Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chủ đề 7.1.SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN NĂM 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.88 KB, 10 trang )

Chủ đề 7.SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN NĂM 1945
1. Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1896
Câu 1: Hiệp ước nào sau đây đánh dấu triều Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?
Hácmăng. B. Nhâm Tuất.
C. Patonốt.
D. Giáp Tuất.
Câu 2: Thực dân Pháp sử dụng phương thức chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam
cuối thế kỉ XIX?
A. Sử dụng thương nhân và nhà truyền giáo làm nòng cốt.
B. Phối hợp với nhà Nguyễn đàn áp phong trào yêu nước.
C. Kết hợp tấn công quân sự với thủ đoạn ngoại giao.
D. Kết hợp tấn công quân sự với các thủ đoạn kinh tế.
Câu 3: Thực dân Pháp mượn cớ gì để tấn cơng Bắc Kì của Việt Nam lần thứ nhất (1873)?
A. Nhà Nguyễn đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
B. Nhà Nguyễn tiếp tục các chính sách “bế quan tỏa cảng”.
C. Nhà Nguyễn chậm đền bù chiến phí cho qn Pháp.
D. Giúp đỡ triều đình Nguyễn giải quyết vụ Đuy-puy.
Câu 4: Sự kiện nào mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858)?
A. Quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận ở gần biển Đà Nẵng.
B. Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
C. Pháp - Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
D. Quân Pháp tấn công ở đại đồn Chí Hịa.
Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của phong trào Cần vương (1885 1896) ở Việt Nam?
A. Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân.
B. Đã làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.

A.


C. Thể hiện ý chí quyết tâm về đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
D. Làm chậm lại quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.


Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân liên quân Pháp - Tây Ban Nha chọn Đà
Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858)?
A. Chiếm Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp làm chủ sông Mê Công.
B. Đà Nẵng là một cửa biển sâu rộng, tàu chiến của Pháp có thể dễ dàng ra vào.
C. Dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
D. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ có được hậu thuẫn của nhiều giáo dân nơi đây.
Câu 7: Một điểm khác biệt giữa phong trào đấu tranh chống Pháp theo tiếng gọi Cần vương và
Yên Thế ở Việt Nam là gì?
A. Đối tượng đấu tranh.
B. Hình thức đấu tranh,
C. Kết quả cuối cùng.
D. Địa bàn hoạt động.
Câu 8: Một điểm khác biệt giữa phong trào đấu tranh chống Pháp theo tiếng gọi Cần vương và
Yên Thế ở Việt Nam là gì?
A. Thành phần lãnh đạo.
B. Mục tiêu cao nhất.
C. Hình thức đấu tranh.
D. Bối cảnh lịch sử.
Câu 9: Điểm khác biệt căn bản về tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam so với
vua quan triều đình nhà Nguyễn (1858 - 1884) là gì?
A. Ngay từ đầu chủ động tự tổ chức nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Kiên quyết đánh Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.
C. Thái độ chống Pháp thay đổi theo từng giai đoạn xâm lược của kẻ thù.


D. Sau khi quân triều đình tan rã, nhân dân tổ chức phong trào chống Pháp.
Câu 10: Các khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến những năm 20 của thế
kỉ XX đều có điểm chung nào sau đây?
A. Có chung kẻ thù là thực dân Pháp.
B. Mong muốn xây dựng chế độ tư bản.

C. Quan tâm đến cứu nước và cứu dân.
D. Chú trọng về công tác tuyên truyền.
Câu 11: Hiệp ước Patonốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là
mốc đánh dấu việc
A. thực dân Pháp đã thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.
B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam.
C. thực dân Pháp căn bản hoàn thành cuộc bình định Việt Nam.
D. Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam.
Câu 12: Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp thi hành trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt
Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. tước đoạt ruộng đất của nông dân.
B. bắt nông dân phải nhổ lúa trồng đay.
C. đánh thuế nặng và mặt hàng nông sản.
D. bắt nông dân phải đi lao động khổ sai.
Câu 13: Hai giai đoạn của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam có điểm chung
nào sau đây?
A. Địa bàn hoạt động ngày càng được mở rộng.
B. Có sự lãnh đạo thống nhất của triều đình kháng chiến.
C. Quy tụ thành những trung tâm khởi nghĩa lớn. D. Có sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến
yêu nước.


Câu 14: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây
Nam Kì từ năm 1867 đến năm 1874 thất bại là do
A. phe chủ chiến trong triều đình Nguyễn đầu hàng.
B. quân Pháp có sự giúp sức của Tây Ban Nha.
C. nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng quân Pháp.
D. tương quan lực lượng khơng có lợi cho Việt Nam.
Câu 15: Một trong những điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) với các cuộc
khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896) là

A. vận dụng linh hoạt lối đánh du kích.
B. có sự đan xen giữa đánh và hịa hỗn tạm thời.
C. dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ.
D. thu hút đông đảo nông dân tham gia
Câu 16: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ
huy của
A. Tôn Thất Thuyết và Phan Bội Châu.
B. vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. vua Hàm Nghi và Hồng Hoa Thám.
D. Tơn Thất Thuyết và vua Duy Tân.
Câu 17: Tính chất của phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến.
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
C. phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân.
D. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 18: Ở Việt Nam, các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia phong trào Cần vương (1885 1896), trước hết vì lí do nào dưới đây?


A. Muốn đánh đuổi đế quốc Pháp, tay sai để giải phóng dân tộc.
B. Ngăn cản thực dân Pháp hồn thành việc bình định Việt Nam.
C. Phe chủ chiến có tinh thần dân tộc, kiên quyết đánh đuổi Pháp.
D. Uy danh của vua Hàm Nghi thông qua chiếu Cần vương (1885).
Câu 19: Ở Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896) chủ yếu
diễn ra ở Trung Kì và Bắc Kì, vì
A. đồng bào nơi đây có truyền thống u nước và đồn kết đấu tranh bất khuất.
B. Nam Kì đã bị Pháp biến thành vùng đất thuộc địa, đã bình định xong từ sớm.
C. các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì có sự lãnh đạo kịp thời của quan quân triều đình.
D. Trung Kì do triều đình cai quản, Bắc Kì có truyền thống yêu nước đấu tranh.
Câu 20: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về tính chất của phong trào Cần vương
(1885 - 1896) ở Việt Nam?

A. Là cuộc khởi nghĩa bột phát, thiếu quyết liệt.
B. Phong trào đấu tranh mang tính cải lương.
C. u nước nhưng khơng mang tính cách mạng.
D. Phong trào yêu nước và mang tính cách mạng.
Câu 21: Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công
quân Pháp ở kinh thành Huế (7 - 1885) là do
A. chênh lệch lớn về lực lượng, vũ khí, trang thiết bị cho cuộc chiến tranh.
B. không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa và nhân dân trong cả nước.
C. quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.
D. công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.
Câu 22: Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là
A. Hồng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
B. Nguyễn Thiện Thuật và Cao Thắng.


C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.
Câu 23: Điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong
phong trào Cần Vương (1885 - 1896) là về
A. phương pháp đấu tranh.
B. lực lượng đấu tranh chủ yếu.
C. xuất thân của người lãnh đạo.
D. kết quả của cuộc đấu tranh.
Câu 24: Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là
A. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
B. Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hố, Ninh Bình.
Câu 25: Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào
chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Hương Khê.
B. khởi nghĩa Ba Đình.
C. khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 26: Điểm khác biệt căn bản giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với c phong trào Cần
Vương (1885 - 1896) là gì?
A. Hình thức khởi nghĩa.
B. Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương.
C. Đối tượng phong trào.


D. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
Câu 27: Thái độ của nhân dân miền Đông Nam Kì sau khi ba tỉnh miền Đơng Nam Kì | rơi vào
tay quân Pháp là
A. các đội nghĩa quân chống Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống.
B. các đội nghĩa binh tiếp tục chiến đấu, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi.
C. nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ đi nơi khác sinh sống.
D. nhân dân chán ghét triều đình, khơng cịn tha thiết đấu tranh chống Pháp.
Câu 28: Nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần vương (13 - 7 - 1885) của vua Hàm Nghi là gì?
A. Nêu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế.
B. Kêu gọi nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến chống Pháp.
C. Tố cáo âm mưu và hành động xâm lược Việt Nam của quân Pháp.
D. Lên án hành động đầu hàng Pháp của phái chủ hịa trong triều đình.
Câu 29: Ở Việt Nam, sự kiện nào sau đây đánh dấu kết thúc giai đoạn một của phong trào Cần
vương?
A. Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt đày sang An-giê-ri.
B. Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.
C. Tôn Thất Thuyết phải sang Nhật Bản cầu viện.
D. Pháp bắt vua Hàm Nghi đưa về kinh thành Huế.
Câu 30: Mục tiêu của phong trào Cần vương được thể hiện qua khẩu hiệu nào sau đây?

A. Đánh bại tư bản Pháp.
B. Phị vua cứu nước.
C. Giải phóng dân tộc.
D. Giành lại giang sơn.
Câu 31: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về nhận xét: Ở Việt Nam, khởi nghĩa
Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương (1885 - 1896)?


A. Nghĩa qn có trình độ tổ chức và khá linh hoạt.
B. Làm chậm lại quá trình bình định của giặc Pháp.
C. Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
D. Cuộc khởi nghĩa có kết nối với viện trợ bên ngoài.
Câu 32: Nhận xét nào dưới đây phản ánh không đúng về bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu
nước chống Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa du nhập vào Việt Nam.
B. Giai cấp tư sản còn non trẻ, chưa thể tham gia lãnh đạo phong trào.
C. Hệ tư tưởng phong kiến tuy lỗi thời nhưng vẫn chi phối phong trào.
D. Đánh Pháp để giành độc lập là nguyên nhân sâu xa của phong trào.
Câu 33: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử nổ ra các phong trào yêu nước
chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đang bị phân hóa sâu sắc.
B. Đánh Pháp, tay sai để giành lại độc lập là yêu cầu hàng đầu.
C. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã du nhập, ngày càng sâu rộng.
0D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang được du nhập.
Câu 34: Sau Hiệp ước Paiơnốt (1884), thực dân Pháp vẫn chưa thể đặt ách cai trị an cả nước Việt
Nam vì lí do cơ bản nào sau đây?
A. Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công đánh Pháp.
B. Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi được phát đi.
C. Pháp phải đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
D. Quân Pháp bị mâu thuẫn về tập trung và phân tán binh lực.

Câu 35: Nội dung nào sau đây trở thành nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX?
A. Do triều đình Nguyễn cấm thương nhân người Pháp đến buôn bán.


B. Chính sách “cấm đạo” và “bế quan tỏa cảng” của triều đình Nguyễn.
C. Nhu cầu ngày cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
D. Pháp cần phải thể hiện sức mạnh quân sự ở các nước phương Đông.
Câu 36: Công cuộc chuẩn bị và xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp được tổng kết bằng
phương thức nào sau đây?
A. Giáo sĩ và thương nhân cùng nhau kết nối.
B. Sức mạnh quân sự sẽ quyết định cuối cùng.
C. Thương nhân và giáo sĩ đi trước, đại bác theo sau.
D. Văn minh nước Pháp và đại bác tới phương Đông.
Câu 37: Vào nửa cuối thế kỉ XIX, thái độ của triều Nguyễn đối với các nước phương Tây có gì
nổi bật?
A. Thiết lập mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, thân thiện với các nước phương Tây.
B. Khuyến khích các thương nhân phương Tây tới Việt Nam buôn bán và trao đổi.
C. Thực hiện “bế quan tỏa cảng”, không chấp nhận đặt quan hệ với các nước.
D. Khơng khuyến khích giáo dân hoạt động giao lưu bn bán với bên ngồi. .
Câu 38: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hồn tồn trách nhiệm trong việc để Việt
Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX”. Nhận định này là chính xác, vì
A. các chính sách của vua quan triều Nguyễn đã làm cho việc mất nước từ không tất yếu trở
thành tất yếu.
B. vua quan triều đình Nguyễn khơng tổ chức cho nhân dân đánh Pháp khi quân Pháp nổ súng
xâm lược.
C. vua quan triều đình bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi Nhật Bản tiến hành các cuộc cải cách, duy tân
đất nước.
D. nội bộ của triều đình nhà Nguyễn đã chia thành hai phe - chủ hòa và chủ chiến khi Pháp chưa
xâm lược.

Câu 39: Một điểm khác biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của các tầng lớp nhân
dân Việt Nam so với quan quân triều Huế (1858 - 1884) là gì?


A. Không chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
B. Luôn chịu sự chi phối của quan quân triều Nguyễn.
C. Không chịu sự chi phối của vua quan triều Nguyễn.
D. Tự hình thành một mặt trận thống nhất chống Pháp.
Câu 40: Một đặc điểm chung của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX
là gì?
A. Sử dụng đấu tranh ngoại giao trong đánh Pháp.
B. Xây dựng hậu phương đánh Pháp trong nhân dân.
C. Xây dựng căn cứ và sử dụng bạo lực để đánh Pháp.
D. Kết hợp đấu tranh về quân sự với đấu tranh chính trị.



×