Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những lời khuyên an toàn khi mua đồ chơi cho con pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.89 KB, 3 trang )

Những lời khuyên an toàn khi mua đồ chơi
cho con
Nhưng những đồ chơi này không cần phải là những đồ chơi chạy
theo mốt và đồ chơi cần có bằng chứng khoa học chúng minh rằng
đồ chơi đó cần thiết hoặc giúp bé học hỏi được một điều gì đó. Do
đó, khi lựa chọn đồ chơi cho con, bạn đừng cảm thấy tội lỗi nếu như
bạn không thể mua được một món đồ chơi thời thượng cho con.
Thay vì vậy, bạn hãy chọn những món đồ chơi mà bạn có khả năng
chi trả và phù hợp với quá trình phát triển của con để thúc đẩy bé
học hỏi và phát triển, và những món đồ chơi khuyến khích bé sử
dụng trí tưởng tượng. Và bạn hãy nhớ rằng đồ chơi không bao giờ
thay thế được cho bố mẹ.
Những lời khuyên an toàn khi đi mua sắm đồ chơi cho con.
Đồ chơi dành cho trẻ dưới 3 tuổi
Trẻ dưới 3 tuổi thường có xu hướng cho mọi thứ vào miệng. Vì vậy,
bạn tránh mua những đồ chơi dành cho trẻ lớn, bởi vì những món đồ
chơi này sẽ có những bộ phận nhỏ khiến bé cho vào miệng.
Đừng bao giờ cho bé chơi với những quả bóng bay xẹp hoặc vỡ, bởi
vì bé rất dễ bị nghẹt thở khi nuốt phải những thứ như vậy.
Không cho bé chơi bi, bóng và những đồ chơi nhỏ hơn 1.75 inc (=4,5
cm).
Đối với bé hay giật hoặc vặn đồ chơi, bạn hãy thử kiểm tra xem đồ
chơi đó có những phần nhỏ hoặc mắt, Mũi mà bé dễ giật ra hay
không.
Tránh các đồ chơi có các cạnh sắc hoặc các Mũi nhọn.
Đối với trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Tránh những đồ chơi làm từ nhựa mỏng, dễ gãy thành những mảnh
nhỏ hoặc các cạnh sắc nhọn.
Đối với bút sáp, màu, đất nặn, bạn hãy chọn những sản phẩm không
có chất hoá học độc hại cho bé (non - toxic).
Dạy con cất dọn đồ chơi khỏi tầm với của em bé.


Đối với trẻ từ 6 tới 12 tuổi
Đối với tất cả trẻ ở mọi lứa tuổi, người lớn cần kiểm tra xem đồ chơi
đó có dễ vỡ không hoặc có nguy cơ hiểm hoạ tiềm ẩn hay không.
Bạn hãy sửa chữa hoặc vứt bỏ những đồ chơi hỏng hóc hoặc nguy
hiểm.
Nếu bạn mua xe đạp cho trẻ, bạn hãy mua thêm cho con một chiếc
mũ bảo hiểm cho dù con ở lứa tuổi nào cũng vậy. Và khuyến khích
con đội mỗi khi đi xe.
Dạy con cất dọn đồ chơi khi chơi xong để bé không vấp ngã.
Các bé thường chơi một mình nhưng đến độ tuổi nào đó (thường là
2-3 tuổi) thì bé sẽ bắt đầu tương tác với những bé khác và tham gia
chơi cùng bạn bè. Điều này cực kỳ quan trọng vì bé học hỏi được
các kỹ năng xã hội cần thiết. Bé hiểu và chấp nhận được rằng người
khác có quan điểm, suy nghĩ, ý tưởng khác với bản thân bé.
Hãy thử điều này: Đừng làm gián đoạn khi các bé có ý kiến và trí
tưởng tượng của riêng mình.
Điều này sẽ giúp nâng cao kiến thức của bé đối với thế giới. Tìm hiểu
xem những con kiến đi như thế nào hay ngắm nghía những giọt
sương đậu trên lá mở ra các kiến thức cơ bản về khoa học của bé
trong tương lai.
Hãy thử điều này: Chọn cách đếm mọi thứ để giúp bé học toán. Chắc
chắn là bạn để bé cố gắng đếm thay vì đếm mọi thứ cho bé. Hãy đặt
cho bé thật nhiều câu hỏi: "Tại sao con chim lại bay?", "Tại sao bùn
dưới chân con nhão?" đáp án của bé có thể làm bạn ngạc nhiên và
vui cười.

×