Cà gai leo chữa được bệnh ung
thư gan?
Vừa qua, tại Quảng Nam rộ lên tin đồn là cây cà gai leo chữa trị được ung thư
gan! Nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy. Dưới đây xin điểm qua về công
dụng của cây cà gai leo cùng một số kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn đề này.
Cà gai leo còn có tên gọi khác như: cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh, cà gai
dây, cà lù. Tên khoa học Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour.,
thuộc họ Cà (Solanaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta như các tỉnh
miền Bắc cho tới Huế
; Lào, Campuchia.
Cà gai leo là cây nhỏ, sống nhiều năm, dài khoảng 1m, phân cành nhiều, cành non
tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le hình bầu
dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, phủ
đầy lông tơ màu trắng, hai mặt đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên, cuống lá
cũng có gai. Hoa màu trắng mọc thành xim. Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống
dài, màu vàng, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng.
Bộ phận dùng là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng). R
ễ, cành lá và cả quả, thu
hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
Thành phần hóa học chính như rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid. Dây có alcaloid.
Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm,
ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe.
Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm
gan do virút, xơ gan và hỗ trợ trị ung thư gan. Ngày dùng 16 - 20g dưới dạng thuốc
sắc.
Vài công trình nghiên cứu về cà gai leo
Gần đây
đã có một số công trình nghiên cứu công dụng của cây cà gai leo như đề
tài cấp nhà nước:“Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế
sự phát triển của xơ gan”. Thử trên tác dụng trên lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm
gan B mãn hoạt động kết quả điều trị ở nhóm dùng cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt
66,7%, ngược lại ở nhóm chứng (placebo) chỉ ở mức trung bình và kém 93,3%,
thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn. Từ nh
ững kết quả nghiên cứu vừa nêu có
thể kết luận cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính
thể hoạt động mà vẫn còn là nỗi lo lắng của ngành Y tế của nhiều nước. Interferon
được coi là thuốc quan trọng nhất để chữa bệnh này thì quá đắt và có nhiều tác
dụng phụ.
Hay đề tài:“Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virút B mãn tính thể
hoạt động bằng thuốc từ cà gai leo”(lâm sàng giai
đoạn 3) được thực hiện thử lâm
sàng trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động trong 2 tháng so sánh
với 90 bệnh nhân nhóm đối chứng, tại 3 bệnh viện 103, 354 và 108, rút ra các kết
luận sau:
- Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ
sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng, ); Transaminase và bilirubin về
bình thường nhanh hơn so với nhóm chứng.
- Tại Viện 103, 7 bệnh nhân được điều trị kéo dài 6 tháng kết qu
ả có 1 bệnh nhân
mất HBsAg và xuất hiện Anti HBs.
Thuốc không gây một tác dụng ngoài ý muốn nào trên lâm sàng và xét nghiệm.
Còn đề tài:“Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT
và tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo trên thực nghiệm”năm 1997 đi đến kết luận:
“Dịch chiết cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột dưới ảnh hưởng độc của
TNT với các khả năng: hạn chế tăng trọng lượ
ng gan do nhiễm độc; ngăn chặn
thoái hóa mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan; làm giảm sự hủy
hoại tế bào và tan rã nhu mô gan, do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu
thùy gan”.
Với đề tài:“Nghiên cứu cây cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ
gan”năm 2002 đã thử tác dụng của dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid cà gai leo
trên mô hình chống viêm mạn, trên colagenase, mô hình xơ gan thực nghiệm, tác
dụng chống oxy hóa. Kết quả cho thấy:
- Dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô
hình u hạt thực nghiệm theo thứ tự 42,2% và 35,2%.
- C
ả hai chế phẩm trên đều có tác dụng trên men colagenase. Dạng chiết toàn phần
làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình gây xơ gan là 27,0% còn dạng
glycoalcaloid là 27,6%.
- Hoạt chất chống oxy hóa (HTCO) in vivo là 47,5% .
- Kết quả trên đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế
sự phát triển xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo.
- Đã nghiên cứu phát hiện những tác dụng dược lý mới của cà gai leo như tác dụng
trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, c
ũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư
của virút và gen ức chế ung thư p53 và Rb.
- Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn, độc tính trường diến của cà
gai leo.
Những bài thuốc dùng cà gai leo
Như vậy, qua những kết quả nghiên cứu trên đã đã chứng minh cho việc sử dụng
cà gai leo để giải độc gan và chống viêm mạnh của người dân, điều này cũng cho
thấy cây thuốc Nam củ
a chúng ta có tác dụng mạnh và sẽ góp phần không nhỏ vào
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân nếu được quan tâm đúng
mức.
Đông y cũng cho rằng cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán
phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu,
trị rắn cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
Trong nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, cho đến nay vẫn chưa có bất cứ
một kết quả nghiên cứu khoa học chính thống chứng minh rằng cây cà gai chữa trị
được bệnh ung thư gan mà chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về gan.
Dưới đây xin nêu những cách trị liệu truyền thống theo kinh nghiệm của dân
gian từ cây cà gai leo
Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ
chống tế bào gây ung thư: cà gai leo (thân, rễ, lá)
30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc
uống hằng ngày một thang.
Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g,
kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 - 30
thang.
Chữa chứng ho gà, suyễn: cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Sắc ngày
1 thang chia 3.
Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng,
đau nhức xương, thấp
khớp, rắn cắn: liều dùng 16 - 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc uống hàng ngày.
Làm giải rượu: theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất
tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống
khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu
uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp
tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào của gan. Theo kinh nghiệ
m dân gian tác dụng bảo vệ tế
bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì
sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng
tỉnh rượu.
Chữa ho do viêm họng: rễhoặc thân và lácà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống
làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 - 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan ): 35g rễ ho
ặc thân lá cà gai
leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, và
giải độc gan rất tốt.
Trong nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, cho đến nay vẫn chưa có bất cứ
một kết quả nghiên cứu khoa học chính thống chứng minh rằng cây cà gai chữa trị
được bệnh ung thư gan mà thực tế chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh
về gan. Đối v
ới các bệnh lý khác, việc sử dụng cây cà gai leo để chữa trị là do kinh
nghiệm dân gian, chứ chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định. Còn thông tin
về tác dụng chữa ung thư của cây cà gai leo có thể xuất phát từ một hội nhóm, hoặc
kết quả nghiên cứu của một tổ chức y tế không chính thống nào đó. Tuy nhiên,
những thông tin này cũng cần được nghiên cứu, thẩm định và được công bố của
các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Mọi người dân cần thận trọng,
đừng nghe
theo tin của một số người đồn thổi là cà gai leo chữa được ung thư như ở Quảng
Nam.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠ