Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng học và nhớ từ vựng tiếng Anh của học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Song Mai, TP Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.41 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng học và nhớ từ
vựng tiếng Anh của học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Song Mai, TP Bắc Giang.
2. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Qua thực tế dạy học trong nhiều năm, tôi nhận thấy phương pháp cũ dạy học
từ vựng thường được diễn ra theo kiểu: Người dạy (giáo viên) đọc bài rồi liệt kê ra
những từ, theo giáo viên chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học là từ mới;
sau đó người giáo viên giảng giải nghĩa, cách sử dụng từ, từ loại cho học sinh. Nó
có thể làm cho học sinh thụ động trong việc làm giàu vốn từ cho mình, sử dụng từ
trong ngữ cảnh bị hạn chế.
- Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm,
học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa
bằng tiếng Việt, có viết trong vở cũng là để đối phó với giáo viên chứ chưa có ý
thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì vậy các em rất
mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác dẫn đến nhiều học sinh đâm
ra chán học và bỏ quên. Là giáo viên dạy ngoại ngữ chúng ta cần chú ý đến tâm lý
này của học sinh.
Từ đó vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng các kỹ năng dạy từ
vựng, cụ thể là các kỹ năng giới thiệu và kiểm tra từ vựng đối với học sinh sao cho
phù hợp và có hiệu quả tốt.
3. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Trong bất kỳ một ngơn ngữ nào, vai trị của từ vựng cũng hết sức quan trọng.
Từ vựng là hạt nhân đầu tiên xây dựng thành câu, có từ vựng mới hình thành ngơn
ngữ giao tiếp mà nhờ đó lồi người mới hiểu được nhau hơn, các nền văn hóa mới
được thấm nhuần hơn nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chúng ta không thể hiểu ngôn
ngữ mà không hiểu biết từ vựng. Nhưng làm cách nào để học được từ vựng để xây
dựng ngôn ngữ giúp chúng ta giao tiếp đó mới là điều hết sức quan trọng. Chính vì


BM-SK02

Trang 1


lẽ đó mà người dạy và người học cần tiếp cận và sáng tạo nhiều cách dạy từ vựng
làm sao cho học sinh có được nhiều vốn từ hơn, nhớ, khắc sâu kiến thức hơn để có
thể giao tiếp ngơn ngữ một cách thành thạo.
Từ yêu cầu thực tế đó, mơn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính
khóa của mọi cấp học ở nước ta. Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học Tiếng
Anh là học sinh có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp thể hiện
trên hai bình diện: tiếp nhận (nghe và đọc) và sản sinh (nói và viết) ngơn ngữ. Tuy
nhiên để đạt được mục tiêu cuối cùng đó yếu tố đầu tiên học sinh cần nắm vững là
từ vựng.
Qua thực tế dạy học trong nhiều năm, tôi nhận thấy phương pháp cũ dạy học
từ vựng thường được diễn ra theo kiểu: Người dạy (giáo viên) đọc bài rồi liệt kê ra
những từ, theo giáo viên chưa từng xuất hiện trong q trình dạy học là từ mới;
sau đó người giáo viên giảng giải nghĩa, cách sử dụng từ, từ loại cho học sinh. Nó
có thể làm cho học sinh thụ động trong việc làm giàu vốn từ cho mình, sử dụng từ
trong ngữ cảnh giao tiếp bị hạn chế.
Từ đó vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng các kỹ năng dạy từ
vựng, cụ thể là các kỹ năng giới thiệu và kiểm tra từ vựng đối với học sinh sao cho
phù hợp và có hiệu quả tốt.
Như chúng ta biết phương pháp chủ đạo trong dạy học ngoại ngữ của chúng
ta là lồng ghép, nghĩa là từ mới cần được dạy trong ngữ cảnh, ngữ cảnh có thể là
một vật thật, tranh ảnh hay một bài hội thoại. Tuy nhiên, việc dạy và học ngoại
ngữ vẫn là việc dạy từ mới như thế nào? Dạy cấu trúc câu mới như thế nào để học
sinh biết cách sử dụng từ mới và cấu trúc mới trong giao tiếp bằng tiếng nước
ngoài. Ngay từ đầu, giáo viên cần xem xét các thủ thuật khác nhau cho từng bước
xử lý từ vựng trong các ngữ cảnh mới: gợi mở, dạy từ, kiểm tra và củng cố từ

vựng.
- Có nên dạy tất cả những từ mới khơng? Dạy bao nhiêu từ trong một tiết thì đủ?
- Dùng sẵn mẫu câu đã học hoặc sắp học để giới thiệu từ mới.
- Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới.

BM-SK02

Trang 2


- Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc, vận dụng từ vựng vào cấu trúc
để hoàn thiện chức năng giao tiếp. Thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn
từ đã có.
- Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh thơng qua các mẫu câu và qua
những bài tập thực hành.
4. Mục đích của giải pháp sáng kiến
- Giúp giáo viên và học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc học và ghi
nhớ từ vựng trong q trình học ngơn ngữ.
- Giúp giáo viên tìm ra được những phương pháp dạy từ vựng, kiểm tra từ
vựng hợp lý, hiệu quả hơn.
- Học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi học từ vựng, chủ động trong quá trình
học và ghi nhớ từ vựng lâu hơn. Biết sử dụng từ vựng phong phú, phù hợp trong
các ngữ cảnh giao tiếp thực tế.
- Nâng cao khả năng học và nhớ từ vựng tiếng Anh của học sinh.
5. Nội dung:
5.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
Các giải pháp để thực hiện
5.1.1. Lựa chọn từ để dạy
Tiếng Anh là một mơn học có tầm quan trọng, nó là cơng cụ để giao tiếp với
các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từ phong phú.

Ở môi trường tiểu học hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói đến
mẫu câu và từ vựng, từ vựng và mẫu câu ln có mối quan hệ khắng khích với
nhau, ln được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và giới
thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện
những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Số lượng từ
cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Không bao
giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ khơng có đủ thời gian thực hiện các hoạt động
khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 - 8 từ. Trong khi lựa
chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau:
+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản khơng?
+ Từ đó có khó so với trình độ học sinh khơng?
BM-SK02

Trang 3


Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học
sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh.
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học
sinh, thì nó khơng thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho học
sinh hiểu nghĩa từ đó ngay.
Nếu từ đó khơng cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng khơng khó lắm thì
bạn nên u cầu học sinh đoán.
5.1.2. Tiến hành giới thiệu từ mới
Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề là bước khá quan trọng trong việc dạy
từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành cơng của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học
sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu.
Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự:
nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy nhớ
lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt

chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học sinh của bạn
có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất:
1. “Nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc cho học
nghe qua băng đĩa.
2. “nói”, sau khi học sinh đã nghe được hai đến ba lần bạn mới yêu cầu học
sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước,
sau đó mới gọi cá nhân.
3. “đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho
học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà
bạn cho là đạt yêu cầu.
4. “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn mới yêu cầu
học sinh viết từ đó vào vở. (Bước này chúng ta có thể yêu cầu học sinh về nhà viết)
5. Hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó khơng và yêu cầu một học
sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt.
6. Đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có
trọng âm và đánh dấu.
7. Cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học.
BM-SK02

Trang 4


5.1.3. Các thủ thuật dạy từ vựng
5.1.3.1. Visual (nhìn):
Giáo viên cho học sinh nhìn tranh ảnh, vẽ phác họa cho các em nhìn, giúp
giáo viên ngữ nghĩa hố từ một cách nhanh chóng.
e.g. a car

e.g. a flower


5.1.3.2. Mime (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ.
Eg. cold

Eg. (to) run

Teacher hugs herself and shakes

T. runs

T. asks, “How do I feel”

T. asks, “What am I doing?”

5.1.3.3. Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được.

Eg.open
Eg. a pen

a pencil

T. brings real pen and pencil to

, close

T. opens and closes the book
T. asks Ss “what am I doing?”

class
T. asks, “What’s this?”
5.1.3. 4. Situation / explanation (tình huống/ giải thích)

Eg: winter
T. asks “What season is the coldest?"
Eg: Thanks
T. explains “ What will you say when you receive a birthday present from
your friend?”

BM-SK02

Trang 5


5.1.3.5. Example (ví dụ)
Eg. school objects
T. lists examples of school objects “tables, chairs, books, notebooks….
Eg. Sports
T lists some sports such as: football, badminton, tennis…
5.1.3.6. Synonyms / antonyms (đồng nghĩa / trái nghĩa)
Giáo viên dùng những từ đã học rồi để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Eg. intelligent

Eg. hot

T. asks, “What’s another word for

T. asks, “What’s the opposite of

clever?”

cold?”


Eg. tall – T asks “What ‘s another Eg. long
word for high”

T asks ss “ What’s the opposite of
short

5.1.3.7. Translation (dịch)
Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng nghĩa từ
trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi khơng cịn cách nào khác,
thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số
lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, Giáo viên gợi ý học sinh tự dịch
từ đó.
e.g. (to) forget
T. asks, “How do you say `quên` in English?”
5.1.3.8. Teacher’s eliciting questions
Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng: nghe –
nói – đọc – viết.
+ Nghe: Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe.
+ Nói: Giáo viên đọc từ, học sinh đọc lại.
+ Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng.
+ Viết: Học sinh viết từ vào vở (có thể viết ở nhà).

BM-SK02

Trang 6


Trong khi dạy từ mới phải ghi nhớ các điểm sau: Nên giới thiệu từ trong
mẫu câu, ở những tình huống giao tiếp khác nhau, giáo viên kết hợp việc làm việc
đó, bằng cách thiết lập được sự quan hệ giữa từ củ và từ mới, từ vựng phải được

củng cố liên tục.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ bằng cách cho các em
viết từ vào bảng con và giơ lên, với cách này giáo viên có thể quan sát được tồn
bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài và nên nhớ cho học sinh vận dụng
từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em nhớ từ lâu hơn,
giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao. Ngồi ra giáo viên cũng cho các em thay đổi
khơng khí bằng các trị chơi nhằm giúp các em nhớ lại được những từ vựng đã
được học.
Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần phải lựa
chọn các phương pháp cho phù hợp, chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh
nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, là sau khi học xong từ vựng thì các em đọc được,
viết được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế.
5.1.4. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới
Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong q trình
dạy học. Nó xác định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào. Việc kiểm tra
thường diễn ra dưới hai cấp độ: Đơn giản và hoàn thiện.
5.1.4.1. Kiểm tra đơn giản:
Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khi
hoàn thành việc giới thiệu từ vựng. Các hoạt động kiểm tra ở từng bài giảng
thường được giáo viên nêu ra dưới dạng các trị chơi khiến học sinh thích thú, say
mê với bài học, kích thích sự ganh đua trong học tập.
5.1.4.2. Matching
- Mục đích giúp học sinh ơn từ khi kết hợp từ với tranh, từ với nghĩa, hoặc
từ với số….
- Tùy vào mục đích của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho phù
hợp. Có thể sử dụng trong phần dạy từ, hoặc trong trò chơi củng cố từ….

BM-SK02

Trang 7



- Học sinh có thể sắp xếp lại bằng cách kẻ đường thẳng nối từ với từ, từ với
tranh… (hoặc đọc thứ tự kết nối). Học sinh có thể thực hiện theo nhóm, cặp hoặc
theo cá nhân trong trị chơi này.
VD: Unit 8: What are you reading? Lesson 1( English 5)

Aladdin and the Magic Lamp

Snow White and the Seven Dwarfs

The fox and the Crow

The Story of Mai An Tiem

5.1.4.3. Jumbled words
- Mục đích của trị chơi này nhằm giúp học sinh thực hành từ mới và chính
tả của từ.
- Viết một số từ lên bảng hoặc vào tờ giấy A4 với các chữ cái xếp không
theo thứ tự nhau.
- Yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa.
- Học sinh có thể thực hiện thi đua giữa các nhóm, cặp hoặc cá nhân.
- Cho các em đọc lại các từ vừa sắp xếp.
VD: Unit 1: What’s your address? Lesson 1 ( English 5)
1. wtore= tower

2. odra = road

3. etsret = street


4. nela = lane

BM-SK02

Trang 8


5.1.4.4. What and Where
- Mục đích của trị chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Thủ
thuật này được áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, thường là những từ dài và
khó đọc.
- Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng lại.
- Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng khơng xóa vịng trịn.
- Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa.
- Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ. Nếu
thực hiện dưới dạng thi đua giữa các đội, giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ có các
vị trí giống bảng từ giáo viên vừa xóa lên bảng và phát cho các nhóm có thể thực
hiện trên bảng phụ.
- Chúng ta cũng có thể sử dụng các bức tranh để cho học sinh chơi. Giáo
viên yêu cầu học sinh nhắm mắt và mỗi lần giáo viên sẽ lấy 01 bức tranh. Nhiệm
vụ của học sinh lúc này nói lên từ chỉ bức tranh đã bị cô giáo lấy mất.
VD: Unit 13: What do you do in your free time? Lesson 2 ( English 5)

5.1.4.5. Bingo
- Đây là trò chơi nhằm giúp học sinh thực hành, ôn từ thông qua việc kết nối
âm vói cách viết của từ.
- Giáo viên yêu cầu lớp suy nghĩ 8-10 từ theo một chủ điểm nào đó mà giáo
viên yêu cầu và viết chúng lên bảng.
- Yêu cầu học sinh chọn 3 từ hoặc 6 từ bất kì và viết vào vở hoặc giấy.
- Giáo viên đọc từ tùy ý trong các từ đã viết ở trên bảng.

- Học sinh đánh dấu vào các từ đã chọn nếu nghe giáo viên đọc.
- Học sinh nào có 3 từ hoặc 6 từ được giáo viên đọc đầu tiên sẽ thắng trị
chơi và hơ “Bingo”.

BM-SK02

Trang 9


VD: Unit 15: What would you like to be in the future?
doctor, pilot, architect, writer, nurse, engineer
5.1.4.6. Rub out and Remember
- Sau khi dạy xong từ mới, giáo viên có thể dùng kỹ thuật này để kiểm tra
xem học sinh có nhớ từ hay khơng.
- Giáo viên lần lượt xóa các từ đã dạy ở trên bảng nhưng không theo thứ tự.
- Sau khi xóa các từ tiếng Anh, giáo viên chỉ vào nghĩa tiếng Việt và học
sinh đọc đồng thanh từ tiếng Anh.
- Tiếp tục cho đến khi tất cả các từ trên bang đã xóa hết và học sinh đã ghi
nhớ từ mới.
- Yêu cầu học sinh viết lại từ tiếng Anh trên bảng.
5.1.4.7. Slap the Board
- Trò chơi này nhằm mục đích kiểm tra những từ học sinh vừa học và kích
thích phản xạ tiếng Anh cho học sinh.
- Viết từ mới học sinh vừa học hoặc dán tranh lên bảng.
- Gọi 2 nhóm học sinh lên bảng, mỗi nhóm 4-5 em.
- Yêu cầu các em đứng khoảng cách bằng nhau.
- Nếu từ trên bảng là tiếng Anh thì giáo viên hơ to nghĩa tiếng Việt và ngược
lại. Nếu dùng tranh thì hơ to từ tiếng Anh.
- Lần lượt từng cặp học sinh ở 2 nhóm chạy lên bảng và vỗ vào từ được gọi.
- Học sinh nào vỗ vào từ trên bảng trước ghi được một điểm.

- Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn là người chiến thắng.
5.1.4.8. Guess the picture
- Mục đích của trị chơi này giúp cho học sinh thực hành ơn và nói từ một
cách hiệu quả.
Ví dụ: Đưa ra một bức tranh với những mảnh ghép, học sinh sẽ thi theo đội,
hé mở một phần của bức tranh để đoán ra từ vựng liên quan.

BM-SK02

Trang 10


MUSIC
Ví dụ: Ơn các từ chỉ tên các mơn học: Maths, English, Music, Science,
Vietnamese…
5.1.4.9. Simon says
- Mục đích của trị chơi này nhằm giúp học sinh nhớ từ và thường được áp
dụng cho câu mệnh lệnh ngắn.
- Giáo viên hô to các mệnh lệnh.
- Học sinh chỉ làm theo các mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên đọc câu
mệnh lệnh bắt đầu bằng câu:“Simon says”.
- Giáo viên đọc câu mệnh lệnh, khơng có câu “Simon says”. Học sinh khơng
được thực hiện mệnh lệnh đó. Nếu học sinh nào thực hiện sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi.
- Trò chơi này được áp dụng cho cả lớp, không nên chia theo nhóm hoặc cặp.
Ví dụ: Unit 2: I always get up early. What about you?
+ Nếu giáo viên nói “Simon says: Get up!” học sinh sẽ thể hiện hành động
thức dậy
+Nếu giáo viên nói: “Get up!” học sinh khơng được thực hiện mệnh lệnh đó,
nếu học sinh nào đứng dậy sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
5.1.4.10. Word tree

- Mục đích của trị chơi này nhăm giúp học sinh ơn lại các từ đã học theo
chủ điểm
- Cách chơi:
- Giáo viên đưa 1 từ khóa được viết theo hàng dọc
- Ví dụ: Class
BM-SK02

CHAIR
Trang 11


RULER
BAG
TABLE
BOOKS
ERASER
- Học sinh hoạt động theo nhóm đơi và tìm ra các từ có liên quan đến từ
CLASS với điều kiện từ đó phải chứ 1 chữ cái của từ CLASS.
5.1.4.11. Definition game
- Giáo viên chia cả lớp thành 2 đội.
- Mỗi đội lần lượt chọn 1 thành viên lên đứng quay lưng vào bảng
- Giáo viên viết 1 từ lên bảng và yêu cầu 2 đội dùng động tác hoặc giải thích
sao cho thành viên của đội mình hiểu được nghĩa của từ trên bảng.
Ví dụ: Unit 2: I always get up early. What about you?
watch TV, brush my teeth, cook dinner…
5.1.4.12. Team pictionary game
- Trò chơi này được dành cho lớp có nhiều học sinh học khá.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội lần lượt cử 1 thành viên lên tham gia.
- Giáo viên sẽ đọc từ vựng mà học sinh đã được học, học sinh nghe từ, chạy
lên bảng, vẽ hình tượng trưng cho từ đó và đọc thật to.

Ví dụ : Unit 17: What would you like to eat?
fish, chicken, noodle, milk ….
5.1.4.13. Kiểm tra hoàn thiện
Bên cạnh việc kiểm tra đơn giản, cịn có kiểm tra hồn thiện. Kiểm tra hồn
thiện được thực hiện sau khi phần từ vựng được thực hành, ôn luyện và củng cố
trong các giờ thực hành nói – viết, giờ luyện kĩ năng nghe, đọc, viết. Phần kiểm tra
này thường diễn ra dưới dạng kiểm tra nói hoặc viết. Giáo viên có thể thực hiện
ngay trong phần warm up” của bài dạy hoặc dưới dạng kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15
phút, kiểm tra học kỳ.
*Ví dụ:

BM-SK02

Trang 12


- Gap fill: Học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một
đoạn văn.
- Choose the best anwser: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án
gợi ý.
- Put words in the right order: Học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành câu
hoàn chỉnh.
- Write sentence from the words given: Học sinh viết câu từ các từ gợi ý.
- Chain game: Học sinh làm việc trong nhóm, người sau bổ xung ý thêm vào
câu của người trước.
- Dictation: Học sinh nghe và chép chính tả.
- Running dictation: Giáo viên gắn bài đọc xung quanh lớp. Học sinh hoạt
động nhóm, chọn 1 bạn làm thư ký còn các thành viên khác chạy đi đọc bài đọc để
hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao.
- Nought and crosses: Học sinh thực hiện kiểm tra từ vựng dưới dạng các

mẫu câu thực hành giao tiếp.
- Pyramid: Học sinh viết các câu theo chủ điểm dưới hình thức tổ chức từ cá
nhân đến nhóm nhỏ, nhóm lớn để dần bổ sung ý cho nhau.
Muc đích của việc kiểm tra hồn thiện này nhằm kiểm tra học sinh có hiểu và sử
dụng đúng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể khơng, và bên cạnh đó cịn
nhằm giúp học sinh xây dựng được vốn từ vựng đầy đủ và phong phú, việc kiểm
tra có thể thực hiện theo từng yêu cầu cụ thể hoặc tổng hợp chung trong bài kiểm
tra một tiết hoặc kiểm tra học kỳ.
- Kiểm tra nghe: Gap fill, Choose the best answer, dictation.
- Kiểm tra nói : Chain game, nought and crosses
- Kiểm tra đọc: Gap fill, choose the best answer.
- Kiểm tra viết: Put words in the right order, write sentence from the words
given, pyramid.
5.1.5. Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập,
thì chúng ta cần tổ chức q trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của
BM-SK02

Trang 13


người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức
đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự
học bằng chính các hoạt động của mình.
Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian cịn lại ở
gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều
đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Cho nên ngay
từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở
nhà. Dưới đây sẽ là một số phương pháp tôi đã gợi ý cho học sinh trong những
năm qua:ty

- Học từ vựng theo nhóm từ (Word family). Ví dụ như: Màu sắc, môn học,
đồ dùng học tập…
- Sử dụng những mẩu giấy viết từ chỉ các đồ dùng trong nhà và dán vào các
đồ vật đó. Việc này giúp các em nhớ được cách viết của từ.
- Giới thiệu cho học sinh một số bài hát đơn giản bằng Tiếng Anh có chứa
các từ các em đã học. Điều này sẽ giúp các em phát âm tốt các từ đã học.
* Kết quả của sáng kiến
Khảo sát khả năng ghi nhớ từ vựng của học sinh
* Đầu năm học 2021-2022
TSHS

Tốt

Hoàn Thành

Chưa hoàn thành

Từ hoàn thành đến tốt

219

70

98

51

168

Hoàn Thành


Chưa hoàn thành

Từ hoàn thành đến tốt

121

0

219

* Giữa kì 2 năm học 2021-2022
TSHS
219

Tốt
98

* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
Bài khảo sát kiểm tra từ vựng của học sinh
5.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Tôi đã áp dụng sáng kiến trên vào đối tượng học sinh khối 5 và nhận thấy khả
năng học và ghi nhớ từ vựng của các em đã có cải thiện hơn so với trước. Các em
cũng có ý thức và biết cách học từ vựng một cách chủ động có tự giác hơn.
BM-SK02

Trang 14


Giải pháp trên có thể áp dụng với tồn bộ học sinh các khối lớp và với các

trường khác.
5.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
Biện pháp đem lại lợi ích về kinh tế vì không tốn nhiều tiền cho việc thiết kế
các hoạt động. Giáo viên có thể linh hoạt khai thác nguồn học liệu tranh ảnh trên
internet hoặc kho học liệu của sách mềm. Bên cạnh đó tạo được hiệu ứng tích cực
với các em học sinh khi các em được chủ động tham gia cùng giáo viên trong các
hoạt động học từ vựng, kiểm tra từ vựng. Từ đó giúp các em thêm tự tin trong việc
thực hành hoạt động giao tiếp khi có vốn từ vựng phong phú.
*Cam kết: Chúng tơi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
HIỆU TRƯỞNG

Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Hương Giang

BM-SK02

Trang 15


BM-SK02

Trang 16



×