Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các hình thức tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 13 trang )

Các hình thức tun trun, phơ biên,
giáo dục pháp luật cho đồng bào
dân tộc thiểu số, miền núi
Cao Thị Hồng Minh*

Tóm tắt: Phố biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số,
miền núi là công tác quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bài
viết sừ dụng phương pháp phân tích tài liệu gồm các văn bản, quy định của
Nhà nước, các báo cáo nghiên cứu) liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu chỉ

ra rằng, đặc điểm chung của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là những

người có nhận thức về pháp luật rất hạn chế và tâm lý chung của người dân
đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là họ thường coi trọng luật tục của dân tộc

mình nhiều hơn. Cơng tác tun truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng
bào dân tộc thiếu số cũng cần chú ý tới một số đặc thù như là vai trị của
những cá nhân có uy tín và tiếng nói trong dịng họ, trong bn làng cũng như
tồn tại sự bất bình đẳng giới trong giáo dục, phụ nữ vẫn là đối tượng chịu

nhiều thiệt thòi, hạn chế hơn so với nam giới. Đây là những đặc thù cần lưu ý
trong quá trình triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đạt

được hiệu quả thiết thực nhất*1.

Từ khóa: Dân tộc thiểu số; Luật tục; Giáo dục pháp luật.
Ngày nhận bài: 24/2/2022; ngày chỉnh sửa: 4/3/2022; ngày duyệt đăng:
15/3/2022'

1. Đặt vấn đề


Công tác phố biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của q
trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
* ThS., Ban Chính sách - Luật pháp, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
1 Bài viết là sản phẩm của Đe tài độc lập cấp Quốc gia “Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề
xuất giải pháp bảo vệ và hỗ trợ một số nhóm phụ nữ đặc thù” (Mã số đề tài: ĐTĐL.XH-04/20)
do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ ưì thực hiện năm 2020-2022.


116 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 1, tr. 115-127

dân, do dân, vì dân. Xuất phát từ vai trị, ý nghĩa quan frọng của cơng tác
PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này, đặc biệt là
PBGDPL cho các đối tượng đặc thù, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS),
miền núi là nhóm đối tượng quan trọng. Điều này được khẳng định trong Hiến
pháp 2013 và cụ thể hoá trong Nghị định số 5/2011/NĐ-CP của Chính phủ về
Cơng tác dân tộc quy định tại Điều 18 về chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật
và trợ giúp pháp lý, trong đó quy định rõ: “1. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các dịch vụ trợ giúp
pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật; 2. Chính quyền các cấp có trách
nhiệm xây dụng và thực hiện các chưong trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp
luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng DTTS; 3. Sử
dụng có hiệu quả các phưong tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức
phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào dân
tộc thiểu số”.
Bên cạnh đó, việc ban hành các chính sách liên quan đến PBGDPL cho
vùng đồng bào DTTS thông qua các đề án cũng được đẩy mạnh. Trong đó, nổi bật
là Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 và
Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 04/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào
DTTS từ năm 2009 đến năm 2012”, Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 09/4/2012
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Ket luận số
04-KL-TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), Quyết
định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Đẩy mạnh cơng tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và
miền núi giai đoạn 2017-2021”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sổ
498/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hơn và hơn nhân
cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025” với mục tiêu nhằm nâng
cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng
bào DTTS.

Để pháp luật đi vào cuộc sống, đưa pháp luật đến với người dân, phát huy
hiệu lực thực tế, thông qua đó nâng cao ý thức pháp luật của người dân thì bên
cạnh các u cầu về chất lượng và tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp
luật, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trị rất quan trọng vì
đây là hoạt động tác động trực tiếp vào chính ý thức của con người.

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu một số hình thức tuyên truyền
PBGDPL cho đồng bào DTTS, miền núi và phân tích một số yếu tố tác động đến
hoạt động này, góp phần tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động


Cao Thị Hồng Minh 117

một cách phù hợp, hiệu quả theo đặc thù đối tượng và vùng miền. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phân tích tài liệu sơ cấp (văn kiện Đảng, các văn bản pháp luật
có liên quan... và nghiên cứu tài liệu thứ cấp (các bài báo, bài tạp chí, các báo cáo
nghiên cứu, v.v. liên quan đến vấn đề nghiên cứu.


2. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Đặc điểm chung của đồng bào DTTS, miền núi là những người có điều kiện
nhận thức pháp luật rất hạn chế, môi trường tiếp xúc pháp luật cũng nhỏ hẹp, trong
phạm vi và khuôn khổ nhất định. Chính đặc thù này đã ảnh hưởng tới hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật. Hình thức PBGDPL đối với đối tượng này cũng cần
có phương pháp đặc thù riêng nhằm đạt được hiệu quả thiết thực.
Sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật
Tuyên truyền PBGDPL thông qua các phiên sinh hoạt của người dân, hội
viên... Các kiến thức pháp luật sẽ được cập nhật và chủ yếu là những lĩnh vực
pháp luật liên quan đến những vấn đề đang diễn ra tại địa phương. Khi tham gia
các buổi sinh hoạt, người dân được tiếp nhận thông tin pháp luật từ tờ rơi bằng
tiếng phổ thông và tiếng dân tộc phù hợp với từng nhóm dân tộc để tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS, từ đó làm thay đổi dần các phong tục, tập
quán lạc hậu. Người dân cũng được trao đổi, tư vấn về pháp luật đối vói các vụ
việc mà người dân quan tâm. Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai mơ hình
thí điểm về dịch vụ tư vấn, hồ trợ về bình đẳng giới tại 30 xã, phường, thị trấn ở
miền núi, vùng cao cho đồng bào DTTS như nói chuyện chuyên đề vê các lĩnh vực
như y tế, giáo dục, văn hóa; chiếu phim về lĩnh vực gia đình, chăm sóc y tế, bạo
hành gia đình; tổ chức thi tìm hiểu các quy định của pháp luật về bình đăng giới; tổ
chức hịa giải, góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư đối với các gia đình (Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội, 2015).

Hoạt động hòa giải ở cơ sở

Có thể nói, hình thức hồ giải ở cơ sở là hình thức khá phù hợp để áp
dụng tuyên truyền pháp luật cho đồng bào DTTS, miền núi. Các hòa giải viên
được bầu đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt, sống gương mẫu, có
uy tín, có khả năng vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành pháp luật, phù
hợp với đặc trưng riêng của đồng bào DTTS là luôn luôn sùng bái, tin tưởng

vào già làng, trưởng bản hoặc người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng của
mình. Hơn nữa, hịa giải viên là những người sinh sống tại cộng đồng dân cư
(thôn, làng, ấp, bản, thôn, tổ dân phố...) nên họ có điều kiện phát hiện sớm và
nắm bắt được nội dung mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh, rất thuận lợi trong
q trình hịa giải. Sự tương đồng ở những khía cạnh nhất định về lối sống,


118 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 1, tr. 115-127

quan điểm tiếp cận vấn đề... của những người sống trong một môi trường
cộng đồng dân cư cũng góp phần khơng nhỏ trong q trình hịa giải thành vụ
việc. Thơng qua hịa giải, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu
sắc, sức lan tỏa rộng.

Phổ biến giáo dục pháp luật qua hoạt động tộc họ

Đây là hình thức tuyên truyền mới. Qua nghiên cứu, ở một số DTTS đang
triển khai thêm một hình thức tun truyền hiệu quả đó là “lồng ghép phổ biến,
giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của tộc họ” của đồng bào dân tộc Chăm
huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, tiêu biểu là Tộc họ Kut HaMuPhok (nhánh
1) thuộc Mỹ Nghiệp, Thị trấn Phước Dân, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận
Sở Tư pháp tỉnh Ninh Thuận, 2018). Tộc họ có Quy ước để điều chỉnh mọi sinh
hoạt; có Ban Tư vấn, Ban Điều hành rất quan tâm đến nề nếp sinh hoạt cũng như
công tác khác tại địa phương nhằm xây dựng Dịng họ Văn hóa. Tộc họ đã chủ
động xây dựng Tộc ước nhằm điều chỉnh tất cả các hoạt động đi vào tổ chức và
thực hiện đúng theo Hiếp pháp, Pháp luật cũng như những văn bản chỉ đạo, điều
hành của chính quyền các cấp. Hầu hết các hộ gia đình và thành viên hưởng ứng
nhiệt tình với lịng ủng hộ cao khi tham gia cũng như công tác giáo dục, tuyên
truyền về đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Thơng qua hình thức tự

hồ giải mâu thuẫn nội bộ như: Tộc họ chủ trương khuyến khích, vận động mọi
người trong tộc họ nếu xẩy ra có tranh chấp, bất đồng chính kiến trong nội bộ tộc
họ thì trước tiên mỗi người biết tự giác kiềm chế, khơng nói lời làm gây thêm sự
bức xúc, làm trầm trọng mối bất hoà trong nội bộ; phối họp với Ban điều hành Tộc
họ cũng như chính quyền tại địa phương để giải quyết những bất đồng hay tranh
chấp; không khiếu nại sai quy định; không nghe và làm theo kẻ xấu đe tham gia
những việc sai pháp luật. Những hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói
trên đã phát huy tác dụng nhất định. Bên cạnh những hình thức tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật có hiệu q thì vần cịn một số hình thức chưa thực sự đạt
được hiệu quả tốt.

Tủ sách pháp luật
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, cả nước đã xây dựng được 11.637 tủ sách
pháp luật ở xã, phường, thị ưấn. Phần lớn các tủ sách cấp xã đều bảo đảm có các

loại sách, báo, tài liệu pháp luật theo quy định (Hà Phong, 2018). Tuy nhiên, quá
trình áp dụng cho thấy hình thức tuyên truyền pháp luật qua Tủ sách pháp luật còn
nhiều hạn chế, đặc biệt là sự khai thác của đồng bào DTTS, miền núi. Bên cạnh
đó, các tài liệu của tủ sách pháp luật đa số bằng tiếng kinh không thuận tiện cho
người DTTS tiếp cận.


Cao Thị Hồng Minh 119

Trợ giúp pháp lý (TGPL)
Là sự giúp đỡ miễn phí của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho
người nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách và đồng bào DTTS tiếp cận với các
dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa) nhằm bảo đảm cho mọi cơng
dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. Theo số liệu
thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 1997 đến tháng 6 năm 2019, các Trung tâm

TGPL nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thực hiện TGPL

được 2,232,836 vụ việc cho 2,297,531 lượt người được trợ giúp pháp lý, trong đó
có 457,613 người DTTS, chiếm gần 20% (Trần Nguyên Tú, 2019). Thông qua
việc thực hiện các vụ việc cụ thể đã giúp đồng bào DTTS bảo vệ được quyền và
lợi ích họp pháp của mình, nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật, trên cơ sở đó để
họ ứng xử phù hợp với pháp luật, tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần bảo
đảm cơng lý, thực hiện cơng bằng xã hội, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, phịng
ngừa vi phạm pháp luật. Qua công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về chất
lượng vụ việc TGPL, cho đến nay chưa có vụ việc nào có khiếu nại, kiến nghị về
chất lượng vụ việc và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, công tác TGPL cho người DTTS vẫn cịn gặp phải rất nhiều khó
khăn, rào cản. Chẳng hạn như, đồng bào DTTS sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, đi
lại khó khăn nên ít được tiếp cận với các thông tin về TGPL nên nhiều người chưa
biết được quyền được TGPL của mình. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến việc
triển khai hoạt động, sự tiếp cận của người dân với dịch vụ TGPL miễn phí của
Nhà nước (Thiên Thanh, 2020).

Các chính sách hỗ trợ về hoạt động truyền thông TGPL và TGPL lưu động
cơ sở hiện nay chưa có quy định chính sách hỗ trợ người thực hiện TGPL học các
khóa học tiếng người DTTS. Điều này rất quan trọng khi thực hiện các hoạt động
TGPL vì chỉ khi hiểu được, biết được thậm chí một phần nào đó tiếng nói, tập
quán của người đồng bào DTTS thì hoạt động TGPL lưu động cơ sở và truyền
thông TGPL mới mang lại hiệu quả thiết thực, ý nghĩa hơn cho người được thụ
hưởng chính sách TGPL là người DTTS (Hội đồng Dân tộc, 2018).

3. Tác động của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho
đồng bào DTTS, miền núi
3.1. Tác động từ việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật


Người dân vùng DTTS, miền núi nâng cao ỷ thức pháp luật, hạn chế vi
phạm pháp luật.
Ket quả điều ưa thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2015 của ủy ban
dân tộc thì tỷ lệ tảo hôn chung của 53 DTTS là 26,6%, ưong đó tỷ lệ tảo hơn cao


120 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 1, tr. 115-127

nhất thuộc các DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện KT-XH rất khó khăn như:

Mơng 59,7%; Xing Mun 56,3%, La Ha 52,7%. Gia Rai 42%; Raglay 38,3%;
Bru-Vân Kiều 38,9% (Uỷ ban Dân tộc, 2017). Tảo hôn và hôn nhân cận huyết
không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia
đình và xã hội. Ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản
của người phụ nữ nhất là trẻ em gái. Nguyên nhân xuất phát từ suy nghĩ, thói
quen và theo phong tục, tập quán, nhiều trường họp cho rằng việc lấy vợ, lấy
chồng chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu ưong làng hoặc của cha mẹ
hai bên và sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm, họ khơng nhận thức
được đó là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, nhiều địa phương đã áp dụng giải
pháp tăng cường, tập trung tuyên truyền vào các quy định của pháp luật có liên
quan đến tảo hơn, hơn nhân cận huyết cũng như hậu quả, tác hại và những hệ lụy
do các hành vi này gây ra sẽ nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từng bước
hạn chế, tiến tới chấm dứt tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Bên cạnh đó, cán bộ,
giáo viên ở những trường có nhiều học sinh DTTS thường xuyên tổ chức tuyên
truyền trong các buổi chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, thảo
luận về việc bài trừ nạn tảo hôn; tổ chức các cuộc thi viết, hái hoa dân chủ, biểu
diễn tiểu phẩm... phản ánh hệ lụy, hậu quả của tảo hơn nhằm giáo dục, ngăn

ngừa tình trạng tảo hơn trong học sinh.
Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thơng tin cho thấy, ưên thực tế, vẫn có hiện

tượng đồng bảo DTTS vi phạm pháp luật, theo số liệu của Cục Thống kê tội phạm
và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ưong 05 năm từ 2014-2018, khoảng 82,8%
người chưa thành niên bị khởi tố là dân tộc Kinh, còn lại khoảng hơn 17% thuộc
các DTTS. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng góp phần bảo
đảm trật tự, an tồn giao thơng, từ đó góp phần thay đối hành vi của người tham
gia giao thơng theo hướng tích cực. số liệu thống kê ưên địa bàn tỉnh Bình Thuận
(có 34 DTTS, 101.733 người, chiếm trên 8% dân số của tỉnh) frong quý 1/2016
cho thấy, nhờ sự nồ lực tập trung của các cấp, các ngành trong công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức
khác nhau đã tạo sự chuyển biến của người tham gia giao thơng, tình hình an tồn
giao thơng ưên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả khả quan (quý 1/2016, toàn tỉnh
xảy ra 140 vụ, làm chết 54 người, làm bị thương 119 người, so với cùng kỳ năm
2015, giảm 23 vụ (-14,1%), giảm 43 người bị thương (-26,5%), số người chết

không tăng, không giảm) (Thái Thiện, 2016).
Công tác tuyên truyền được tiến hành thường xuyên, liên tục theo hình
thức “mưa dầm - thẩm lâu ” ở tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị,
đặc biệt là ở cấp cơ sở. Cần phát huy tốt vai trò của các cơ quan thông tấn, báo


Cao Thị Hồng Minh 121

chí trong việc tuyên truyền pháp luật về giao thông. Đây được coi là kênh
thông tin nhanh chóng, kịp thời, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân;
góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận trong xã hội; tuyên truyền,
biểu dương các tấm gương sáng trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an tồn giao
thơng, đồng thời phê phán mạnh mẽ các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp
luật về TTATGT.

Giảm thiếu đơn thư khiếu nại, tố cảo

Tuyên truyền pháp luật, ổn định tình hình ngay từ cơ sở là góp phần quan
trọng trong việc hạn chế tối đa khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, đồng người, kéo
dài, gây mất ổn định an ninh chính trị, ưật tự an tồn xã hội. Trách nhiệm của cán
bộ làm cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo làm việc tại vùng DTTS sẽ
nặng nề hơn vì vừa giải thích, vừa hướng dẫn nhân dân làm đúng theo các trình tự,
quy định của pháp luật, đồng thời phải thực hiện tốt công tác dân vận.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội có chức
năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng
lớp phụ nữ, phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới, do đó hoạt
động tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, lên tiếng bảo vệ
phụ nữ và ưẻ em được các cấp Hội đặc biệt quan tâm. Năm 2018, các cấp Hội
LHPN 63 tỉnh/thành phố (3 cấp) tiếp nhận và xử lý 5011 đơn thư, nội dung đơn
thư chủ yếu liên quan đến xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, chia tài sản khi ly
hơn, đất đai. Trong số đó, có nhiều trường họp là đơn thư của đồng bào DTTS.
TW Hội đã tiếp và tư vấn pháp luật cho 38 lượt công dân. Giai đoạn 2008 -2017,
các Trung tâm tư vấn pháp luật (TVPL), phòng TVPL, trung tâm tư vấn kết hơn có
yếu tố nước ngồi, phịng tư vấn và hỗ trợ phụ nữ và trẻ em có hồn cảnh khó
khăn trực thuộc Hội LHPN các tinh, thành và đơn vị sự nghiệp đã tổ chức tư vấn
được 14.783 cuộc phổ biến giáo dục pháp luật và tư vấn cho 134.873 người (hiện
nay, trong tồn quốc có có 35 tỉnh/thành phố thành lập các Trung tâm Trong đó có
14 trung tâm TVPL thành lập theo Nghị định 77/2008/NĐ-CP), 15 Trung tâm tư
vấn, hồ trợ hơn nhân và gia đình có yếu tổ nước ngoài (thành lập theo Nghị định
126/2014/NĐ-CP), 04 phòng tư vấn/tổ tư vấn pháp luật, 03 Tổ trợ giúp pháp lý, 02
phịng Tham vấn của 03 Ngơi nhà Bình n (Ban Chính sách - Luật pháp, Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2018).
3.2. Một số yếu tể tác động đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật cho đồng bào DTTS, miền núi

Luật tục hoặc ảnh hưởng của một số cá nhân có uy tín


Luật tục tức là nói đến phong tục, tập qn đã hình thành trong nhiều năm,
trong nhiều thế hệ. Đồng bào nói rằng, luật tục là “ông bà để lại cho”. Luật tục vẫn


122 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 1, tr. 115-127

tồn tại và có một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong đời
sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, ở mỗi dân tộc thiểu số khác nhau có luật
tục riêng, thể hiện bản sắc, đặc trưng riêng của dân tộc mình.
về tâm lý chung của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, miền núi

thường coi trọng luật tục của dân tộc mình, ít quan tâm tới pháp luật. Trong đó rải
rác một số nhóm nhỏ dân cư cịn có tư tưởng đối phó pháp luật hay nói cách khác,
họ chỉ chấp hành pháp luật một cách thụ động khi có sự kiểm ứa của cơ quan có
thẩm quyền (Nguyễn Thị Tĩnh, 2015). vấn đề này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết
pháp luật, họ cho rằng sự hiện diện của pháp luật sẽ là mối đe dọa đến sự tồn tại
của luật tục. Đồng bào các DTTS với hơn 13,4 triệu người, chiếm khoảng 14,6%
dân số cả nước. Người DTTS sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố trên
cả nước, tại 548 huyện thị, và 5.266 đơn vị hành chính cấp xã (Phan Thảo, 2018).
Mỗi DTTS có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng tơn giáo đặc thù,
tạo nên sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc
Những hành động, việc làm của đồng bào các DTTS thường chịu ảnh hưởng
bởi những quy định mang tính giáo dục của luật tục. Đó là những giá trị được đúc
kết qua nhiều thế hệ và được coi là tinh hoa văn hố dân tộc, có giá trị xây dựng,
cố kết cộng đồng lớn lao. Nhiều quy định của luật tục gần gũi, tương đồng với quy
định pháp luật như tôn trọng các quy định của cộng đồng, tơn trọng tình đồn kết
giữa các dân tộc, sống gắn bó hài hồ với thiên nhiên... Đây là những điểm quan
trọng mà trong quá trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần chú ý khai
thác, chỉ rõ những nét văn hóa cần phát huy để định hướng cho đồng bào nhận
thức đúng đắn và tuân theo pháp luật.

Đồng bào DTTS thường chịu ảnh hưởng của một số cá nhân trong dịng họ
hoặc bn làng. Đó là những cá nhân có vị trí, uy tín, tiếng nói của họ có ảnh
hưởng rất sâu rộng trong cộng đồng và gần như mang tính quyết định trước nhiều
vấn đề xảy ra. Việc phát huy vai trò của những người này trong việc phối họp,
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là một cách làm hay, hiệu quả (Lò Châu
Thỏa, 2014).
Trình độ học vấn

Trinh độ học vấn của đồng bào DTTS còn nhiều hạn chế. Người DTTS
biết đọc, biết viết tiếng phổ thơng chưa cao, có nhiều dân tộc hơn một nửa dân số
mù chữ. Nghiên cứu năm 2017 chỉ ra, trung bình chỉ có 79,2% người DTTS biết
đọc, biết viết tiếng phổ thơng. Hiện nay có khoảng 14 tỉnh có đơng đồng bào
DTTS, trong đó có một số tỉnh có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động khơng biết
chữ rất cao như ở Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai,
Yên Bái, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Turn, Gia Lai. Sóc Trăng, Trà Vinh, An


Cao Thị Hồng Minh 123

Giang (ủy ban Dân tộc, 2017). Điều này cũng cho thấy những khó khăn nhất
định khi thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật đối vói những đối tượng này.
Đáng chú ý, tỷ lệ người biết đọc biết viết là nam giới cao hơn nữ giới ở tất cả các
DTTS mặc dù sự chênh lệch này khác nhau ở mỗi dân tộc. Tỷ lệ biết đọc biết
viết ở nam giới tính chung cho DTTS là 86,3% trong khi ở nữ giới chỉ đạt 73,4%
(ủy ban Dân tộc, 2017). Con số này cho thấy sự bất bình đẳng giới vẫn còn hiện
hữu tại các vùng đồng bào dân tộc, thiểu số. Phụ nữ vẫn là đối tượng chịu nhiều
thiệt thòi, hạn chế hơn so với nam giới. Chính vì vậy, cơng tác tun truyền phổ
biến giáo dục pháp luật cũng cần chú ý hơn tới đặc thù này để nâng cao hiệu quả
bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điểu kiện kinh tế, xã hội, vãn hóa của đồng bào DTTS, miền núi

Vùng DTTS được xác định là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
nhất trên cả nước. Tính đến cuối năm 2018, hộ nghèo là người DTTS còn 720.731,
chiếm 55,27% tổng số hộ nghèo cả nước (trong khi đó tỷ lệ dân số DTTS chiếm
14,6% dân số của cả nước), thậm chí vẫn cịn nhiều nhóm DTTS có tỷ lệ hộ nghèo
trên 40% (V. Tơn, 2019). Thu nhập bình qn đầu người trong nhóm DTTS cịn
cách rất xa so với thu nhập bình quân đầu người trên cả nước. Trong khi thu nhập
bình qn nhóm DTTS đạt 1.161 nghìn đồng/người/tháng, số liệu trung bình cả
nước đạt 2637 nghìn đồng/người/tháng, gấp hơn hai lần so với nhóm DTTS (ủy

ban Dân tộc, 2017).
Đồng bào các DTTS tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đang ở mức rất
thấp so với bình quân chung cả nước. Tỷ lệ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của
người DTTS trung bình chỉ đạt 44,8%, đặc biệt một số dân tộc, tỷ lệ sử dụng
chỉ đạt chưa đến 1/3 (La Ha, Xtiêng, Ngái, Xinh Mun, Mường, Gia Rai, Bố Y)
(ủy ban Dân tộc, 2017). Đồng bào các DTTS tiếp cận cơ sở hạ tầng tương đối
khó khăn. Khoảng cách trung bình từ nhà đến chợ là 9,1 km, khoảng cách này
tương đối xa để hộ dân có thể thường xuyên tiếp cận đến hoạt động giao
thương. Khoảng cách đến trường THPT là tương đối xa đối với nhóm học sinh
DTTS. Số liệu cho thấy trung bình một học sinh THPT cần di chuyển qua
quãng đường 17,6 km để có thể đến trường. Khoảng 93% các hộ DTTS có điện
lưới sinh hoạt, thấp hơn 5% so với mức trung bình cả nước. Cá biệt, tỷ lệ hộ có
điện lưới rất thấp ở các dân tộc Mảng, La Hủ, Lô Lô, Khơ Mú, và Mông. Một
số dân tộc như ơ Đu, Rơ Mãm, Si La, Hoa, Lự, Cơ Ho, Gia Rai, Brau, lưới
điện quốc gia đã bao phủ gần như tồn bộ thơn bản (tỷ lệ hộ dùng điện lưới lên
đến 99-100%). Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 10 DTTS có tỷ lệ dùng điện lưới
dưới 80%, trong đó, đặc biệt dân tộc Mảng, La Hủ và Lơ Lơ chỉ có dưới 50%
hộ có điện sinh hoạt (ủy ban Dân tộc, 2017).


124 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 1, tr. 115-127


4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật cho đồng bào DTTS, miền núi
Giải quyết tốt vẩn đề xung đột giữa luật tục của đồng bào DTTS, miền

núi và pháp luật của Nhà nước.
Trong quá trình tuyên truyền, PBGDPL cần phải giúp đồng bào DTTS,
miền núi hiểu và nhận thức được pháp luật bảo vệ sự trong sáng của luật tục, bảo
đảm cho luật tục tiến bộ, là công cụ hỗ trợ đặc biệt cho luật tục tiến bộ tồn tại và
phát triển. Tuyên truyền để người dân hiểu rằng việc chấp hành pháp luật cũng là
chấp hành luật tục tiến bộ và ngược lại, nhằm hình thành trong cộng đồng niềm tin
vào pháp luật, xóa dần khoảng cách giữa pháp luật và luật tục. Từ đó họ có tâm lý
yên tâm đế tập trung vào việc học hỏi và tiếp thu kiến thức pháp luật, xóa bỏ tư
tưởng đối phó pháp luật.

Đa dạng hóa nội dung, hình thức phổ biến pháp luật, phù hợp với tập
quán sinh hoạt của đồng bào DTTS, miền núi.
Tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật ở các vùng đồng
bào DTTS, miền núi phải lựa chọn hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả,
đúng đối tượng, kết hợp thực hiện lồng ghép có hiệu quả với các chương trình
cơng tác dân tộc và chính sách dân tộc có liên quan. Đối với cán bộ, công chức
người DTTS, miền núi, sử dụng các hình thức giáo dục cơ bản như hội nghị phổ
biến giáo dục pháp luật, lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, thi tìm hiểu pháp luật.

Đối với đa số người dân là đồng bào DTTS, miền núi có thể sử dụng các
hình thức tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù họp đặc thù vùng DTTS
như tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp tại các làng, thôn, nhất là tuyên
truyền miệng, phổ biến bàng ngôn ngữ, tài liệu bàng tiếng DTTS; tuyên truyền,
phố biến giáo dục pháp luật thơng qua các loại hình văn hóa, văn nghệ, bằng các
hình ảnh, truyền thanh, truyền hình; tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật được biên

soạn bằng tiếng dân tộc; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tủ sách pháp luật
được đặt tại nhà Rơng/nhà sinh hoạt cộng đồng của các làng, bản có đồng bào
DTTS sinh sống.
Hoàn thiện thế chế, chỉnh sách liên quan đến tuyên truyền, pho biến giáo
dục pháp luật dành cho đồng bào DTTS, miền núi.

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018,
trong đó quy định 3 hình thức TGPL gồm tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài
tố tụng mà khơng quy định hình thức TGPL khác. Tuy nhiên, Quyết định số

32/2016/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 “Ban hành chính sách frợ giúp pháp lý cho người
nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo, xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó


Cao Thị Hồng Minh 125

khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp
hoặc điển hình” có quy định liên quan đến hình thức truyền thơng về trợ giúp pháp
lý tại cơ sở chưa phù hợp với các hình thức trợ giúp pháp lý theo quy định của
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg để đồng bộ với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
và nâng chi phí hỗ trợ hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở. Nghiên
cứu quy định về cơ chế chi tài chính cho hoạt động truyền thơng về TGPL theo
hướng linh hoạt hơn (quy định lấy tiền dư tại điểm gần dùng chưa hết để chi cho
điểm xa còn thiếu để thực hiện truyền thông). Nghiên cứu quy định người thực
hiện báo cáo truyền thông được hưởng tiền thù lao như báo cáo viên, hiện nay chỉ
quy định Báo cáo viên mới được hưởng tiền thù lao này.

Nâng cao vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội (CTXH) trong tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, miền núi.


Các tổ chức chính trị-xã hội có vai trị quan trọng trong việc vận động
người dân tham gia, là tổ chức gắn liền với việc đại diện và bảo vệ quyền lợi, họp
pháp, chính đáng của người dân, thúc đẩy sự tham gia của người dân ưong q
trình xây dựng chính sách. Bên cạnh đó, các tổ chức CTXH đại diện và bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tăng cường sự đồng thuận
xã hội. Vì vậy, tiếng nói của các tổ chức CTXH mang tính đại diện, thúc đẩy
quyền lợi chính sách cho người dân.
Với cơ cấu mạng lưới 4 cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức CTXH thành viên đóng vai trị rất quan trọng trong
việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cừ tri và người dân để phản ánh, kiến
nghị với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đẩy mạnh vai trị của Mặt hận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị-xã hội trong cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người
dân nói chung, đồng bào vùng dân tộc, thiếu số nói riêng cũng là cách thức đê
nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã
hội trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, góp phần đề xuất,
kiến nghị bổ sung, sửa đổi quy định pháp luật phù hợp, thiết thực, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của người dân vùng đồng bào DTTS.

Tài liệu trích dẫn
Ban Chính sách - Luật pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 2018. Báo cáo cơng
tác chính sách - luật pháp của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2018.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2015. Công văn số 4467/LĐTBXH-KHTC
ngày 30/10/2015 Thí điểm mơ hình Trung tâm Cơng tác xã hội cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ thực hiện hoạt động bình đẳng giới tại tỉnh Đắk Lắk.


126 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 1, tr. 115-127


Hà Phong. 2018. Giải pháp nào cho tủ sách pháp luật. Báo Hà Nội mới điện tử,
10132/giai-phap-nao-cho-tu-sachphap-luat.

Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Hội đồng dân tộc. 2018. Báo cảo khảo sát “về tình hình triển khai thực hiện chính
sách pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiêu số”

tại tinh Thừa Thiên Huế và Gia Lai, ngày 31/1/2018.
Lò Châu Thỏa. 2014. “Đặc điểm giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái
trên địa bàn tỉnh Son La hiện nay”. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5 (266),
tr. 45-48.

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
Nghị định 126/2014/NĐ-CP thành lập trung tâm hơn nhân có yếu tố nước ngồi.
Nghị định 77/2008/NĐ-CP thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý.
Nghị định số 5/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Cơng tác dân tộc.

Nguyễn Thị Tĩnh. 2015. Vận dụng luật tục trong công tác giáo dục việc thực hiện
pháp luật cho cư dân người DTTS. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 01 (281)
Tl/2015. />Phan Thảo. 2018. Tỳ lệ đồng bào dãn tộc thiêu số chiếm 14,6% nhưng tỳ lệ hộ nghèo
chiếm 52,7°/o". Báo Sài gòn giải phóng online, />-bao-dan-toc-thieu-so-chiem-146-nhung-ty-le-ho-ngheo-chiem-527-554324.html.
Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL-TW ngày 19/4/2011 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI).
Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đe án “£)ựy mạnh công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng
dân tộc thiêu số và miền núi giai đoạn 2017-2021".

Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.
Quyết định số 498/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “£>ề án giám thiếu tình trạng tảo hơn
và hôn nhân cận huyết thong trong vùng dãn tộc thiêu số giai đoạn 2015-2025".

Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 04/5/2009 của Thũ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án "Tun truyền, phơ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân
tộc thiêu số từ năm 2009 đến năm 2012".

Sở Tư pháp tỉnh Ninh Thuận. 2018. “Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông
qua hoạt động của tộc họ đồng bào dân tộc Chăm huyện Ninh Phước”. In trong
Các mơ hình phố biến, giáo dục pháp luật hiệu quả. Số chuyên đề của Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Nxb. Tư pháp, tr.123-131.


Cao Thị Hồng Minh 127

Thái Thiện. 2016. Vai trò của câng tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc đảm
bảo trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn tỉnh, />portal/home/tintuc/.
Thiên Thanh. 2020. Đấy mạnh trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số. Báo
điện tử Pháp luật Việt Nam. />Trần Nguyên Tú. 2019. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp
pháp lý cho người dân tộc. Bộ Tư pháp, .
Uỷ ban Dân tộc. 2017. Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu
số. (Tiểu Dự án Hỗ trợ Giảm nghèo PRPP do UNDP và Irish Aid tài trợ hồ trợ
thực hiện nghiên cứu).
V. Tôn. 2019. Thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và
miền núi. Báo tin tức online, />-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-20 191031225432635.htrn.




×