Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh lớp 5 có ý thức học tập tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.89 KB, 19 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀN NẾP LỚP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
CÓ Ý THỨC HỌC TẬP TỐT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người” câu nói ấy khẳng định vai trị, trách nhiệm đối với người làm cơng tác giáo
dục đó là chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”, trong đó vai trị của người làm
cơng tác trực tiếp giảng dạy nói chung, vai trị của một giáo viên làm cơng tác chủ
nhiệm nói riêng rất quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cũng
như cung cấp kiến thức cho học sinh. Một việc làm nghe qua thì có vẻ đơn giản
nhưng đi vào thực tế thì khơng hề dễ chút nào. Nếu giáo viên khơng tâm huyết với
nghề, khơng có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hồn thành nhiệm vụ. Chất
lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống… của học sinh rồi sẽ ra
sao ? Đặc biệt là học sinh lớp 5 là lứa tuổi đang bước vào giai đoạn đầu của tuổi
dậy thì, ngồi những thay đổi về thể chất, các em cũng thay đổi về tâm lý, tình
cảm. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ
khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Xuất phát từ những lí do đó và tình hình
thực tế nên tơi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nhỏ để góp phần làm tốt cơng
tác chủ nhiệm. Chính vì vậy tơi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp xây dựng
nền nếp lớp giúp học sinh lớp 5 có ý thức học tập tốt”.
B. PHẦN NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1 Về phía giáo viên:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo
mọi điều kiện để tôi làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Cơ sở vật chất đảm bảo cho


việc dạy 7 buổi/tuần.
- Tơi ln tìm tịi học hỏi ở các đồng nghiệp và mọi hình thức để rút kinh
nghiệm; khơng ngừng tự rèn luyện mình, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên
bộ môn để cùng giáo dục học sinh thực hiện tốt nền nếp lớp cũng như hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
- Phối hợp tốt với cha mẹ học sinh trong việc quản lý giờ giấc của các em
khi đến lớp cũng như ở nhà.
1.2. Về phía học sinh:
- Trong mọi hoạt động vui chơi, giải trí và học tập có hiệu quả đều được sự
quan tâm hướng dẫn, dìu dắt của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách
đội, giáo viên bộ môn, cùng cha mẹ học sinh.
- Được chia sẻ những tâm sự, khó khăn, mọi lo lắng của mình cùng giáo
viên chủ nhiệm lớp.
1.3. Về phía cha mẹ học sinh:
Đa số cha mẹ học sinh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo
dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học - bậc học nền tảng cho quá trình học của
con em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em
mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Khó khăn
2.1. Về phía giáo viên:
- Đơi lúc khi xử lí một số tình huống trong hoạt động vui chơi và học tập tơi
cịn lúng túng, bối rối nên phải kéo dài thời gian của buổi học so với qui định, từ
đó gây mệt mỏi cho học sinh.

- Đơi khi tôi chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt,
cho giỏi, cịn việc giáo dục, rèn luyện nền nếp lớp thì chưa quan tâm nhiều.
- Lớp tôi chủ nhiệm với số lượng học sinh cũng khá đơng (sĩ số 30/20 nữ,
trong đó 05 em hộ nghèo, 02 em sống với ông bà, 06 em có năng khiếu mơn Tiếng
việt và Tốn nhưng hay trêu chọc bạn, 04 em có năng khiếu chạy xa, bật xa, 07 em
có năng khiếu viết đúng-viết đẹp, 06 em tiếp thu kiến thức chậm), mỗi em có một
hồn cảnh khác nhau nên cũng gây khó khăn trong cơng tác giáo dục các em.
2.2. Về phía học sinh:
- Một số học sinh chưa có ý thức vượt khó để học tốt.
- Một số em còn nghỉ học theo gia đình đi làm ăn xa từ đó làm ảnh hưởng
đến việc duy trì sĩ số. Mặt khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của lớp.
- Một số học sinh hay trêu chọc bạn, chạy lại trong lớp trong giờ học. Khi
có mặt thầy cơ thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì
các em lại “nhộn”. Qua đó, cho thấy các em chỉ “sợ” cơ chứ chưa nhận thức được
việc mình làm mặc dù tơi nhận thấy các em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt.
2.3. Về phía cha mẹ học sinh:

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Một số gia đình chưa quản lí tốt việc con em học hành ở nhà và thiếu sự
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm.
- Một số gia đình quan tâm đến việc học tập của con em nhưng họ là người
khơng được đào tạo nghề dạy học, khơng có phương pháp và kĩ năng phù hợp
trong việc giáo dục các em.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Muốn giáo dục được các em phát triển tồn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ thì
giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau :

1. Trước hết, tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm.
Ngay từ đầu năm nhận lớp, tơi tìm hiểu tình hình học sinh thơng qua giáo
viên chủ nhiệm năm học trước về tâm lí, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động,
mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh và năng lực trí tuệ của học
sinh sau đó sắp xếp, bố trí chỗ ngồi phù hợp.
Chẳng hạn: Với các em hay nghịch, em tiếp thu kiến thức chậm tôi sắp xếp
các em ngồi bàn đầu đối diện bàn giáo viên để dễ quản lí và tạo cơ hội cho các
em này tham gia các hoạt động học tập nhiều hơn (vừa sức các em), cũng là tạo
cơ hội để khen ngợi, khuyến khích giúp các em tự tin và học tập tích cực hơn.
Đặc biệt là tìm hiểu kết quả học tập cuối năm qua sổ chủ nhiệm, học bạ, từ
đó tơi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho cả năm, học kỳ, tháng, tuần phù hợp với
lớp mình. Trong kế hoạch tơi nêu rõ mục đích, chỉ tiêu phấn đấu và các biện pháp
chính. Có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục khác để đạt mục đích. Có đề ra
biện pháp phát huy được mặt mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp.
2. Bầu Ban Cán sự lớp và phân rõ chức năng nhiệm vụ.
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1. Bầu Ban Cán sự lớp.
Lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể
hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho
các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Ban Cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban
Cán sự lớp được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trị và trách nhiệm của
người lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.
- Tơi khuyến khích các em xung phong ứng cử và đề cử. Tổ chức cho các
em bầu chọn bằng hình thức biểu quyết. Sau đó cả lớp bầu chọn 10 học sinh tiêu
biểu là Ban Cán sự của lớp.

2.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp.
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng em như sau:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng là em Trương Triệu Vi (Phụ trách chung)
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp hàng ngày để báo cáo trong tiết
sinh hoạt cuối tuần.
- Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp
hàng tập thể dục giữa giờ.
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi
lớp, khi lớp chào cờ đầu tuần và dự các buổi lễ trong năm học.
- Phụ trách việc mượn và trả sách tham khảo, truyện tranh cho thư viện.
- Đề nghị giáo viên tuyên dương những bạn có thành tích tốt, phê bình cá
nhân cịn vi phạm.
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Nhiệm vụ của lớp phó học tập là em Nguyễn Nhựt Anh (Phụ trách học
tập):
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; hướng dẫn các bạn chậm tiếp thu
kiến thức, chia sẻ kết quả học tập với những bạn có năng khiếu.
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học
khi giáo viên yêu cầu.
- Theo dõi việc học tập của lớp (bạn nào tích cực, bạn nào thụ động, bạn nào
còn vi phạm,...)
- Làm thay mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó văn nghệ là em Lý Bão Vy (Phụ trách văn nghệ)
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp hàng tuần ở tiết Âm nhạc (Bạn
nào học tốt, bạn nào học chưa tốt,... )

- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi
xếp hàng vào lớp.
- Vận động các bạn tham gia phong trào “Nuôi heo đất” mà trường phát
động và đóng kế hoạch nhỏ hàng tháng theo quy định.
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động là em Nguyễn Phương Quy (Phụ trách lao
động, thể dục thể thao)
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các bạn trực nhật cơng trình phần việc
hàng ngày và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp
tổ chức.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các tiết học mơn Thể dục chính
khố và thể dục giữa giờ.
- Đôn đốc, nhắc nhở các bạn nằm trong đội tuyển điền kinh tích cực tập
luyện để đạt kết quả tốt.
* Nhiệm vụ của 03 tổ trưởng là kiểm tra mọi hoạt động học tập hằng ngày
như: việc chuẩn bị bài vở, đồ dùng học tập khi đến lớp và vui chơi của tổ mình phụ
trách và phối hợp tốt với lớp trưởng, lớp phó.
* Nhiệm vụ của 03 tổ phó là làm thay mọi việc của tổ trưởng khi tổ trưởng
vắng mặt hoặc nghỉ học.
Những em này sẽ góp phần hỗ trợ tơi trong cơng tác chủ nhiệm. Tơi phân
chia lớp thành 03 tổ, 07 nhóm học tập, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trong lớp
dễ dàng phối hợp với nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.
3. Xây dựng nền nếp lớp học.
- Cơng việc này hết sức quan trọng, địi hỏi rất nhiều đến trí tuệ và nghệ

thuật, vì vậy tơi khơng nóng vội mà phải kiên trì thực hiện; tơi tơn trọng, khuyến
khích những cái học sinh đã đạt được dù là nhỏ nhất. Xây dựng nền nếp được tôi
tiến hành ngay sau khi bầu Ban Cán sự lớp và được thường xun duy trì nếu
khơng thì khó mà hình thành thói quen cho học sinh, nhất là đối với các em lớp 5.
Ví dụ: “Xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng và giữ trật tự khi chào cờ”. Nền nếp
này được tôi tiến hành thường xuyên theo từng buổi học và hàng tuần. Đây là nền
nếp mang tính trật tự kỉ luật cần được duy trì suốt năm học.
- Khi nền nếp đã được thấm nhuần vào từng cá nhân học sinh thì các em sẽ
tự giác trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi.
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Ngoài ra ở lứa tuổi của các em học sinh lớp 5, lứa tuổi mà một số em đã
bắt đầu có những chuyển biến về tâm sinh lí thì tơi phải:
+ Nghiêm khắc với chính bản thân mình và học sinh bằng cách sửa chữa,
chấn chỉnh ngay những gì khơng phù hợp trong q trình học tập, sinh hoạt.
+ Ln tạo uy tín với nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh, nhất là trở
thành chỗ dựa tinh thần mà các em tin tưởng học tập.
+ Tạo sự đồng cảm giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh để từ đó hiểu
và thơng cảm với các em. Tơi luôn quan tâm sâu sát tới các em, cùng hoạt động để
hướng dẫn, giúp đỡ các em điều chỉnh kịp thời những sai trái khơng chỉ bằng lời
nói mà bằng việc làm, nhất là bằng tất cả tình yêu thương của người thầy.
+ Tôi luôn tôn trọng học sinh, luôn công bằng, thẳng thắn, gần gũi với học
sinh nhưng cũng khơng thiếu sự cương quyết khi cần thiết. Nhờ đó, giúp các em tự
giác sửa chữa những thiếu sót và sai lầm, tự thay đổi và phấn đấu vươn lên trong
học tập để trở thành người học sinh toàn diện.
- Trong tiết học, tôi luôn dành thời gian quan tâm, giúp đỡ đối tượng học
sinh chậm tiếp thu hay nghịch ngợm và mạnh dạn mở rộng kiến thức nhằm phát

triển học sinh có năng khiếu. Thơng qua mỗi bài học tơi cịn giáo dục thái độ, tình
cảm cho học sinh và giáo dục các em một số kỹ năng cơ bản như: Tai nạn thương
tích; đuối nước; điện giật; bị ngộ độc; bị động vật cắn; bị xâm hại tình dục; phòng,
chống các tệ nạn xã hội đặc biệt là bạo lực học đường.
- Bên cạnh đó tơi thực hiện giảng dạy lồng ghép kỹ năng sống theo quy định
nhằm hình thành cho các em các kỹ năng cơ bản: Kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giao tiếp; kỹ năng suy nghĩ, sáng tạo; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng làm chủ bản
thân; kỹ năng trình bày ý kiến, ...
- Học sinh năng khiếu được xem là phong trào mũi nhọn của thị xã. Tôi dạy
lớp có trình độ học sinh Giỏi nên tơi rất chú trọng phong trào này.
Thực hiện phong trào “Giữ vở sạch-viết đúng, viết đẹp”  do Nhà trường phát
động. Ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai phong trào thi đua “Nét chữ- Nết
người”  với học sinh lớp tôi, nhằm rèn luyện cho các em có ý thức giữ gìn cẩn thận
vở viết, biết trình bày bài viết một cách khoa học, góp phần nâng cao kết quả học
tập của các em. 
- Qua các lần kiểm tra định kì, tơi dành thời gian tổ chức cho học sinh xem
bài kiểm tra, nhận xét, đánh giá, chỉ ra các mặt ưu điểm cần phát huy, những hạn
chế cần khắc phục. Bên cạnh đó tuyên dương, khen ngợi những học sinh có thành
tích tốt và có tiến bộ, nhắc nhở động viên học sinh chậm tiến hoặc sa sút.
4. Giáo dục học sinh.
4.1. Giáo dục học sinh tính tự học ở lớp
Để giáo dục tính tự học cho học sinh, trước hết tơi phải tìm hiểu xem khi học
sinh tự học cần có những điều kiện gì ? Các em cần biết cách học và có sự say mê,
hứng thú học tập. Khi biết cách học tức là các em biết cách tự làm việc độc lập.

Khi có niềm say mê hứng thú học tập các em sẽ tự giác học. Biết cách học với tinh
thần tự giác, say mê học tập, chắc chắn các em sẽ có tính tự học.
Muốn giúp các em phát triển niềm say mê, hứng thú học tập ở lớp:

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Tôi tổ chức phong trào thi đua học tập trong lớp như: thi đua giữa các tổ, tổ
chức các đôi bạn học tập. Khi phân các đôi bạn học tập, tơi lựa chọn xếp các em có
học lực chênh lệch nhau vừa phải.
Ví dụ: Giỏi – Khá, Khá – Trung bình, Trung bình – Yếu.
Bạn khá hơn làm nhóm trưởng. Sau một thời gian nếu bạn yếu hơn trong
nhóm có tiến bộ sẽ được làm nhóm trưởng. Cách tổ chức này rất có hiệu quả vì ở
lứa tuổi tiểu học các em rất thích ganh đua và được khen. Khi được hướng dẫn cho
bạn một điều nhỏ cũng khiến các em rất vui. Muốn hướng dẫn cho bạn học sinh
buộc không ngừng học tập. Bạn được hướng dẫn cũng sẽ nỗ lực cố gắng với mong
muốn được làm nhóm trưởng.
- Tơi khơng ngừng tìm tịi cách dạy hay, hấp dẫn nhằm cuốn hút các em
trong từng tiết học. Mặt khác, tơi cịn tạo sự hấp dẫn ở chính nội dung giảng dạy.
Cái mới mẻ, cái kì lạ bao giờ cũng gây hứng thú cao độ và kích thích trí tưởng
tượng của các em. Ngoài sách giáo khoa, mỗi bài học tơi cịn tìm tịi thêm các kiến
thức mới gây hứng thú nhận thức cho các em. Các kiến thức mới phải bảo đảm yêu
cầu chỉ trong phạm vi chương trình, khơng vượt q sức học sinh.
4.2. Giáo dục học sinh tính tự học ở nhà
- Tơi động viên gia đình, mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, sắp xếp
cho các em góc học tập yên tĩnh, phù hợp gây cảm giác muốn học.
- Tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi chiều và buổi tối thật cụ
thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ kí xác nhận. Thơng

qua thời gian biểu, biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Tôi
phân chia lớp thành 06 nhóm theo 06 ấp và phân cơng mỗi nhóm một nhóm
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tơi tình hình tự học ở nhà của
các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu ý đến những bạn tiếp thu chậm hoặc
chưa có ý thức tự học ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh được tôi thường xun thơng
báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm
đến việc học của các em, cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và
tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà.
- Khi học sinh tự học tập ở nhà, tôi giao nhiệm vụ cụ thể vừa sức với học
sinh, hướng dẫn học sinh cách học bài và làm bài cụ thể:
* Cách làm bài :
- Trước khi làm bài, các em cần xem lại phần lí thuyết (các ghi nhớ, kết
luận, quy tắc, cơng thức, tính chất đã học, mối quan hệ giữa các kiến thức, …)
- Đọc kĩ yêu cầu của bài tập. Phân tích dữ liệu bài tập để xác định cách làm.
- Làm nháp, dị lại cho chính xác rồi mới viết vào vở.
* Cách học bài:
- Học ngay bài vừa học ở lớp.
- Trước khi học dành 5 - 10 phút tự nhớ bài thầy cô giảng trên lớp. Tập trung
suy nghĩ để hiểu kĩ, nhớ lâu những kiến thức cơ bản trong bài (phần ghi nhớ, các
quy tắc, công thức, tính chất đã học, mối quan hệ giữa các kiến thức …)
- Tập vận dụng bài vừa học dưới các hình thức: tự tìm các ví dụ minh hoạ,
liên hệ đối chiếu với các kiến thức liên quan đã học.
- Các nhiệm vụ khác, chẳng hạn làm thí nghiệm hoặc công tác điều tra, …
tôi hướng dẫn cụ thể các bước để học sinh tự thực hiện.
11


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tự học đối với học sinh tiểu học quả là khó khăn song một khi đã quen, việc
học tập của các em sẽ ngày càng đạt hiệu quả hơn.
4.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh.
Mỗi học sinh luôn là một thế giới riêng đa dạng và phức tạp, tùy thuộc vào
các mối quan hệ xã hội giữa các em với mơi trường, hồn cảnh xã hội mà các em
đã và đang sống. Vì thế, khơng thể có một phương pháp tác động chung cho mọi
đối tượng mà có thể mang lại hiệu quả như nhau. Nói cách khác, với mỗi học sinh
phải có cách tác động riêng. Để thực hiện điều này, trước tiên, tôi phải hiểu, phải
biết đặt mình vào cương vị và hồn cảnh của các em. Từ đó, tơi mới nắm được nhu
cầu, sở thích và những động cơ hành động của các em mà thông cảm, điều chỉnh
và đáp ứng bằng những cách thức phù hợp.
Chẳng hạn khi có một học sinh đánh bạn, tơi đến ngồi cùng các em và đưa
những câu hỏi dẫn dắt để các em tự trả lời và hiểu ra rằng em sẽ chẳng hài lòng
chút nào khi bị bạn đánh như thế và em tự kết luận được mình đã có hành vi khơng
đúng. Sau đó, gợi mở để các em tự đưa ra biện pháp khắc phục, sửa chữa.
Bên cạnh đó tơi thường xun tun dương kịp thời những học sinh có biểu
hiện hành vi đạo đức tốt và kể thêm nhiều mẩu chuyện thể hiện hành vi đạo đức tốt
để các em học tập, noi theo.
Tóm lại, khi các em có những biểu hiện bất thường về hành vi đạo đức tôi
phải dùng các biện pháp giáo dục một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh họat để giúp
các em tiến bộ. Không dùng biện pháp thô bạo như đánh, phạt, mắng nhiếc, quát
tháo … như vậy chỉ làm cho các em sợ hãi mà không phục.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Gia đình: Tơi thường xun thơng tin tình hình học tập, rèn luyện của học
sinh với gia đình bằng nhiều hình thức như: gặp gỡ trực tiếp, thơng qua điện thoại,
sổ liên lạc.
Tuyên truyền đến cha mẹ học sinh hưởng ứng tốt phong trào tiếng kẻng học
bài để cha mẹ quản lý việc học ở nhà của con em mình.
Tổ chức cho cha mẹ học sinh kí cam kết học sinh không bỏ học.
Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn và kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ.
- Nhà trường: phối hợp với các đoàn thể tổ chức cho học sinh tham gia các
hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh vui mà học.
Tôi luôn tạo cảm giác thân thiện, an tồn, vui vẻ để học sinh khi đến trường
có cảm giác thoải mái, an tâm.
- Xã hội: Vận động các mạnh thường quân, các tổ chức ủng hộ vật chất, tinh
thần giúp học sinh có hồn cảnh khó khăn có điều kiện học tập.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua một thời gian áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy kết quả đạt
được thật sự khả quan. Các em tỏ ra gần gũi với tôi, sẵn sàng nêu lên những thắc
mắc, những suy nghĩ riêng tư của mình. Quan hệ của tập thể học sinh trong lớp
đoàn kết, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Tất cả đều tiến bộ, lễ phép, tham gia
tốt mọi phong trào chung, tự giác học tập và hầu như khơng cịn có những hiện
tượng tiêu cực như những ngày đầu của năm học. Khơng có học sinh bị trách phạt
trước tồn trường, học sinh đến trường ln đảm bảo an tồn cả trong giờ học lẫn
giờ chơi, khơng có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngồi nhà trường, khơng có
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



học sinh bị tai nạn giao thông. Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp luôn được bảo
quản tốt, khơng có tình trạng hư hao, mất mát.
Học sinh biết tự điều chỉnh mình cũng như nhắc nhở nhau để giữ nền nếp
lớp. Hàng tuần lớp được tuyên dương và nhận cờ thi đua hạng Nhất ở các tiết sinh
hoạt dưới cờ. Các hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp đã nhịp nhàng; trật tự, thể
hiện tốt ở các giờ tự học.
Chất lượng học sinh cuối học kì II so với cùng kỳ năm học trước:
HTMH

XẾP LOẠI GIÁO DỤC HỌC KÌ II 2017 - 2018
Điểm 9-10

TSHS

31

SL

31

100

SL

%

SL

%


Tiếng Việt

18

58

13

41,9

Tốn

24

77,4

05

16,1

SL

%

02

6,4

XẾP LOẠI GIÁO DỤC HỌC KÌ II 2018 - 2019


%

28
28

Điểm 5- 6

%

HTMH
SL

Điểm 7- 8

Điểm 9-10

Điểm 7- 8

Tiếng Việt

18

64,3

10

35,7

Toán


26

92,8

02

7,1

0

6,3
03

6,2

Điểm 5- 6

100

So sánh

Tăng

Tiếng việt

Giảm

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



So sánh

Tăng

Tốn

Giảm

02

15,4
03

9

02

6,4

- Duy trì sĩ số lớp 100%
- Về tham gia các phong trào:
“Giữ vở sạch - Viết đúng, viết đẹp” có 07 em đạt giải vịng trường, trong đó
có 05 em dự thi vòng thị xã đều đạt giải (01 em đạt giải Khuyến khích, 03 em đạt
giải Ba, 01 em đạt giải Nhì và được dự thi vịng tỉnh) .
Có 04 em dự thi điền kinh vịng thị xã.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Q trình làm cơng tác chủ nhiệm tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Phải xác định được vai trị trách nhiệm của mình.

- Biết vận dụng linh hoạt các biện pháp rèn luyện kĩ năng xây dựng nền nếp
lớp, phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu
từng đối tượng một cách tỉ mỉ, cụ thể để sử dụng các phương pháp giáo dục, rèn
luyện nền nếp thích hợp cho từng cá nhân.
- Phải có quyết tâm, có lịng u nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao,
có kỹ năng sư phạm hiểu đặc điểm sinh lý của học sinh. Gần gũi, yêu thương học
sinh, luôn là tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo.
- Giáo dục học sinh không chỉ bằng mệnh lệnh mà bằng sự khuyến khích,
động viên, chia sẻ để các em biết nhận lỗi và sửa lỗi.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phải có kế hoạch cụ thể cho mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kỳ và cả năm học và
có sự điều chỉnh kịp thời sau mỗi giai đoạn.
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
C. KẾT LUẬN
Kinh nghiệm bao giờ cũng có tính ổn định, nhất qn nhưng hoạt động giáo
dục thì ln chuyển động, đa dạng, phức tạp. Vấn đề là chúng ta phải biết vận
dụng linh hoạt các biện pháp rèn luyện kĩ năng xây dựng nền nếp cho học sinh
trong những ngày đến lớp, sẽ giúp học sinh có kĩ năng học tập tốt hơn, giờ học đạt
kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn học của ngành
đề ra. Đây cũng là nơi tạo cho các em biết sống tuân thủ và có ý thức làm những
việc cần thiết khi sống trong một tập thể có nhiều người bạn cùng trang lứa với
mình. Bởi vì chỉ có học sinh, chính các em chứ khơng phải ai khác mới là người có
quyền lợi và trách nhiệm gắn bó, xây dựng, điểm tơ cho lớp học - ngơi nhà thứ hai
của mình trở lên thân thiện, gần gũi và đẹp hơn trong mắt mọi người.


16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤCA. ĐẶT VẤN

ĐỀ…………………………………………………………… trang 1
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................... trang 1

I. THỰC TRẠNG.................................................................................... trang 1
1. Thuận lợi .......................................................................................... trang 1
2. Khó khăn........................................................................................... trang 2
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN………………………………………..... trang 3
1. Trước hết, tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm............................ trang 3
2. Bầu Ban Cán sự lớp và phân rõ chức năng nhiệm vụ…………....... trang 3
3. Xây dựng nền nếp lớp học………………………………………… trang 5
4. Giáo dục học sinh………………………………………………….. trang 7
5. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội…………….. trang 9
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC…………………………………………....trang 10
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM………………………………………..trang 11
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………… trang 12

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT


Phong Thạnh Đông, ngày 22 tháng 5 năm 2019

DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

NGƯỜI VIẾT

TRƯỜNG

Huỳnh Kiều Phương

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




×