PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG GIANG
(ĐƠN VỊ TRƯỜNG THCS XƯƠNG LÂM)
******
BÁO CÁO BIỆN PHÁP THAM GIA HỘI THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Tên biện pháp: Sử dụng phần mềm Plickers vào kiểm tra bài cũ
môn Hóa học ở Trường THCS Xương Lâm
Họ và tên: Nguyễn Văn Chính
Môn giảng dạy: Hóa học
Trình độ chun mơn: ĐHSP
Chức vụ: TTCM tở KHTN
Đơn vị công tác: Trường THCS Xương Lâm
Xương Lâm, ngày 25 tháng 10 năm 2022
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm
xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học.
- Kiểm tra bài cũ (KTBC) nói chung và KTBC mơn Hóa học nói riêng là
một trong những hình thức kiểm tra - đánh giá nhằm xem xét mức độ đạt được
của hoạt động học của học sinh (HS) - hoạt động dạy của giáo viên (GV) so với
mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học nói chung và mơn
hóa học THCS nói riêng.
- Khi KTBC mơn hóa có hiệu quả sẽ là một trong những điều kiện quan
trọng, cần thiết để:
- Giúp GV biết được tình hình học tập, mức độ phân hóa về trình độ học
lực của HS trong lớp về bộ mơn hóa, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và
bồi dưỡng HS giỏi; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp dạy học.
- Giúp HS biết được khả năng học tập bộ mơn hóa của mình so với u
cầu của chương trình; xác định ngun nhân thành cơng cũng như chưa thành
cơng, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập, phát triển kĩ năng tự đánh giá.
Đồng thời, giúp HS tái hiện, hệ thống lại kiến thức hóa học đã học để ghi nhớ,
vận dụng vào học tập bộ mơn hóa và đời sống.
- Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin và truyền thông đã trở
thành một phần thiết yếu của cuộc sống, giúp con người làm việc dễ dàng,
nhanh chóng và chính xác hơn. Cơng nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi
mặt của đời sống, trong đó có giáo dục và đào tạo. Việc ứng dụng các thành tựu
của công nghệ thông tin trong dạy và học không chỉ làm tăng hứng thú học tập
cho học sinh mà còn giúp giáo viên làm việc nhanh chóng và hiệu quả.
- Chính vì vậy tơi đề ra biện pháp: “Sử dụng phần mềm Plickers vào kiểm
tra bài cũ mơn Hóa học ở trường THCS Xương Lâm”.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng công tác dạy và học môn Hóa học ở Trường THCS Xương
Lâm
1. Ưu điểm:
- Được sự quan tâm, sự chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện, giúp đỡ của nhà trường,
tổ chức các buổi tập huấn giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật
dạy học tích cực, ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy. Tỷ lệ ứng dụng
công nghệ thông tin trong các giờ học ngày càng cao đạt trên 80% số giờ dạy.
Giáo viên đã có rất nhiều sáng tạo trong việc ứng dụng những thành tựu của
cơng nghệ thơng tin như: sử dụng các trị chơi thiết kế trên powerpoint, video
mơ phỏng thí nghiệm, các ứng dụng, trang wed có chức năng giao bài, tổ chức
kiểm tra đánh giá… không chỉ giúp tăng sự hứng thú học tập mà cịn có hiệu quả
cao trong việc hình thành kiến thức, các phẩm chất, năng lực.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường ngày càng khang trang, hiện
đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giáo viên: 100% các lớp được trang bị tivi,
tivi thông minh. Đồng thời, mỗi dãy nhà, mỗi lớp học đều được phủ sóng mạng
wifi 5G có tốc độ đường truyền cao và ổn định.
- Nội dung kiểm tra bài cũ (đề các dạng bài tập hóa học) có sẵn trong nhiều loại
sách tham khảo ở thư viện trường hoặc ở trên mạng.
- HS thích hình thức KTBC bằng CNTT vì ít bị áp lực kiểm tra hơn hình thức
truyền thống là hỏi đáp trực tiếp.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1. Giáo viên:
- Bộ môn hóa học ngồi việc làm câu hỏi trắc nghiệm giáo viên cần rèn cho
các em bài tự luận như lập CTHH, lập PTHH và tính tốn theo PTHH. Trong khi
đó, khi sử dụng phần mềm plickers chỉ mới kiểm tra được một loại đó là câu hỏi
trắc nghiệm. Như vậy chưa rèn được kĩ năng trình bày bài tự luận cho HS.
2.2. Học sinh:
- Khi kiểm tra sẽ có những HS không cần làm bài mà sẽ giơ kết quả theo các
bạn học tốt, giáo viên sẽ khó phát hiện.
- Vì kiểm tra qua phần mềm plickers chỉ mới kiểm tra được câu hỏi trắc
nghiệm.
II. Nội dung biện pháp:
- Hiện nay, hình thức kiểm tra bài cũ bằng phương pháp trắc nghiệm nhanh rất
phổ biến trong nhiều môn học. Thi trắc nghiệm đặc biệt hiệu quả khi được sử
dụng cho các bài thi trên diện rộng và kiến thức chuẩn hóa. Để giải quyết vấn đề
này, giáo viên có thể sử dụng Plickers – một công cụ giúp tổ chức ôn tập và
kiểm tra bài cũ theo hình thức trắc nghiệm trong lớp học một cách hiệu quả và
thú vị. Chỉ cần giáo viên có điện thoại thơng minh và lớp học có máy tính kết
nối mạng Internet, mỗi học sinh được phát một thẻ in trên giấy.
Điều kiện thực hiện: có 1 máy tính và 1 điện thoại thơng minh kết nối mạng
Internet.
Lợi ích của Plickers
- Có bảng thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng, câu nào sai và
tính số % điểm đạt được của mỗi học sinh. Ngoài bảng tổng hợp theo thứ tự
danh sách lớp cịn có bảng kết quả theo xếp hạng từ cao đến thấp (giáo viên có
thể khen thưởng học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất để động viên các em thi
đua học tập).
- Bên cạnh đó cịn có bảng thống kê theo câu hỏi, ở mỗi câu hỏi có thống kê tỉ
lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng. Dựa vào thống kê này, giáo viên biết kết
quả nắm kiến thức của học sinh ở phần nào cịn chưa tốt và có biện pháp bổ
sung kiến thức cho các em.
- Thường thì câu nào học sinh sai nhiều nhất thì giáo viên sửa trước cho các em.
Hơn nữa, dữ liệu của bài kiểm tra được lưu tự động, theo từng học sinh tại trang
web của Plickers để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
- Đồng thời, khi học sinh thấy được kết quả của mình được hiển thị trên màn
hình, các em cũng rất hào hứng và có ý thức học tập, bổ sung kiến thức để đạt
được kết quả tốt hơn.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PLICKERS
1. Trên máy tính
- Truy cập trang “Plickers.com”
- Đăng ký tài khoản qua nút “Sign up for free” hoặc sử dụng gmail để đăng
nhập bằng cách click vào nút “Sign in with Google”.
- Thiết lập chương trình:
- Sau khi chọn tài khoản gmail sẽ có tài khoản và tạo lớp học thì bấm vào
New class
- Tạo danh sách học sinh theo lớp
Tại menu trang chủ ta chọn tiếp “Add new class” –> Đặt tên cho lớp học của
mình trong mục Enter Class Name
Tại đây thầy cơ có thể Import lớp học của mình từ Google Classroom
Bấm chọn Create Class để tạo lớp.
Tiếp theo thầy cơ bấm vào Add Students
Sau đó thầy cơ copy danh sách lớp vào ô Enter Names, rồi bấm Next
Lưu ý: Thầy cô nên sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự trên phần mềm
quản lý của trường hoặc của sở để tiện cho việc thống kê và quản lý
2. Xây dựng ngân hàng câu hỏi
- Chọn “Your Library”, chọn tiếp “New folder” để tạo các cây thư mục theo
bài học, chủ đề hoặc chương.
1
3
- Để tạo 1 tập các câu hỏi thầy cô bấm chọn New Set
2
Lưu ý: Đối với tài khoản miễn phí thầy cơ chỉ có thể tạo được 5 câu hỏi trong 1
set.
- Thầy cơ cũng có thể thêm nhanh các câu hỏi vào lớp bằng cách bấm chọn
Import Questions
và thêm các câu hỏi mà thầy cô đã chuẩn bị sẵn. Thầy
cô chỉ việc copy và dán vào theo định dạng như hình dưới đây
hoặc bấm mở thư mục vừa tạo > Bấm biểu tượng dấu… Chọn “New question in
folder” để tạo các câu hỏi riêng lẻ.
- Chọn hình thức trắc nghiệm: nhiều lựa chọn “multiple choice” hoặc trắc
nghiệm đúng, sai “True/False”.
- Tích “Correct” hoặc bấm Shift + Enter để xác định đáp án đúng.
- Tại đây thầy cơ cũng có thể bấm Shuffle Choices để đảo đáp án
- Tiếp đến thầy cô bấm chọn Add to Queue và chọn lớp cần thêm câu hỏi.
* Lựa chọn câu hỏi kiểm tra đánh giá
- Chọn: Your Library”.
- Chọn lớp học > Mở thư mục chọn bài, chương …để chọn câu hỏi và chọn đủ
câu hỏi theo yêu cầu.
* In thẻ cho học sinh
- Bấm chọn lớp cần in thẻ cho học sinh > chọn Go to Students để xem danh
sách học sinh
2
Go to Students
1
- Tại danh sách ta bấm Print class roster và in số thẻ bằng số học sinh của lớp
(tối đa 63 học sinh).
- Phát thẻ cho học sinh: mỗi học sinh sẽ nhận 1 thẻ để sử dụng trong suốt quá
trình với số thứ tự trên thẻ trùng với số thứ tự trong danh sách lớp.
- Hướng dẫn cách học sinh dùng thẻ: xoay thẻ và hướng đáp án tương ứng các
chữ cái lên trên.
2. Trên điện thoại
Thầy, cô lên CH play hoặc chợ ứng dụng IOS tìm kiếm từ khóa Plicker cài đặt
ứng dụng Plicker trên điện thoại, đăng nhập bằng tài khoản đã đăng kí trên máy
tính (có thể đăng kí, hay đăng nhập bằng chính địa chỉ Gmail mà thầy, cô thường
dùng)
Link tải ứng dụng trên IOS
App: />Link tải ứng dụng trên CHplay />id=com.plickers.client.android
- Sau khi cài đặt xong thầy cô đăng nhập bằng tài khoản bạn đã dùng đăng
nhập máy tính.
3. Tở chức kiểm tra, đánh giá
- Kết nối máy tính với máy chiếu.
- Kết nối mạng cho điện thoại và máy tính.
- Trên máy tính, truy cập vào “Plickers.com”; trên điện thoại mở phần
mềm plickers. (Điện thoại và máy tính cùng đăng nhập Plickers trên cùng 1 tài
khoản).
- Chọn đủ câu hỏi cho lớp trước khi chọn lớp.
- Chọn “Play Now” trên giao diện web của máy tính.
- Kiểm tra đáp án: khi học sinh giơ thẻ để trả lời, giáo viên sử dụng điện thoại
thơng minh để qt qua tồn bộ thẻ của học sinh.
- Trên điện thoại giáo viên có thể biết số liệu các đáp án mà học sinh đã lựa
chọn, học sinh nào trả lời đúng, máy đã nạp được bao nhiêu học sinh có đáp
án…
- Trên màn hình thầy cơ cũng dễ dàng nhận biết học sinh nào trả lời đúng học
sinh nào trả lời sai (Học sinh đúng sẽ được đánh dấu bằng hình trịn màu xanh,
sai được đánh dấu bằng hình trịn mầu đỏ trước tên)
4. Xem kết quả tổng hợp
Chọn “Reports” trên giao diện Web.
Chọn “Scoresheet”.
Chọn tên lớp, ngày kiểm tra rồi chọn “Apply”
PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
1. Áp dụng plickers vào kiểm tra bài của HS trường THCS Xương Lâm
Thống kê kết quả học tập của HS
Thống kê kết quả học tập của HS trường THCS Xương Lâm qua plickers
Kết quả học tập của HS trước và sau áp dung
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Xếp loại
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
lượng
%
lượng
%
lượng
%
lượng lệ %
Lớp 8 (126 HS)
25
19,8
60
47,6
35
27,8
6
4,8
2020-2021
Lớp 9 (126 HS)
30
23,8
61
48,4
31
24,6
4
3,2
2021-2022
2. Mức độ yêu thích, hứng thú của học sinh đối với Hóa học
Cuối năm học 2021-2022, tơi đã tiến hành khảo sát mức độ u thích,
hứng thú của học sinh đối với mơn Hóa học ở thời điểm trước và sau khi sử
dụng plickers trong quá trình dạy và học cho kết quả như sau:
Nội dung
Trước khi áp
Sau khi áp dụng
dụng giải pháp
giải pháp
Câu
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số lượng
Số lượng
%
%
1 Sự hứng thú học mơn Hóa học ở mức độ nào?
A. Rất thích.
23
11,8
36
18,5
B. Thích.
45
23,1
80
41
C. Bình thường.
113
57,9
71
36,4
D. Khơng thích.
14
7,2
8
4,1
2 Em học mơn Hóa học vì
A. đây là mơn học có tính điểm.
45
23
22
11,3
B. bài học sinh động, dễ hiểu.
58
29,7
77
39,5
C. ít bị áp lực khi kiểm tra bài
60
30,7
63
32,3
cũ.
D. kiến thức gắn với thực tế
32
16,4
33
16,9
nhiều.
Khi học trực tiếp, các bài kiểm tra 15 phút và kiểm tra bài cũ theo hình thức
3
nào?
A. Kiểm tra và làm trên giấy trực
115
59
20
10,3
tiếp trên lớp; lên bảng trình bày.
B. Kiểm tra bằng plickers
80
41
175
89,7
Trong thời gian sắp tới em có muốn được học các tiết học mơn Hóa học có
sử dụng plickers nữa khơng?
A. Rất muốn.
13
6,7
68
34,9
4
B. Muốn.
39
20
89
45,6
C. Bình thường.
62
31,8
30
15,3
C. Khơng muốn.
81
41,5
8
4,2
Trước khi áp dụng giải pháp: học sinh chưa được tiếp cận với những tiết
học có sử dụng phần mềm vì vậy nghĩ đến việc học, làm bài kiểm tra, các em có
phần e ngại.
Sau khi áp dụng giải pháp: Số học sinh hứng thú với các tiết học có sử
dụng phần mềm trên tăng lên rõ rệt vì các em đã được làm quen với cách thức
giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời các em đã thành thạo và thấy
đơn giản và ít áp lực hơn hẳn.
Qua các số liệu về kết quả học tập của học sinh và kết quả của phiếu khảo
sát trước và sau khi áp dụng giải pháp, tôi khẳng định biện pháp “Sử dụng phần
mềm Plickers vào kiểm tra bài cũ mơn Hóa học ở trường THCS Xương Lâm”.
đã mang lại hiệu quả tích cực.
PHẦN D. CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là những biện pháp tôi đã thực hiện đối với học sinh
trường THCS Xương Lâm, từ năm học 2020-2021 đến nay. Nội dung biện pháp
là những kinh nghiệm bản thân tôi đúc kết trong quá trình được học tập, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ CNTT. Đặc biệt là trong thực tế
dạy học tơi nhận thấy những khó khăn, vướng mắc của nhiều học sinh khi thực
hiện nhiệm vụ học tập. Khi tôi triển khai những biện pháp đã nêu ở trên phần
nào đã giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, đa số các em đều
thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ học tập trong giờ học. Qua đó học sinh đã
có sự tiến bộ rõ rệt trong mơn Hóa học.
Trên đây là biện pháp tôi đưa ra mặc dù chưa phải là tối ưu, nhưng tơi hài
lịng với các biện pháp này, có thể áp dụng vào thực tế sao cho phù hợp với đối
tượng học sinh mà mình trực tiếp phụ trách để đạt kết quả tốt trong cơng tác
giảng dạy mơn Hóa học ở trường THCS. Tôi cũng rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cơ đồng nghiệp để chúng ta ngày càng có nhiều giải
pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xương Lâm, ngày 25 tháng 10 năm 2022
GIÁO VIÊN
(ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Chính
PHẦN E. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chun mơn
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….…
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….…
TỔ/NHĨM TRƯỞNG CHUN MƠN
(ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Lạnh
2. Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Hiệu trưởng
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….…
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….…
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký và đóng dấu)