Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu nhân giống cây chuối sáp (Mussa blbisiaba) in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 55 trang )

ĐẠI HOC
NGUYỄN TẤT THÀNH
NGUYEN TAT THANH

THỤC HỌC - THỤC HÀNH - THỤC DANH - THỤC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TĨT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NHÂN GIĨNG CÂY CHUỐI SÁP

(Musa halhìsìana) IN VITRO

Sinh viên thực hiện

: Đồ Thị Kim Phượng

MSSV

: 1711547491

GVHD

: ThS. Mai Thị Phương Hoa

ThS. ĐỖ Tiến Vinh

TP. HCM, 2020



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... i

TĨM TẮT.............................................................................................................................. iv
SUMMARY.............................................................................................................................V

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIẾU............................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................viii

ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1. TÓNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................1
1.1

Tong quan cây chuối Sáp............................................................................................... 1

1.1.1 Phân loại........................................................................................................................ 1

1.1.2 Đặc điếm hình thái....................................................................................................... 2
1.1.3 Đặc điếm phân bố........................................................................................................ 3

1.2 Tình hình phát triến trong và ngồi nước.................................................................... 3
1.2.1 Tình hình phát triển ngồi nước................................................................................. 3
1.2.2 Tình hình phát triển trong nước.................................................................................. 5
1.3 Gía trị kinh tế và giá trị dược liệu................................................................................. 5

1.3.1 Giá trị dược liệu............................................................................................................ 5
1.3.2 Giá trị kinh tế................................................................................................................ 6

1.4 Phương pháp nhân giống cây......................................................................................... 7

1.4.1 Phương pháp truyền thống........................................................................................... 7

1.4.2 Phương pháp in vitro................................................................................................... 7

1.5 Một so yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển trong in vitro................... 9
1.5.1 Chất điều hòa sinh trưởng ảnh hưởng đến sự ra rề (auxin).................................. 9
1.5.2 Chất điều hòa sinh trưởng ảnh hưởng đến sự tạo chồi (cytokinin)..................... 11

1.5.3 Các yếu tố khác........................................................................................................... 11

ii


1.6 Cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước.............................................................. 13
1.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................13

1.6.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới......................................................................... 15
CHƯƠNG 2. NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu............................. 18

2.1 Nơi thực hiện.................................................................................................................18
2.2 Nội dung nghiên cứu....................................................................................................18
2.3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 18

2.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thành phần mơi trường khống đến sự

sinh trưởng và phát triến của cây chuối Sáp....................................................................... 19
2.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng
tạo chồi của cây chuối Sáp................................................................................................... 20

2.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ auxin đến quá trình hình thành

rễ của chuối Sáp..................................................................................................................... 21
2.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.......................................................................22
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................................... 22

2.4.2 Xử lý số liệu...............................................................................................................22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 23

3.1 Ket quả thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thành phần mơi trường khống đến
sự sinh trưởng và phát triển cùa cây chuối Sáp................................................................. 23
3.2 Ket quả thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả

năng tạo chồi của cây chuối Sáp.......................................................................................... 25
3.3 Ket quả thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ auxin đến quá trình hình

thành rề của chuối Sáp.......................................................................................................... 28

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 33
PHỤ LỤC

35

iii


TÓM TẤT
Đe tài: “Nghiên cứu nhân giống cây chuối Sáp (Musa balbisìana) in vitro”
được thực hiện từ tháng 06/2020 đến tháng 09/2020 tại Phịng Ni cấy mơ thực vật


khoa Cơng nghệ Sinh học, trường Đại học Nguyễn Tất Thành với mục tiêu xác định
được thành phần khoáng và chất điều hịa sinh trưởng thích hợp đe nhân nhanh giống
cây chi Sáp (Musa balbisianà) in vitro

Đe tài có ba nội dung: Khảo sát ảnh hưởng của thành phần mơi trường khống
đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối Sáp. Khảo sát ảnh hưởng của chất điều
hòa sinh trưởng đến khả năng tạo chồi của cây chuối Sáp. Khảo sát ảnh hưởng cùa

nồng độ auxin đến quá trình hình thành rề của cây chuối Sáp. Các thí nghiệm được bố
trí theo kiêu hồn tồn ngầu nhiên.
Ket quả đạt được:

-

Mơi trường MS thích họp đe nhân giống cây chuối Sáp in vitro

-

Mơi trường thích họp để ni cấy tạo chồi cây chuối Sáp in vitro là MS bổ sung

BA 3 mg/1, đường 30 g/1, agar 8 g/1

-

Mơi trường thích họp cho sự hình thành rễ của cây chuối Sáp in vitro là MS bổ

sung NAA 0,25 mg/1, đường 30 g/1, agar 8 g/1

IV



DANH MỤC
• CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Cây chuối Sáp.......................................................................................................... 1

Hình 2.1 Sơ đồ tong quan nội dung nghiên cứu................................................................19
Hình 3.1 Chồi cây chuối Sáp nuôi cấy trên các môi trường khống sau 30 ngày........24
Hình 3.2 Chồi cây chuối Sáp sau 30 ngày ni cấy trên mơi trường MS có bo sung

BA, kinetin.............................................................................................................................28
Hình 3.3 Chồi cây chuối Sáp sau 30 ngày ni cấy trên mơi trường MS có
bơ sung auxin..................................................................................................................... 31

vi


DANH MỤC BANG BIÊU
Bảng 2.1 Khảo sát ảnh hưởng cùa thành phần mơi trường khống đến sự sinh trưởng

và phát triển của cây chuối Sáp........................................................................................... 20
Bảng 2.2 Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng tạo chồi cây
chuối Sáp................................................................................................................................ 20
Bảng 2.3 Khảo sát ảnh hưởng của nong độ auxin đến quá trình hình thành rễ của cây
chuối Sáp................................................................................................................................ 21
Bảng 3.1 Ket quả khảo sát ảnh hưởng cùa thành phần mơi trường khống đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây chuối Sáp.............................................................................. 23

Bảng 3.2 Ket quả khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng tạo

chồi của cây chuối Sáp........................................................................................................ 26

Bảng 3.3 Ket quả khảo sát ảnh hưởng của nong độ auxin đến quá trình hình thành rễ

của chuối Sáp........................................................................................................................ 29

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẤT
FAO

To chức Nông Lương Liên hiệp quốc (Food and Agriculture Organization)

BA

Benzylaminopurin benzyl adenin

IAA

p-indol - acetic acid

IBA

indol - 3 - acetic acid

NAA

a - Naphthaleneacetic acid

SAS


Statistical Analysis Systems

MS

Môi trường Murashige & Skoog - 1926

AMP

Adenosine monophosphate

CRD

Complete randomized design

AC

Activated charcoal

G

Gram

NT

Nghiệm thức

viii


ĐẶT VẤN ĐÈ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuối thuộc chi Musa thường được trồng ở vùng nhiệt đới điên hình là ở Đơng

Nam Á và úc, chúng được trồng trên 150 quốc gia và có nhiều loại như chuối Sáp,

Tiêu, Hột, Xiêm. Trong đó, chuối Sáp là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta, có giá

trị kinh tế rất cao, chất lượng quả thom ngon che biến được thành nhiều món ăn. Bên

cạnh đó, nó có nhiều dưỡng chất như kali, magiê, natri... và các loại vitamin B6, c

cùng với chất chống oxy hóa, thích họp làm cây dược liệu. Nguyên to kali có trong
chuối hồ trợ người hay bị chuột rút, hàm lượng sắt cao kích thích sản sinh hemoglobin
hồ trợ người có huyết áp thấp, thiếu máu, ăn chuối Sáp cũng tốt cho mắt và giúp cải
thiện hệ thần kinh, tránh táo bón, ngăn ngừa ung thư. Việc xuất khẩu chuối hiện nay

đang tăng mạnh, trong đó chuối Sáp là loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng.

Cây chuối Sáp ngày càng gặp phải nguy cơ mất giống, việc áp dụng phương
pháp nhân giống truyền thong khơng cịn hiệu quả, giống chuối được trong hiện nay

không cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Ngun nhân là do thối hóa
giống, hệ số nhân thấp, nhiễm bệnh do vi khuẩn hoặc virus nên không cung cấp đù số

lượng lớn cây giống sạch, năng suất cao. Vì vậy, cần có một biện pháp đế nhân nhanh
giống chuối Sáp nhằm cung cấp cho thị trường cây giống khỏe mạnh và vần giữ được
tính đặc trưng của mồi loại.

Phương pháp in vitro đà khắc phục được tình trạng trên mà phương pháp truyền
thống khơng làm được với ưu điếm là đảm bảo được giống có tính đồng nhất về mặt di


truyền, hình thái, cung cấp đúng thời điểm và sạch bệnh với số lượng lớn. ở Việt Nam

việc nghiên cứu nhân giống cây chuối Sáp dựa trên phương pháp in vitro vẫn còn
nhiều hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhân giống cây
chuối Sáp (Musa balbìsiana) in vitro”.

2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được thành phần khống và chất điều hịa sinh trưởng thích hợp để

nhân giống cây chuối Sáp (Musa balbisiand) ỉn vitro
IX


Chương 1. Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TÓNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan cây chuối Sáp
1.1.1 Phân loại
Giới (regnum)

: Plantea

Bộ (ordo)

: Zingiberales

Họ (familia)


: Musaceae

Chi (genus)

: Musa

Hình 1.1 Cây chuối Sáp
Chuối Sáp (Musa balbisỉana) thuộc chi Musa có nguồn gốc vùng nhiệt đới như

Đông Nam Á và úc ’. Chuối được trồng ở khoảng 150 quốc gia trên toàn thế giới với

diện tích 4,84 triệu ha và sản xuất 95,6 triệu tấn mồi năm 2. Có hơn 1.000 giống chuối
khác nhau đang phát trien trên khắp thế giới, được chia thành 50 nhóm. Chuối được
biết đến là một trong những loại thực phàm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Đối với các nước Châu Âu và Hoa Kì, người ta thường dùng chuối làm tráng
miệng, bởi chuối có vị ngọt thanh, dẻo, không ngấy. Là sự lựa chọn hàng đầu trong

chế độ dinh dưỡng hằng ngày, có thể sử dụng ngay hoặc nấu chín. Chúng là một

nguồn giàu vitamin A, c, B6, và các khoáng chất magie với kali, cùng với chất chống
oxy hóa trong một quả chuối chứa khoảng 105 calo và hầu như chỉ bao gồm nước và

carbohydrate. Theo đó có thể thấy lượng protein trong chuối rất ít và gần như khơng
chứa chất béo. Chính những yếu tố này khiến loại quả này trở thành lựa chọn “thân

thiện” với những người ăn kiêng. Lợi ích của chuối cịn giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe
mạnh, trung bình một quả có khoảng 3 g chất xơ. Thành phần này được chứng minh là

có vai trị làm sạch đường ruột và ngăn ngừa nhiều vấn đề liên quan đen tiêu hóa.

Tại các nước Đơng Nam Á, ngồi quả chuối được biết đến thì bắp chuối được

dùng như một loại rau, được hấp, trộn salad, ăn sống rất bổ ích 3. Lá, dây chuối được
dùng để gói bánh, thân và củ có thể làm phụ phấm chăn ni rất tốt.

1


Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.1.2 Đặc điểm hình thái

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thích hợp cho việc trồng chuối vào tháng

6 - 7 âm lịch, thời gian phát triên đến khi thu hoạch là 11 tháng. Cây thường mọc lên
cao, thẳng, là loại cây thân giả, được tạo thành bởi các lóp vỏ lá, cây trưởng thành có

thân cao 6,25 - 7,20 m một số lồi có thể cao tới 8 m, với lá kéo dài 3,5 m. Mồi thân

giả trước khi chết có the ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh, hay màu đở. Quả chuối ra
thành nải treo, mỗi nải có tới 20 quả, và mồi buồng có 3 - 20 nải, cuống nhỏ 1 - 2 cm.

Lá chuối mọc ra theo hình xoắn có mặt trên màu xanh đậm và mặt dưới màu xanh nhạt,
cuống lá dài từ 54 - 94 cm và rộng 60 cm 4’5. Chuối thuộc loại rễ chùm, có 2 loại rễ (rề

ngang và rễ thăng). Rễ ngang mọc xung quanh củ chuối, và phân bố ở lớp đất mặt, bề
ngang rộng từ 2 - 3 cm, loại rề này sinh trưởng khỏe, phân bố rộng. Là loại rễ quan
trọng có chức năng hút nước và dinh dưỡng ni cây. Rễ thẳng: Mọc ở phía dưới củ

chuối, tác dụng chủ yếu giúp cây đứng vững. Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa


thường ra một hoa đực riêng, khơng sinh sản, còn dược gọi là bắp chuối.
Đất tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa, có độ xốp cao, giữ nước tốt,
tầng canh tác dày vì bộ rễ chuối ăn rất khỏe, độ dày tầng canh tác > 50 cm. Độ pH
trong đất từ 4,5 - 8, cây mọc bình thường. Chuối chịu úng và chịu hạn kém, do đó đất

phải có độ cao so với mực nước ngầm tối thiểu 0,6 m, thoát nước tốt. Đối với đất trồng
chuối cũ phải đào bỏ sạch đất xung quanh gốc chuối cũ, dọn sạch cỏ dại, cày phơi ải

một thời gian cho đất tơi xốp trở lại.
Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân giả 92,4%,
trong rề 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh

nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40 - 50 mg/dm2/phút.
Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng,

cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và

phát triên tốt ở nhiệt độ 25 - 35°c. Neu nhiệt độ dưới 25°c trái sè nhở phát triển kém,
phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối
kéo dài lá sẽ xám và khô héo 6.

2


Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.1.3 Đặc điểm phân bố

Cây chuối có thể phát triển với các mức độ khác nhau trong các điều kiện khí hậu
đa dạng, nhưng trồng chuối thương mại chủ yếu được tìm thấy ở các vùng xích đạo, ở

các nước xuất khẩu chuối. Bốn quốc gia xuất khẩu chuối hàng đầu trên toàn thế giới là

Ecuador, Costa Rica, Philippines và Colombia. Ecuador cung cấp hơn 33% lượng
chuối xuất khấu toàn cầu.
Tại Việt Nam, chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích

chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái cùa Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng

1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại khơng tập trung. Do đặc điểm là loại
cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối được trong ở rất nhiều

nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có

diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hịa, Đong Nai, Sóc
Trăng, Cà Mau có diện tích từ 3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền

Bắc có diện tích trồng chuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ...chưa đạt
đến 3.000 ha. Theo Tổng cục Thống kê 2005 - 2009, vùng trồng chuối lớn nhất là
đồng bằng sông Cửu Long chiếm 32,54% về diện tích và 22,92% về sản lượng, đồng

bằn sơng Hồng 14,76% và 25,35%.

1.2 Tình hình phát triển trong và ngồi nước
1.2.1 Tình hình phát triển ngồi nước
Xuất khau chuối toàn cầu theo FAO sẽ đạt mức cao kỷ lục mới là 20,2 triệu tấn

vào năm 2019, ước tính tăng 5% so với năm 2018. Dử liệu tìr chín tháng đầu năm cho
thấy nguồn cung cấp ở Ecuador và Philippines là hai nước xuất khấu hàng đầu. Việc

mở rộng xuất khẩu chuối cũng được ghi nhận đối với Panama, quận Baru là một trong

những vùng cung cấp nguồn cung và nguồn lợi kinh tế lớn cho khu vực. Trong khi đó,

điều kiện thời tiết bất lợi do hiện tượng El Nino phenomenon gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến năng suất nhiều nhất tại Costa Rica và Cộng hòa Dominica, còn Ecuador và
Colombia thì chịu tổn thất ở mức độ thấp hơn. Xuất khấu ở Mỳ Latinh và Caribe dự

kiến sẽ tăng thêm 2% trong năm 2019, lên 15 triệu tấn, do nguồn cung tăng mạnh ở
các nước xuất khẩu chủ chốt. Ecuador, chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu từ khu

vực, dự kiến sẽ mở rộng thêm 2%, đạt gần 6,7 triệu tấn. Giữa tháng Giêng và tháng 8
3


Chương 1. Tổng quan tài liệu

năm 2019, nguồn cung từ Ecuador sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng gần 50%, trong khi xuất
khấu sang Trung Quốc tăng hơn gấp đôi, lên khoảng 370.000 tấn, do đó bù đắp được

mức giảm gần 4% trong xuất khẩu cùa Ecuador sang Liên bang Nga. Các lô hàng từ

Ecuador cũng tiếp tục được hưởng lợi từ dự kiến cắt giảm thuế quan theo Hiệp định
EU - Andeanagree vào năm 2019, tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khấu vào thị trường
EU với mức giảm 83 EƯR/tấn trong cả năm và đóng góp vào việc tăng xuất khấu sang

Hà Lan 57% từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2019. Xuất khấu từ Guatemala, hiện là nhà
xuất khấu thứ hai trong khu vực, dự kiến sè tăng 6% vào năm 2019, ước tính 2,5 triệu
tấn. Tăng trưởng khối lượng từ Guatemala được hồ trợ bởi giá trị đơn vị trung bình

giảm khoảng 1% vào năm 2019, do nguồn cung lớn vượt xa nhu cầu. Trung bình, gần
90% chuối Guatemala được dành cho Mỳ, nơi chúng cạnh tranh tốt với chuối từ các

nước khác do đơn giá nhập khẩu tương đối thấp. Do đó, Guatemala sè tiếp tục nằm

trong ba nước xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới, sau Ecuador và Philippines, với thị

phần ước tính là 13% vào năm 2019. Các lô hàng từ Colombia, hiện là nhà cung cấp

lớn thứ tư trên toàn cầu, được dự báo sẽ tăng 3% lên 1,8 triệu tấn trong năm 2019,

tương đương với 9% khối lượng tồn cầu. Tình trạng thiếu hụt sản xuất do thời tiết

cũng khiến xuất khấu từ Costa Rica giảm 33%, xuống còn khoảng 1,2 triệu tấn. Nhiệt
độ thấp, độ ấm và lũ lụt vốn đã gây ảnh hưởng nặng nề. Năm 2018, lợi suất tiếp tục

giảm đáng kể. Điều này đã mang lại lợi ích cho việc xuất khẩu chuối từ Panama, nơi

đã báo cáo các lô hàng khoảng 160.000 tấn đen Costa Rica trong tám tháng đầu năm.
Nhìn chung, xuất khẩu từ Panama dự kiến sẽ tăng gần gấp ba vào năm 2019, ước tính

đạt tới 570.000 tấn, do nguồn cung cao hơn và giá trị đơn vị xuất khấu giảm 35%.
Xuất khẩu tại châu Á tiếp tục phục hồi tốt từ khi thời tiết gây ra tình trạng thiếu

hụt sản xuất xảy ra vào năm 2015 đến năm 2017, và được dự báo đạt đỉnh 4,5 triệu tấn
vào năm 2019, đại diện cho mức tăng 18% so với năm 2018, khi đạt 3,8 triệu tấn. Sự

gia tăng này chủ yếu là do một năm tăng trưởng sản xuất mạnh mè khác ở Philippines,

nơi xuất khẩu được dự đoán sè đạt gần 4 triệu tấn vào năm 2019, mức tăng dự đoán là
17% so với năm trước và một kỷ lục chưa từng có. Nhờ sự phục hồi đáng ke về nguồn

cung cấp năm 2018 và 2019, Philippines giành lại vị trí của mình là nhà xuất khấu

chuối lớn thứ hai toàn cầu sau Ecuador, chiếm khoảng 20% ước tính lơ hàng tồn cầu
vào năm 2019. Các lô hàng từ nhà xuất khấu hàng đầu trong khu vực, Côte d’Ivoire,

4


Chương 1. Tổng quan tài liệu

được báo cáo đã tăng 12% trong mười tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018,
cho thấy tong lượng xuất khấu cả năm là 426.000 tấn. Nước này đã đầu tư đáng kể vào

phục hồi sản xuất chuối trong nước từ năm 2017, với sự hỗ trợ tài chính bo sung từ
Liên minh Châu Âu. Xuất khấu từ Côte d'Ivoire chủ yếu đến EU, quan trọng nhất là

Pháp, nơi họ được hưởng lợi từ sự thiếu hụt nguồn cung từ Cameroon trong năm 2019.

Trong khi các lô hàng từ Cameroon đến Pháp giảm 76% từ tháng 1 đến tháng 9 năm

2019, xuất khấu từ Côte d'Ivoire đã được ghi nhận tăng 45% so với cùng kỳ, đạt

178.000 tấn.
1.2.2 Tình hình phát triển trong nước

Từ số liệu thong kê 2005 - 2009 cho thấy chuối Sáp là cây ăn quả có diện tích và
sản lượng lớn nhất trong các cây ăn quả ở Việt Nam. Năm 2008 diện tích chuối của cà
nước là 111.728 ha, sản lượng xấp xỉ 1.603 triệu tấn. Bên cạnh đó, theo thống kê Tổng

cục Hải Quan 2004 - 2009, xuất khẩu chuối vào năm 2004 nhiều nhất đạt 2.520.527
USD. Hay với tổng hợp xuất khấu chuối từ đầu năm 2018 được nêu trên của Bộ Công


Thương đã cho ta thấy được cái nhìn tồn diện về mặt hàng chuối tại Trung Quốc. Đây

là một trong những thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam nhắm đến vì có lượng
tiêu thụ chuối và nông sản khá cao về sản lượng.

1.3 Gía trị kinh tế và giá trị dược liệu
1.3.1 Giá trị dược liệu
Các bộ phận của chuối có nhiều giá trị dược liệu quan trọng: quả chuối có tác

dụng giảm cholesteron phù hợp cho người đang thực hiện chế độ giảm cân. Trong
chuối có rất nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích sự nhu động của dạ dày, đặc biệt là

đối với người lớn tuổi giúp phòng trừ táo bón và bệnh trĩ. Hoa chuối rất giàu chất

phytochemical như vitamin, flavonoid và protein có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do,
điều trị các bệnh như táo bón, viêm phế quản 7. Kali có trong chuối hồ trợ người hay bị
chuột rút, hàm lượng sắt cao kích thích sản sinh hemoglobin hồ trợ người có huyết áp
thấp, thiếu máu, ăn chuối sáp cũng tot cho mắt.

Ngoài ra, nước ép thân cây có tác dụng trong các ảnh hưởng thần kinh như động

kinh, hysteria và trong bệnh lỵ và tiêu chảy 7. Chuối Sáp có chứa hàm lượng vitamin c
cao cung cấp năng lượng đầy đủ trong 1 ngày.

5


Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.3.2 Giá trị kinh tế


Theo FAO và chính phủ Ecuador, ngành cơng nghiệp chuối tạo ra khoảng 2 triệu

việc làm trực tiếp và gián tiếp tại nước này. Vào thời kỳ đỉnh cao của ngành cơng
nghiệp Windward Islands, người ta ước tính rằng có tới 60 xu lợi nhuận thu được trên

mồi đỏ la lưu thơng trong nền kinh tế Cộng hịa dân chủ Dominican được tạo ra từ

việc sản xuất chuối. Chúng là nguồn thu nhập và việc làm thiết yếu cho nhiều hộ gia
đình, cũng như là nguồn cung cấp dinh dưỡng và an ninh lương thực cho hơn 400 triệu

người ở các nước sản xuất. Ngành công nghiệp chuối xuất khẩu trên toàn thế giới tổng

cộng hơn 100 triệu tấn, tại một thị trường tạo ra hon 5 tỷ đô la Mỹ mồi năm.
Hiện nay, chuối Sáp là một trong nhùng trái cây được nhiều người biết đến với
chất lượng cao về thành phần dinh dưỡng cũng như mầu mã đẹp, nên trở thành mặt

hàng được người tiêu dùng lựa chọn. Tại Việt Nam, thị trường xuất khấu chủ yếu của
chuối là Trung Quốc, Lào, Thái Lan... Đồng thời, xuất khẩu chuối hiện nay đang gia
tăng mạnh, nên có xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sản phấm chuối có thể là nguyên liệu sản xuất ra bột chuối và
chuối sấy khô. Năm 2011, bột chuối là loại sản phàm có giá trị kinh tế cao, với giá

xuất khấu từ 1.500 - 2.300 USD/tấn năm 2011 6. Không chỉ thế giá giống cây chuối

Sáp trên thị trường có giá giao động từ 20.000 - 150.000 đồng/cây, góp phần cạnh
tranh cho quy mô sản xuất và thương mại. ông Huỳnh Văn Trung - quản lý cửa hàng

thực pham Okfood, nơi phân phối sản vật này ở TPHCM cho biết, mồi ngày cửa hàng


giao buôn từ 200 - 300 kg chuối Sáp đi các tỉnh phía Bắc và bán lẻ từ 30 - 50 kg. Năm
2019, tại Đắk Lắk với giá chuối Sáp bán ngay tại vườn là 100.000 đồng/buồng, các nơi
khác giá cũng giao động từ 7.000 - 9.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập tương đối
cho người dân. Tại các chợ ở các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, giá

chuối Sáp bán sỉ dao động ở mức 15.000 - 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, thị trường tiêu

thụ chuối Sáp ln duy trì đều đặn với giá bán khá ổn định. Buồng chuối Sáp cũng nhỏ
gọn, dễ thu hoạch và vận chuyển.

6


Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.4 Phương pháp nhân giống cây
1.4.1 Phương pháp truyền thống
Trồng cây bằng hạt: hạt giống ngâm vào nước ấm tỉ lệ 2 sôi 3 từ 24 - 36 giờ. Sau
đó gieo hạt giống trực tiếp vào đất rồi quây lại bằng nilon đe tránh tiếp xúc với ánh

nắng trực tiếp và chuột. Trong thời gian gieo hạt phải thường xuyên kiểm tra mức độ
nảy mầm, tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi đe tạo ẩm cho hạt. Gieo hạt sâu từ 0,6 cm vào
trong đất mùn giàu dinh dưỡng. Trồng cây từ hạt thường ít tốn kém hơn là mua cây.

Quan trọng hơn, ta có the chăm sóc và tận hưởng từng giai đoạn phát triến của cây, ít
thất thốt hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu. Nhưng tốn công,
lâu, yêu cầu kỳ thuật cao hơn.

Trồng cây bằng củ: vườn giâm củ cần bố trí gần nguồn nước tưới, gần đường


giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở cây giống, đất có độ bằng phẳng cao, dề
thốt nước, tơi xốp, thơng thống. Tầng đất mặt sâu (ít nhất 40 - 60 cm), đất thịt nhẹ,
độ màu mỡ cao. Độ pH từ 5 - 7, mực nước ngầm thấp (dưới 0,7 - 0,8 m). Củ chuối

chọn lọc từ các nguồn khác nhau được tập kết về khu này đe cắt thành các mảnh và xử
lý phòng trừ mầm bệnh. Thường chọn những củ lớn, tốt, cắt hết rễ, chẻ làm 4-6
miếng, mồi miếng có mang 1 - 2 mầm ngủ roi đem ươm, sau 6-7 tháng thì xuất hiện

chồi, bứng chồi lên đem trồng. Uu điếm của phương pháp này tốn ít công lao động,

đơn giản, dễ làm và nhanh. Bên cạnh đó có các nhược điềm như: khơng đảm bảo được
mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất

thốt nhiều vì sâu, kiến
Trồng cây con: đào hố sâu 40 - 60 cm và rộng 40 - 60 cm, đặt con chuối vào giữa
hố trồng, khi đặt cây con, thì cổ của củ chuối nằm ở vị trí sâu khoảng 10 cm cách mặt

đất. Trộn phân chuồng, tro trấu cùng với lớp đất mặt lấp đầy hố, lấp đất vừa quá co
gốc chuối, ém đất chung quanh gốc, tưới đẫm. Ưu điếm là cây thích nghi tốt, cây giữ

được đặc tính của cây mẹ, nhanh ra hoa đậu quả. Nhưng cây dề bị thối hóa qua nhiều
thế hệ, cây khơng có rề cọc nên yếu.

1.4.2 Phương pháp in vitro

Nuôi cấy mô thực vật, hoặc nuôi cấy vô trùng tế bào, mô, cơ quan và các thành
phần của chúng trong điều kiện vật lý và hóa học xác định trong ống nghiệm, là một

7



Chương 1. Tổng quan tài liệu

phương pháp quan trọng trong cả nghiên cứu cơ cũng như trong ứng dụng thương mại.
Nó có nguồn gốc từ nhà khoa học người Đức, Haberlandt, vào đầu thế kỷ 20. Những
nghiên cứu ban đầu đã dần đến việc nuôi cấy rề, nuôi cấy phôi và nuôi cấy mô/mô sẹo

thực hiện đầu tiên. Giai đoạn giữa những năm 1940 và những năm 1960 được ghi nhận
bằng sự phát triển của các kỳ thuật mới và cải tiến những kỳ thuật đã được sử dụng.

Chính sự sẵn có của các kỳ thuật này đã dẫn đến việc áp dụng nuôi cấy mô cho năm

lĩnh vực rộng lớn, bao gồm tế bào học, dinh dưỡng, trao đối chất, hình thái, hình thành
phơi và bệnh lý, cải tạo và cải thiện thực vật, cây sạch bệnh và lưu trữ mầm, nhân

giống vơ tính, và hình thành sản phẩm (chủ yếu là chất chuyến hóa thứ cấp), bắt đầu từ
giữa những năm 1960. Những năm 1990 chứng kiến sự mở rộng liên tục trong việc áp

dụng công nghệ in vitro cho một số loài thực vật ngày càng tăng. Nuôi cấy tế bào vẫn
là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu các lĩnh vực cơ bản của sinh học thực vật

và hóa sinh và có ý nghĩa quan trọng trong các nghiên cứu về sinh học phân tử và công

nghệ sinh học nông nghiệp 8.
Nhân giống in vitro là hình thức sử dụng các bộ phận của cây như chồi đỉnh, lá,

đoạn thân non... nuôi dưỡng trong các điều kiện đặc biệt đe hình thành một cơ the mới

hoàn chỉnh. Với phương pháp này giống đảm bảo đồng nhất về mặt di truyền, nhân

nhanh từ 1 cây giống trong vịng 1 - 2 năm có thế tạo ra hàng triệu cây mang đặc tính
tốt giống hệt cây mẹ, có thể sản xuất quanh năm đáp ứng đủ nguồn giống với số lượng

lớn, mang đến hiệu quả kinh tế cao. Môi trường của công nghệ này được bổ sung đầy
đù các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Đong

thời, việc thực hiện sản xuất cây giống trong điều kiện vô trùng giảm khả năng truyền
bệnh và phòng tránh được các yếu tố do sâu bệnh hại gây ra. Hay nuôi cấy mô tế bào

thực vật cịn giúp tạo ra các cây hồn chỉnh từ những tế bào thực vật đà được biến đổi
gen và tạo ra các lồi tốt hơn 9. Có thê nói rằng, hiện nay cơng nghệ ni cấy mơ tế

bào thực vật là cơng nghệ tiên tiến nhất có the sàng lọc được những cây có tính trạng

tốt, tạo ra dược phẩm sinh học hay phôi cùa một số lồi cây khó phát triển và sinh
trưởng, bảo vệ các giống cây quý hiếm đang bị đe dọa trong danh mục sách đỏ
Việt Nam.

Bên cạnh những ưu điếm vượt trội của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực
vật, công nghệ này còn tồn tại một vài hạn chế như: giá thành cây con và các trang
8


Chương 1. Tổng quan tài liệu

thiết bị đầu tư tốn kém. Các cán bộ thực hiện đòi hỏi thao tác và kinh nghiệm chuyên
sâu do đó cần đầu tư chi phí đào tạo cán bộ đe cơng nghệ được nghiên cứu thành cơng,

về mặt di truyền trong q trình nghiên cứu và thực hiện phương pháp này có the xuất


hiện tế bào bị biến dị phổ biến là biến dị soma. Biến dị có the xuất hiện trên mơ đỉnh
hoặc chồi và thường xảy ra khi thực hiện cấy chuyền nhiều lần '°. Ngồi ra, hạn chế
của cơng nghệ này là vần có the xảy ra hiện tượng nhiễm bệnh do vi khuẩn, vi khuẩn

tồn tại trong mô cấy gây tồn hại khi tế bào bắt đầu phân chia. Phương pháp ni cấy
mơ tế bào cịn tạo ra các độc tố và xảy ra hiện tượng thủy tinh the, ảnh hưởng đến sự

phát triển cùa mô, dẫn đến tỷ lệ cây giống sống sót khi đưa ra vườn ươm khơng cao.

1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển trong in vitro
Bên cạnh các chất cung cấp dinh dưỡng trong nuôi cấy, việc bo sung một hoặc
nhiều chất điều hòa sinh trưởng như auxin, cytokinin, gibberellin là rất cần thiết de

kích thích sự sinh trưởng, phát triển và phân hoá cơ quan, cung cấp sức sống tốt cho
mơ và các tố chức.
1.5.1 Chất điều hịa sinh trưởng ảnh hưởng đến sự ra rễ (auxin)

Auxin là những hợp chất có nhân indol, được tổng hợp từ tryptophan trong mơ
phân sinh (ngọn, lóng) và lá non. Sau đó, auxin sẽ di chuyến đến rễ và tích tụ trong rề.

Auxin là một trong nhừng loại hormone đầu tiên được khám phá. Hormone này điều
tiết sự sinh trưởng của thực vật có tác dụng rộng rãi, thúc đay sự phân bào và phân hóa

to chức, dùng đe kích thích quả to, thân, rễ củ lớn. Gây hiện tượng hình thành rề nhánh,

dùng đe tăng nhanh tốc độ giâm trồng các đoạn nhánh và hạt giống cho nhanh ra rề 11.
Ngoài ra, auxin gây kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả của cây, vì nó ức che sự hình thành
tầng rời ở cuống lá, hoa, quả vốn được cảm ứng bởi các chất ức chế sinh trưởng '2.

Auxin được chia thành hai nhóm có nguồn gốc khác nhau: trong các auxin tự nhiên,


quan trọng nhất là IAA. Nhưng IAA chỉ được dùng trong một số mơi trường ni cấy
do có đặc tính khơng ổn định với nhiệt độ và ánh sáng. Vì vậy, các amino acid kết họp

với IAA ổn định hơn được sử dụng phổ biến hơn làm giảm bớt liên kết khi sử dụng IAA.

IAA (3 - Indoleacetic acid) là một dẫn xuất của indole, có chứa nhóm thế
carboxy methyl. Nó là một chất rắn khơng màu có thể hịa tan trong dung mơi hữu cơ
phân cực IAA ức chế sự photorespiratory tế bào chết - dependent trong

9


Chương 1. Tông quan tài liệu

photorespiratory catalase đột biến. Điều này cho thấy vai trị của tín hiệu auxin trong
khả năng chịu căng thắng 13. Có tác dụng kích thích choi bên sản sinh ra ethylen làm

ức chế sinh trưởng của choi đỉnh, kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào, đóng vai
trị trong sự phân hố của các mô dẫn (xylem and phloem).
NAA (a - Naphthaleneacetic acid) là một hợp chất hừu cơ có cơng thức

C10H7CH2CO2H. Chất rắn khơng màu này có thể hịa tan trong dung mơi hữu cơ.
Nó có nhóm cacboxylmetyl (CH2CO2H) liên kết với "vị trí 1" của naphtalen, nó
làm tăng đáng ke sự hình thành sợi xenlulo trong thực vật khi kết hợp với một
phytohormone khác gọi là axit gibberellic 14, có tác dụng ngăn ngừa sự rụng sớm

và mỏng của quả từ thân cây, đóng vai trị trong việc hình thành choi và rề. Tuy
nhiên, NAA có thế có những tác động tiêu cực và gây ra sự ức chế sinh trưởng đối
với sự phát triển của cây trồng hay gây độc cho thực vật ở nồng độ cao. Nên NAA


thường được thêm một lượng vừa đủ vào môi trường chứa các chất dinh dường

góp phần cho sự tồn tại của cây.
IBA (Indole - 3 - butyric acid) là chat rắn kết tinh màu trắng đến vàng nhạt, có

cơng thức phân tử C12H13NO2. Nó nóng chảy ở 125°c trong áp suất khí quyển và phân
hủy trước khi sôi. IBA là một hormone thực vật thuộc họ auxin và là một thành phần
trong nhiều sản phâm tạo rễ cây trồng thương mại, nó khơng hịa tan hồn tồn trong

nước, nên nó thường được hịa tan trong cồn 75% hoặc cồn tinh khiết hơn để sử dụng

cho rễ cây, tạo ra dung dịch có nồng độ từ 10.000 đến 50.000 ppm. Đối với các loại

cây ăn quả và cây trồng quanh năm nó giúp tái tạo bộ rễ, giúp kích thích ra nhiều rễ
mới, rề khỏe mạnh, tăng khả năng chịu hạn, tăng khả hấp thu nước, dinh dưỡng tốt

hơn. Ngồi hồ trợ q trình hình thành rễ nó có khả năng kích thích sự vận chuyển của
những họp chất hừu cơ trong lá đã cắt và giữ trong tối, có tác dụng kích thích hoa và

sự phát triển của quả. Điều này giúp làm tăng năng suất cây trồng.

Nơi tống hợp của các auxin chủ yếu ở các mô phân sinh, lá non, mầm hoa hay
hột đang phát triển. Trong quá trình vận chuyển có một lượng ít auxin được di chuyển
đến cơ quan. Sự vận chuyến này theo nhu mô, tượng tầng và có tính phân cực với vận

tốc 5 - 15 mm/h. Rat ít auxin vận chuyển theo chiều từ dưới lên và theo chiều ngang 15.

10



Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.5.2 Chất điều hòa sinh trưởng ảnh hưởng đến sự tạo chồi (cytokinin)
Cytokinin là những hợp chất adenin được thay thế, có nhiều trong miền phân

sinh như lá non, rễ, trái đang phát triên và hột, chúng được tong hợp ở rễ và vận
chuyển đến chồi. Hay sự sinh tổng họp isopentenyl phosphate sẽ kết họp với AMP để
tạo thành isopentenyl AMP chất này được biến đổi thành isopentenyl adenosine và các
phản ứng khác tạo thành cytokinin '5.
Cytokinin có vai trị kích thích sự phân chia tế bào, giúp nảy mầm vượt qua ảnh

hưởng ức chế của ánh sáng đỏ, có khả năng kích thích chồi bên và đặc biệt phát trien
vượt qua chồi ngọn, tạo chồi bất định hay làm tăng diện tích phiến lá do kích thích sự

lớn lên của tế bào. Bên cạnh đó cytokinin giúp làm giảm q trình lão hóa khi ta tách
lá ra khỏi thân cây và nó hoạt động như một chất thay thế cho sự cần thiết của rề để

giảm lão hóa.

BA (6 - benzylaminopurine) là dạng bột kết tinh màu trắng, khó tan trong nước,
tan ít trong ethyl alcohol, nóng chảy ỏ 235°c, ổn định trong dung dịch axit, kiềm, công

thức phân tử là C12H11N5. BA vận chuyển amino acid, nguyên tố sinh trưởng, muối vô
cơ đến vị trí xử lý, có tác dụng thúc đẩy hình thành mầm, cũng có thể làm hạn chế sự

phát sinh các tổ chức gây hại (hạn chế bệnh trên thực vật, cây trồng), tăng khả năng
chịu hạn, chịu lạnh và chịu mặn của cây trồng, có the dùng để nâng cao chất lượng và
sản lượng của cây thuốc lá, cây trà, giữ tươi lâu cho hoa quả và rau sau khi thu hoạch,


không hạn chế sự sinh trưởng của đậu, nâng cao rõ rệt chất lượng của quả và lá.
Kinetin (6 - furfurylaminopurine) là một loại cytokinin, một loại hormone thực

vật giúp thúc đẩy quá trình phân chia tế bào và sự phát triển của cây. Kinetin ban đầu
được phân lập bởi Miller và Skoog. Dưới dạng họp chất từ DNA tinh trùng cá trích
hấp tiệt trùng có hoạt động thúc đấy phân chia te bào, có cơng thức phân tử CioHqNỉO

Nó được đặt tên là kinetin vì khả năng gây ra sự phân chia te bào, trong điều kiện phải
có auxin trong mơi trường.

1.5.3 Các yếu tố khác
Nước dừa: Theo George, 1996, trong nước dừa rất giàu các họp chất hữu cơ, chất

khống và chất kích thích sinh trưởng. Nó thường được bổ sung nhằm kích thích phân

11


Chương 1. Tổng quan tài liệu

hóa và nhân nhanh chồi ở nhiều loài cây. Nước dừa lấy từ các trái dừa tươi hay sau
bảo quản (trong trường hợp này nước dừa sau khi lấy được xử lý đe loại trừ các

protein, sau đó được lọc qua màng lọc để khử trùng trước khi bảo quản lạnh). Nước

dừa thường được sử dụng ở nồng độ từ 5 đến 20%9.
Agar là hỗn hợp kết quả cùa hai thành phần: the linear polysaccharide agarose và
a heterogeneous hỗn hợp đồng nhất cùa các phân tử nhở hơn gọi là agaropectin, được

phát hiện vào năm 1658 tại Nhật Bản vởi Mino Tarozaemon - một chủ quán trọ đã tìm

ra agar khi bỏ đi một số món canh rong biển và nhận thấy sự kết đơng sau một đêm

mùa đông. Và agar được sử dụng lần đầu tiên trong năm 1882 bởi nhà vi sinh vật học
Đức, Walther Hesse - Một trợ lý làm việc tại phịng thí nghiệm Robert Koch, trên các

đề nghị của vợ ông Angelina Fannie Elisheminus Hesse. Bà đã có ý tưởng dùng agar,
và kết quả ngồi sức mong đợi vì agar không chỉ đông đặc tốt ở nhiệt độ dưới 40 mà
cịn khơng bị sinh vật phân giải làm biến tính. Hiện nay agar được ứng dụng nhiều
trong nuôi cấy vi sinh và nuôi cấy mô thực vật.
Trong môi trường nuôi cấy vi sinh, mơi trường thạch agar có vai trị tạo điều kiện

thuận lợi cho các loại vi sinh vật bám trụ. Bên cạnh đó, agar rất khó tiêu hóa đối với vi

sinh vật nên không ảnh hưởng đến lượng thạch khi nuôi vi sinh hay các thành phần
dinh dưỡng khác được bổ sung vào agar để cung cấp các chất cần thiết cho vi sinh vật.

Tuy nhiên, chúng ta cần đảm bảo rằng môi trường thạch agar cần được tiệt trùng trước
khi cấy vi sinh vật vào đìa. Agar trong môi trường nuôi cấy mô thực vật được bồ sung

với các khống đa lượng, vi lượng, Vitamins có vai trị giúp tạp điều kiện tối ưu hóa
cho mơ, cây con.

Độ pH mơi trường: Theo Ngơ Xn Bình, 2010 mồi tế bào và mơ thực vật đều
địi hỏi một pH tối ưu cho cây sinh trưởng và phát triển, thích hợp đe nuôi cấy. Trong
khi chuẩn bị môi trường, pH có thế được điều chình đến giá trị cần thiết của thí
nghiệm. Độ pH có ảnh hưởng đến sự di chuyển của các ion và đối với hầu hết các môi

trường nuôi cay pH 6,0 - 6,5. trước khi hấp được xem là tối ưu. Độ pH cao hơn sẻ làm
cho môi trường rất rắn trong khi pH thấp lại làm giảm khả năng đông đặc của agar. Độ


pH của môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thu nhận chất dinh dưỡng

từ môi trường vào tế bào. Vì vậy, đối với từng mơi trường nhất định, từng trường hợp
12


Chương 1. Tơng quan tài liệu

cụ thể của các lồi cây phải chỉnh độ pH của môi trường về mức ổn định ban đầu. Đặc
biệt khi sử dụng các loại phụ gia có tính kiềm hoặc acid cao như amino acid, vitamin

thì nhất định phải dùng NaOH hoặc HC1 lỗng để chỉnh pH môi trường về từ 5,5 - 6,5.

Than hoạt tính (Activated charcoal - AC) được sản xuất bằng cách chưng cất gồ

và các vật liệu chứa cacbon, từ cacbon cơ bản, bằng cách loại hết tạp chất và oxy hóa
bề mặt thu được than hoạt tính. Than hoạt tính xốp, khơng vị, bao gồm các ngun tử
cacbon sắp xếp theo dạng quasi - graphitic trong dạng hạt nhỏ, có đặc tính hấp phụ cao
đối với chat rắn keo, khí và hơi nhờ mạng lưới lỗ và diện tích bề mặt lớn. Các chất tiếp
xúc với than hoạt tính được hấp phụ đến khi cân bằng sự hấp thu và phân hủy. AC

thường được bổ sung vào môi trường nuôi cấy để tăng cường sự sinh trưởng và phát
trien của cây ni cay in vitro. Vai trị của AC trong nuôi cấy mô tế bào thực vật chủ

yếu là tạo điều kiện tối cho môi trường nuôi cấy, hấp thụ các chất độc và các chất ức
chế sinh trưởng thực vật như các phenolic, dịch rỉ nâu sinh ra từ mầu mơi trường ni
cấy '6. Ngồi ra, than hoạt tính cũng có the hấp thụ các vitamin, cytokinin và auxin

làm thay đổi tỉ lệ thành phần các chất có trong môi trường nuôi cấy cũng như pH môi
trường 17 hay giúp thiết lập môi trường nuôi cấy protoplast, ngăn sự phát triển cùa

những cây con bất thường, tăng sinh phơi soma, hình thành chồi, rễ, khơi phục khả

năng tạo phơi soma từ các mơ sẹo đe lâu.
1.6 Cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 2009, Vũ Ngọc Phượng và cộng sự đã nhân giống in vitro cây chuối

{Cavendish sp.) trên quy mô công nghiệp. Sau một tháng cây chuối nuôi cấy mô ươm
trên bột dừa tăng trọng từ 1 g thành 2,6 g. Khi sang bầu và trồng thêm 60 ngày, trọng

lượng tươi của cây giong lúc xuất vườn là 165 g. Trọng lượng cả bầu là 650 gr. Tồn
bộ q trình vườn ươm kéo dài 3 tháng, ớ thí nghiệm bảo quản cây 2,6 g trong thùng

xốp kín hai ngày mới đem ra trồng vào bầu, sau 60 ngày đạt 145 g so với đối chứng

không giữ trong thùng là 165 g. Ket quả cho thấy việc vận chuyến cây giống một
tháng tuổi trọng lượng tươi 2,6 g đi xa là khả thi, cho phép chuyển giao công nghệ

vườn ươm tới các hộ gia đình nơng dân chun về giống, phát triển chuối cấy mơ trên

cả nước với chi phí thấp một cách hợp lý '8.
13


Chương 1. Tổng quan tài liệu
Năm 2012, Đồ Đăng Giáp và cộng sự đã nghiên cứu tăng hệ số nhân nhanh chồi

chuối Laba (Musa sp.) nuôi cay in vitro bằng cách sử dụng ánh sáng, myo - inositol và

adenin sulphate. Các chồi đơn in vitro được cấy vào môi trường MS có bo sung 5 mg/1

BA (6-benzylaminopurine) kết hợp với myo-inositol (0, 100, 300, 500, 700 mg/1) hoặc

adenin sulphate (0, 80, 100, 130, 160 mg/1). Sau 4 tuần nuôi cấy, môi trường MS bổ

sung 5 mg/1 BA + 100 mg/1 adenin sulphate hoặc 100 mg/1 myo-inositol cho số lượng
chồi cao nhất (6,9 chồi/mẫu ở nong độ adenin sulphate là 100 mg/1 và 8 chồi/mầu ở

nồng độ myo-inositol là 100 mg/1). Khi nuôi cấy dưới cường độ ánh sáng 18,70 ± 1,00
pmol m/s cho kết quả hình thành chồi cao nhất (4,33 chồi/mẫu) trong các điều kiện

khảo sát: Khuếch tán, 18,70 ± 1,00,26,20 ± 1,00,42,00 ± 1,00 pmol m/s19.
Năm 2015, Đặng Thị Mai và cộng sự đã nghiên cứu vai trò của chất điều hòa

sinh trưởng, ánh sáng và giá thể trong nhân giống in vitro chuối tiêu hồng. Kết quả cho
thấy, nồng độ 3,0 ppm BAP + 20 mg/1 cao nấm men cho hệ so nhân và chất lượng chồi

tốt nhất, mơi trường ra rễ tạo cây hồn chỉnh bo sung 0,4 ppm a - NAA là thích hợp

hơn. Cây sau khi được cấy vào môi trường ra rễ được ni trong điều kiện nhân tạo 1

tuần sau đó đưa cây ra điều kiện chiếu sáng tự nhiên với cường độ 10% trong 3 tuần
cho tỷ lệ cây sống cao, cây mau ra rề và ra lá mới ở khi đưa cây ra vườn ươm I, giai

đoạn vườn ươm II cây chuối tiêu Hồng sinh trưởng phát trien tốt nhất trên giá thế Đất
phù sa + Phân chuồng (2:1)20.
Năm 2018, Vũ Thị Bạch Phương và cộng sự đã thiết lập được quy trình vi nhân

giống cây chuối Sáp (Musa balbasiana nhóm BBB). Ket quả nghiên cứu cho thấy,

mẫu được khử vô trùng với dung dịch NaOCl 3% trong 12-15 phút tùy kích thước và

độ tuổi của mầu thí nghiệm, chồi được tái sinh tốt trên môi trường Murashige và

Skoog 1962 (MS)21 bổ sung 0,5 mg/L 1 - phenyl - 3 (1, 2, 3 thiadiazol - 5 - yl) (TDZ).

Môi trường MS bổ sung 1 mg/L benzylaminopurine (BA) và 0,25 mg/L kinetin cho
hiệu quả nhân chồi cao (10,700 ±0,135 chồi/mẫu) và chiều cao chồi ở ngày thứ 20 là
3,023 ±0,018 cm. Chuối Sáp ra rễ tốt nhất trên môi trường MS khơng bo sung chất

điều hịa tăng trưởng thực vật với 4,533 ± 0,058 rễ/chồi và có chiều dài trung bình
2,433 ± 0,067 cm. Cây con hoàn chỉnh rễ, thân, lá được đưa ra vườn ươm và trong trên

14


Chương 1. Tổng quan tài liệu

giá the cát sẽ cho cho tỉ lệ song cao nhất 91,1%, sau hai tuần, khi cây đã cứng cáp tiến

hành chuyển sang giá thể đất sạch để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất22.
Năm 2020, Bùi Thị Thu Hương và cộng sự đã nghiên cứu vi nhân giống cây

chuối ngự Đại Hoàng (Musa spp.). Ket quả nghiên cứu cho thấy, mơi trường thích
hợp nhất cho giai đoạn nhân chồi chuối ngự Đại Hoàng là mơi trường MS có bổ

sung 3 mg/1 BA, với hệ số nhân là 3,03 lần và chiều cao choi đạt 2,06 cm. Đối với

giai đoạn ra rề tạo cây hồn chỉnh, chồi chuối ngự ni cấy vi thủy canh trên mơi

trường !6MS có bổ sung 0,1 mg/1 aNAA có khả năng tạo rề tốt nhất với số rề
trung bình đạt 3,03 rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình là 3,32 cm. Cây chuối ngự Đại

Hồng in vitro hồn chỉnh có tỉ lệ sống 100%, tạo 4,2 lá mới/cây, chiều cao trung

bình đạt 8,63 cm sau 28 ngày trồng trên giá thể cát và cây được tưới dung dịch
nano bạc 4 ppm hai ngày một lần vào buổi sáng và chiều tối23.
1.6.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới việc sử dụng phương pháp in vitro trong nuôi cấy mô tế bào trên

giống cây chuối được ứng dụng từ lâu điển hình như:
Năm 1960, Elsie A. Cox và cộng sự đã nuôi cay in vitro Musa balbisiana Coỉla

từ phôi chỉ ra rằng trong rễ cây Musa baỉbisiana Colla không có vi sinh vật và khó nảy

mầm trong điều kiện vô trùng24.
Năm 1985, Damasco, D.p. Barba, R.c. đã nghiên cứu đánh giá sự tạo chồi và ra

rễ của giống chuối Saba [Musa balbisiana cv. Saba (BBB)] trên môi trường MS 21, cho

thấy chồi và rễ của cây này phát trien mạnh mẽ 25.
Năm 1991, J. c. Afele và E. de Langhe đã tiến hành nghiên cứu sự nảy mầm hạt

giống Musa balbỉsiana trong ống nghiệm, kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm trong vòng
7 ngày trong ống nghiệm cao hơn đạt 94% so với tỷ lệ nảy mầm 54 ngày đạt 50%
trong nhà kính26.
Năm 2001, MJ Asif và cộng sự đã nghiên cứu nuôi cấy phôi hợp tử in vitro trên

giống Musa acuminata ssp hoang dã, malaccensis và các yeu to ảnh hưởng đen sự nảy
mầm và tăng trưởng cùa cây con, cho thấy sự nảy mầm của hạt giong trong in vitro

15



Chương 1. Tổng quan tài liệu

cao hơn đối với phương pháp thơng thường. Ngồi ra, kết quả cịn chi ra được nước

dừa, các yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hình thành rễ, chồi của cây27.
Năm 2007, K Kalimuthu và cộng sự đã nghiên cứu vi nhân giống in vitro của

Musa sapientum L. (Cavendish Dwarf). Ket quả cho thấy môi trường của Murashige

và Skoog bo sung BAP và NAA (tương ứng là 3,0 + 0,2 mg/1) là sự kết hợp phù hợp
nhất. Việc nhân thêm chồi yêu cầu môi trường nuôi cấy lên đến 3 đoạn, mồi đoạn 21
ngày trên cùng một môi trường sau khi thiết lập ni cấy và bắt đầu tạo chồi. Sau đó,

tỷ lệ nhân lên gấp 3 lần đã đạt được trong mồi lần cấy con. Đe tạo rề, các chồi được
cắt bỏ và chuyến sang cùng một môi trường. Các cây con đã ra rề sau đó được chuyển

sang làm cứng sơ cấp và cứng phụ và được trồng trong nhà xanh. Nhừng cây cứng này

đã được trong thành công trong đất28.
Năm 2008, Taliane Leila Soares và cộng sự đă nghiên cứu khả năng nảy mầm và

sống cùa hạt phấn hoa chuối (AA) lưỡng bội bằng phương pháp in vitro. Ket quả cho

thấy tỷ lệ nảy mầm của kiểu gen 9187 - 01 (90,0%) và M - 53 (89,7%) trong môi

trường pH 7,0 là cao nhất, trong khi chiều dài ống phấn của kiêu gen 9187 - 01 là
khoảng một nửa kích thước (1,79 mm) của kieu gen M - 53 (3,84 mm). Bên cạnh đó
khả năng sống của phấn hoa của các kiêu gen được đánh giá là cao hơn 85%, ngay cả


đối với các lưỡng bội có tỷ lệ nảy mam in vitro thấp29.

Năm 2014, s. Ahmed và cộng sự đã nhân giống in vitro chuối (Musa sp.) Cv.
Grand Naine. Rễ mút được khử trùng bề mặt bằng HgCh (0,1%) trong 6 phút đe giảm
thiêu sự nhiễm tối đa với cơ sở nuôi cấy. Trong so các kết họp xử lý khác nhau, môi

trường Murashige và Skoog (MS) + BAP 4,00 mg/1 với IAA 2,00 mg/1 đã tạo ra sự
hình thành tối đa các mầu cấy trong thời gian ngắn hơn. Môi trường MS + BAP 4,00

mg/1 + IAA 2,00 mg/1 cho nhiều chồi tối đa. Sự ra rễ tối đa thu được trên môi trường
MS (một nửa cường độ bo sung IBA 1,00 mg/1 và than hoạt tính 200 mg/130.

Năm 2015, E. Uzaribara và cộng sự đã nghiên cứu in vitro trên cây chuối đỏ
(Musa acuminata) cho thấy môi trường MS bổ sung 1 mg (mg/1) IAA và 4 mg

(mg/1) BAP tạo ra số lượng chồi cao nhất (8,80/cây), mơi trường có cytokinin cho
số lượng choi ít nhất (2,60/cây). Môi trường MS bo sung 1,5 mg (mg/1) IBA và

than hoạt tính (mg/1) 2,0 g lượng rễ lớn nhất (4,90) và rễ dài nhất (8,99 cm), môi

16


Chương 1. Tổng quan tài liệu

trường MS + 1,0 mg (mg/1) NAA + 2,0 g than hoạt tính (mg/1) + và môi trường
MS + 0,5 mg (mg/1) NAA + 2,0 g (mg/1) than hoạt tính cho số lượng rễ ít nhất

(2,80) và rễ ngắn nhất (4,981 cm)31.

Năm 2018, Mulugeta Gobena và cộng sự đã nghiên cứu Hệ thống phát triển rễ in

vitro ở hai giống chuối phổ biến. Đe cảm ứng rễ các mút Poyo và Grand naine được

nuôi cấy trên mơi trường nền MS có chứa 30 g/1 sucrose, 6 g/1 agar và vitamin. Sự ra
rề của chồi được thực hiện trên môi trường cơ bản MS cường độ đầy đủ được bố sung

với các nồng độ khác nhau của IBA (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/1) và NAA ở dạng duy nhất

và kết hợp (0,5 mg/1 IB A + 0,5 mg/1 NAA và 1,0 mg/1 IBA + 1,0 mg/1 NAA). Trong
mọi trường hợp, mơi trường nền MS khơng có PGR được sừ dụng làm đối chứng. Các
cây con đã bén rề sau đó được di thực trong điều kiện nhà kính bằng cách cấy ghép các
cây con trên đất đỏ ẩm, đất cát và phân trộn hoặc hồn hợp của chúng theo tỷ lệ 2 : 1 : 1.
Kết quả cho thấy phản ứng hình thành rễ cao hơn đáng kể (P < 0,05) ở mọi mức độ và

sự kết họp của các hormone khi so sánh với nghiệm thức đối chứng. Đối với giống

Poyo, 0,5 mg/1 IBA có phản ứng về số lượng rễ và chiều dài rễ cao hơn so với các
nghiệm thức khác, số ngày đến khi mọc rễ ngắn hơn ở mức 20 mg/1 NAA nội tiết tố

mức độ hơn các phương pháp điều trị khác. Trong trường họp giống Grand naine,

nồng độ 1,5 mg/1 IB A xử lý một mình có tác động tích cực đến sự hình thành nhiều rễ
và MS + 0,5 mg/1 IBA cho chiều dài rề cao nhất, số ngày xuất hiện của rễ ngắn hơn
khi kết hợp 1,0 + 1,0 mg/1 IBA và NAA ở cây lớn. So với đối chứng, cả IBA và NAA

đơn lẻ hoặc kết hợp đều cho thấy tác dụng tích cực đáng ke đen sự hình thành rễ của
chồi của cả hai giống. Thí nghiệm thích nghi cho thấy cây con của cả hai giống sống

sót tốt hơn trên hồn họp đất đỏ ẩm, cát và đất ủ đã được khử trùng theo tỷ lệ 2 : 1 : 1.

So sánh hiệu suất của cả hai giống cho thấy Poyo cho thấy hiệu suất vượt trội so với

giống Grand naine đối với tất cả các đặc điểm nông học đo được ngoại trừ tỷ lệ sống

sót trên đồng ruộng tốt hơn ở cây lớn, cho thấy rằng sự khác biệt về giống cho sự khác
biệt trong phản ứng với PGRs 32.

Bên cạnh đó, tuy chuối Sáp là lồi cây có giá trị kinh tế cao và nhu cầu cần thiết
của thị trường hiện nay trên thế giới vần chưa có nhiều nghiên cứu nào thực hiện nhân

giống in vitro về loại cây Musa balbisiana, điều này khiến nhân giống in vitro trên cây
chuối Sáp trở nên rất cần thiết.

17


×