Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

DE DAP AN THI CUOI NAM MON VAN LOP 8 9c637

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.24 KB, 28 trang )

I. ĐỀ- ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ II MƠN VĂN LỚP 8.
Đề 1:
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện u cầu nêu phía dưới:
"Ngọc khơng mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ
đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt Nam ta, từ khi
lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình
thức hịng cầu danh lợi, khơng cịn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường,
thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
(Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì? Nêu hiểu biết của em về đặc điểm của
thể loại đó?
c. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì?
d. Xét về mục đích nói câu văn: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người khơng học
khơng biết rõ đạo" thuộc kiểu câu gì?
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu triển khai câu chủ đề sau: "Học phải kết hợp với làm bài
tập thì mới hiểu bài."
Câu 3 (5,0 điểm)
Tuổi trẻ có vai trị rất quan trọng với tương lai đất nước. Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Hãy làm sáng tỏ.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1:
a. Đoạn trích trên trích từ văn bản: "Bàn luận về phép học "
- Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
b. Văn bản trên viết theo thể loại tấu.
- Đặc điểm của thể tấu: Tấu là thể loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa
để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể được viết bằng văn xi, văn vần hay
văn biền ngẫu.
c. Mục đích của việc học được tác giả nhắc đến trong đoạn trích là: Học để biết rõ đạo


- Thuộc kiểu câu: Trần thuật
Câu 2:
Đoạn văn có thể đạt những ý cơ bản sau:
- Làm bài tập sẽ giúp cho việc nhớ lại củng cố kiến thức lý thuyết đã học.
- Làm bài tập giúp ta nắm chắc kiến thức dễ dàng hơn.
- Làm bài tập giúp rèn luyện và phát triển năng lực tư duy.
- Học kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ, vững chắc.
Câu 3:
Bài viết có thể đạt những yêu cầu cụ thể sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu về vai trò của tuổi trẻ đối với mỗi cá nhân, mỗi quốc gia.
- Nêu vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ có vai trị quan trọng đối với tương lai đất nước.
1


b. Thân bài.
* Giải thích tuổi trẻ là lứa tuổi như thế nào? Là lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Là lứa tuổi được học hành, trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị
cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
* Tại sao tuổi trẻ có vai trị quan trọng với tương lai đất nước?
- Là lứa tuổi học tập và tích lũy tốt nhất
- Là lứa tuổi có sức khỏe, nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm.
- Là lứa tuổi làm chủ tương lai, quyết định vận mệnh quốc gia. Lấy dẫn chứng
chứng minh vai trò của tuổi trẻ đối với đất nước.
* Phải làm gì để phát huy vai trị của tuổi trẻ:
- Có ý thức học tập để xây dựng quê hương, đất nước.
- Sẵn sàng xông pha đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước.
- Liên hệ bản thân.

Đề 2.
Câu 1 (1.5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Huống gì thành Đại La, kinh đơ cũ của Cao Vương:
Ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc
đông tây; lại tiện hướng nhìn sơng dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn
phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 2 (1.5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Lão Hạc thổi cái mồi rơm,
châm đóm. Tơi đã thơng điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão khơng
nghe…
- Ơng giáo hút trước đi.
Lão đưa đóm cho tơi…
- Tơi xin cụ.
Và tơi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tơi rít một hơi xong, thơng điếu rồi mới đặt vào
lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:
- Có lẽ tơi bán con chó đấy, ơng giáo ạ!” (Lão Hạc - Nam Cao)
a. Trong đoạn trích trên mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt lời?
b. Xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên?
Câu 3 (2.0 điểm) Viết đoạn văn với câu chủ đề sau: Tình u thương có một ý nghĩa vơ
cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Câu 4 (5.0 điểm) Bài thơ Tức cảnh Pác Bó tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi
rừng Pác Bó và cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ
cách mạng. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1: (1.5 điểm)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chiếu dời đơ. Tác giả: Lí Cơng Uẩn: 0,5 đ
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn: Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và
khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đơ. 1,0

Câu 2 (1.5 điểm)
2


a. Nhân vật ông giáo: 1 lượt lời
Nhân vật lão Hạc: 2 lượt lời.
b. Vai xã hội của Lão Hạc và ông giáo:
+ Xét về tuổi tác: Lão Hạc ở vai trên, ông giáo ở vai dưới.
+ Xét về địa vị xã hội: Lão Hạc có địa vị thấp hơn ông giáo.
Câu 3 (2.0 điểm)
- Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn, đảm bảo tính liên kết trong
đoạn…
- Về nội dung: Học sinh cần đảm bảo được một số nội dung sau:
+ Tình yêu thương sẽ giúp cho những người đang trong hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn
được chia sẻ, giúp đỡ, được tiếp thêm nghị lực để vượt qua khó khăn… 0,5
+ Tình u thương sẽ làm cho người gần người hơn, xã hội tốt đẹp hơn…0,5
+ Tình yêu thương sẽ mang lại cho ta niềm vui, niềm hạnh phúc… 0,5
+ Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu tình yêu thương… (học sinh lấy dẫn chứng minh họa và
lập luận) 0,5
Câu 4 (5.0 điểm)
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tức cảnh Pác Pó” là bài thơ nổi tiếng trong thời gian hoạt
động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Dẫn nhận định: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Bó và
cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.
II. Thân bài
1. Bài thơ tái hiện cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó
- Gợi nhắc tới khơng gian sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó:
+ Khi nhắc đến chỗ ở, khung cảnh sinh hoạt thường ngày của mình, Bác đã dùng một
giọng điệu thơ hết sức vui tươi xen lẫn sự hóm hỉnh: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang" +

Nhịp thơ 4/3 cùng với phép đối "sáng" - "tối", "ra - vào" đã cho thấy được nếp sinh hoạt
nhịp nhàng, đều đặn của Bác. Không gian sinh hoạt của Người được diễn ra ở hai địa
điểm: hang và suối. Song song với đó là hai hành động "ra suối", "vào hang" cứ tuần
hoàn, nối tiếp nhau như sự tuần hoàn của tự nhiên, tạo vật.
- Gợi nhắc tới điều kiện sống nơi núi rừng Pác Bó: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Vẫn
tiếp tục mạch cảm xúc của câu đầu, có thêm nét vui đùa: lương thực, thực phẩm ở đây
thật đầy đủ đến mức dư thừa: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Ba chữ: “vẫn sẵn sàng” có
nghĩa là cháo bẹ, rau măng ln có sẵn, đủ dùng ở nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ là
nụ cười của một con người sống trong gian khổ khó khăn nhưng vẫn lạc quan yêu đời.
- Gợi nhắc tới điều kiện làm việc và công việc của Bác: Bàn đá chông chênh dịch sử
Đảng. Bàn đá ở đây là đá núi tự nhiên. Hai chữ “chông chênh” gợi lên tư thế khơng chắc
chắn, khơng vững vàng, cho thấy những khó khăn chất chồng của hiện thực cuộc kháng
chiến. Nhưng trên nền hồn cảnh đó, người chiến sĩ cách mạng vẫn làm cơng việc ý nghĩa
với đất nước với nhân dân đó là “dịch sử Đảng”. Ta thấy được cuộc sống giản dị, thanh
cao của Bác.
- Ba câu thơ đầu ta thấy được niềm vui, niềm tự hào ẩn chứa bên trong từ ngữ, tiết tấu và
âm hưởng. -> Cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó giản dị, đơn sơ
nhưng lối sinh hoạt thì nền nếp, khoa học và cơng việc thì vơ cùng ý nghĩa. Đó là cuộc
sống hào hợp với thiên nhiên song hành với cuộc sống cách mạng.
2. Bài thơ cho thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác
3


- Ung dung, lạc quan bởi được hòa hợp với thiên nhiên: Sáng ra bờ suối tối vào hang.
Suối không chỉ là chỗ làm việc, hang không chỉ là chỗ nghỉ ngơi mà hang cịn mở ra phía
suối, tạo nên khơng gian thống đãng, đủ chỗ cho nhịp sống của con người hoà vào nhịp
của đất trời. Gian nan, vất vả cũng như tan biến vào cái nhịp tuần hoàn, thư thái ấy.
- Ung dung, lạc quan trong điều kiện thực tế khó khăn: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bác đánh giá hiện thực khó khăn với nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy của một triết nhân:
Cháo bẹ và rau măng là kham khổ, nghèo nàn, nhưng đã được nâng lên thành cái sẵn

sàng, đầy đủ, thành một thoáng vui.
- Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, câu thơ như muốn vượt qua những gìkhơng ổn định
để đi đến một thế vững vàng. “Bàn đá chông chênh” tạo nên một tư thế không vững chãi.
Nhưng cụm từ “dịch sử Đảng” như một lời khẳng định chắc nịch cho sự vững lịng với
cơng việc của mình. Hình ảnh Bác Hồ làm việc trong bóng dáng của vị tiên bên suối là
cốt cách của một lãnh tụ cách mạng kiên cường.
- Câu thơ cuối là một lời kết thúc vui tươi, hóm hỉnh: Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Bác vẫn tìm ra một nét đặc biệt đằng sau tất cả những thiếu thốn vật chất của cuộc sống
đời thường - cũng chính là một phần của cuộc đời cách mạng. Người tìm ra nét “sang”
trong những gì giản dị, đơn sơ nhất.
+ Từ “sang” vừa có nghĩa là sang trọng, giàu có vừa có nghĩa diễn tả một phong thái vượt
lên trên tất cả những gì tầm thường của vật chất để có một tinh thần lạc quan, tự tại. Câu
thơ như một nụ cười của một con người đã chiến thắng hồn cảnh bằng chính tinh thần
lạc quan của mình.
+ Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đầy đủ, rất cao quí. Nhưng đối với Bác:
hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh vẫn là sang. Cái nghèo nàn, thiếu thốn
vật chất đã được chuyển hóa thành cái giàu sang tinh thần. Cái sang ấy là cái sang khi
được sống giữa thiên nhiên, dưới bầu trời Tổ quốc để cống hiến sức mình cho độc lập dân
tộc. Chính sự ra vào ung dung, tinh thần vẫn sẵn sàng, khí tiết, cốt cách vững vàng trong
tình thế chơng chênh đã làm nên cái sang, cái quý trong cuộc đời của con người một lòng
một dạ phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và nhân loại bị áp
bức trên tồn thế giới. Đó là cái sang về mặt tinh thần, cái sang của người làm cách mạng.
+ Cuộc đời cách mạng thật là sang! Tinh thần của bài thơ tụ lại cả ở từ“sang” này. Niềm
tin, niềm tự hào của Bác tỏa sáng cả bài thơ biểu hiện qua ngôn ngữ giản dị, chân thật,
mộc mạc cùng giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại nhận định: Bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” là một bài thơ giản dị, mộc mạc,
tái hiện cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó, đồng thời thể hiện lối
sống cao đẹp, phẩm chất cách mạng sáng ngời trong con người Bác.
- Liên hệ bản thân (hoặc bày tỏ tình cảm): tự hào, trân trọng lối sống và phẩm chất cao

quý của Người.
Đề 3.
Câu 1: ( 1,5 đ)
Chép chính xác bài thơ Tức cảnh Pác Bó của HCM. Cho biết hồn cảnh ra đời và giá trị
nội dung bài thơ.
Câu 2: ( 1,5 đ)
Xác định kiểu câu và hành động nói trong các trường hợp sau.
a. Yêu cầu anh không hút thuốc lá trong rạp.
b. Anh đọc giúp bảng thông báo được không?
4


c. Anh thông cảm không hút thuốc lá trong rạp.
Câu 3: ( 2 đ)
“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt...ta cũng vui lòng”
Dựa vào đoạn văn trên hãy viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch làm sáng rõ câu
luận điểm: Trong bài Hịch, qua đoạn văn tự nói lên nỗi lịng mình, TQT đã thể hiện lịng
u nước tha thiết, chí căm thù giặc sâu sắc.
Câu 4: ( 5 đ)
Viết một bài văn nhật dụng ( dùng theo bất cứ kiểu văn bản nào và phương thức biểu đạt
nào trình bày những điều em đã tìm hiểu về vấn đề rác thải ở địa phương em sống hiện nay
và bày tỏ thái độ, ý kiến của em.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1: ( 1,5 đ)
* Chép chính xác bài thơ Tức cảnh Pác Bó của HCM
* Hồn cảnh ra đời: Viết 2/1941, sau 30 năm Bác hoạt động ở nước ngoài, nay về nước
lãnh đạo CM Vn, Người sống ở hang Pác Bó ( Cao Bằng)
* Giá trị nội dung bài thơ: tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc
sống CM đầy gian khổ ở Pác bó. Với Người làm CM và sống hòa hợp với thiên nhiên là
một niềm vui lớn.

Câu 2: ( 1,5 đ)
Câu a: Câu cầu khiến, HĐ điều khiển.
Câu b: Câu nghi vấn, HĐ điều khiển.
Câuc: Câu trần thuật, HĐ điều khiển.
Câu 3: ( 2 đ): viết đoạn văn theo cách diễn dịch:
- Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn: Trong bài hịch, qua đoạn văn tự nói lên nỗi lịng mình,
TQT đã thể hiện lịng u nước tha thiết, chí căm thù giặc sâu sắc.
- Các câu còn lại làm sáng rõ lịng u nước, chí căm thù giặc sâu sắc của TQT.
Câu 4: ( 5 đ)
1. Mở bài: giới thiệu về vấn đề rác thải:
VD.
Bạn hãy lắng nghe giai điệu bài hát:
" Tổ quốc VN xanh thắm. Có sạch đẹp mãi được khơng? Điều đó tuỳ thuộc hành động của
bạn. Chỉ bạn mà thôi..."
Lời bài hát ấy rất hay, rất đúng với việc bảo vệ môi trường. Vậy mà giờ đây, xung quanh
chúng ta vẫn có hiện tượng vứt rác thải bừa bãi ở những nơi công cộng. Những việc làm
ấy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi
trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
2. Thân bài: nghị luận về vấn đề rác thải.
a. Giải thích khái niệm rác thải: Rác thải là gì? Tất cả những vật, chất, thứ còn thừa lại
sau sử dụng bị con người bỏ đi.
* Phân loại rác thải:
- Rác thải hữu cơ: loại rác dễ phân hủy trong MT(thức ăn thừa, rau, củ, quả hỏng,..
- Rác thải vơ cơ có thể tái chế: loại rác có thể chế biến lại, loại bỏ tạp chất để tái sử dụng
(làm từ nhựa, giấy, kim loại,...)
- Rác thải vô cơ không thể tái chế: loại rác khơng thể chế biến lại, chỉ có thể mang đi chôn
lấp (nilong, sành sứ, gỗ,...).
b. Thực trạng về vấn đề rác thải:
5



- Các kênh mương, ao hồ sông suối đều tràn ngập rác thải
- Những khu vui chơi giải trí, du lịch đều kín rác
- Rác có mặt khắp mọi nơi, khơng nơi nào là khơng có rác
c. Ngun nhân về đề rác thải:
- Do ý thức của con người kém
- Sự xử phạt còn nhẹ đối với những hành vi vi phạm
- Những thùng đựng rác đặt sai vị trí hay những vị trí khơng thuận lợi cho người vứt
rác
d. Tác hại của vấn đề rác thải:
- Gây ô nhiễm môi trường
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
- Là mất đi cảnh quan sinh thái cũng như cảnh quan nơi công cộng
- Tạo ra những hành động thiếu văn minh
e. Biện pháp để khắc phục vấn đề vứt rác bừa bãi:
- Tuyên truyền giáo dục ý thức của con người về rác thải
- Đặt những thùng rác đúng nơi gần với nơi công cộng
- Đưa ra mức xử phạt cao đối với những hành vi vứt rác bừa bãi
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về rác thải.
Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức năng bởi mức
hiệt hại của nó đối với XH. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy
mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanhsạch-đẹp.
Đề 4.
Câu1(0,5đ)
Trắc nghiệm: chọn phương án đúng trong các câu sau:
Văn bản nào trong văn học trung đại được đánh giá là một bản tuyên ngôn độc lập?
a. Hịch tướng sĩ. b. Bình Ngơ đại cáo c. Bàn luận về phép học. d. Chiếu dời đơ.
Câu2.(1,5đ)
a. Chép chính xác bản phiên âm và dịch thơ Ngắm trăng.
b. Nêu thể thơ, hoàn cảnh ra đời.

c. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Câu 3:(2đ) Cho chủ đề:“ Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân Việt Nam ta.“ Hãy viết đoạn
văn thuyết minh theo kiểu diễn dịch khoảng 10 câu.
Câu 4(6đ) Nêu những suy nghĩ của em về tình cảm và trách nhiệm và vai trò của Trần
Quốc Tuấn trước vận mệnh của đất nước trong văn bản Hịch tướng sĩ. Lòng yêu nước của
người Việt Nam từ xưa và sẽ phát huy thế nào trong tình hình hiện nay.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1: b.
Câu 2.(1,5đ)
* Chép chính xác bản phiên âm -0,5đ
* Chép dịch thơ Ngắm trăng- 0,5đ
* Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật.-0,5
_ Nội dung: tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ trong cảnh lao
tự cực khổ tối tăm.
- Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt giản dị hàm súc, vừa mang màu sắc cổ điển vừa hiện đại.
6


Câu 3:(2đ)
- Viết đoạn văn thuyết minh theo kiểu diễn dịch khoảng 10 câu.
- Câu chủ đề:“ Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân Việt Nam ta.”
- Các câu còn lại giới thiệu về Bác
+ Tiểu sử: năm sinh, năm mất, quê quán...
+ Hoàn cảnh lịch sử
+ Cả cuộc đời hi sinh cho dân tộc...
+ Bác là người cha vĩ đại...
Câu 4(6đ)
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn và tác phẩm
-Vấn đề nghị luận: tình cảm, trách nhiệm của TQT
2. Thân bài

a. Bài hịch thể hiện cảm động tình cảm yêu nước thiết tha chí căm thù giặc sâu sắc
của TQT
- Tố cáo tội ác giặc: xúc phạm đến danh dự quốc thể, ngang ngược,ỷ thế làm càn, tham
lam vơ độ.
- Bộc lộ tâm sự thầm kín : qn ăn, mất ngủ, đau đớn đến quặn thắt tâm can kẻ thù xâm
lược ; quyết tâm sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước
b. Bài Hich thể hiện vai trò trách nhiệm của TQT trước vận mệnh của đất nước.
- Thẳng thắn chỉ ra những biểu hiện hưởng lạc bàng quan ...
- Phân tích hậu quả của việc hưởng lạc
- Chỉ ra viễn cảnh chiến thắng trong tương lai
- Răn dạy tướng sĩ...
c. Lòng yêu nước của người Việt Nam từ xưa và sẽ phát huy trong tình hình hiện nay:
đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh: TDP, đế quốc Mỹ để đem lại độc lập tự do cho dân
tộc, khẳng định tên tuổi, vị thế VN trên trường quốc tế ; Tự hào về truyền thống lịch sử,
khi đại dịch cơ vít tự tung tự tác khắp nơi thì Vn ta là điểm an tồn( Số người mắc dịch, tử
vong ít) bởi sự đồng lịng của tồn dân tộc cùng nhau chống, phịng tránh dịch bệnh...;
thực hiện 5 K trong bối cảnh toàn thế giới đang bị dịch bệnh Cơvit hồnh hành; tun
truyền để mọi người hiểu được tác hại của dịch bệnh...
- Liên hệ : Bồi dưỡng thêm lòng yêu nước...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại luận điểm
- Tình cảm của mình: biết ơn, tự hào...
Đề 5.
I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
7


( Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào, của ai?
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện
pháp ấy?
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang”.
Câu 4. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp của quê hương em (viết
khoảng từ 3- 5 câu).
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (từ 5 đến 7 câu) với câu chủ đề: “
Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách
mạng trong hoàn cảnh tù đày”
Câu 2: Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần
phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học”
Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên./
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản Quê hương.
- Tác giả: Tế Hanh.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ : Cảnh đồn thuyền ra khơi đánh cá.
Câu 3: So sánh
- HS nêu tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi.
Câu 4:
Có các ý chính:
- Nêu vẻ đẹp của quê hương.

- Từ vẻ đẹp của quê hương … bày tỏ niềm tự hào, ngợi ca trước vẻ đẹp của q hương
mình.
- Muốn góp cơng sức nhỏ bé của mình vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương.
8


II. Phần TLV.
Câu 1:
Có các ý sau:
- Bài thơ được làm trong hồn cảnh tù đày, mất tự do.
- Tình yêu thiên nhiên được thể hiện qua việc liên tưởng một bức tranh mùa hạ thanh bình,
sinh động, rực rỡ sắc màu và âm thanh.
+ Đó là âm thanh rộn ràng của tiếng chim tu hú, của tiếng ve gọi hè, của tiếng sáo diều vi
vu trên tầng khơng;
+ Đó là màu sắc rực rỡ của màu lúa chín, của bắp rây vàng hạt; của ánh nắng đào dịu nhẹ;
+ Đó là hương vị ngọt ngào của trái cây;
+ Là bầu trời rộng lớn, tự do của trời cao, diều sáo...
Tất cả như đang tấu lên khúc nhạc mùa hè với rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, chan hịa
ánh sáng, ngọt ngào hương vị.
- Ngơn ngữ thơ giàu hình ảnh, hết sức tự nhiên, sống động, linh hoạt, nhà thơ đã dựng lên
trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên mùa hạ đẹp như một bức tranh lụa.
Câu 2.
1. Mở bài
– Nêu xuất xứ La Sơn Phu Tử trong “Bàn luận về phép học” đã nêu “Theo điều học mà
làm”
– Khái qt lời dạy có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.(0,5đ)
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm: học, hành là gì:
– Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, học là nắm vững lý luận đã
được đúc kết là những kinh nghiệm … nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.

– Hành là: Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.
Học và hành có mối quan hệ đó là hai cơng việc của một q trình thống nhất để có kiến
thức, trí tuệ.
b. Tại sao học đi đôi với hành:
Tức là học với hành phải đi đơi khơng phải tách rời hành chính là phương pháp.
9


– Nếu chỉ có học chỉ có kiến thức, có lý thuyết mà khơng áp dụng thực tế thì học chẳng để
làm gì cả vì tốn cơng sức thì giờ vàng bạc…
– Nếu hành mà khơng có lý luận chỉ đạo lý thuyết soi sáng dẫn đến mò mẫm sẽ lúng túng
trở ngại thậm chí có khi sai lầm nữa, việc hành như thế rõ ràng là khơng trơi chảy….(Có
dẫn chứng).
c. Người học sinh học như thế nào:
– Động cơ thái độ học tập như thế nào: Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè, học
trong cuộc sống ;
- Luyện tập như thế nào: Chuyên cần, chăm chỉ….
– Tránh tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ mỹ mãn, lối học hình thức.
Cần học suốt đời, khoa học càng tiến bộ thì học không bao giờ dừng lại tại chỗ.
3. Kết bài
– ( Khẳng định “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý, phương châm giáo dục
đồng thời là phương pháp học tập.
– Suy nghĩ bản thân.
Đề 6.
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

(Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai? Kể tên một
bài thơ cùng thuộc phong trào Thơ Mới trong chương trình ngữ văn 8 học kì 2.
Câu 2: Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Mục đích nói của câu đó là gì?
Câu 3: Đoạn thơ trên đã thể hiên cảm xúc gì của nhà thơ?
Câu 4: Khái quát giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ
gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 2: Chọn một trong 2 câu sau làm bài.
a. Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.
b. Viết bài văn làm sáng tỏ tình yêu quê hương của Tế Hanh qua đoạn thơ:
“ Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ.
10


-

-

...
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
( Quê hương- Tế Hanh)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản: Ông đồ
- Tác giả: Vũ Đình Liên
- Thuộc thể thơ ngũ ngôn

- Bài thơ thuộc phong trào thơ mới: Nhớ rừng
Câu 2:
Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu nghi vấn. Mục đích nói của câu đó là bộc lộ
cảm xúc
Câu 3:
Đoạn thơ trên đã thể hiên nỗi niềm xót xa, thương tiếc của nhà thơ trước việc vắng bóng
hình ảnh ơng đồ vào mỗi dịp xn về. Từ hình ảnh ơng đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình
ảnh “Những người mn năm cũ” và tự hỏi. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, tiềm ẩn
sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ơng đồ đã
bị thời thế khước từ.
Câu 4:
* Giá trị nội dung
Tác phẩm khắc họa thành cơng hình cảnh đáng thương của ơng đồ thời vắng bóng, đồng
thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá
khứ, khới gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả
* Giá trị nghệ thuật
Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ
Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
Ngơn từ trong sáng bình dị, truyền cảm
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Gợi ý:
a. Mở đoạn: Đứng trước một xã hội hòa nhập và phát triển như hiện nay, việc giữ gìn
những nét đẹp văn hóa truyền thống là vơ cùng quan trọng.
b. Triển khai:
- Giải thích thế nào là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc? Đó là những phong
tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc,
trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự
khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
- Những biểu hiên của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc:

+ Tu sửa những di tích lịch sử
+ Một số bạn say mê với văn hóa dân gian
+ Tìm hiểu về lịch sử truyền thơng dân tộc
+ Say mê với các tác phẩm văn học dân gian, các loại hình văn hóa lễ hội
- Phê phán những thái độ không tôn trọng hoặc phá hoại những nét đẹp ấy:
11


+ Một bộ phận xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Khơng ít người có thái độ
ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng
qn, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống.
+ Tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, khơng phù hợp
thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
+ Cuốn vào các giá trị ảo: trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe, thời gian học tập.
+ Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm khơng lành mạnh, độc hại, dẫn
đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
- Nêu nhiệm vụ của bản thân
c. Kết đoạn: Mỗi người chúng ta, cần biết tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc để trân trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.
Câu 2.
Dàn ý câu a.
1. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề CM.
* C1: Đi từ tác phẩm bình Ngơ Đại Cáo:- ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh
xâm lược thắng lơi, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi bắt tay khảo soạn Bình Ngơ đại cáo, bố
cáo cùng thiên hạ tồn bộ cuộc chiến đấu gian nan mà hào hùng, lẫm liệt.
- Nước Đại Việt ta là đoạn mở đầu bài cáo. Với lời văn hào hùng, thống thiết, Nước Đại
Việt ta đã thể hiện sâu sắc niềm tự hào, khẳng định độc lập chủ quyền và tự cường dân
tộc.
* C2: - Đi từ lòng yêu nước

- Nêu vấn đề chứng minh Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc .
2.Thân bài : Chứng minh Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
* Mở đầu tác giả nêu nguyên lý nhân nghĩa, là nguyên lý cơ bản làm nền tảng , cốt lõi tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: Yên dân và Trừ bạo.
- Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc, muốn yên dân thì phải trừ diệt
mọi thế lực bạo tàn.
- Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực, nhân nghĩa gắn với yêu
nước chống xâm lược.
* Lòng tự hào dân tộc thể hiện rõ nét hơn cả ở ý thức giữ gìn độc lập, bảo vệ chủ quyền
của dân tộc:Nước Đại Việt ta có cương vực lãnh thổ riêng, có nền văn hiến lâu đời, có lịch
sử, có chế độ, có những người hiền tài. Tất cả những yếu tố đó tạo nên một đất nước tồn
vẹn khơng thua kém gì Trung Quốc.
- Các từ “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển
nhiên, độc lập của quốc gia ấy. “Triệu, Đinh, Lý, Trần” đối xứng với “Hán, Đường, Tống,
Nguyên” cho thấy vị thế ngang bằng của chúng ta so với các triều đại phong kiến phương
Bắc.
- So sánh với NQSH Lý Thường Kiệt: Tiến bộ hơn hẳn ở các phương diện: lãnh thổ, có
nền văn hiến lâu đời, có lịch sử, có chế độ, có những người hiền tài
* Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc là sức mạnh của chính nghĩa:
Các chiến cơng trong lịch sử dân tộc
3. Kết bài : Khẳng định Bình Ngơ đại cáo- Nước Đại Việt ta là lời tuyên ngôn độc lập tự
chủ của nước đại việt, là áng văn tràn đầy tự hào dân tộc.
Dàn ý câu b.
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương của Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
12


2. Thân bài:
a. LĐ1: Khái quát tình yêu quê hương ở những khổ đầu: tình yêu quê hương được thể hiện
qua lời giới thiệu về làng nghề, miêu tả cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá trong

buổi sớm mai hồng, trong niềm vui lao động.
b. LĐ2: Tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện cảnh dân làng đón đồn
thuyền cá trở về( Đoạn thơ thứ ba)
* Cảnh trở về cũng vô cùng vui tươi, náo nhiệt.
+ Hàng loạt tính từ "ồn ào", "tấp nập" gợi khơng khí đơng vui, sơi động.
+ Dân làng kéo nhau ra đón đồn thuyền trở về, vui mừng phấn khởi khi trông thấy thành
quả - những con cá tươi ngon thân mình bạc trắng đầy ắp khoang thuyền
- Lời cảm tạ chân thành chứa chan cảm xúc, thể hiện lối sống hiền hòa, chất phác và tấm
lòng mộc mạc của người dân nơi vùng biển.
=> Với tình yêu quê hương và sự gắn bó sâu nặng, Tế Hanh đã tái hiện khung cảnh hết sức
chân thực.
* Hình ảnh con người lao động tuyệt đẹp (4 câu thơ sau):
- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tầm vóc
+ Dù trải qua một đêm dài lao động vất vả nhưng ở họ không hề xuất hiện dấu hiệu của sự
mệt mỏi.
+ "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân làng chài, do nắng gió biển
+ "Vị xa xăm" là hương vị của nắng gió, hương vị trong hơi thở đại dương.
=> Người lao động hiện lên với vẻ đẹp linh hồn lẫn tầm vóc.
- Hình ảnh những con thuyền
+ Sau thời gian dài vất vả cùng người dân trên biển nó trở về dáng vẻ im lìm.
+ Hình ảnh nhân hố giúp người đọc hình dung rõ nét dáng vẻ của nó
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế, thuyền không phải vật vô tri, vơ giác mà
sinh động, có hồn, gắn bó sâu sắc với con người và nhịp sống nơi đây.
LĐ 3: Tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê
hương của người con khi xa cách:
+ Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Tôi thấy
nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
+ Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà
thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên
hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.

13


- Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng
lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật
mang một vẻ đẹp, một tầm vóc bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở
nên tha thiết, sâu nặng hơn.
3. Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.
II. HƯỚNG DẪN LÀM MỘT SỐ ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN.
Đề 1: Trị chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi làm sao
nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện
tượng đó.
Dàn ý.
1. Mở bài.
– Khoa học, công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người càng tăng cao.
– Trị chơi điện tử (game online) là một trong những hình thức giải trí thu hút nhiều người
nhất.
– Hiện nay, một số hiện tượng khơng hay đó xuất hiện từ giới trẻ bởi những trị chơi điện
tử.
2. Thân bài.
a. Giải thích khái niệm:Trị chơi điện tử vốn là một trị giải trí lành mạnh, song hiện tượng
đan mê trò chơi này mà sao nhóng việc học hành gây nhiều hậu quả tác hại đó trở thành
một vấn đề đáng quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Một nhà tâm lý Mỹ đó đưa
ra định nghĩa: Trị chơi điện tử là trị chơi mà hành động trong đó cần cơng nghệ thơng tin
điều khiển. Hiểu một cách đơn giản, trị chơi điện tử là những trũ chơi được chơi trên thiết
bị điện tử. ( thường gọi là game)
b. Thực trạng của việc phát triển trò chơi điện tử.
– Trò chơi điện tử phát triển mạnh, có mặt tại mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ khu
phố đến khu vực trường học.
– Từ người lớn đến trẻ nhỏ, nam hay nữ, học sinh, sinh viên, đủ mọi thành phần trong xã

hội đều biết tới khái niệm trò chơi điện tử. Do tính hiếu kỳ, tị mị và sự hấp dẫn của các
trị chơi đó cuốn hút người chơi ngay từ gian đầu.
– Tình trạng “nghiện game” ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Một số học sinh ham chơi điện tử
đến mức bỏ học hành, kết quả học tập giảm sút, nói dối, lấy tiền của gia đình, bạn bè; có
hại cho sức khỏe một “game thủ” đó gục ngã sau mấy giờ liền “chiến đấu”; mâu thuẫn
nhau.
– Có học sinh mải chơi bị bạn bè xấu rủ rê, mắc phải tệ nạn xã hội.
14


c. Nguyên nhân của những hiện tượng trên là gì?
– Tính hấp dẫn của trị chơi điện tử: đồ họa sinh động, âm thanh sống động, hình ảnh sắc
nét…
- Ý thức tự giác của mỗi học sinh chưa cao, còn lạm dụng.
- Sự bao che lẫn nhau của các bạn dẫn đến sự tái phạm nhiều lần. Ngay cả sao đỏ , lớp
trưởng hay ban cán sự cũng tham gia và giấu giếm cho bạn bè mỡnh.
– Một số gia đình chưa có sự quan tâm con đúng mức: Bố mẹ lo đi làm, sống ly hơn- ly
thân, phó mặc cho nhà trường, nhà trường thì khơng thể giám sát hết học sinh.
d. Tác hại.
Không thể phủ nhận cái lợi của trị chơi ĐT: giải trí sau những giờ học- làm việc căng
thẳng, một số game lớn tham gia thi đấu quốc tế ( sân chơi Esport- thể thao điện tử). Song
nếu lạm dụng nhiều sẽ gây biết bao hậu quả khơn lường:
- Xao nhãng học hành thành tích học sút kém.
- Bị nhiễm các trị bạo lực rồi có khi “thực hành”ngoài đời với bạn bè dẫn đến thương tích.
Chỉ cần vài lời nói có thể dẫn đến đánh nhau trong khi đó trước đây vốn rất hiền lành.
- Tốn nhiều tiền cho các trị đó, khi túng tiền có thể vay mượn của người xấu hay đi trộm,
cướp, giết người..v..v..đó là hành vi vi phạm pháp luật, có thể để lại nhiều hậu quả sau này.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, lo “luyện chưởng”quá nhiều cả ngày lẫn đêm, dẫn tới thể lực
giảm sút, có thể gây nguy hiểm.Tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính dễ bị cận.
e. Phương pháp giải quyết vấn đề

– Bản thân cần có ý thực hiện tối nhiệm vụ học tập, có thời gian học tập và giải trí thích
hợp. Cần biết chọn bạn mà chơi để khơng nhiễm các thói xấu
– Cần tránh những trị chơi khơng phù hợp với lứa tuổi, nội dung khơng lành mạnh.
– Gia đình và nhà trường cần quan tâm tới học sinh nhiều hơn,tăng cường giám sát và
quản lí. Những ng có trách nhiệm cần thực hiện nghĩa vụ của mình,là một tấm gương sáng
cho mọi ng noi theo. Giáo dục và giúp học sinh nhận ra ưu điểm cũng như nhược điểm của
các trò chơi đó, đồng thời giúp các bạn có kế họach “cai nghiện”, kết hợp hài hịa giữa học

chơi.
– Cần có sự tiếp tay của chính quyền, xã hội quản lý các dịch vụ điện tử.
3. Kết bài.
- Trò chơi điện tử hấp dẫn, nhưng tác hại mà nó đem lại là không nhỏ.
- Hãy để sự phát triển của khoa học khơng là mặt trái của xã hội,vì tương lai và vì ngày
mai khơng có người nào bị “nghiện game”q mức !!”
Đề 2: Viết một bài văn nghị luận với tiêu đề: Hãy nói khơng với tệ nạn tiêm chích ma
túy.
Dàn ý.
1. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề để dẫn vào bài :
15


- Đất nước đang xu hướng hiện đại hóa...
- Một trong những rào cản là các tệ nạn xã hội: ma túy...
VD.
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều
đó,chúng ta phải vượt quacác trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như:
ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túyđể phịng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội
2. Thân bài

2.1. Giải thích thuật ngữ
- Ma tuý: Là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Khi ngấm vào cơ
thể con ngưịi, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó,
khiến người sử dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của
mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc … dưới nhiều
hình thức tinh vi khác nhau như uống, chích, kẹo…
2.2. Tác hại của ma t
a. Đối với cá nhân người nghiện (có thể trình bày theo ba vấn đề: Sức khoẻ, tinh thần, thể
chất)
- Gây suy giảm hệ miễm dịch, giảm khả năng đề kháng làm cho người bệnh dễ mắc các
bệnh khác;
- Ma tuý chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan đặc biệt
là HIV/AIDS;
- Người nghiện ma t sức khoẻ yếu dần, khơng có khả năng lao động, trở thành gánh
nặng cho gia đình, xã hội.
- Nghiện ma tuý khiến cho con người u mê, tăm tối; từ người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật,
từ đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ công dân tốt của xã hội trở thành đối
tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: Cướp
giật, trộm cắp, giết người…
b. Đối với gia đình
- Làm cho kinh tế gia đình suy sụp
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình …
c. Đối với xã hội
- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp
giật, mại dâm ... làm cho an ninh xã hội bất ổn.
- Làm hao tiền tốn của của quốc gia (do phải phòng chống, lập trại cai nghiện, ...)
- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang làm mất vẻ mỹ quan,
văn minh lịch sự, vật vờ trên những con đường của xã hội.
- Làm suy giảm giống nòi …

2.3. Từ việc nêu và phân tích tác hại cần khẳng định: Phải nói "khơng" với ma t
2.4. Biện pháp (Sau khi khẳng định nói "khơng" cần dẫn để nêu lên biện pháp phịng
chống ma t):
- Có kiến thức về tác hại, cách phịng trách ma t, từ đó tun truyền cho mọi người về
tác hại của nó.
16


- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành
mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám
dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành
vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc
làm cho họ, tránh những cảnh "nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hồ nhập với
cuộc sống cộng đồng, khơng xa lánh, kì thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội …
3. Kết bài:
Rút ra kết luận: Ma túy kinh khủng là thế nên mỗi chúng ta phải biết tự bảo vệ mình, tránh
xa những tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy.
VD.
Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, cịn hơn cả bệnh tật
và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta
phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vịng tay đỡ lấy những người
nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết
nói khơng với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội khơng có ma túy.
Đề 3: Trên các tấm biển cảnh báo tai nạn giao thơng có ghi: “ Nhanh một phút chậm
cả đời”. Những lời cảnh báo trên nói với ta điều gì? Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn
đề trên.
Dàn ý.

1. Mở bài: nêu trực tiếp vấn đề: ATGT là một vấn đề được xã hội quan tâm.
2. Thân bài:
a. Thực trạng: số vụ tai nạn giao thơng nhiều, mỗi ngày có ít nhất 30 người ra đi vĩnh
viễn vì tai nạn giao thơng
- Biểu hiện: phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ…
b. Nguyên nhân:
- Đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông.
- Do ý thức kém nên đã không chấp hành, uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi
lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba
người phóng nhanh vượt ẩu…
- Một phần nữa vì khơng có biện pháp kiểm sốt, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi
người cứ vơ tư phạm luật khi khơng thấy có cảnh sát giao thông.
- Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất
lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.
… Mặt khác, chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà khơng màng đến sự
an tồn, tính mạng của người đi đường, họ vẫn thản nhiên rải đinh xuống lòng đường để
thu lợi trên những đồng tiền kiếm được từ việc vá xe, thay lốp. Họ khơng hiểu hết được sự
nguy hiểm của việc làm đó, bị thủng săm đột ngột khi đang chạy với tốc độ cao, người
đang tham gia giao thông sẽ bị văng ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
c. Hậu quả:
- Có thể khiến con người tàn phế, mất đi sinh mạng.
- Mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra là nỗi đau về tinh thần.
17


- Cánh cửa tương lai khép lại, nhiều người phải lỡ cơ hội học tập, làm việc.
- Gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình, xã hội.
d. Kiến nghị, đề xuất:
- Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thơng thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật

giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu
bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác.
- Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người
đi bộ ở khu vực có đơng trẻ em.
- Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong
đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thơng. Tích cực phát huy tính
kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn
chế tối đa tình trạng vi phạm luật an tồn giao thông của học sinh.
- Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật
của con cái, không mua xe gắn máy cho con hoặc không cho phép con đi xe gắn máy khi
chưa đủ tuổi. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha
mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho con em vi phạm. Cơ quan, đơn vị cơng tác cũng
cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức
dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không
xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn ...
- Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các
trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói
chung, của học sinh, sinh viên nói riêng
3. Kết bài: tai nạn giao thơng là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý
thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một
ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thơng sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui
cho những ai tham gia giao thông.
Đề 4: Dựa vào bài “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về
mối quan hệ giữa học và hành.
Dàn ý.
1. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề NL:
- “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang
Trung đễ bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ _ thế kỉ 18. Văn
bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà cịn ảnh hưởng đến cách học của
chúng ta sau này.

- Học phải đi đôi với hành. Quan điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm
theo.Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào !
2. Thân bài:
a )Giải thích:
– Học là q trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng
ngàn năm, thơng qua q trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài
đời.
– Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày
b) Tại sao học và hành phải đi đơi ?
– Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục
vụ cho cơng việc đạt hiệu quả cao hơn.
18


– Vì vậy học mà khơng hành, chỉ nắm lí thuyết mà khơng vận dụng vào thực tiễn thì việc
học trở nên vơ ích, mất thời gian, tiền của, cơng sức mà khơng mang lại lợi ích thiết thực
nào.
– Hành mà khơng học thì hành khơng trơi chảy. - Hành mà khơng học thì chỉ là sự mị mẫn
chẳng khác nào người đi trong đêm tối..Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm,
khơng có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng cơng việc sẽ thấp hay vừa mất thời
gian, vừa hỏng việc. Đối với những cơng việc địi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học
kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.
– Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu khơng học ta
sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.
c) Tác dụng:
- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong
sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi
tách riêng ra thì chúng trở thành vơ dụng,...
Ví dụ: chúng ta học lý thuyết trong trường, khi về nhà chúng ta phải biết áp dụng những

điều đã học vào thực tế, vào cuộc sống.
- Học để cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.
- Học đễ đem áp dụng KT đã học vào thực tế. Hành cịn củng cố, hồn chỉnh cho học.; Là
học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học
ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập
đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn
theo lý thuyết.
d. Muốn kết hợp giữa học và hành ta phải làm gì?
Trước hết, theo La Sơn Phu Tử là phải học lấy cái gốc của tri thức. Phải học có hệ thống
một cách bài bản, kĩ lưỡng, không được lơ là. Thông hiểu tri thức, thấu hiểu lí lẽ ở đời mới
giúp con người có hành động đúng đắn, cơng việc được trơi chảy. Từ đó đạo đức cũng
được đề cao, đạo học được khẳng định mạnh mẽ. Việc nắm vững tri thức sẽ làm nảy sinh
khát vọng làm việc và cống hiến của con người.
* Bình luận.
– Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa
học và thực tiễn.
– Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đơi với hành. Giữa học và
hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trị chỉ đạo, soi sáng cho hành. Hành
giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hồn chỉnh lí thuyết đã học được vào
thực tế.
3. Kết bài:
– Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập
và lao động sản xuất mới được nâng cao.
19


– Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam
cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.
Đề 5. Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống
và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.
I Dàn ý.
1. Mở bài; Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận: Bài thơ Khi con tu hú của
nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng
của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
VD.
Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.“Khi con tu hú” là một trong
những bài thơ tiêu biểu của ông viết khi bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bài thơ
“Khi con tu hú” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh
liệt của người tù cách mạng.
2. Thân bài:
a. “Khi con tu hú” thể hiện tha thiết tình yêu cuộc sống của người chiến sĩ trẻ.
- Âm thanh quyến rũ gọi mời :
+ Tiếng chim tu hú da diết gọi bầy, gọi bạn rót vào thính giác của người chiến sĩ trẻ, đó là
âm thanh báo hiệu hè về làm bừng thức trong tác giả sự sống tươi đẹp. Đó là tiếng gọi tự
do .
+ Tiếng ve ngân: “Vườn râm dậy tiếng ve ngân”- Một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn
trong thính giác. Chữ “ngân” gợi tả tiếng ve sôi lên, ngân dài trong vườn quê tạo nên dư
âm đặc biệt của ngày hè. Âm thanh ấy trở thành dấu ấn đặc biệt trong tâm tưởng người tù.
+ Tiếng diều sáo vi vu trên bầu trời-âm thanh gợi lên cuộc sống nên thơ, thanh bình ⇒
Âm thanh báo hiệu hè sang, như một bản nhạc sơi động đầu mùa. Đó là tín hiệu của mùa
hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng sinh sôi nảy nở.
- Sắc màu rực rỡ tươi đẹp:
+ Sắc vàng của lúa chín, của bắp ngơ của trái ngọt vườn quê.
+ Màu vàng hồng của nắng mới
+ Màu xanh thẳm của bầu trời. Đó là những mảng màu sắc lung linh, rực rỡ của bức tranh
quê. Gam màu tươi sáng, chan hịa và rực rỡ. Đó là màu của sự sống. Sắc màu ấy tặng cho
thị giác của con người sự thích thú gọi mời, quyến rũ.
- Hương vị ngọt ngào, hình ảnh sống động, tươi đẹp:
+ Cánh đồng lúa chín, trái cây trong vườn quê ngọt dần ⇒ báo hiệu mùa hè, bước chuyển

mình của thời gian từ xn qua hạ. Các hình ảnh (lúa chín, trái ngọt, bắp vàng) gắn với
những từ “đang chín, ngọt dần, đầy sân” gợi sự sống sinh sôi, nảy nở, đầy đặn, ngọt ngào,
gợi nhắc đến sự no đủ, tốt lành.
+ Hình ảnh “đôi con diều sáo lộn nhào” giữa nền trời xanh thẳm, không gian cao rộng của
bầu trời quê hương thơ mộng gợi nhắc đến thế giới thanh bình, tự do. ⇒ Bức tranh mùa hè
tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống qua con mắt của một tâm hồn trẻ trung, u đời.
Phải vơ cùng tinh tế mới có thể cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời
gian như vậy!
b. “Khi con tu hú” thể hiện khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.

20


- Vì khát khao tự do nên trong cảm nhận của tác giả, mùa hè như mang đến sức sống, thơi
thúc, giục giã người tù cách mạng đập tan phịng, chân muốn đạp đổ mọi xiềng xích để
đến với thế giới tự do bên ngồi.
- Vì khát khao tự do nên tâm trạng người tù cách mạng thấy bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ
hết… Lòng uất hận căm tức dâng trào trong lòng, bật thốt thành lời thơ thống thiết: Ngột
làm sao/chết uất thôi. Cách ngắt nhịp 3/3 kết hợp với các từ “ngột”, “chết uất” cùng một
loạt từ cảm thán trong đoạn thơ “ôi!”, “làm sao”, “thôi!” thể hiện một ý chí mạnh mẽ kiên
cường, quyết khơng chịu đời nô lệ, phải sống một cuộc đời tự do, thể hiện niềm khao khát
cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của
người thanh niên yêu nước đang bị giam cầm trong lao tù đế quốc. Một tinh thần khỏe
khoắn không cam chịu cuộc sống tù đầy chật chội và ngột ngạt.
- Trong hoàn cảnh bị giam cầm, người cộng sản phải tự đấu tranh với bản thân để làm chủ
mình, vượt lên những đắng cay nghiệt ngã của lao tù đế quốc, ni dưỡng ý chí, giữ vững
khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng. Đó là một hình thức đấu tranh tích cực.
- Vì khát khao tự do nên trong cảm nhận của tác giả tiếng chim tu hú là tiếng gọi tự do,
tiếng chim giục giã lên đường chiến đấu, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn
ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hịa bình độc lập đang cháy hừng hực

trong lòng tác giả.
3. Kết bài: Đánh giá chung:
- Khẳng định lại nhận định.
- Liên hệ bản thân.
VD.
“Khi con tu hú” sử dụng thể thơ lục bát dân tộc, với ngôn từ giản dị, giàu cảm xúc đã cho
thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của người chiến sĩ trẻ và thể hiện khát khao tự do
mãnh liệt của người tù cách mạng. Bài thơ là bức chân dung tự họa của người chiến sỹ
cộng sản đẹp đẽ, sáng ngời tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chiến tranh. Đọc bài thơ
ta càng trân trọng, cảm phục ý chí kiên định của người chiến sĩ CM, nguyện học tập noi
theo không chùn bước trước những khó khăn, quyết tâm phân đấu khơng ngừng học tập để
sau này xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Đề 6: Dựa vào Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn và Hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của
em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh.
Dàn ý
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Nêu vấn đề: Lãnh đạo có vai trị vơ cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia,
dân tộc.
VD.
* C 2: Trong mọi thời đại vai trị của người lãnh đạo có sự ảnh hưởng rất lớn. Người lãnh
đạo anh minh, sáng suốt ắt sẽ đem lại những thắng lợi vẻ vang. Ngược lại những kẻ đầu
21


óc hạn hẹp, tăm tối khi đứng đầu chỉ đem lại bi kịch cho toàn quân mà rộng hơn là thảm
kịch cho cả đất nước. Qua văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn và Hịch tướng si của
Trần Quốc Tuấn ta lại càng thấy rõ hơn nữa tầm quan trọng của người đứng đầu.
2. Thân bài:
a. Luận điểm 1: Những phẩm chất của một người lãnh đạo anh minh

- Có tầm nhìn xa, trơng rộng.
- Có lịng u nước, thương dân.
- Có kiến thức sâu rộng, uyên thâm.
- Luôn sáng suốt, anh minh, công bằng….
b. Luận điểm 2: Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh đất nước.
- Vua Lý Thái Tổ là vị vua khai sinh ra ra vương triều nhà Lý – một triều đại thịnh trị trong
lịch sử dân tộc.
- Giành được hòa bình, đất nước đang trong giai đoạn dựng xây và phát triển, vua Lý Thái
Tổ đã nhìn ra được những yếu điểm của kinh đô Hoa Lư và những lợi thế, tương lai của
vùng đất Thăng Long. Chính nhờ tầm nhìn xa, trơng rộng của vua mà đất nước mới có
được điều kiện để phát triển thịnh vượng nhất có thể.
- Vua Lý Thái Tổ cũng rất cẩn thận, khéo léo trong cách thuyết phục nhân dân, quần thần
dời đô:
+ Nhắc lại các triều đại dời đô thành công trong lịch sử Trung Quốc: nhà Thương, nhà
Chu.
+ Phân tích những hạn chế của vùng đất Hoa Lư và sự bảo thủ của các triều Đinh, Lê
+ Phân tích những lợi thế của vùng Thăng Long
⇒ Trong thời đại đất nước đang trên đà phát triển hưng thịnh, vua Lý Thái Tổ với kiến
thức uyên thâm về địa lý, phong thủy, tầm nhìn xa trơng rộng, tấm lịng u nước, thương
dân, một lòng muốn cống hiến cho đất nước để đưa ra quyết định dời đơ – từ đó tạo ra
bước chuyển mình mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc ta.
c. Luận điểm 3: Vai trò của một vị tướng lĩnh đối với vận mệnh đất nước trong chiến
tranh, nguy nan.
- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tơng, có cơng lao to
lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên năm 1285 và 1287.

22


- Nhận thấy sức mạnh, khí thế của quân đội ta đang đi xuống, Trần Quốc Tuấn đã ngay lập

tức làm bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần quân đội, lập nên chiến thắng anh dũng
trước quân Mông – Ngun. Đó là một hành động vơ cùng cần thiết và hợp lí, đánh trúng
vào lịng u nước, căm thù giặc của tất cả binh sĩ, phát động đấu tranh trong tồn nước.
- Trần Quốc Tuấn khơng chỉ nắm được điểm yếu của giặc mà còn nắm được điểm yếu,
điểm mạnh của chính quân đội ta khiến cho bài hịch có sức thuyết phục và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quân đội.
- Sự am hiểu về binh pháp, tài điều binh khiển tướng, năm bắt thời cơ tốt cùng tấm lịng
trung qn ái quốc của Trần Quốc Tuấn chính là mấu chốt giúp ta giành được thắng lợi
trước quân giặc mạnh và hung hãn như quân Mông – Nguyên.
d. Luận điểm 4: Bàn luận
- Cả Lý Thái Tổ và Trần Quốc Tuấn đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, hội
tụ đủ các phẩm chất tinh anh của dân tộc, có cơng lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước trong lịch sử dân tộc.
- Nếu như vua khơng sáng, tướng khơng giỏi thì chắc chắn đất nước đó sẽ sớm bại lụi,
khơng thể phát triển được.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước.
- Liên hệ đến thời hiện đại: Trong xã hội đang trên đà phát triển, hội nhập mạnh mẽ như
hiện nay, chúng ta càng cần đến những người lãnh đạo sáng suốt, anh minh, nhạy bén thì
mới có thể chèo lái nhân dân, đưa đất nước đến sự thịnh vượng, văn minh, tiên tiến.
VD.
Đọc lại áng văn "Chiếu dời đô "của Lí Cơng Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời "Hịch
tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì
nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trị của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vơ
cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam,
nhân dân Việt Nam cần làm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.

Đề 7: Hiện nay có một số bạn học sinh đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh,
không phù hợp với lứa tuổi, với truyền thống văn hóa dân tộc, với hồn cảnh gia
đình. Em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc cho

đúng đắn.
a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng một số bạn học sinh
đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
b. Thân bài
23


* Giải thích vấn đề: Lối ăn mặc khơng lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh
là việc:
- Để các kiểu tóc rườm rà, màu sắc rực rỡ, tạo kiểu quá cầu kì và mất nhiều thời gian tạo
kiểu…
- Mặc các loại trang phục hở hang, luộm thuộm, vướng víu…
- Mang các loại phụ kiện, trang sức quá đắt đỏ đến lớp học…
→ Đây là các kiểu trang phục không phù hợp với lứa tuổi học sinh và mơi trường học
đường.
* Hiện trạng của vấn đề:
Hiện nay, tình trạng học sinh ăn mặc không phù hợp lứa tuổi, nội quy đang ngày càng phổ
biến với nhiều học sinh, nhiều cấp học
Mức độ trang phục, kiểu tóc thiếu trong sáng, gọn gàng ngày càng được nâng cao (nữ mặc
váy ngắn, váy body, nam để tóc dài đến vai, nữ trang điểm đậm khi đến trường, nhuộm tóc
màu sặc sỡ…)
* Nguyên nhân vấn đề:
Các em bắt chước theo một thần tượng mà mình u thích, hay những đối tượng xấu trong
xã hội (VD: cắt tóc, mặc áo quần như Khá Bảnh…)
Các em muốn thể hiện một nét cá tính riêng hay muốn tỏ ra mình là người lớn (nên trang
điểm đậm, mặc đồ bó sát, gợi cảm…)
Gia đình có điều kiện nhưng không quan tâm sâu sát, để các em lầm tưởng và khơng định
hình được trang phục của mình…
* Hậu quả của vấn đề:
Các em khốc lên mình những bộ trang phục không phù hợp, trái quy định, dẫn đến bị kỉ

luật, bị trừ điểm, bị phạt… ảnh hưởng đến bản thân và tập thể
Những bộ trang phục lố lăng, thiếu phù hợp độ tuổi khiến các em mất đi sự trong sáng, vẻ
đẹp của lứa tuổi
Ăn mặc không phù hợp, khiến các em dễ bị bạn bè xa lánh, khơng quan tâm, khó hịa vào
tập thể lớp
Những bộ trang phục gợi cảm, lộ liễu hay rườm rà, lố lăng dễ khiến học sinh bị đánh đồng
và lôi kéo và các tập thể xấu trong xã hội
* Biện pháp khắc phục:
Tăng cường tuyên truyền, giải thích, định hướng về trang phục học đường và trang phục
phù hợp cho lứa tuổi học sinh
Bố mẹ, thầy cô quan tâm hơn đến các em học sinh để kịp thời chấn chỉnh lại cách ăn mặc
của các em khi nhận thấy các đặc điểm chưa phù hợp
Các bạn học sinh nên có những thần tượng, phong cách ăn mặc phù hợp với bản thân, để
tránh các trường hợp không mong muốn
* Bài học cá nhân:
Bản thân em khi đến trường luôn mặc áo sơ mi trắng, quần vải đen và đi giày thể thao, tóc
cũng cắt ngắn gọn gàng
Khi đi chơi, em mặc những bộ trang phục thoải mái và năng động, không đua địi theo
những bộ trang phục khơng phù hợp lứa tuổi, khơng đua địi cắt nhuộm tóc lịe loẹt…
c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về vấn đề vừa bàn luận.
Tham khảo.
24


Người xưa có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Vẻ bề ngoài của mỗi người cũng
phần nào thể hiện tính cách của người đó. Trang phục cũng thể hiện văn hóa của mỗi
người. Vậy mà hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành
mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hồn cảnh
gia đình.
Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Người xưa đã

dạy: Y phục xứng kỳ đức, có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh sống
riêng của mình và hồn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội, dù mặc đẹp đến đâu,
sang đến đâu mà khơng phù hợp với hồn cảnh thì cũng trở nên lố bịch, cạch cỡm. Xưa
nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với mơi trường. Người có
văn hố, biết ứng xử chính là người biết tự mình hịa vào cộng đồng. Bởi thế, một nhà
nghiên cứu văn hóa đã nói: Nếu một cơ gái khen tơi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà
khơng khen tơi vì có bộ óc thơng minh thì tơi chẳng có gì đáng hãnh diện. Thế mới biết,
trang phục hợp với văn hoá, hợp với đạo đức thì đó là trang phục đẹp.
Thế mà hiện nay có một số bạn đang đua địi với lối ăn mặc không lành mạnh, không phù
hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện gia đình mình. Như chúng ta thấy, ở trong trường
học, có bạn đã dứt bỏ những chiếc áo đồng phục trắng để mặc vào một chiếc áo phông loè
loẹt, trước ngực loằng ngoằng dãy chữ bằng tiếng nước ngồi và sau lưng là hình ảnh diễn
viên của một bộ phim đang ăn khách hay một ca sĩ nổi tiếng, điều đó hồn tồn khơng phù
hợp với tư cách một người học sinh. Những chiếc áo phơng hình con thỏ hay chuột
Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay
những lời lẽ Tiếng Anh thơ lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn
tìm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè.... Có bạn địi mẹ mua bằng được
chiếc quần Jean hàng hiệu đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là những chiếc quần
xé gấu, thưng gối, chắp vá đủ màu. Có nhiều bạn hơm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai
lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng... Có những bạn còn là
học sinh lớp 8, 9 mà đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, nhuộm, ép đủ kiểu. Các bạn đua đòi
chạy theo những mốt thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân
lao đầu vào lửa mà cứ ngỡ là như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành
điệu. Và có lẽ bạn vẫn tưởng rằng sự sành điệu, văn minh ấy sẽ làm cho mình trở thành
con người thức thời hơn, hiện đại hơn.
Dân gian có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Không phải ai cứ khốc lên mình
chiếc áo của thầy tu thì sẽ trở thành thầy tu. Chỉ có cung cách ứng xử mới giúp ta biết đó
có phải là thầy tu thật sự hay khơng. Chắc các bạn vãn cịn nhớ lớp kịch “Ơng Giuốc-đanh
mặc lễ phục” chứ? Cái ơng trưởng giả Giuốc-đanh mà lại học địi làm sang. Ơng cứ tưởng
chỉ cần khốc lên mình bộ lễ phục q tộc thì sẽ trở thành người cao quý, còn “cứ bo bo

cái kiểu trưởng giả thì đời nào được gọi là ơng lớn”. Nhưng do bản chất ngu dốt và mê
muội, ông ta đã tự biến mình thành 1 trị hề với bộ lễ phục may hoa ngược và ngắn cũn
cỡn.
Có vậy mới thấy sự văn minh, sành điệu không đến từ những gì bạn mặc trên người hay
mốt này mốt nọ mà đến từ những hiểu biết của bạn, từ cách hành xử của bạn với mọi
người xung quanh. Việc chạy theo các một ăn mặc ấy có rất nhiều tác hại. Có những bạn
quên cả việc học, suốt ngày chỉ chăm chút cho trang phục của mình, kết quả là học hành sa
25


×