Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Luận văn thạc sĩ văn học về những cách tân kịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.52 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Lệ Chi

NHỮNG CÁCH TÂN KỊCH
CỦA A.P. CHEKHOV

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Lệ Chi

NHỮNG CÁCH TÂN KỊCH
CỦA A.P. CHEKHOV
Chuyên ngành
Mã số

:
:

Văn học nước ngoài
60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài
liệu được sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận
định trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác thực.

Tác giả
Nguyễn Thị Lệ Chi


LỜI TRI ÂN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng tri ân sâu sắc đến với:
Các cán bộ Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh.
Q thầy cơ tổ bộ mơn Văn học nước ngồi, trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy cho tơi trong suốt khóa học. Nhờ vậy, tơi đã
có những kiến thức mới mẻ, những nhận thức khách quan, về các vấn đề phương
pháp luận trong nghiên cứu khoa học và chuyên ngành, giúp tơi có nền tảng vững
chắc hồn thành tốt chun đề nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình với Tiến sĩ
Trần thị Phương Phương, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
thành phố Hồ Chí Minh, trong suốt thời gian qua cơ đã tận tình hướng dẫn tôi thực
hiện luận văn Thạc sĩ này.
Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp trường Phổ thông Năng Khiếu TDTT Bến

Tre, thành phố Bến Tre đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt khóa
học.
Trân trọng
Thành phố Bến Tre, ngày 22 tháng 12 năm 2011
Nguyễn Thị Lệ Chi


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời tri ân
Mục lục
DẪN LUẬN.............................................................................................................. 1
Chương 1: LỊCH SỬ KỊCH NGA NGỌN NGUỒN CỦA KỊCH CHEKHOV.............17
1.1. Kịch Nga trước Chekhov.............................................................................. 17
1.1.1. Vài nét về nguồn gốc kịch Nga.............................................................. 17
1.1.2. Kịch Nga thế kỉ XIX.............................................................................. 21
1.2. Con đường kịch Chekhov............................................................................. 37
Chương 2: KỊCH CHEKHOV – CẢM HỨNG MỚI VỀ CON NGƯỜI,
THỜI ĐẠI VÀ NGHỆ THUẬT.......................................................................42

2.1. Những nhân tố hình thành............................................................................. 42
2.1.1. Con người và thời đại............................................................................. 43
2.1.2. Văn học nghệ thuật................................................................................. 48
2.2. Những nét mới trong nội dung phản ánh....................................................... 54
2.2.1. “Cuộc sống đời thường của những con người rất đỗi đời thường”.........54
2.2.2. Vấn đề con người Nga............................................................................ 61
Chương 3: THI PHÁP KỊCH CHEKHOV – MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN CÁCH
TÂN 74 3.1. Xung đột kịch................................................................................. 75


3.1.1. Cách tổ chức xung đột............................................................................ 76
3.1.2. Cách giải quyết xung đột........................................................................ 80
3.2. Cốt truyện và hành động kịch....................................................................... 83
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.............................................................. 84
3.2.2. Cách tổ chức hành động kịch................................................................. 88
3.3. Nhân vật........................................................................................................ 94
3.3.1. Hệ thống nhân vật.................................................................................. 95
3.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật............................................................... 97
3.4. Ngôn ngữ.................................................................................................... 101
3.4.1. Lời thoại nhân vật................................................................................. 101
3.4.2. Chỉ dẫn sân khấu.................................................................................. 107
KẾT LUẬN............................................................................................................ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 118
PHỤ LỤC................................................................................................................. 1


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
A.P.Chekhov là nhà viết truyện ngắn nổi tiếng của nước Nga thế kỉ XIX, đồng
thời cũng là một nhà viết kịch kỳ diệu. Sự kỳ diệu đó của kịch Chekhov đi cùng với
thời gian, nhất là sau khi các loại hình kịch mới (kịch phi lý, kịch tự sự) ra đời ở
phương Tây, người đọc càng nhận ra sự tiến bộ, tính bền vững của nghệ thuật kịch
Chekhov. Kịch của ông trải qua gần một thế kỉ vẫn còn mới mẻ. Người viết cảm thấy
hấp dẫn vì sự mới mẻ đó.
Thành cơng kịch của Chekhov đã chứng minh cho một tài năng văn học lớn
khơng chỉ của nước Nga mà cịn của cả nhân loại. Đi vào khám phá và thẩm định
những điều mới mẻ trong kịch của nhà văn cũng có nghĩa là đi vào tầng sâu vô cùng
của thể loại kịch - một thể loại được xem là vơ cùng “hóc búa” mà nhà văn nào cũng
muốn thử sức.
Kịch là tâm huyết trong suốt cuộc đời sáng tác của A.Chekhov. Vì vậy, nếu bỏ

qua những suy tư, trăn trở trên đường đi tìm hình thức mới cho kịch của tác giả thì
cũng bỏ qua một mảng lớn trong thế giới nghệ thuật và thế giới tinh thần của nhà văn.
Lúc còn sống, Chekhov có nói rằng: “Khi tơi viết, tơi hồn tồn trông đợi vào độc
giả, tôi cho rằng những thành tố chủ quan còn thiếu trong truyện, độc giả sẽ tự thêm
vào”. Như vậy, sự tín nhiệm của Chekhov đối với người thưởng thức tác phẩm của
ông rất lớn. Nhà văn có một niềm tin chắc chắn rằng khơng hơm nay thì mai sau sẽ có
người sẽ hiểu ơng. Niềm tin đó đã đặt lên vai những người thưởng thức tác phẩm của
Chekhov (nhất là với kịch) một nhiệm vụ nặng nề. Bởi lẽ, cũng giống như truyện
ngắn, tiếp nhận kịch Chekhov không dễ dàng chút nào. Đã hơn một thế kỷ trôi qua,
mỗi khi dàn dựng trên sân khấu, kịch Chekhov vẫn là một thách thức lớn đối với các
nhà đạo diễn. Còn với người đọc, người xem, mỗi lần tiếp cận văn bản kịch của
Chekhov là mỗi lần phát hiện ra nhiều nét mới. Đó cũng chính là một thách thức lớn
nhưng đồng thời đó cũng là điều thú vị khi nghiên cứu kịch của nhà văn.


So với truyện ngắn, kịch của A.Chekhov được thế giới biết đến muộn hơn. Tuy
nhiên, khơng ít những nhà văn, nhà viết kịch trên thế giới đã chịu ảnh hưởng sâu sắc
nghệ thuật viết kịch của “bậc thầy truyện ngắn” này. Vì vậy, tìm hiểu những cách tân
kịch của Chekhov cũng có nghĩa đi tìm những ngun nhân ảnh hưởng to lớn của
kịch tác giả trong đời sống văn học Nga và của thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài “Những cách tân kịch của A.Chekhov” để
làm luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX, A.Chekhov có một vị trí đặc biệt. Ông
được xem là đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. Nhưng cách thể hiện
hiện thực trong sáng tác của Chekhov cũng khác các nhà văn đi trước. Ông đã tạo cho
mình một phong cách rất riêng, rất “Chekhov”. Và nếu như đối với truyện ngắn,
Chekhov dễ dàng chinh phục độc giả thì kịch của Chekhov mãi về sau mới được chú
ý. Ngay trong lĩnh vực nghiên cứu cũng vậy, truyện ngắn của Chekhov được dịch ra

nước ngoài sớm hơn và cũng được nghiên cứu nhiều hơn. Ở Việt Nam ta, tình hình
nghiên cứu về kịch của Chekhov cũng chưa nhiều, chưa đánh giá hết tài năng của tác
giả ở lĩnh vực này. Để có cái nhìn bao quát hơn, trong phạm vi tư liệu thu thập được,
chúng tôi xin tổng hợp các ý kiến nghiên cứu về kịch Chekhov từ trước đến nay.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu tổng hợp mang tính khái qt, có giá trị
tổng kết, gợi mở
Trong chương trình giáo dục Đại học ở nước ta, văn học Nga chiếm vị trí vơ
cùng quan trọng. Nghiên cứu nền văn học này, các tác giả biên soạn đều dành cho
Chekhov một “đất” riêng, trong đó có khái quát những thành tựu cũng như những đặc
điểm cơ bản về kịch Chekhov .
Nguyễn Hải Hà khi chủ biên cuốn Lịch sử Văn học Nga thế kỉ XIX ( Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 1996) đã dành 29/412 trang viết về nhà văn A. Chekhov.
Trong 29 trang đó, có 7 trang tác giả lược thuật quá trình sáng tác kịch của Chekhov
và tóm tắt các vở kịch chính Chim hải âu, Cậu Vania, Ba chị em và Vườn anh đào
của nhà văn. Sau phần giới thiệu chung về cuộc đời và các giai đoạn sáng tác của


Chekhov, tác giả khái quát một vài đặc điểm kịch của nhà văn và nhấn mạnh yêu cầu
đầu tiên của Chekhov đối với kịch là “phản ánh cuộc sống trung thực”và đặc điểm
nổi bật trong kịch Chekhov là “có sự thống nhất những yếu tố khơi hài và trữ tình”
[16, tr.352].
Năm 2003, quyển giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX được tái bản lần
thư tư (Nxb Giáo dục,thành phố Hồ Chí Minh). Trong lần tái bản này, Đỗ Hồng
Chung và các tác giả biên soạn chủ yếu đánh giá những thành tựu của Chekhov ở thể
loại truyện ngắn. Riêng về kịch, các tác giả đưa ra những nhận định chung: “Chekhov
đã thừa kế những truyền thống kịch hiện thực Nga, đem lại nhiều đóng góp cách tân,
đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại mới, khán giả mới” [6, tr.457] và cho rằng
Chekhov đã “đưa ra một cách hiểu mới về xung đột, kết cấu, sự phát triển của hành
động, vai trị các sự kiện, ngơn ngữ kịch v.v…Những điều mới ấy trái với quy phạm,

với những nguyên tắc quen thuộc…” [6, tr.458]. Theo các tác giả, đó cũng chính là
những cống hiến của Chekhov vào vào sự phát triển của nền kịch Nga và kịch của
các nước khác trên thế giới.
Gần đây nhất, năm 2010, tác giả Phạm Thị Phương khi viết lại giáo trình Lịch
sử văn học Nga thế kỷ XIX (Nxb Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) đã đưa ra
nhận định chung về Chekhov: “ Ông được coi là một trong những nhà cách tân vĩ đại
nhất của văn học thế giới, người dự đoán thiên tài nhiều vấn đề phức tạp và mâu
thuẫn của thế kỷ XX”[44, tr.237]. Sau nhận định đó, tác giả đã đi cung cấp các dữ dữ
kiện về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của tác giả ở hai mảng truyện ngắn và
kịch. Riêng về kịch, người viết đã khái quát những đặc trưng cơ bản của kịch
Chekhov là: “Kịch Chekhov mang tính đặc thù của văn phong ơng, ít “tính sân
khấu”, có quy luật nội tại như truyện ngắn của ông, mọi sự phát triển theo hướng bãi
nhiễm, tạo nên một kết cấu ngầm” [44, tr.286]. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng “kịch
nghệ Chekhov tuân thủ một nghệ thuật cấp cao: dòng chảy ngầm” [44, tr.288], đồng
thời cũng “rất giàu chất thi ca và âm nhạc”. Sau đó, tác giả giới thiệu hai vở kịch tiêu
biểu của Chekhov là Ba chị em và Vườn anh đào và để khẳng định lại vẻ đẹp riêng
của kịch Chekhov.


Bên cạnh các giáo trình văn học Nga, nhiều tác giả khi viết về cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của Chekhov cũng đều cho rằng kịch là một phần quan trọng trong
cuộc đời nhà văn và đã ít nhiều khẳng định tính mới mẻ của kịch Chekhov. Tác giả
Phan Hồng Giang trong phần kết cuốn A.P.Tchekhov (Truyện danh nhân, Nxb Văn
học, Hà Nội, 1979) nhận xét rằng:
Sê-khôp đã sáng tạo những hình thức mới trong văn học. Ơng mơ tả thiên
nhiên, con người, thành phố theo cách mà trước đó chưa từng ai đã viết; ơng
xác lập vị trí của loại truyện ngắn, rất ngắn trong văn học Nga; đổi mới kịch
bằng những mơ tả tinh tế tình cảm con người mà nhiều nhà viết kịch thường bỏ
qua…[12, tr.325].
Theo người viết, điều đó cũng góp phần làm nên sự bất tử cho những sáng tác

của Chekhov.
Cũng thuộc loại truyện viết về danh nhân, học giả Nguyễn Hiến Lê có quyển
Tchekhov - Cuộc đời, tư tưởng, nghệ thuật và truyện ngắn tuyển dịch (Nxb Văn nghệ
- thành phố Hồ Chí Minh, 2000). Tác phẩm gồm hai phần: phần một viết về cuộc đời,
tư tưởng, nghệ thuật; phần hai tuyển và dịch những truyện ngắn tiêu biểu của
Chekhov. Khi khái quát nghệ thuật của Chekhov, tác giả đưa năm tiêu chuẩn về cái
đẹp: 1. Hoàn toàn khách quan; 2. Tả người và vật phải cho đúng sự thật; 3. Hết sức
ngắn gọn; 4. Can đảm tạo ra cái gì độc đáo; 5. Dịu dàng, cảm động. Theo Nguyễn
Hiến Lê, kịch của Chekhov đã đạt đủ năm tiêu chuẩn đó, nhất là tiêu chuẩn thứ tưtính độc đáo. Tác giả nhấn mạnh:
Độc đáo nhất trong kịch của ơng là khơng có hoặc có rất ít những“xen”gay
cấn, nhân vật hồn tồn là những hạng người như chúng ta…nội tâm của họ
được tả nhiều hơn hành động, những chỗ im lặng trong kịch lại có nhiều ý
nghĩa hơn những đoạn đối thoại, mà đối thoại thì rất tự nhiên… [25, tr.72].
Ngồi ra, học giả cũng cho rằng chính những chỗ lặng thinh ngập ngừng trong
những đoạn đối thoại của nhân vật làm “khán giả bàng hồng, ngồi n khơng nhúc
nhích, rạp hát thực lặng lẽ, rồi thình lình cùng vỗ tay một loạt như nước vỡ
bờ…”[25, tr.74].


Gần đây nhất, năm 2009, Nxb Thời đại - Hà Nội đã in quyển Tchekhov cuộc
đời và tác phẩm của Sophie Laffitte (bản dịch Lê Ký Thương). Đây là quyển sách
viết theo kiểu truyện danh nhân nhưng có kết cấu khác hẳn các loại truyện danh nhân
khác. Truyện được sắp xếp theo từng phần, mỗi phần có tiêu đề riêng. Người viết khá
ưu ái dành 33/216 trang cho phần Nhà văn và nhà soạn kịch. Trong phần này, tác giả
Sophie Laffitte cho rằng Chekhov không chỉ làm “cuộc cách mạng” trong truyện
ngắn mà cịn “tấn cơng vào ngun tắc tập trung trong kịch nghệ” và “một trong
những chìa khóa mỹ học của ơng: khơng giải thích, giống như điều mà nền văn
chương và kịch nghệ “cổ điển” vẫn thường làm…” [24, tr.107-108]. Để thuyết phục
độc giả, tác giả lấy vở Hải âu minh họa việc Chekhov sử dụng nghịch đảo các
phương thức nghịch với kịch. Cuối cùng, tác giả kết luận “kịch là như thế, (…) thể

loại kịch này, cũng có thể gọi là kịch - phản - kịch”[24, tr.110].
Với độc giả Việt Nam, để đọc và hiểu kịch Chekhov ngay lần đầu thật khơng
phải dễ dàng. Chính vì vậy, trong Tuyển tác phẩm kịch Chekhov (tập 3), tác giả Nhị
Ca đã viết 21 trang giới thiệu về kịch của nhà văn trước khi dịch các vở Hải âu, Cậu
Vania, Ba chị em và Vườn anh đào. Trong phần giới thiệu này, trước hết các tác giả
khẳng định:
Kịch Chekhov ra đời là một hiện tượng lớn trong sinh hoạt kịch trường Nga.
Nó đánh dấu một giai đoạn tiến triển mới, đảo lộn tất cả các qui tắc
kịch đương thời. Nó tước bỏ mọi cơng thức quen thuộc, gị bó, những tình tiết
éo le, hồi hộp và đưa khán giả vào cuộc sống bình thường cùng cảm nghĩ với
người trên sân khấu. Ta không phải xem mà phải sống kịch Chekhov [47, tr.6].
Tiếp theo, tác giả đi vào tóm tắt nội dung từng vở kịch, có kết hợp nhận xét
đánh giá. Cuối cùng, người giới thiệu cho rằng sở dĩ kịch Chekhov vượt ra ngồi giới
hạn khơng gian, thời gian “khơng chỉ đơn thuần vì nội dung tư tưởng tiến bộ và đời
sống sinh động đã thể hiện trong tác phẩm, mà cịn nhờ giá trị nghệ thuật của nó
nữa…”[47, tr.19]. Điểm qua giá trị nghệ thuật, tác giả Nhị Ca đã chỉ ra những nét
mới trong kịch Chekhov ở các phương diện: đề tài, nhân vật, xung đột kịch, ngôn
ngữ…Đặc biệt, tác giả khai thác khá sâu sắc ngôn ngữ “im lặng” cũng như các yếu tố
tạo nên khơng khí trữ tình trong kịch của Chekhov. Nhìn chung, đây chỉ là lời mở đầu



×