Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hạ tầng công nghệ thông tin tới hiệu quả hoạt động theo phương pháp phân tích hiệu quả biên trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ SỐ 2
TÊN CHUYÊN ĐỀ SỐ 2:
Nghiên cứu ảnh hưởng của hạ tầng công nghệ thông tin tới hiệu quả hoạt
động theo phương pháp phân tích hiệu quả biên trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam
Chuyên ngành: Kế tốn, kiểm tốn và phân tích

Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Trung Tuấn
PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2022

MỤC LỤC
1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................3
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI__________________________________________3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU_______________________________________4
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU________________________________________5
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU______________________________________5
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU________________________________________5
1.6. KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU__________________________6
1.7. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU______________________________________6
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................................7
2.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU_____________________________________7
2.1.1. Ảnh hưởng hạ tầng CNTT đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp


.....................................................................................................................7
2.1.2. Ảnh hưởng hạ tầng CNTT đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng...8
2.1.3. Ảnh hưởng của hạ tầng CNTT tới hiệu quả hoạt động - hiệu quả biên..11
2.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU_________________________________14
2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT__________________________________________16
2.3.1. Nghịch lý năng suất.........................................................................16
2.3.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh.........................................................17
III. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................19
3.1. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU___________________________19
3.2. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU________________________20
3.2.1. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu về hạ tầng CNTT..................20
3.2.2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu về hiệu quả hoạt động..........24
3.2.3. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng hạ tầng CNTT tới
hiệu quả tài chính.......................................................................................25
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................29
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HẠ TẦNG CNTT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM________________________________________________29
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM_________________________________________33
4.4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HẠ TẦNG CNTT TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM______________________________________36
4.4.1. Thống kê mô tả dữ liệu....................................................................36
4.4.2. Ma trận hệ số tương quan................................................................36
4.4.3. Lựa chọn mơ hình hồi quy...............................................................37
V. KẾT LUẬN.................................................................................................50
2


TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................51

PHỤ LỤC........................................................................................................61

3


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Gunasekaran & cộng sự (2001) cho rằng tồn cầu hóa và sự phát triển của cơng
nghệ thơng tin (CNTT) kích thích và tăng cường thiết lập cạnh tranh tồn cầu. Vì vậy, các
doanh nghiệp buộc phải chi hàng tỷ đô la vào các dự án đầu tư hạ tầng CNTT mới để cải
thiện hiệu quả, duy trì tính bền vững và tính cạnh tranh trên thị trường (Nustini, 2003).
Tuy nhiên, cuộc suy thối kinh tế năm 2008, đã buộc các cơng ty phải đánh giá lại các
khoản đầu tư cho CNTT so với lợi ích có thể thu được (Alves, 2010; Creswell, 2004;
Czerwinski, 2008; Gunasekaran & cộng sự, 2001; Tynan, 2005), nhưng lợi ích từ việc
đầu tư CNTT rất khó đo lường (Dehning & Richardson, 2002; Gunasekaran & cộng sự,
2001; Nustini, 2003). Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn như vậy, đo lường giá trị
CNTT đối với các doanh nghiệp và tổ chức đã trở thành một chủ đề quan trọng được các
nghiên cứu tập trung (Bharadwaj 2000; Melville, Kraemer, và Gurbaxani 2004;
Santhanam và Hartono 2003). Nhiều nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra tác động của công
nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng kết quả của những
nghiên cứu này khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện vào nửa đầu những năm 1990 của
Strassmann (1990), Weill (1992), Brynjolfsson (1993) và Landauer (1995) chỉ ra rằng
khơng có mối liên hệ nào giữa các khoản đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu được tiến hành vào nửa cuối những năm 1990 của
Brynjolfsson (1995), Dewan (1997), Hitt (1996) đã kết luận rằng tồn tại mối quan hệ
thuận chiều dương giữa đầu tư cho CNTT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bởi
vì kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa đầu tư cho CNTT và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp trên thế giới cho thấy nhiều kết quả khác nhau vì vậy những nghiên cứu
thực nghiệm về lĩnh vực này vẫn còn rất cần thiết.
Lloyd-Walker & Cheung (1998) đã chỉ ra rằng trong ngành ngân hàng, CNTT có

thể giúp cung cấp các dịch vụ khách hàng cao cấp bằng cách cung cấp một dịch vụ nhanh
chóng, chính xác và đáng tin cậy. Kim & Davidson (2004) đã tuyên bố rằng môi trường
ngành ngân hàng đã trở nên chuyên sâu về CNTT. Porter & Millar (1985) nhấn mạnh
rằng ngành ngân hàng có hàm lượng CNTT cao trong cả sản phẩm và quy trình cũng
giống như ngành báo chí và hàng không. Như vậy, ngành ngân hàng là một trong những
ngành sử dụng hệ thống thơng tin kế tốn có hàm lượng CNTT rất cao đã góp phần vào
hoạt động ngân hàng, giảm chi phí, thời gian và cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp
4


cho khách hàng. Tuy nhiên, việc đầu tư vào công nghệ thơng tin là một q trình tốn
kém, địi hỏi nỗ lực, thời gian và tiền bạc đáng kể ở mọi giai đoạn (lập kế hoạch, phân
tích, thiết kế, phát triển, thực hiện và nâng cấp). Để đạt được hiệu quả cao trong các tổ
chức yêu cầu đầu tư vào các thành phần CNTT (Allameh & cộng sự, 2011) trong đó cơ
sở hạ tầng CNTT đóng vai trị là nền tảng cho cơng nghệ máy tính, truyền thơng và cơ sở
hệ thống dữ liệu, trong khuôn khổ kỹ thuật hướng dẫn công việc của tổ chức để đáp ứng
nhu cầu quản lý (Melville, 2010; Mitchell & cộng sự, 2012). Nghiên cứu này kiểm tra tác
động của hạ tầng CNTT đến hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Có ba lý do để chủ đề nghiên cứu này trở thành một nghiên cứu cấp thiết. Thứ nhất,
ngành ngân hàng và tài chính được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Ngân hàng là hoạt
động trung gian gắn kết sự vân động của toàn ngành kinh tế và ảnh hưởng của ngành
ngân hàng bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy, việc cải thiện hiệu quả
kinh doanh ngành ngân hàng đem lại hiệu quả rộng rãi không chỉ cho ngành ngân hàng
và còn tác động đến các ngành khác. Thứ hai, ngành ngân hàng là một trong những ngành
đi đầu trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý và vận hành. Thu thập và xử lý thông tin
là hoạt động trọng tâm ngành ngân hàng vì vậy những tác động hạ tầng CNTT có thể có
ảnh hưởng sâu rộng. Thứ ba, sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu tác giả nhận thấy
rằng ảnh hưởng của hạ tầng CNTT trong ngành ngân hàng ảnh hưởng tích cực hay tiêu
cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng là chưa có kết luận. Các nghiên cứu trong
ngành ngân hàng mới chỉ tập trung vào cấp độ vĩ mô cấp quốc gia (Tabak & cộng sự,

2016; Berger, Klapper & Turk Ariss, 2009). Do đó, trong luận án này, tác giả làm sáng tỏ
mối quan hệ giữa hạ tầng CNTT tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam trên các thước đo hiệu quả tổng thể như (ROA và ROE) cũng như thước đo
hiệu quả trung gian thông qua phân tích hiệu quả biên.
Do đó, tác giả nhận thấy đây là nghiên cứu cần thiết nhằm đánh giá tác động của
hạ tầng CNTT tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên các
thước đo hiệu quả tổng thể và thước đo hiệu quả trung gian. Bên cạnh đó, nghiên cứu có
ý nghĩa về mặt thực tiễn, do thông qua kết quả nghiên cứu tác giả có thể khuyến nghị tới
các ngân hàng thương mại để hoạt động đầu tư CNTT đem lại hiệu quả cao.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư CNTT kết hợp
với tổng quan nghiên cứu, mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu về ảnh hưởng của hạ
5


tầng CNTT tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để thực hiện
được mục tiêu chính trên, tác giả cần giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, phân tích tác động và mức độ tác động của hạ tầng CNTT tới hiệu quả
hoạt động trên các thước đo hiệu quả trung gian thơng qua phân tích hiệu quả biên của
các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ hai, đưa ra khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc
đầu tư CNTT nhằm đem lại hiệu quả cao.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu như
sau:
Câu hỏi 1: Hạ tầng CNTT có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt trên các thước đo hiệu
quả trung gian thông qua phân tích hiệu quả biên của các ngân hàng thương mại Việt
Nam không?

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của hạ tầng CNTT đến hiệu quả hoạt động trên các
thước đo thước đo hiệu quả trung gian thơng qua phân tích hiệu quả biên của các ngân
hàng thương mại Việt Nam như thế nào?

1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu về mặt lý luận và thực tế hạ tầng
CNTT, hiệu quả hoạt động và mối liên hệ giữa hạ tầng CNTT tới hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Tác giả lựa chọn 30 ngân hàng thương mại Việt Nam bao
gồm: Ngân hàng Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Ngân hàng Phương Đơng, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín, Ngân hàng TMCP Phát triển
Nhà TP HCM, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Đông Nam Á, Ngân hàng An Bình,
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng xăng dầu
Petrolimex, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Sài
Gòn – Hà Nội, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng Đại Chúng Việt
6


Nam, Ngân hàng Sài Gịn – Cơng Thương, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân
hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Quốc Dân. Một số ngân
hàng không được đưa vào nghiên cứu do ngân hàng khơng có dữ liệu trong báo cáo chỉ
số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT hoặc ngân hàng khơng cơng bố thơng tin
báo cáo tài chính trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
Về mặt thời gian: Do giới hạn về tính sẵn có cửa dữ liệu thứ cấp của báo cáo chỉ
số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT, do vậy mẫu nghiên cứu bao gồm 30 ngân

hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
Về mặt nội dung: Luận án nghiên cứu và đo lường hạ tầng CNTT, hiệu quả hoạt
động tổng thể (ROA, ROE) và hiệu quả hoạt động trung gian thơng qua phương pháp
phân tích hiệu quả biên. Qua đó đánh giá ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của hạ tầng
CNTT tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.6. Khái quát phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại Việt Nam là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn.
Dữ liệu về hạ tầng CNTT là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo chỉ số sẵn sàng cho
phát triển và ứng dụng CNTT Việt Nam.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại theo phương pháp phân tích
hiệu quả biên, nghiên cứu mối quan hệ và mức độ tác động của hạ tầng CNTT đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại bao gồm phương pháp màng bao dữ liệu
(DEA), phương pháp hồi quy FEM, REM bằng việc sử dụng phần mềm thống kê Stata.

1.7. Quy trình nghiên cứu
Đầu tiên, tác giả trình bày khung lý thuyết trong luận án, tổng quan các mơ hình
đo lường hạ tầng CNTT, hiệu quả hoạt động, tác động của hạ tầng CNTT tới hiệu quả
hoạt động. Sau khi thực hiện tổng quan, tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Luận án
dựa trên tổng quan, khoảng trống nghiên cứu và cơ sở lý luận để có thể xây dựng các giả
thuyết nghiên cứu. Sau đó, tác giả dựa vào các cơng cụ thống kê và mơ hình hồi quy
nhằm kiểm định các giải thuyết nghiên cứu. Phần cuối cùng của luận án, tác giả trình bày
các kết quả nghiên cứu và thảo luận các kết quả rồi từ đó đưa ra khuyến nghị.

7


II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan nghiên cứu
2.1.1. Ảnh hưởng hạ tầng CNTT đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp
Nghiên cứu về ảnh hưởng của CNTT tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
đã có lịch sử nghiên cứu lâu dài (Brynjolfsson and Hitt, l996; Davenport, l992). Trong
giai đoạn đầu từ những năm 1980 đến năm 1990, các nghiên cứu bắt đầu tập trung nghiên
cứu mối quan hệ giữa đầu tư CNTT tới hiệu quả của một doanh nghiệp dựa trên cơ sở
nghịch lý năng suất hay nghịch lý Solow. Nghịch lý này đề cập đến sự tăng trưởng chậm
lại của năng suất trong khi tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại
Mỹ và những quốc gia đã phát triển trong giai đoạn từ những năm 1970 đến 1980 và từ
những năm 2000 cho đến hiện nay. Nghịch lý Solow (1987) liên quan đến câu nói của
ơng: “Bạn có thể thấy thời đại máy tính ở khắp mọi nơi ngoại trừ trong thống kê hiệu
quả”. Theo Barua & Mukhopadhyay (2000), trong giai đoạn này có hai hướng tiếp cận:
một hướng nghiên cứu sử dụng cơng cụ phân tích là hàm sản xuất Cobb - Douglas
(Brynjolfsson & Hitt, 1996; Loveman, 1994; Roach,1991) và một hướng nghiên cứu tập
trung vào mơ hình “hướng theo quy trình” về giá trị CNTT (Byrd & Turner, 2001; Cron
& Sobol, 1983; Harris & Katz, 1991; Weill, 1992). Tuy nhiên trong giai đoạn đầu này các
nghiên cứu từ cả hai hướng tiếp cận đều khơng tìm thấy mối quan hệ đáng kể nào giữa
CNTT và hiệu suất của doanh nghiệp (Loveman, 1994; Roach, 1991; Weill, 1992) bởi vì
hai lý do sau. Thứ nhất, các nghiên cứu này chỉ sử dụng một thước đo duy nhất để đo
lường CNTT đó là chi tiêu cho CNTT. Thứ hai, biến hiệu quả hoạt động được sử dụng để
đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là các thước đo hiệu quả tổng thể.
Những nghiên cứu trong giai đoạn sau trong cả hai luồng nghiên cứu đã chỉ ra mối
quan hệ mạnh mẽ hơn giữa CNTT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Barua &
Lee, 1997; Bharadwaj, Bharadwaj & Konsynski, 1999; Hitt & Brynjolfsson, 1996; Lee &
Barua, 1999; Menon, Lee & Eldenberg, 2000; Mukhopadhyay, Rajiv & Srnivasan,1997;
Narasimhan & Kim, 2001; Rai, Patnayakuni & Patnayakuni, 1997; Sanders & Premus,
2005). Trong giai đoạn sau này, các nghiên cứu đã khắc phục được một số hạn chế của
các nghiên cứu trước như sử dụng thước đo CNTT tập trung hơn vào các loại CNTT như
chi tiêu cho phần cứng, phần mềm, nhân viên hệ thống,…thay vì chỉ gộp tất cả các loại

chi tiêu cho CNTT vào một thước đo duy nhất. Thứ hai, các nghiên cứu cũng bắt đầu tập
8


trung vào các thước đo hiệu quả hoạt động trung gian như hiệu quả hoạt động nội bộ,
hiệu quả dịch vụ khách hàng và mức tồn kho thay vì chỉ xem xét các thước đo hiệu quả
hoạt động tổng thể của công ty như trong nghiên cứu của Melville, Kraemer & Gurbaxani
(2004) và Barua & Mukhopadhyay (2000). CNTT có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả
hoạt động hoặc có thể ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả hoạt động thơng qua các biến
trung gian rồi từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tồn cơng ty (Barua, Kriebel
& Mukhopadhyay, 1995; Melville, Kraemer & Gurbaxani, 2004).
Mặc dù các nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc đầu tư CNTT
mà cụ thể hơn là chi tiêu cho CNTT tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
(Brynjolfsson & Hitt, 1996; Menon, Lee & Eldenburg, 2000) tuy nhiên biến chi tiêu cho
CNTT có một hạn chế đó là không cho phép tách biệt các tác động của CNTT cho tổ
chức. Do vậy để hiểu đầu đủ hơn vai trò cụ thể CNTT trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp cần phải sử dụng thước đo khác đo lường CNTT và những nghiên
cứu như vậy mới xuất hiện tương đối ít gần đây như nghiên cứu của Banker, Bardhan,
Chang & Lin (2006) và nghiên cứu của Sanders & Premus (2005).

2.1.2. Ảnh hưởng hạ tầng CNTT đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng, cũng có nhiều nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ
giữa CNTT và năng suất và các nghiên cứu này cho kết quả khác nhau. Nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng CNTT không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng (Ho & Mallick, 2010; Shu & Strassmann, 2005). Trong khi đó, một số nghiên
cứu lại chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ tích cực giữa CNTT tới hiệu quả hoạt động ngân
hàng ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô (Cornaggia & cộng sự, 2015; Bloom & cộng sự, 2012;
Brynjolfsson & Hitt, 2003).
Ở cấp độ vi mô, các nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của một

công nghệ cụ thể tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo DeYoung & cộng sự (2007)
nghiên cứu ảnh hưởng của Internet đối với các dịch vụ ngân hàng tại Mỹ bằng cách so
sánh hiệu quả hoạt động ngân hàng truyền thống với hiệu quả hoạt động ngân hàng điện
tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngân hàng điện tử giúp làm tăng hoa hồng cho các dịch
vụ tiền gửi. Kết quả nghiên cứu của Delgado & cộng sự (2007) và Ciciretti & cộng sự
(2009) chỉ ra mối quan hệ giống như nghiên cứu của De Young & cộng sự (2007) khi hai
tác giả này nghiên cứu tại các ngân hàng ở châu Âu và Ý. Theo Scott & cộng sự (2017),
việc sử dụng một cơng nghệ cụ thể (ví dụ như SWIFT,...) sẽ tạo điều kiện giao tiếp liên
9


ngân hàng trên tồn thế giới từ đó ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời trong dài
hạn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa CNTT và
hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng (Onay & Ozsoz, 2012). Theo tác giả thì việc áp
dụng ngân hàng điện tử sẽ làm giảm lợi nhuận do cạnh tranh tăng lên từ đó làm giảm thu
nhập từ lãi suất.
Ở cấp độ vĩ mô, phần lớn các nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của CNTT
đến tăng hiệu quả và lao động. Một mặt, CNTT làm tăng hiệu quả ở thị trường đã phát
triển (Oliner & Sichel, 2000; Oulton, 2002) và thị trường đang phát triển (Sassi &
Goaied, 2013). Mặt khác, CNTT có tác động tiêu cực đến việc làm do sự thay đổi cơng
nghệ sẽ địi hỏi lao động có trình độ và kỹ năng cao hơn nên có thể làm trầm trọng tình
trạng thất nghiệp (Freeman & Soete, 1997). Do vậy, kết quả nghiên cứu khác nhau, trong
khi Stiroh (2002) cho thấy đầu tư CNTT cao hơn sẽ cho hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp cao hơn thì Beccalli (2007) lại cho rằng có rất ít bằng chứng về mối quan hệ giữa
đầu tư CNTT đổi với lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Những nghiên cứu
này xác nhận một phần kết quả nghiên cứu của Markus và Soh’s (1993) cho rằng có mối
quan hệ tiêu cực giữa đầu tư CNTT và lợi nhuận trong những ngân hàng lớn, và có mối
quan hệ trung lập giữa đầu tư CNTT và lợi nhuận trong những ngân hàng nhỏ.
Ngành ngân hàng là ngành áp dụng CNTT chuyên sâu, tuy nhiên sau khi thực hiện
tổng quan nghiên cứu tác giả nhận thấy có ít nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực này.

Hơn nữa, kết quả của các nghiên cứu như phía trên trình bày có kết quả khơng đồng nhất.
Theo Berger (2003) thì việc áp dụng CNTT như ngân hàng trực tuyến, thanh tốn điện tử,
đầu tư bảo mật, trao đổi thơng tin có thể khơng chuyển đổi trực tiếp thành hiệu quả cao
hơn nhưng có thể chuyển gián tiếp qua các khách hàng và các yếu tố sản xuất khác, từ đó
ngân hàng có thể đạt được hiệu quả kinh tế quy mơ thơng qua việc xử lý các khoản thanh
tốn và đạt được hiệu quả trong việc xử lý thông tin bằng cách chia sẻ dữ liệu. Cụ thể,
Berger & Mester (2003, trang 58) đã viết “các ngân hàng đã sử dụng xử lý thông tin để
xử lý thông tin khách hàng về tiền gửi và cho vay và để đánh giá rủi ro hiệu quả hơn,
công nghệ viễn thông truyền những thơng tin này và xử lý thanh tốn nhanh hơn mà sử
dụng ít tài ngun. Điều này có thể gợi ý sự cải thiện về hiệu quả chi phí trong những
năm 1990”. Ủng hộ quan điểm của Berger (2003), những nghiên cứu của Milne (2006) và
Kozak (2005) cũng cho rằng việc áp dụng CNTT ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận và
giảm chi phí trong các ngân hàng thương mại. Theo DeYoung (2005) và Delgado & cộng
sự (2006), ngân hàng điện tử cũng cung cấp lợi thế cạnh tranh về quy mô so với các kênh
10


phân phối truyền thống. Theo DeYoung (2007) thì Internet banking cung cấp các dịch vụ
và sản phẩm ngân hàng như chuyển tiền, cho vay, tiền gửi,…mà có chi phí giao dịch thấp
hơn so với chi nhánh ngân hàng truyền thống hay ngân hàng trên điện thoại. Hơn nữa,
CNTT góp phần giảm sự bất cân xứng thông tin giữa người cho vay và người đi vay từ
đó giúp các ngân hàng xếp hạng người vay của họ tốt hơn nhờ đó ngân hàng đạt được
tính hiệu quả theo quy mơ (Hauswald và Marquez, 2003; Haq, 2005; Crawford và cộng
sự, 2018). Do đó, việc phổ biến thơng tin tốt hơn có thể hạn chế rủi ro ngân hàng mất khả
năng thanh toán và cải thiện tính ổn định. Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan
hệ tích cực giữa CNTT đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tập trung vào hai kết quả
mà Farrell & Saloner (1985) và Economides & Salop (1992) đã nêu:
1. CNTT đem lại lợi thế về chi phí cho các ngân hàng do việc áp dụng CNTT làm
giảm chi phí hoạt động. Ví dụ, như ngân hàng điện tử và mạng internet giúp ngân hàng
thực hiện nhanh các thủ tục, thực hiện chuẩn hóa các giao dịch nhanh với nguồn lực tài

nguyên thấp hơn so với phương pháp truyền thống.
2. CNTT đem lại lợi thế hiệu ứng mạng do có thể thúc đẩy các giao dịch giữa các
khách hàng trong cùng một mạng.
Theo Aliyu & Tasmin (2012), việc ra đời của ngân hàng điện tử, ATM, ngân hàng
trên điện thoại và sự phổ biến của Internet đã tạo thêm kênh phân phối mới cho ngân
hàng để cung cấp dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời, nó cũng định hình lại tồn cảnh và
chiều hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Cụ thể, CNTT có thể tiềm ẩn những rủi
ro do có sự gia nhập của những cơng ty cung cấp dịch vụ tài chính thay thế (ví dụ như
những cơng ty Fintech). Khách hàng có thể từ bỏ sử dụng dịch vụ của các ngân hàng để
chuyển sang sử dụng dịch vụ của những công ty tài chính Fintech này. Hơn nữa, việc sử
dụng CNTT có thể có một số rủi ro như rủi ro chiến lược, rủi ro pháp lý, uy tín (BIS,
2003). Do đó, việc đánh giá các yếu tố liên quan đến an ninh mạng và rủi ro CNTT gắn
với hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng cần được quan tâm khi đánh giá hiệu quả
(FSB, 2017a, b; EBA, 2018)
Như vậy, sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng ảnh
hưởng của CNTT trong ngành ngân hàng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng là chưa có kết luận. Các nghiên cứu trong ngành ngân hàng mới
chỉ tập trung vào cấp độ vĩ mô cấp quốc gia (Tabak & cộng sự, 2016; Berger, Klapper &
Turk Ariss, 2009). Do đó, trong luận án này, tác giả làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hạ tầng
CNTT tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đồng nhất
11


quan điểm với Beck & cộng sự (2016), tác giả sử dụng thước đo CNTT là hạ tầng CNTT
chứ không chỉ là một ứng dụng của CNTTT như ngân hàng điện tử. Tác giả thực hiện
đánh giá tác động sâu hơn về mức độ ảnh hưởng hạ tầng CNTT tới hiệu quả hoạt động
của ngân hàng trên các thước đo hiệu quả tổng thể như (ROA và ROE) cũng như thước
đo hiệu quả trung gian thơng qua phân tích hiệu quả biên.

2.1.3. Ảnh hưởng của hạ tầng CNTT tới hiệu quả hoạt động - hiệu quả

biên
Bên cạnh cách tiếp cận truyền thống khi đánh giá hiệu quả hoạt động, hiện nay thế
giới cịn sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên. Phương pháp này tính tốn chỉ số
hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh khoảng cách của các đơn vị (ngân hàng) với một
đơn vị thực hiện hoạt động tốt nhất trên biên (biên này được tính từ tập số liệu vì trên
thực tế biên hiện quả tồn bộ theo lý thuyết là khơng biết). Cơng cụ này cho phép ta tính
được chỉ số hiệu quả chung của từng ngân hàng dựa trên hoạt động của chúng và cho
phép xếp hạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Phương pháp phân tích hiệu quả
biên sẽ tính được năng suất nhân tố tổng hợp TFP, hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận
của từng cơng ty. Do đó, các nghiên cứu gần đây đã đánh giá ảnh hưởng của đầu tư
CNTT tới hiệu quả hoạt động theo các thước đo hiệu quả từ phương pháp phân tích hiệu
quả biên vì hai lý do. Thứ nhất, các nghiên cứu đánh giá trên tác động của CNTT tới các
thước đo hiệu quả truyền thống có thể đánh giá thấp tác động của CNTT do việc sử dụng
máy tính thường gắn liền với những thay đổi lớn về chất lượng đầu ra, rất khó để đo
lường chính xác (Boskin và cộng sự, 1997). Thứ hai, việc sử dụng công nghệ có thể mất
thời gian để điều chỉnh tổ chức và kỹ năng làm việc của nhân viên. Do đó, những nghiên
cứu gần đây cố gắng khám phá và đánh giá tác động của CNTT tới những thay đổi trong
tổ chức cơng ty và trong hoạt động cơng ty thì những thước đo hiệu quả truyền thống như
ROA, ROE không phản ánh được những thay đổi này. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác
giả sẽ tập trung vào các nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa CNTT và hiệu quả hoạt
động dựa trên phương pháp phân tích hiệu quả biên.
Một mục tiêu của các ngân hàng khi sử dụng cơng nghệ đó là là giảm chi phí cho
hệ thống. Mặc dù tồn tại những khó khăn nhất định khi đánh giá và đo lường những thay
đổi về năng suất do ảnh hưởng của kỹ thuật mà cụ thể là CNTT, tuy nhiên vẫn có thể áp
dụng những mơ hình kinh tế lượng để đo lường tác động của thay đổi công nghệ tới hiệu
quả hoạt động của ngân hàng. Theo Rowe (1994), có ba nghiên cứu đã nghiên cứu về mối
quan hệ giữa CNTT và hiệu quả hoạt động dựa trên dữ liệu các ngân hàng Mỹ kể từ năm
12



1968. Daniel, Longbrake & Murphy (1973) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phổ
biến của máy tình và chi phí hoạt động của các ngân hàng Mỹ. Các tác giả sử dụng hàm
Cobb-Douglas để biểu thị hàm chi phí với giả định lợi nhuận khơng đổi theo quy mô. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng trang bị máy tính dưới một năm có chi phí cao
hơn so với các ngân hàng đã trang bị máy tính trên hai năm. Đó là kết quả của việc học
hỏi cơng nghệ. Hạn chế của nghiên cứu này đó là không trực tiếp chỉ ra được mối quan
hệ giữa CNTT với chi phí hoạt động và khơng giải thích được giả thiết lợi nhuận không
đổi theo quy mô. Kolari và Zardkoohi (1987) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi phí
tiền gửi và tỷ lệ chi phí CNTT trên chi phí nhân sự phân bổ cho tiền gửi. Kết quả nghiên
cứu cho thấy CNTT làm giảm chi phí tiền gửi nhưng lợi nhuận thì giảm. Các tác giả cho
rằng đó là do việc khơng phân biệt hệ thống máy tính cá nhân và hệ thống máy tính trung
tâm dẫn tới hạn chế của hệ thống máy tính. Lawrence và Shay (1986) sử dụng hàm sản
xuất logarit chuyển đổi đa sản phẩm để đo lường hiệu quả hoạt động kết hợp với chi phí
thuê máy tính. Nghiên cứu cho thấy giá máy tính cá nhân giảm làm giảm đáng kể nhân
lực ngân hàng. Nghiên cứu cũng nghiên cứu theo bốn nhóm ngân hàng riêng biệt được
phân loại theo quy mơ để chỉ ra ảnh hưởng của máy tính sẽ thay đổi theo quy mô và
phạm vi. Tuy nhiên, nghiên cứu này hạn chế bởi chỉ đánh giá về ảnh hưởng của chi phí đi
th máy tính chứ khơng đánh giá được ảnh hưởng của chi phí CNTT với hiệu quả hoạt
động ngân hàng.
Gopal, Wang và Zionts (1992) đã tiến hành một nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
ở cấp công ty của 36 ngân hàng. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu
(DEA) – phương pháp định hướng dữ liệu phi tham số để đo lường hiệu quả hoạt động.
Tác giả sử dụng mơ hình DEA điều chỉnh vì mơ hình DEA thuần túy khơng xem xét quy
trình sản xuất trung gian và khơng cung cấp thơng tin chi tiết về tác động của các biến cụ
thể. Nguồn dữ liệu được lấy từ Computerworld Premier 100, Standard and Poor’s
Industry Surveys và Standard and Poor’s Compustat. Biến đầu ra giai đoạn một là tổng
lượng tiền gửi. Biến đầu vào giai đoạn một là tài sản, nhân viên và ngân sách CNTT.
Biến đầu ra giai đoạn hai là Lợi nhuận và tỷ lệ phần trăm cho vay được thu hồi. Các tác
giả kết luận rằng có mối liên hệ thuận chiều giữa kết quả hoạt động và cường độ sử dụng
vốn cho CNTT. Nhược điểm của nghiên cứu đó là không xem xét yếu tố độ trễ về thời

gian có thể có giữa đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động. Hơn nữa trong mơ hình của các
tác giả giả định rằng CNTT sử dụng chuyên sâu duy nhất ở lĩnh vực tiền gửi; tuy nhiên,
CNTT được sử dụng chuyên sâu trong ít nhất hai lĩnh vực khác - phê duyệt/thu nợ và
13


quản lý khoản vay. Vì vậy, tác giả đã khơng nghiên cứu được tác động của CNTT đối với
hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực này.
Courtney (1993) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động ở cấp độ công ty trong một số
ngành dựa theo phương pháp DEA theo gợi ý của Gopal (1992), sử dụng phương pháp
hồi quy bình phương nhỏ nhất và phân tích biệt số (discrimination analysis). Tác giả
nghiên cứu mẫu của 325 công ty lấy từ nguồn dữ liệu cũng giống như trong nghiên cứu
Gopal (1992) sử dụng từ nguồn Computerworld Premier 100 cho các biến trung gian, còn
các biến cấp cao hơn sử dụng từ nguồn Standard and Poor’s Industry Surveys và
Standard and Poor’s Compustat. Biến đầu tư hệ thống thông tin trong nghiên cứu là:
Ngân sách cho hệ thống thông tin, ngân sách cho nhân viên hệ thống thông tin, ngân sách
đào tạo cho nhân viên hệ thống thông tin, thiết bị đầu cuối/nhân viên, giá trị bộ xử lý,
năm, ngành. Biến hiệu quả hoạt động trong nghiên cứu là ROA và giá cổ phiếu. Phương
pháp DEA được sử dụng để xác định phân loại hiệu quả cho mỗi cơng ty. Phương pháp
phân tích biệt số sử dụng đầu ra của DEA để xác định xem có tồn tại mối quan hệ giữa
phân loại hiệu quả hoạt động và đầu tư CNTT hay không. Cuối cùng, phương pháp hồi
quy bình phương nhỏ nhất so sánh DEA và kết quả phân tích biệt số. Tác giả không thấy
mối quan hệ trực tiếp giữa hiệu quả hoạt động và CNTT cho tất cả các ngành mặc dù mối
quan hệ tích cực đã được ghi nhận trong các ngành cơng nghiệp giấy, hóa chất và lọc dầu.
Omri và Hachana (2008) đựa trên nghiên cứu của Beccalli (2007) đánh giá tác
động của đầu tư CNTT tới hiệu quả hoạt động tại sáu ngân hàng thương mại Tunisia
trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2000 đến năm 2006. Tác giả sử dụng phương pháp
phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để ước tính hàm chi phí và hàm lợi nhuận ngân hàng sau
đó xác định mới quan hệ với đầu tư CNTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư CNTT đã
cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng. Ưu điểm của nghiên cứu này đã xem xét độ trễ

về mặt thời gian giữa biến đầu tư CNTT và hiệu quả khi cho thấy nếu xem xét độ trễ về
mặt thời gian thì mối quan hệ giữa hai biến sẽ chặt chẽ hơn. Hơn nữa, các tác giả cũng
chỉ ra thước đo hiệu quả X-efficiency giải thích tốt hơn mối quan hệ giữa đầu tư CNTT
và hiệu suất so với các thước đo truyền thống.
Trầm Thị Xuân Hương và Nguyễn Tú Như (2018) nghiên cứu về ảnh hưởng của
CNTT tới các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua chỉ số Vietnam ICT Index. Tác
giả thực hiện nghiên cứu dữ liệu của 24 ngân hàng thương mại từ năm 2006 đến năm
2017 theo mơ hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận
chiều giữa CNTT tới hiệu quả hoạt động. Từ đó tác giả đưa ra khuyến nghị các ngân
14


hàng nên tăng cường chính sách nâng cao các chỉ số CNTT đồng thời kết hợp với các
chiến lược mở rộng quy mô ngân hàng, cho vay và tiền gửi. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chi tập trung vào chỉ số tổng hợp của CNTT và truyền thông mà chưa nghiên cứu sâu hơn
về các chỉ số thành phần cụ thể của CNTT và truyền thông.
Hiện nay các nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động tại
ngân hàng sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên trên thế giới cịn rất ít hơn nữa
kết quả nghiên cứu cũng rất khác nhau nên những nghiên cứu thực nghiệm còn rất cần
thiết. Hơn nữa, theo hiểu biết của tác giả thì các nghiên cứu giữa mối quan hệ giữa đầu tư
CNTT và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam mới chỉ hầu hết nghiên cứu
theo hướng đánh giá mối quan hệ trực tiếp giữa CNTT và hiệu quả hoạt động theo
phương pháp đánh giá truyền thống là (ROA và ROE) (Phạm Xuân Tâm, 2015; Hương
và Như, 2018) hoặc nghiên cứu về tác động CNTT đối với nền kinh tế chứ rất ít nghiên
cứu đánh giá mơí quan hệ giữa CNTT và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam theo phương pháp phân tích hiệu quả biên nên tác giả nhận thấy đây chính
là khoảng trống nghiên cứu cần được lấp đầy.

2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy một số khoảng trống

nghiên cứu trước đây có thể được hồn thiện hơn trong nghiên cứu này:
Thứ nhất, biến CNTT được sử dụng trong các nghiên cứu hầu hết là các biến đầu
tư CNTT mà cụ thể hơn là chi tiêu cho CNTT. Tuy nhiên, biến chi tiêu cho CNTT có một
hạn chế đó là khơng cho phép tách biệt các tác động của CNTT cho tổ chức (Byrd &
cộng sự, 2008). Mặc dù, một số nghiên cứu gần đây đã sử dụng các thước đo CNTT tập
trung vào các loại CNTT như chi tiêu cho phần cứng, phần mềm và nhận viên hệ thống
thay vì chỉ gộp tất cà các loại chi tiêu vào một thước đo duy nhất nhưng về bản chất các
thước đo đó vẫn là chi tiêu. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả giải quyết vấn đề bằng
cách sử dụng biến hạ tầng CNTT thay vì số tiền đầu tư CNTTT. Biến hạ tầng CNTT là
kết quả của quá trình chi tiêu CNTT, hơn nữa việc sử dụng hạ tầng CNTT trực tiếp tác
động đến hoạt động của các ngân hàng qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng.
Thứ hai, một luồng nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của một công
nghệ cụ thể như ngân hàng điện tử, ATM hoặc SWIFT,…tới hiệu quả hoạt động của ngân
hàng. Tuy nhiên, CNTT bao gồm nhiều yếu tố và các yếu tố này phối hợp, liên kết với
nhau để cùng nhau tác động đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Việc chỉ xem
15


xét độc lập tác động của một công nghệ cụ thể tới hiệu quả hoạt động có thể khơng khả
thi. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng biến hạ
tầng CNTT bao gồm bốn biến hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng nội bộ CNTT
ngân hàng, dịch vụ trực tuyến ngân hàng. Trong đó: Hạ tầng kỹ thuật là hệ số tổng hợp từ
5 chỉ tiêu: Hạ tầng máy chủ, máy trạm; Hạ tầng truyền thông, Hạ tầng ATM/POS; Triển
khai các giải pháp an ninh thông tin và an toàn dữ liệu; Trung tâm dữ liệu và trung tâm
dự phòng thảm họa. Hạ tầng nhân lực là hệ số tổng hợp từ 3 chỉ tiêu: Tỷ lệ cán bộ chuyên
trách về CNTT, Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về an tồn thơng tin, Tỷ lệ cán bộ chun trách
CNTT có chứng chỉ quốc tế chuyên ngành CNTT/Tổng số cán bộ chuyên trách CNTT.
Ứng dụng CNTT nội bộ ngân hàng là hệ số tổng hợp từ 3 chỉ tiêu: Triển khai Core
banking, Triển khai các ứng dụng cơ bản, Triển khai thanh toán điện tử. Dịch vụ trực

tuyến ngân hàng là hệ số tổng hợp từ 5 chỉ tiêu: Website của ngân hàng, Internet Banking
cho khách hàng cá nhân, Internet Banking cho khách hàng doanh nghiệp, Các dịch vụ
ngân hàng điện tử khác, Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác. Như vậy, các chỉ số tổng
hợp được sử dụng trong luận án đã phản ánh được tương đối đầy đủ các CNTT sử dụng
trong ngân hàng.
Thứ ba, đa số các nghiên cứu sử dụng biến đo lường hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng các nghiên cứu thường tập trung vào biến đo lường hiệu quả tổng thể như
(ROA, ROE, NIM,…) hoặc biến hiệu quả trung gian mà có tương đối ít nghiên cứu sử
dụng cả hai biến hiệu quả. Tuy nhiên, CNTT có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt
động hoặc có thể ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả hoạt động thông qua các biến trung
gian rồi từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tồn cơng ty (Barua, Kriebel &
Mukhopadhyay, 1995; Melville, Kraemer & Gurbaxani, 2004). Do đó trong nghiên cứu
của mình tác giả giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng cả hai thước đo: thước đo hiệu quả
tổng thể (ROA, ROE) và thước đo hiệu quả trung gian sử dụng phương pháp DEA để
đánh giá hiệu quả kỹ thuật hoạt động ngân hàng thương mại theo hàm tối thiểu hóa chi
phí và tối đa hóa doanh thu.
Thứ tư, các nghiên cứu về ảnh hưởng của CNTT đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng được thực hiện khá lâu tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, châu Âu.
Trong khi đó tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia,… thì các
nghiên cứu về lĩnh vực này cịn khá ít và tổn tại nhiều điểm hạn chế như biến đo lường,
quy mô mẫu, độ trễ thời gian. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu ở tại cả các quốc gia phát
triển và đang phát triển đều có những kết quả khơng thống nhất. Vì vậy, việc có thêm một
16


nghiên cứu định lượng có thể khắc phục được một số hạn chế của các nghiên cứu cũ,
đồng thời bổ sung kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của hạ tầng CNTT đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là thực sự cần thiết.

2.3. Cơ sở lý thuyết

2.3.1. Nghịch lý năng suất
Nghịch lý năng suất (Productivity paradox) hay còn được gọi là nghịch lý Solow
đề cập đến sự tăng trưởng chậm lại của năng suất trong khi tăng trưởng mạnh mẽ trong
lĩnh vực công nghệ thông tin tại Mỹ và những quốc gia đã phát triển trong giai đoạn từ
những năm 1970 đến 1980 và từ những năm 2000 cho đến hiện nay. Trong giai đoạn
1970 – 1980 nghịch lý năng suất được hiểu là “chênh lệch giữa các thước đo đầu tư vào
công nghệ thông tin và các thước đo sản lượng ở cấp quốc gia”. Khái niệm này được gán
cho Robert Solow (1987) liên quan đến câu nói của ơng “Bạn có thể thấy thời đại máy
tính ở khắp mọi nơi ngoại trừ trong thống kê hiệu quả”. Theo Erik Brynjolfsson (1993)
nhấn mạnh lại khi cho rằng: đầu tư ngày càng tăng vào CNTT tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng hiệu quả tăng chậm lại. Tại Mỹ, việc đầu tư vào công nghệ thông tin tăng gấp
trăm lần từ những năm 1970 đến những năm 1980, tuy nhiên năng suất lao động lại giảm
từ 3% những năm 1960 xuống còn 1% vào những năm 1980. Theo Brynjolfson (1993) có
ba cách giải thích chính cho nghịch lý năng suất. Thứ nhất, do đo lường sai đầu vào và
đầu ra, các chỉ tiêu để đo lường tác động của CNTT chưa được xây dựng và phân tích.
Thứ hai, do độ trễ do học hỏi và điều chỉnh, độ trễ về thời gian giữa chi phí đầu tư CNTT
phải bỏ ra và hiệu quả của việc đầu tư CNTT mang lại đó là do các cá nhân, tổ chức phải
học tập và điều chỉnh để khai thác triệt để công nghệ thông tin. Thứ ba, do quản trị kém
công nghệ thông tin, các tổ chức không lập kế hoạch sử dụng hoặc đã quản lý sai một
cách có hệ thống cơng nghệ thơng tin dẫn tới không khai thác triệt để tất cả lợi ích từ
công nghệ thông tin.
Trong giai đoạn từ những năm 2000 đến nay nghịch lý năng suất được xác định là
tồn tại ở những nước đã phát triển và đặc biệt là tại Mỹ khi tốc độ tăng năng suất giảm
mạnh so với giai đoạn 1940 – 1970 và giai đoạn 1994 – 2004 trong khi đó đầu tư vào
CNTT hiện đại tăng trưởng mạnh. Các giả thuyết giải thích về nghịch lý năng suất gia
đoạn 2000 đến nay vẫn phù hợp với nghịch lý năng suất hiện đại. Thứ nhất, giả thuyết đo
lường sai đầu vào và đầu ra, theo Feldstein & Martin (2019) mặc dù đo lường đầu vào và
đầu ra có những điều chỉnh tốt hơn so với giai đoạn năm 1970 – 1980 nhưng mơ hình
17



hiện đại vẫn đánh giá cao lạm phát và đánh giá thấp sự tăng trưởng năng suất. Thứ hai,
giả thuyết độ trễ do học hỏi và điều chỉnh mới, các giả thuyết độ trễ mới về cơ bản tương
tự như giả thuyết độ trễ giai đoạn 1970 – 1980 nhưng tập trung hơn vào ảnh hưởng độ trễ
của những các công nghệ mới khác nhau và các cách khác nhau mà công nghệ cải thiện
năng suất. Giai đoạn 1970 – 1980 việc đầu tư CNTT ảnh hưởng đến năng suất do CNTT
cải thiện được chuỗi cung ứng, bộ phận back – office và các bộ phận end-to-end. Theo
Remes & Jaana (2019), giai đoạn sau 2000, đầu tư CNTT ảnh hưởng đến năng suất do
CNTT cải thiện bộ phận front-office và giới thiệu sản phẩm mới. Thứ ba, cải thiện năng
suất rất ít khi đầu tư CNTT trong lĩnh vực sản xuất. Theo Acemoglu & cộng sự (2014)
“có rất ít bằng chứng về mối liên hệ giữa năng suất tăng trưởng nhanh hơn trong các
ngành sử dụng nhiều CNTT sau cuối những năm 1990”.
Lý thuyết này được các tác giả sử dụng để giải thích về mối quan hệ ngược chiều
giữa đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động của các tổ chức và dựa trên lý thuyết này
Carr.N.G (2003) đã đưa ra ba hướng dẫn khi nghiên cứu về đầu tư CNTT bao gồm: (1)
cân thay đổi cách tiếp cận đầu tư và quản lý CNTT do CNTT đã xuất hiện rất nhiều ở
khắp các ngành cả về chiều sâu và chiều rộng do đó vai trị chiến lược của CNTT đã giảm
(2) khi CNTT trở thành bản chất để cạnh tranh nhưng khơng quan trọng cho chiến lược
thì những rủi ro mà CNTT mang lại có thể lớn hơn lợi ích (3) Các cơng ty cần nghiêm túc
xem xét, đánh giá các khoản đầu tư CNTT và quản lý hệ thống CNTT.

2.3.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh được Solow & Swan (1956) bổ sung cho mơ hình
tăng trưởng tân cổ điển khi thêm yếu tố tiến bộ công nghệ tác động đến tăng trưởng kinh
tế, trong đó tiến bộ cơng nghệ là một giá trị được cho trước nằm ngồi mơ hình và không
phụ thuộc vào các điều kiện của nền kinh tế. Hiện nay, lý thuyết tăng trưởng nội sinh chia
thành ba nhánh mơ hình chính. Mơ hình 1 là mơ hình AK (Harrod, 1939; Domar, 1946;
Frankel, 1962) giải thích tiến bộ cơng nghệ là kết quả của q trình tích lũy vốn tư bản
trong nền kinh tế. Mơ hình 2 là mơ hình sản phẩm đa dạng (Romer, 1990; Grossman &
Helpman, 1991) xem xét tiến bộ công nghệ dựa vào quá trình nghiên cứu và phát triển để

sáng tạo nên một chủng loại mới của sản phẩm. Mơ hình 3 là mơ hình tăng trưởng
Schumpeterian (Aghion & Howitt, 1992; Segerstrom & cộng sự, 1990) xem xét tiến bộ
công nghệ đạt được do quá trình nghiên cứu và phát triển tạo ra sản phẩm mới với chất
lượng vượt trội, đồng thời loại bỏ hồn tồn sản phẩm cũ, do vậy tích hợp ý tưởng về sự
18


hủy diệt mang tính sáng tạo của nhà kinh tế Schumpeter (1942). Nhiều nghiên cứu áp
dụng lý thuyết tăng trưởng nội sinh khi phân tích mối quan hệ giữa cơng nghệ và tốc độ
tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia (Aghion & Howitt, 2008).
Tiến bộ công nghệ bao gồm các ba dạng là tiến bộ công nghệ dạng Solow trung
tính, tiến bộ cơng nghệ dạng Hicks trung tính và tiến bộ cơng nghệ dạng Harrod trung
tính. Tiến bộ cơng nghệ dạng Solow trung tính (Solow neutral) là tiến bộ cơng nghệ tăng
cường sử dụng vốn, vì nó làm tăng đầu ra của sản xuất cũng giống như gia tăng vốn làm
tăng kết quả sản xuất. Với tỷ lệ L/K cho trước, tiến bộ Solow trung tính có thể đưa vào
hàm sản xuất dưới dạng như sau: Y t = f(AtKt, Lt), với At nhân tố tiến bộ công nghệ. Tiến
bộ cơng nghệ dạng Hicks trung tính (Hicks neutral) sẽ không làm thay đổi tỷ lệ giữa các
năng suất cận biên với tỷ lệ vốn và lao động cho trước, có thể đưa tiến bộ cơng nghệ
Hicks trung tính vào hàm dưới dạng sau: Yt = At f(Kt, Lt), với At là nhân tố tiến bộ công
nghệ. Tiến bộ công nghệ dạng Harrod trung tính (Harrod neutral) là tiến bộ cơng nghệ
tăng cường sử dụng lao động, nó làm gia tăng đầu ra của sản xuất cũng giống như làm gia
tăng lao động từ đó làm tăng kết quả sản xuất. Có thể đưa tiến bộ cơng nghệ Harrod trung
tính vào hàm dưới dạng sau: Yt = f(Kt, AtLt) với At là nhân tố tiến bộ công nghệ. Dựa vào
lý thuyết tăng trưởng nội sinh và các dạng tiến bộ cơng nghệ, các nghiên cứu đã xây dựng
và giải thích mối quan hệ thuận chiều giữa công nghệ và tăng trưởng bởi vì tiến bộ cơng
nghệ được xem như một yếu tố đầu vào của sản xuất giúp làm giảm chi phí, tăng chất
lượng sản phẩm, tích lũy vốn, tăng năng suất lao động và tăng sản lượng trong dài hạn.
Tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất lao động, vốn và các nguồn lực khác thông qua
việc khám phá các phương thức sản xuất mới trong quá trình sản xuất. Kết quả của tiến
bộ công nghệ là sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn với cùng một lượng yếu tố đầu vào cố

định, công nghệ là yếu tố tiên quyết giúp phân bổ vốn và lao động một cách hiệu quả
trong nền kinh tế (Acemoglu, 2016).

19


III. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Ảnh hưởng của hạ tầng CNTT tới hiệu quả hoạt động biên
Hạ tầng CNTT có tác động bậc nhất (quy trình địn bẩy) đến hiệu quả của các quy
trình kinh doanh, từ đó tạo ra tác động bậc hai (quy trình chuyển đổi) đến hiệu quả hoạt
động của tổ chức. Bằng cách cô lập các hoạt động khác biệt về kinh tế và công nghệ
trong một doanh nghiệp, mơ hình chuỗi giá trị của Porter (1985) cung cấp một khuôn khổ
hiệu quả để xem xét kỹ hơn cách hạ tầng CNTT ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh
cụ thể và do đó cung cấp điểm khởi đầu cho một phân tích tác động chi tiết đến cơ sở hạ
tầng CNTT (Kauffman và Kriebel, 1988). Hạ tầng CNTT có ý nghĩa đối với cả quá trình
quản lý và vận hành (Duncan, 1995; Weill, 1993). Theo Malone (1987), Hammer (1990),
Lind & Zmud (1991), Weill và Broadbent (1998), Dehning & Richardson (2002) thì hạ
tầng CNTT tham gia xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị, tác động lên chính các hoạt động
và các hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Từ đó, hạ tầng CNTT giúp tổ chức
giảm thời gian và chi phí sản sản xuất, cải thiện chất lượng và dịch vụ khách hàng từ đó
làm tăng doanh số bán hàng (Bakos, 1987; Bakos và Treacy, 1986; McFarlan, 1984). Do
đó, giả thuyết H1 và H2 của nghiên cứu là:
H1: Hạ tầng CNTT có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo
hàm tối thiểu hóa chi phí
H1a: Hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo hàm
tối thiểu hóa chi phí
H1b: Hạ tầng nhân lực có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo hàm
tối thiểu hóa chi phí

H1c: Ứng dụng nội bộ có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo hàm
tối thiểu hóa chi phí
H1d: Dịch vụ trực tuyến có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo
hàm tối thiểu hóa chi phí
H2: Hạ tầng CNTT có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo
hàm tối đa hóa doanh thu
H2a: Hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo hàm
tối đa hóa doanh thu
20


H2b: Hạ tầng nhân lực có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo hàm
tối đa hóa doanh thu
H2c: Ứng dụng nội bộ có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo hàm
tối đa hóa doanh thu
H2d: Dịch vụ trực tuyến có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật theo
hàm tối đa hóa doanh thu

3.2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu về hạ tầng CNTT
3.2.1.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu
Theo nội dung đã nêu trong mục 2.2.3 đo lường hạ tầng CNTT, nguồn dữ liệu
được sử dụng trong luận án được tác giả dùng để đo lường hạ tầng CNTT là từ báo cáo
chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT hay còn gọi là Việt Nam ICT index.
Báo cáo này được Hội tin học Việt Nam xây dựng, phối hợp với văn phòng ban chỉ đạo
quốc gia về CNTT và bộ Thông tin - Truyền thông công bố báo cáo từ năm 2005 cho đến
2020. Do dữ liệu về năm 2021 tại thời điểm làm luận án chưa có dữ liệu nên tổng cộng có
19 báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT từ năm 2005 đến năm 2020.
Tuy nhiên, trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát
triển và ứng dụng CNTT từ năm 2006 đến năm 2016, báo cáo tổng kết đã chỉ ra rằng từ

năm 2016 báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT đã thay đổi hệ thống
chỉ tiêu vì những nguyên nhân như sau:
- Theo kết quả khảo sát của cuộc điều tra năm 2015 trong mục 7.7 Chương VII, có
88% đơn vị có ý kiến “Nên tiếp tục”, trong đó 75% đề nghị “Nên tiếp tục, có cải tiến” khi
trả lời câu hỏi “Có nên tiếp tục duy trì Báo cáo VietNam ICT Index”; trong mục 7.6
Chương VII, có 80% đơn vị đánh giá về hệ thống chỉ tiêu là “Phù hợp nhưng cần tiếp tục
hoàn thiện”.
- Theo “Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ về cải thiện mơi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” coi CNTT là “phương thức
phát triển mới để đổi mới quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, của quốc gia.” nhất là “trong việc giải quyết thủ tục
hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan
đến người dân và doanh nghiệp.”.

21


- Theo “Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ
điện tử”, đặt mục tiêu “Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của
Liên hiệp quốc” và “Trong ba năm 2015-2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính
gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến”.
- Bên cạnh những điểm giống nhau giữa bộ chỉ số hạ tầng CNTT của EGDI xây
dựng trên ba chỉ số thành phần là dịch vụ trực tuyến, hạ tầng bviễn thông và hạ tầng nhân
lực, hệ thống chỉ tiêu của Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc có khá nhiều sự
khác biệt so với hệ thống chỉ tiêu của Báo cáo Việt Nam ICT index. Trong khi, báo cáo
của EGDI coi dịch vụ công trực tuyến là một trong ba chỉ số thành phần thì báo cáo
Vietnam ICT Index lại coi dịch vụ công trực tuyến chỉ là một phần của chỉ số “Ứng dụng
CNTT”.
Do đó, việc thay đổi, cải tiến Báo cáo Việt Nam ICT index là cần thiết để phù hợp
với thông lệ quốc tế và thực tế. Bào cáo đã thay đổi hệ thống chỉ tiêu từ năm 2016 như bỏ

chỉ số thành phần “Môi trường tổ chức và chính sách” và tách chỉ tiêu liên quan đến dịch
vụ ngân hàng điện tử thành hai chỉ tiêu “Ứng dụng CNTT nội bộ” và “Dịch vụ trực tuyến
ngân hàng”. Vì vậy, trong luận án này, tác giả sử dụng báo cáo Việt Nam ICT index trong
khoảng thời gian năm năm từ năm 2016 đến 2020 để đồng nhất hệ thống chỉ tiêu giữa các
năm. Theo số liệu tác giả tổng hợp, tổng cộng có 31 ngân hàng tham gia báo cáo Việt
Nam ICT index giai đoạn 2016 - 2020 trong đó có 21 ngân hàng tham gia đủ 5 năm, 6
ngân hàng tham gia báo cáo 4 năm, 3 ngân hàng tham gia báo cáo 3 năm và 1 ngân hàng
tham gia báo cáo 1 năm. Bởi vì, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chỉ tham giá báo
cáo 1 năm trong giai đoạn 2016 đến năm 2020 nên tác giả loại khỏi mẫu nghiên cứu. Như
vậy, mẫu cuối cùng bao gồm 138 quan sát của 30 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2016
đến năm 2020 được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 1: Số lượng ngân hàng tham gia báo cáo Việt Nam ICT index giai đoạn
2016 -2020
Năm

STT


NH

Tên ngân hàng

1
2
3
4
5
6
7


TPB
NAB
BID
TCB
MBB
VCB
VBB

Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Ngân hàng TMCP Nam Á
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quân Đội
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

2020 2019 2018 2017

22

x
x
x
x
x
x
x

x
x

x
x
x
x

x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x

201
6
x
x
x
x
x
x
x

Tổng số

năm
tham gia
4
5
5
5
5
5
3


8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

OCB
SCB
STB
HDB
BAB

SSB
ABB
VPB
KLB
VIB
MSB
BVB
PGB

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

AGB
SHB
ACB
VAB
PVB
SGB
EIB
CTG
BAO
NVB

Tổng

Ngân hàng TMCP Phương Đơng
Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Thương Tín
Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM
Ngân hàng TMCP Bắc Á
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Ngân hàng TMCP An Bình
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng TMCP Kiên Long
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Ngân hàng TMCP Bản Việt
Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nơng thơn
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội
Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Việt Á
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Cơng Thương
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Ngân hàng TMCP Quốc Dân

x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x

x

x
x

28

x
x
x
x

x
x
x
x
x
26

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x


x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x

x

x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
28

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
29

x
x
x
x
x
x
x
x

x
27

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả
3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Như đã đề cập tại chương 2 trong mục đo lường hạ tầng CNTT, luận án sẽ sử dụng
bộ dữ liệu thứ cấp từ báo cáo Việt Nam ICT index. Báo cáo Việt Nam ICT index xây
dựng bộ chỉ số dựa trên phương pháp tính Chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) của
của Liên hợp quốc, theo đó đo lường hạ tầng CNTT trên bốn nhóm chỉ số thành phần: hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng CNTT nội bộ và dịch vụ trực tuyến ngân hàng.
Số liệu phục vụ cho việc tính tốn các chỉ số được lấy từ phiếu điều tra ( Phụ lục 1) do
các ngân hàng tổng hợp gửi về Cục CNTT ngân hàng nhà nước, sau đó dữ liệu được gửi
về Vụ CNTT hội tin học Việt Nam để phục vụ việc tính tốn các chỉ số.
- Phương pháp tính: Mỗi chỉ tiêu T, trước khi sử dụng để tính chỉ số thành phần,
đều sẽ được chuẩn hóa theo cơng thức:
T – Tmin
Tn =
Tmax – Tmin
Trong đó:
T: giá trị của chỉ tiêu
23

5
5
5
5
5
5
5
5

4
5
3
5
4
5
5
5
4
5
4
5
5
4
3
138


Tn: giá trị đã được chuẩn hóa của chỉ tiêu T
Tmax và Tmin: giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ tiêu T của các đơn vị.
Sau đó, giá trị của từng chỉ số thành phần cuả nhóm chỉ tiêu j xác định theo cơng
thức sau:
=
Trong đó:
m: Tổng số chỉ tiêu con trong nhóm j.
Tn: Giá trị chuẩn hóa của một chỉ tiêu T trong nhóm j
- Hệ thống chỉ tiêu được Hội tin học Việt Nam sử dụng trong khoảng thời gian từ
năm 2016 đến năm 2020 được tác giả trình bày trong Phụ lục 1
Sau khi thu thập dữ liệu từ phiếu điều tra (Phụ lục 2), Hội tin học Việt Nam thực
hiện kiểm tra dữ liệu đối với những ngân hàng có sự thay đổi bất thường, đồng thời yêu

cầu một số ngân hàng kiểm tra và cập nhật lại số liệu nếu có sai sót. Dữ liệu được kiểm
tra, làm sạch, hiệu chỉnh và bổ sung sau đó được sử dụng để tính tốn các chỉ số thành
phần bằng công cụ là phần mềm S-PLUS 2000 Professional Release 3 của hãng
Mathsoft, Hoa Kỳ theo phương theo phưong pháp phân tích thành phần chính - Principal
Components Analysis. Sau khi có số liệu chỉ số thành phần, tiếp tục tiến hành tính chỉ số
ICT Index chính và xếp hạng các ngân hàng.

3.2.2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
3.2.2.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại được lấy từ báo cáo tài chính sau kiểm tốn của các ngân hàng trong giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Dữ liệu được lấy từ website chính thức của vietstock:
và từ trang web chính thức của các ngân hàng. Tất cả 138 ngân hàng
nằm trong mẫu nghiên cứu được đề cập trong mục 3.2.1.1 đều có đầy đủ báo cáo tài
chính trong giai đoạn 2016 – 2020 nên mẫu nghiên cứu vẫn giữ nguyên 138 quan sát.
3.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đo lường hiệu quả hoạt động theo phương pháp phân tích hiệu quả biên
Theo nội dung đã trình bày trong mục 2.2.2.2 thì luận án sử dụng phương pháp
phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điểm quan
trọng của phương pháp này là cần chỉ định được các đầu vào và đầu ra của ngân hàng
24


một cách hợp lý. Theo các kết quả nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng có
năm cách tiếp cận trong việc xác định đầu ra và đầu vào (Nguyễn Việt Hùng, 2008).
Cách tiếp cận sản xuất: coi ngân hàng hoạt động là nhà cung cấp dịch vụ do đó
tiền gửi được coi là đầu ra và chi lãi tiền gửi khơng nằm trong chi phí ngân hàng (Ferrier
và Lovell, 1990).
Cách tiếp cận trung gian: coi hoạt động ngân hàng là các tổ chức tài chính huy
động và phân bổ vốn cho vay và các tài sản khác do đó tiền gửi được coi là đầu vào và

chi trả lãi là một bộ phận của tổng chi phí ngân hàng.
Cách tiếp cận tài sản: coi các tài sản nợ là đầu vào và các tài sản có là đầu ra.
Cách tiếp cận giá trị gia tăng: coi tất cả các khoản mục trong bảng cân đối kế toán
là đầu ra nếu nó thu hút phần đóng góp tương ứng của tư bản và lao động do đó tiền gửi
được coi là đầu ra.
Cách tiếp cận chi phí sử dụng: coi sự đóng góp rịng vào doanh thu của ngân hàng
là đầu vào và đầu ra do đó tiền gửi là đầu ra.
Theo Berger và Humphrey (1997) thì khơng có cách tiếp cận hồn hảo phản ánh
tất cả các hoạt động và vai trò của ngân hàng tuy nhiên cách tiếp cận trung gian có thể là
phù hợp nhất khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì nó quan tâm đến các
khoản chi trả lãi, khi mà các khoản chi phí này thường chiếm 1/2 đến 1/3 tổng chi phí
hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa cách tiếp cận trung gian cũng quan tâm đến khả năng
sinh lời của ngân hàng vì lý do tối thiểu hóa chi phí là điều kiện cần để tối đa hóa lợi
nhuận. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình tác giả cũng sử dụng cách tiếp cận trung gian
coi tiền gửi là đầu vào để tạo ra các đầu ra như cho vay, đầu tư, thu lãi và thu ngoài lãi.
Tác giả lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra trong mơ hình DEA như sau:
Các biến đầu vào gồm: Tổng tài sản cố định ròng (Chen, 2005) được tính bằng
tổng tài sản trừ đi các khoản cho vay và đầu tư, đơn vị trính triệu đồng; tổng chi cho nhân
viên (Cevdet & Mustafa, 2008; Donsyah Yudistira, 2003; Hassan, 2004; Thomas &
Richard, 1998) được tính bằng triệu đồng, tổng vốn huy động (Nguyễn Việt Hùng, 2008)
được tính bằng triệu đồng.
Các đầu ra: Thu về lãi và các khoản tương đương và Thu ngồi lãi được tính bằng
triệu đồng (Cevdet & Mustafa (2000), Matthews & Tripe, 2002; Richard, Kory &
Thomas, 1999; Thomas, Siems & Richard, 1998).
Sau khi ước lượng được các độ đo hiệu quả theo phương pháp DEA, tác giả sẽ thu
được hiệu quả về mặt kỹ thuật của các ngân hàng theo hàm tối đa hóa doanh thu dưới
25



×