách khoa học từ học
hành, sức khỏe cho đến những chăm chút
về mặt tinh thần. Họ góp phần tạo lập một
thế hệ tương lai của gia đình và xã hội có
sức khỏe tốt, có trí tuệ và lối tư duy hiện
đại. Đây là điều hết sức quý giá mà đội ngũ
nữ trí thức đã làm được. Trong khoảng 20
năm (từ năm 1998 - 2019), Liên đoàn Lao
động tỉnh Đồng Nai tổ chức tuyên dương
31 nghìn em học sinh là con công nhân
viên chức, người lao động học giỏi, sống
tốt, trong đó, hầu hết các em đều có mẹ là
trí thức(1).
Ngồi việc chăm sóc vẹn tồn cho gia
đình, nữ trí thức tỉnh Đồng Nai cũng biết
dành thời gian để chăm sóc sức khỏe của
bản thân, làm đẹp và thực hiện những

điều mình u thích mà trước đây khi con
cái cịn nhỏ họ chưa có điều kiện để theo
đuổi. Với câu hỏi: “Chị có nhu cầu/dành
sự quan tâm đến điều gì trong thời gian
tới: Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ; nâng cao trình độ lý luận chính trị; sự

thăng tiến; việc học hành của con cái; vun
vén cho hạnh phúc gia đình; sức khỏe; làm
đẹp”, có kết quả trả lời như sau: 20/20 ý
kiến cho rằng sẽ dành sự quan tâm cho
việc học hành của con cái; 20/20 ý kiến
dành thời gian đế vun vén hạnh phúc gia
đình; 20/20 ý kiến lựa chọn sức khỏe và
làm đẹp; 18/20 ý kiến cho biết sẽ dành thời
gian để học tập nâng cao trình độ; 01/20 ý
kiến chọn sự thăng tiến.
Thực tế cho thấy, đội ngũ nữ trí thức
Đồng Nai đã có những đóng góp rất quan
trọng trong sự nghiệp bình đãng giới. Họ
đang nỗ lực hằng ngày, họ biết phát huy lợi
thế của mình là sự hiểu biết, tinh tế, khéo
léo để bào vệ những quyền lợi chính đáng
mà họ đáng được thụ hưởng. Đây là thuận
lợi để đội ngũ nữ trí thức Đồng Nai tiếp tục
có những đóng góp nhiều hơn cho xã hội,
cho sự phát triển bền vừng của Đồng Nai
trong thời gian tới, nhất là sự nghiệp bình
đẳng giới.
Thứ hai, vai trị của đội ngũ nữ trí thức

Đơng Nai vì bĩnh đãng giới trong xã hội
Vai trò của đội ngũ nữ trí thức Đồng
Nai vì bình đẳng giới trong xã hội được
thể hiện ở một số lĩnh vực cơ bản sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế: Trí thức nữ
cũng là những người luôn thực hiện và
tham gia tuyên truyền vận động người lao
động cũng như gia đình và xã hội thực hiện
tốt chủ trương, đường lối phát triến kinh
tế của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính
quyền địa phương.
Trong những năm qua, đội ngũ nữ
doanh nhân nói riêng và trí thức nữ nói
chung của Tỉnh đã khẳng định được phẩm
chất nghề nghiệp, bản lĩnh, năng lực kinh
doanh, khả năng lãnh đạo, khả năng nắm
bắt xu thế đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững kinh tế của Tỉnh. Mặc dù số lượng
nữ doanh nhân không nhiều, chỉ chiếm
2% so với tổng số hội viên phụ nữ trên địa
bàn (7.687/413.596 người) nhưng hầu hết
họ đều có trình độ văn hóa cao, có kinh

Khoa học chính trị - số 04/2022


* Kinh nghiệm - Thực tiễn________________

79


nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, đóng
vai trị quan trọng trong các hoạt động
phát triền kinh tế - xã hội của Tỉnh. Các
tổng công ty lớn hiện nay trên địa bàn
Đồng Nai, như Tồng công ty Tín Nghía,
Tổng cơng ty cổ phần phát triển Khu công
nghiệp Đồng Nai (Sonadezi), Tổng công ty
Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, Cơng
ty Golf Long Thành... đều có nữ trí thức
giữ vị trí chủ chốt, là những điển hình
doanh nhân thời kỳ đổi mới. Sự điều hành
hoạt động của các doanh nghiệp này tạo
việc làm cho hàng trăm nghìn lao động,
đồng thời đóng góp rất lớn cho ngân sách
nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
này cịn tích cực tham gia hoạt động thiện
nguyện, góp phần giảm bớt khó khăn cho
nhiều đối tượng chính sách, khó khăn của
địa phương.
Những đóng góp của đội ngũ trí thức
cho sự phát triển của đất nước và địa
phương đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận
thơng qua các danh hiệu mà các nừ trí thức
đạt được, những giải thưởng mà họ được
trao tặng. Từ năm 2016 - 2021, có trên 53
nghìn lượt nừ trí thức đã được Liên đoàn
lao động khen tặng danh hiệu “Giỏi việc
nước, đảm việc nhà” cấp cơ sở, 31 cá nhân
được Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp

phát triến của phụ nữ Việt Nam”; 137 nữ
trí thức được Hội nữ trí thức Tỉnh trao giải
thưởng “Nữ tài năng”(2). Nhiều nữ trí thức
đạt các danh hiệu cao quý như: Anh hùng
lao động thời kỳ đổi mới, Nhà giáo ưu tú,
Thầy thuốc ưu tú, Huân chương lao động
hạng Hai, hạng Ba; Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ, của các bộ, ban, ngành,
đồn thể Trung ương, của Thường trực
Tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh;
Chiến sĩ thi đua toàn quốc, chiến sĩ thi đua
cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở...
- Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội:
Trước hết, cần đánh giá vai trị của đội
ngũ nữ trí thức vì bình đẳng giới trong lĩnh

vực giáo dục. Ngành giáo dục và đào tạo
của Đồng Nai có nhiều nữ trí thức giữ vị trí
lãnh đạo, quản lý như: Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Đồng Nai, Đại học Đồng Nai, Đại
học Lạc Hồng, Trường Chính trị tỉnh Đồng
Nai. Trong nhiều năm qua, họ đều phát huy
vai trị, đưa đơn vị hồn thành tốt, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ... Chất lượng đào
tạo và nghiên cứu khoa học của các đơn vị
này đều được các cơ quan quản lý trực tiếp
đánh giá tốt, được nhận nhiều phàn thưởng
cao quý của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đội
ngũ nữ trí thức Đồng Nai là lực lượng có
số lượng đông đảo (chiếm tỷ lệ 61,3%).
Họ là những người thực hiện chức năng,
nhiệm vụ chuyên môn, quản lý, giảng dạy
và nghiên cứu khoa học, góp phần chăm lo
phát triến nguồn nhân lực, nâng cao dân
trí, đào tạo nhân tài cho Tỉnh. Hiện nay,
Đồng Nai có 1.163 giảng viên nữ (chiếm
tỷ lệ 42,5%) trong tổng số 2.734 giảng
viên tại các trường cao đẳng và đại học
của Tỉnh; 17.276 giáo viên nữ (chiếm tỷ lệ
75,8%) trong tổng số 22.787 giáo viên trực
tiếp đứng lớp các trường phổ thơng<3).
về trình độ chun mơn, tỷ lệ nữ trí thức
có học hàm, học vị cao ngày càng tăng.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng
Nai, tổng số công chức, viên chức thuộc
các trường học do Sở quản lý có 04 tiến sĩ,
718 thạc sĩ, trong đó có 431 nữ (chiếm tỷ
lệ 60%)(4). Thực tế này đã vượt xa chỉ tiêu
đề ra trong kế hoạch hành động của ngành
giáo dục về thực hiện bình đẳng giới (theo
chỉ tiêu của Sở đến năm 2025 có tỷ lệ 50%
thạc sĩ).
Riêng Trường Đại học Đồng Nai có:
39 tiến sĩ, trong đó nữ là 11 người, (chiếm
tỷ lệ 28,2%); 228 thạc sĩ, trong đó nữ là
30 người (chiếm tỷ lệ 13,1%) trong tổng
số giảng viên, cán bộ, công nhân viên của

trường(5). Theo kết quả khảo sát của Đe tài

Khoa học chính trị - số 04/2022


80_____________________________________

• Kinh nghiệm - Thực tiễn

(tính đến tháng 5/2021): số giảng viên cơ
hữu của Trường Đại học Lạc Hồng là nừ có
trình độ tiến sĩ là 30/92 người (chiếm tỷ lệ
27,6%); trình độ thạc sĩ là 123/247 người
(chiếm tỷ lệ 49,8%). Trường Chính trị tỉnh
Đồng Nai có 03 tiến sĩ, trong đó có 01 nữ
tiến sĩ (chiếm tỷ lệ 33,3%); 18 thạc sĩ, trong
đó nữ là 13 người (chiếm tỷ lệ 72,2%).
Bên cạnh đó, đội ngũ nữ trí thức trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã phát huy tốt
vai trị, vị thế của mình trong quản lý, điều
hành. Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo,
quản lý trong lĩnh vực giáo dục ngày càng
tăng. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng
Nai, có 159 cán bộ do Sở quản lý, trong
đó có 44 nữ (chiếm tỷ lệ 27,7%(6). Ngành
giáo dục và đào tạo Đồng Nai đã và đang
có nữ cán bộ giữ vai trò chủ chốt trong lãnh
đạo, quản lý. Cụ thể: Sở Giáo dục và Đào
tạo Đồng Nai có giám đốc, phó giám đốc
là nữ; Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai có

hiệu trưởng là nữ. số nữ cán bộ quản lý là
636 người (chiếm tỷ lệ 50,39%) trong tổng
số 1.262 cán bộ quản lý của các trường tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phồ thông<7).
Những năm qua, đội ngũ nữ trí thức làm
việc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã
góp phần quyết định vào việc phát triển
nền giáo dục của Tỉnh, cơ sở chủ yếu để
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Có thể nói, những năm qua, kết quả đạt
được của ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai
có phần đóng góp khơng nhỏ của đội ngũ
giáo viên nữ và cán bộ lãnh đạo nữ. Đặc
biệt, đáng ghi nhận là sự nồ lực học tập,
nâng cao trình độ của nữ cán bộ lãnh đạo,
quản lý và giáo viên. Trình độ của đội ngũ
giáo viên nữ đã vượt chỉ tiêu đề ra trong
kế hoạch hành động của ngành giáo dục về
thực hiện bình đẳng giới.
Ở lĩnh vực y tế, đội ngũ nữ trí thức
cũng giữ các vai trò quan trọng, tổng sổ nữ
trong ngành y tế của Tỉnh là 1.212 người,
sổ người có trình độ đại học trở lên là
776/1.212 (chiếm tỷ lệ 64%); sau đại học

91/1.212 người (chiếm tỷ lệ 7,5%); tiến sĩ,
chuyên khoa II là 23 người (chiếm tỷ lệ
1,8%)<8). Các nữ trí thức trong ngành y tế
đều giữ những vị trí quan trọng, hang ngày,
hằng giờ tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân,

khám chữa bệnh, động viên tinh thần bệnh
nhân, giảng dạy, hướng dẫn phòng bệnh...
cần mần làm việc với phương châm “lương
y như từ mẫu”. Đặc biệt, trong các bệnh
viện chuyên ngành như nhi hoặc khoa phụ
sản, dinh dưỡng ở các bệnh viện, nừ trí
thức là bác sĩ chun khoa ln chiếm số
đơng và giữ vị trí trọng yếu, góp phần rất
lớn trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
là những bước đầu tiên hình thành nguồn
lực con người cho xã hội.
- Trong lĩnh vực chính trị: ơ Đơng Nai,
được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền
các cấp, nữ trí thức ngày càng có cơ hội tiếp
cận quyền tham chính. Nhiệm kỳ 2020 2025, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp
đều tăng so với nhiệm kỳ 2015 - 2020. Nhiệm
kỳ 2015 - 2020, số lượng nữ trí thức tham
gia cấp úy cấp trên cơ sở là 94/517 người
(chiếm tỷ lệ 18,18%); nữ trí thức tham gia
cấp ủy cơ sở là 1.123/4.875 người (chiếm tỷ
lệ 23,03%(9). Nhiệm kỳ 2020-2025, số lượng
nữ trí thức tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở là
111/493 người (chiếm tỷ lệ 22,52%), tham
gia cấp ủy cơ sở là 1.292/4.421 người (chiếm
tỷ lệ 29,22%), tham gia Ban Thường vụ cấp
ủy là 25/148 người (chiếm tỷ lệ 16,89%),
tham gia Ban Chấp hành đảng bộ Tỉnh 11/52
người (chiếm tỷ lệ 21,15%(10).
Hiện nay, nữ trí thức giữ vai trò lãnh đạo
chủ chốt trong bộ máy chính quyền các cấp

của Đồng Nai chiếm tỷ lệ khá cao. số lượng
nữ tham gia đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV
là 27,27%; tham gia đại biểu Hội đồng nhân
dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 cấp tỉnh là 34,48%,
cấp huyện là 31,22%, cấp xã là 30,12%; tham
gia đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ
2021 - 2026 cấp tỉnh là 33,33%, cấp huyện
là 29,46%, cấp xã là 32,59%. ủy ban nhân
dân các cấp có nữ trong ban lãnh đạo lên tới

Khoa học chính trị - Sơ' 04/2022


* Kinh nghiệm - Thực tiễn________________

_____________________________________ 81

62,09%. Sở, ban, ngành tương đương cấp
tỉnh có nữ trong ban lãnh đạo chiếm 45,45%.
Cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt trong các sở,
ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh là 20,9%, cấp
huyện là 15,51%, cấp xã là 19,15%”(11). Đội
ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức trên địa
bàn Tỉnh hiện có 45.715 người, chiếm 64%
trong tổng sổ 71.890 người lao động làm
việc trong khối hành chính sự nghiệp Tỉnh
và chiếm 11 % trong tổng số hội viên phụ nữ
của Tỉnh. Nữ trí thức chiếm gần 50% trong
đội ngũ nừ cán bộ công chức, viên chức của
Tỉnh với gần 22 nghìn người”(12).

Từ phân tích trên cho thấy, hiện nay,
trong xu thế của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng và yêu cầu phát triển bền
vững của địa phương, vai trị của đội ngũ
nữ trí thức Đồng Nai đã được khẳng định
trên tất cả các phương diện, từ gia đình đến
ngồi xã hội. Có được kết quả này là do nữ
trí thức Đồng Nai đã biết kế thừa những giá
trị truyền thống của phụ nữ Việt Nam, phụ
nữ tỉnh nhà kết hợp với sự nồ lực của chính
bản thân đội ngũ nữ trí thức; sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền
Đồng Nai và sự hồ trợ, động viên của những
người thân trong gia đình.
Đội ngũ nữ trí thức Đồng Nai đã có
những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp
bình đăng giới với tư cách là chủ thè,
góp phần truyền thơng trí thức nhân loại,
khẳng định phụ nữ cũng có thế thành danh
và cống hiến nhiều cho xã hội, cho địa
phương. Chính họ là tấm gương cho các
thế hệ phụ nữ Đồng Nai, nhất là nữ trí thức
trẻ noi theo; đồng thời, có tác động đến
nhận thức trong gia đình và ngồi xã hội.

chính sách của Nhà nước, các cấp ủy,
chính quyền tỉnh Đồng Nai cần có thêm
chính sách đặc thù, thật cụ thể nhằm hồ trợ
và tạo điều kiện cho nữ trí thức có đủ kiến

thức, kỳ năng thực hiện tốt trách nhiệm
của mình.
Trước hết, cần tạo cơ hội và điều kiện
để nữ trí thức được đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức chun mơn; trình độ ngoại ngừ, tin
học và tham gia các khóa bồi dưỡng về kỳ
năng mềm. Việc tạo cơ hội và điều kiện
chính là sự hồ trợ kinh phí học tập. Bởi
thực tế hiện nay, nếu nữ trí thức khơng
trong diện quy hoạch các chức danh cán bộ
lãnh đạo, quản lý của địa phương, đơn vị
thì việc học tập nâng cao trình độ chun
mơn để đáp ứng tốt yêu cầu công việc đều
phải tự trang trải kinh phí (Đây là một khó
khăn lớn của nữ trí thức Đồng Nai); bảo
đảm tỷ lệ nữ khi thực hiện quy hoạch, bồ
nhiệm cán bộ để nữ trí thức có cơ hội thể
hiện và phát huy năng lực của bản thân;
Đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền để
nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai
trò của đội ngũ nữ trí thức, nhất là trong
các hội nghị, diễn đàn về nữ giới, về nữ trí
thức phải mời các nam trí thức tham dự để
lan tỏa sự quan tâm, trách nhiệm dành cho
nữ giới.
Thứ hai, xóa bỏ rào cản từ thái độ tự kỳ
thị của phụ nữ
Bản thân nữ trí thức Đồng Nai trước hết
phải ý thức được đầy đủ vai trị về giới
của mình mới có thể nắm bắt được những

cơ hội phát triển hướng tới cách ứng xử
bình đẳng giới. Nữ trì thức Đồng Nai cần
nồ lực nhiều mặt để vượt qua rào cản của
sự tự kỳ thị; vượt qua tâm lý an phận, ln
có ý thức cầu tiến, độc lập trong tư duy để
phát triển bản thân; tích cực tham gia vào
các hoạt động xã hội đe tích lũy tri thức và
kinh nghiệm; tận dụng sự hồ trợ tích cực
từ phía khách quan, cùng với những nồ lực
chủ quan, vượt qua những trở ngại về giới
đe xác lập vai trò, tạo vị thế cho bản thân.

3. Một số giải pháp phát huy vai trò
của đội ngũ nữ trí thức Đồng Nai trong
sự nghiệp bình đắng giới

Thứ nhất, có chính sách ho trợ, tạo điểu
kiện cho nữ trí thức cong hiến
Đe hồ trợ nữ trí thức làm tốt vai trị kép
của mình, bên cạnh chủ trương của Đảng,

Khoa học chính trị - số 04/2022


82_____________________________________

• Kinh nghiệm - Thực tiễn

Nữ trí thức Đồng Nai cần phát huy
những lợi thế cúa mình với tinh thần cầu

tiến, khiêm tốn, sằn sàng học hỏi và kiên
trì, suy nghĩ đột phá và mềm mại trong
ứng xử. Đây sẽ là điều kiện tốt để nữ trí
thức phát triển bản thân. Bởi, thực tế cho
thấy, cơ hội chỉ đến với những phụ nừ dũng
cảm, dám đề xuất ý tưởng, sáng kiến, dám
thử nghiệm và chấp nhận rủi ro. cần ý
thức được rằng, người phụ nữ thông minh,
đảm đang thời nay không phải là người
phụ nữ chỉ biết lao vào gánh vác tất cả
cơng việc gia đình, mà phải biết khéo léo
thuyết phục chồng, con, những người thân
trong gia đình cùng chia sẻ việc nhà, đồng
thời mạnh dạn sử dụng các dịch vụ để giải
phóng sức lao động của phụ nữ trong công
việc nội trợ. Bằng cách này, phụ nữ sẽ có
thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa,
học tập nâng cao trình độ để từ đó nâng
cao giá trị bản thân.
Thứ ba, phát huy vai trò tham mưu của
các tố chức chỉnh trị - xã hội - nghề nghiệp
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỳ thuật
Đồng Nai, Hội liên hiệp Phụ nữ Đồng Nai,
Hội Nữ trí thức Đồng Nai cần tăng cường
và đổi mới các hoạt động nhằm thu hút
nữ trí thức tham gia vào các hội, từ đó
khai thác có hiệu quả thế mạnh của đội
ngũ nữ trí thức, nhất là trong đấu tranh
cho sự nghiệp bình đẳng giới. Trong thời
gian tới, Liên hiệp các Hội Khoa học và

Kỳ thuật Đồng Nai cần sớm xây dựng cơ
sở dừ liệu về đội ngũ trí thức nói chung,
đội ngũ nữ trí thức nói riêng để có cái
nhìn tổng thể về trình độ, thế mạnh và cả
những rào cản, khó khăn, thách thức của
đội ngũ nữ trí thức. Từ đó, các tổ chức này
có những kiến nghị, đề xuất với cấp ủy,
chính quyền Đồng Nai ban hành cơ chế,
chính sách tạo điều kiện để nữ trí thức
phát huy cao nhất năng lực, sở trường của
mình. Hội liên hiệp Phụ nữ Đồng Nai, Hội
Nữ trí thức Đồng Nai cần tố chức thường
xuyên những buổi tọa đàm, hội thảo với

chủ đề về bình đẳng giới cho nữ trí thức
được tham gia, từ đó nâng cao nhận thức
về giới để biết cách bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của bản thân cũng như của
giới nữ, góp phần cho sự nghiệp bình đẳng
giới của TỉnhQ

(I)và(8)

Liên đồn Lao động tình Đồng Nai, Báo cáo

số 681/BC-LĐLĐ ngày 30/6/2020 về tổng kết 10
năm thực hiện Nghị quyết số 6b/NQ-BCH về công

tác vận động nữ công nhân viên chức lao động thời
kỳ đày mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

(2), (10). (11) và (12) JỊỘJ Phụ njj tjnh Dơng Nai, Báo cáo

chính trị Ban Chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Đồng Nai tại Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Đồng
Nai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021-2026, năm 2021
(3) Tổng hợp từ thống kê của Cục Thống kê Đồng

Nai năm 2021
(4) Theo thống kê của Vãn phòng, Sở Giáo dục và

Đào tạo tỉnh Đồng Nai năm 2021

(5)Theo thống kê cùa Phòng Đào tạo, Trường Đại
học Đồng Nai năm 2020
(6) và (7)

jLeo thống kê của Văn phòng, Sở Giáo dục

và Đào tạo tỉnh Đồng Nai năm 2020

(9) Tỉnh ủy Đồng Nai, Biểu số liệu về cấp ủy, Ban
Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (nhiệm kỳ 2015 - 2020)

Khoa học chính trị - số 04/2022




×