Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Luận văn Thạc sĩ Vận dụng quy trình kiểm toán vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 137 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

LÊ THU THẢO

VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
VÀO HOẠT ĐỘNG THANH TRA – KIỂM TRA
THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ

BÌNH DƯƠNG – 2021


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

LÊ THU THẢO

VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
VÀO HOẠT ĐỘNG THANH TRA – KIỂM TRA
THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN PHƯỚC



BÌNH DƯƠNG – 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tơi xin bày tỏ sự cảm kích
đặc biệt tới cố vấn của tôi, PGS.TS Trần Phước - Người đã định hướng, trực tiếp
dẫn dắt và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học. Xin chân thành cảm ơn những bài giảng của thầy đã giúp cho tôi mở mang
thêm nhiều kiến thức hữu ích. Đồng thời, thầy cũng là người ln cho tôi những
lời khuyên vô cùng quý giá về cả kiến thức chun mơn. Giúp cho q trình hồn
thành luận văn được nhanh chóng và hiệu quả nhất. Một lần nữa, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến thầy bằng tất cả tấm lịng và sự biết ơn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng tại
Thanh tra tỉnh Bình Dương, gia đình, bạn bè và tập thể lớp CH17KT01 đã luôn
giúp đỡ động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn tốt nghiệp này chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của tất cả qúy thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 20 tháng 05 năm 2021
Tác giả luận văn

Lê Thu Thảo

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Vận dụng quy trình kiểm tốn vào hoạt

động thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh
Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tơi. Ngồi những
thơng tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn nguồn, tồn bộ
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn được phân tích từ nguồn dữ liệu điều
tra thực tế do cá nhân tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi, các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực. Tôi xin
chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Ngày 20 tháng 05 năm 2021
Tác giả luận văn

Lê Thu Thảo

ii


TĨM TẮT ḶN VĂN
Đề tài “Vận dụng quy trình kiểm toán vào hoạt động thanh tra – kiểm
tra thu chi Ngân sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương” đã thực hiện
dựa vào những mục tiêu sau: (1)tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra –
kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước và các phương pháp kiểm tốn; (2) phân
tích thực trạng cơng tác thanh tra – kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước tại
Thanh tra tỉnh Bình Dương; (3) đề xuất một số giải pháp vận dụng quy trình
kiểm tốn vào cơng tác thanh tra – kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước tại
Thanh tra tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về các khái niệm, vị
trí vai trị chức năng của thanh tra; mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra,
kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước; đánh giá thực trạng các tiêu chí chất lượng
hoạt động thanh tra, kiểm tra ở tỉnh Bình Dương thơng qua các quy định tại Luật
thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày
22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật thanh tra; Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Chính phủ quy

định về tổ chức, hoạt động, quan hệ cơng tác của Đồn thanh tra và trình tự, thủ
tục tiến hành một cuộc thanh tra và một số ý kiến của chuyên gia. Đồng thời kết
hợp khảo sát cán bộ và thanh tra viên làm công tác thanh tra từ năm 2016 – 2018.
Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn:
Trong thời gian qua cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân
sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương có nhiều chuyển biến tích cực; số
lượng, chất lượng của cuộc thanh tra được nâng lên, sai phạm được phát hiện qua
thanh tra nhiều hơn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đánh giá của các thanh tra
viên về công tác thanh tra đều ở mức khá, tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số
hạn chế như: chưa am hiểu hoặc khơng có kinh nghiệm thanh tra về lĩnh vực của
đối tượng được thanh tra;một số văn bản pháp luật quy định thiếu rõ ràng dẫn
đến việc hiểu và vận dụng khác nhau giữa các cơ quan gây khó khăn; một số
cuộc thanh tra chưa tập trung vào những vấn đề nổi cộm; việc phối hợp giữa các
cơ quan thanh tra cịn rời rạc; trình độ của một bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia
iii


Đồn thanh tra cịn hạn chế dẫn đến kết quả hoạt động công tác thanh tra, kiểm
tra thu chi Ngân sách chưa cao;...
Từ những hạn chế đó, tác giả đề xuất các giải pháp khắc phục như sau: lựa
chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra và đánh giá rủi ro của cuộc thanh tra; áp dụng
kỹ thuật phân tích vào các giai đoạn thanh tra và kiểm tra; xây dựng kỹ thuật lấy
mẫu để thu thập bằng chứng thanh tra và kiểm tra;...
Kết quả nghiên cứu này, sẽ được tác giả ứng dụng trong cơng việc, đồng
thời có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho Thanh tra tỉnh Bình Dương phục
vụ cho cơng tác thanh tra thu chi Ngân sách nhà nước, từ đó tạo sự tin tưởng cho
các đối tượng được thanh tra đối với cơ quan quản lý nhà nước, góp phần thực
hiện tốt chức năng quản lý về ngân sách ở dịa phương.

iv



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ......................................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do thực hiện đề tài......................................................................................... 1
2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan trước đây ................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 5
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 7
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THU CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN ....................... 9
Tổng quan về thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước....................... 9
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước .................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước ..................... 9
1.1.3. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước ................... 12
1.1.4. Mục đích và nguyên tắc hoạt động của thanh tra, kiểm tra thu chi ngân
sách nhà nước ....................................................................................................... 13
1.1.5. Nội dung thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước.......................... 14

v



Phương pháp thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước ...................... 17
1.2.1. Phương pháp áp dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách
Nhà nước .............................................................................................................. 17
1.2.2. Kỹ thuật thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm ........................................ 18
Quy trình kiểm tốn và khả năng vận dụng vào hoạt động thanh tra, kiểm tra
thu chi ngân sách nhà nước .................................................................................. 20
1.3.1. Quy trình kiểm tốn ................................................................................... 20
1.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát ........................................................................... 22
1.3.3. Vận dụng các phương pháp kiểm toán vào kỹ thuật thu thập bằng chứng
kiểm toán: ............................................................................................................. 24
1.3.4. So sánh, phân tích quy trình kiểm tốn với quy trình thanh tra ................. 27
1.3.5. Đặc điểm tương đồng giữa phương pháp kiểm toán với phương pháp thanh
tra, kiểm tra thu chi ngân sách Nhà nước ............................................................. 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA THU CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH DƯƠNG ........... 33
Giới thiệu tổng quát về Thanh tra tỉnh Bình Dương ..................................... 33
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chính của Thanh tra tỉnh Bình Dương33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................ 34
Đặc điểm thanh tra – kiểm tra sử dụng vốn ngân sách nhà nước ................. 38
2.2.1. Đặc điểm về địa lý và văn hóa ................................................................... 38
2.2.2. Đặc điểm về kinh tế.................................................................................... 39
2.2.3. Đặc điểm về môi trường............................................................................. 40
Thực trạng về hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi NSNN tại Thanh tra tỉnh
Bình Dương .......................................................................................................... 42
vi


2.3.1. Quy trình thanh tra, kiểm tra ...................................................................... 42
2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra Ngân sách nhà nước tại Thanh tra

tỉnh Bình Dương ................................................................................................... 45
Minh họa cơng tác thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước tại xã
ABC do Thanh tra tỉnh Bình Dương thực hiện .................................................... 47
2.4.1. Chuẩn bị và quyết định thanh tra ............................................................... 48
2.4.2. Tiến hành thanh tra, kiểm tra ..................................................................... 49
2.4.3. Kết thúc thanh tra ....................................................................................... 59
Khảo sát thực trạng thanh tra tại tỉnh Bình Dương ....................................... 60
2.5.1. Mẫu và nội dung khảo sát .......................................................................... 60
2.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng nội dung thanh tra, kiểm tra .......................... 61
2.5.3. Kết quả khảo sát về quy trình thanh tra, kiểm tra ...................................... 65
2.5.4. Kết quả khảo sát về phương pháp thanh tra, kiểm tra ................................ 68
Đánh giá thực trạng và kết quả khảo sát ....................................................... 74
2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 74
2.6.2. Nhược điểm và nguyên nhân ..................................................................... 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 78
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN
VÀO CƠNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................. 79
Quan điểm hoàn thiện ................................................................................... 79
Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách
nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương ............................................................. 80
3.2.1. Hồn thiện giai đoạn chuẩn bị thanh tra .................................................... 80
3.2.2. Hoàn thiện giai đoạn tiến hành thanh tra ................................................... 85
vii


3.2.3. Hoàn thiện giai đoạn kết thúc thanh tra ..................................................... 88
Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hồn thiện quy trình thanh tra tại Thanh tra tỉnh
Bình Dương .......................................................................................................... 89
3.3.1. Đối với Thanh tra Chính phủ ..................................................................... 89

3.3.2. Đối với UBND tỉnh .................................................................................... 90
3.3.3. Đối với Thanh tra tỉnh Bình Dương ........................................................... 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................... 92
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 95
PHỤ LỤC 01 ........................................................................................................ 98
PHỤ LỤC 02 ...................................................................................................... 104
PHỤ LỤC 03 ...................................................................................................... 114

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT

TW

Trung Ương

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

NSNN

Ngân Sách Nhà Nước

CTT

Chánh Thanh Tra


TĐTT

Trưởng Đoàn Thanh Tra

ĐTT

Đoàn Thanh tra

ĐTTT

Đối tượng thanh tra

KLTT

Kết luận thanh tra

QĐTT

Quyết định thanh tra

QTTT

Quy trình thanh tra

QTKT

Quy trình kiểm tốn

XDCB


Xây dựng cơ bản

BCTC

Báo cáo tài chính

TSCĐ

Tài sản cố định

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

KCN

Khu cơng nghiệp

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình kiểm tốn .............................................................................. 21
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tỉnh Bình Dương ........................ 35
Hình 2.1: Lưu đồ quy trình thanh tra, kiểm tra .................................................... 44
Hình 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng các phương pháp thanh tra, kiểm tra ở tỉnh
Bình Dương .......................................................................................................... 68

x



DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Kết quả thanh tra hành chính của ngành thanh tra tỉnh Bình Dương .. 45
Bảng 2.2: Kết quả thanh tra NSNN tại Thanh tra tỉnh Bình Dương .................... 47
Bảng 2.3: Bảng thống kê mẫu khảo sát ................................................................ 61
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả điều tra “Quy trình, phương pháp thanh tra” ......... 66
Sơ đồ 3.1 Quy trình giai đoạn chuẩn bị thanh tra ................................................ 82
Sơ đồ 3.2 Quy trình giai đoạn tiến hành thanh tra ............................................... 86
Sơ đồ 3.3 Quy trình giai đoạn kết thúc thanh tra ................................................. 89

xi


MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Trong thời gian qua, Thanh tra tỉnh Bình Dương ln chủ động bám sát
mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để phấn đấu thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao. Kết quả cơng tác thanh tra đã
giúp phát hiện những bất cập, hạn chế nảy sinh trong cơ chế quản lý kinh tế - xã
hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Trên cơ sở đó, ngành Thanh tra Bình Dương đã kịp thời
tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và kiến nghị với các ngành, các cấp
nhằm chấn chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, qua đó hồn thiện
cơ chế quản lý trên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Ngành Thanh tra Bình
Dương cũng đã phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật xảy ra trên nhiều lĩnh vực
quản lý nhà nước, qua đó giúp thu hồi tiền, tài sản về cho Nhà nước, bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân và góp phần duy trì trật tự, kỷ
cương xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tổ chức và hoạt động của cơ quan
Thanh tra tỉnh Bình Dương nhìn chung vẫn chưa theo kịp những yêu cầu ngày

càng cao của quản lý nhà nước, chưa đáp ứng hết những đòi hỏi của Đảng, Nhà
nước và kỳ vọng của nhân dân. Hiệu lực, hiệu quả công tác của ngành trên các
lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng còn hạn chế. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong
đó có nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ, cơng chức thanh tra cịn thiếu tính
chun nghiệp, trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp; nguồn lực vật chất, kỹ thuật
cho hoạt động thanh tra chưa được bảo đảm…
Mặt khác, hiện nay quy trình thanh tra, kiểm tra thu chi NSNN tại Thanh
tra tỉnh Bình Dương chưa theo thơng lệ quốc tế và chưa khoa học. Chính vì vậy
việc tác giả vận dụng quy trình kiểm tốn để hồn thiện quy trình thanh tra, kiểm
tra thu chi NSNN tại Thanh tra tỉnh Bình Dương – đây là tính mới của đề tài.
Đồng thời sau khi hoàn thành luận văn, những giải pháp và quy trình do tác giả
1


đề xuất có khả năng áp dụng tại Thanh tra tỉnh Bình Dương nhằm giúp đơn vị có
quy trình thanh tra, kiểm soát chặc chẽ đảm bảo hợp lý nội dung kết luận của
thanh tra, kiểm tra về nguồn thu và chi ngân sách nhà nước.
Chính vì lý do trên mà tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng quy trình kiểm
tốn vào hoạt động thanh tra - kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại Thanh
tra tỉnh Bình Dương” để tiến hành nghiên cứu với mong muốn góp một phần
nhỏ trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp cho hoạt động thanh tra của Thanh
tra tỉnh Bình Dương.
2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan trước đây
Trong thời gian gần đây đã có những bài viết, cơng trình nghiên cứu về
Vận dụng quy trình kiểm tốn vào hoạt động thanh tra - kiểm tra. Nhìn chung các
tác giả đã ứng dụng lý luận khoa học từ lý thuyết vào thực tế nhằm phân tích, nêu
ra những điểm mạnh, những điểm cịn thiếu sót trong vấn đề thanh tra – kiểm tra,
từ đó đề xuất một số các giải pháp nhằm đạt được hiệu quả của công tác thanh
tra, kiểm tra, cụ thể như:

Nguyễn Thị Vân Anh (2011), “Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào hoạt
động thanh tra sai lệch thuế tại Cục thuế tỉnh Bình Dương”: Luận văn thạc sĩ tại
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Trong đề tài nghiên cứu, Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính. Kết quả tác giả đã khái qt và trình bày
công tác thanh tra thuế gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị thanh tra, thanh tra tại đơn vị
và hoàn thành thanh tra.
Phạm Ngọc Cương (2014), ”Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Sở
Tài chính tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Lạc
Hồng. Đề tài tập trung chủ yếu làm rõ lý luận về hệ thống KSNB áp dụng cho
khu vực công. Tác giả đã đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện hệ thống KSNB trên nền tảng có sẵn nhằm phục vụ cho cơng tác quản
lý của Sở Tài chính nói riêng và khu vực cơng nói chung.

2


Huỳnh Ái Quốc (2015), “Vận dụng phương pháp kiểm toán vào công tác
kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ tại
Trường Đại học Lạc Hồng Đồng Nai. Trong đề tài nghiên cứu, Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính. Kết quả tác giả đã đề xuất một số phương
pháp và kỹ thuật kiểm toán cần vận dụng bổ sung vào trong công tác thanh tra,
kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai.
Nguyễn Bảo Thuận (2016), “Vận dụng quy trình kiểm tốn để xây dựng
quy trình thanh tra tại Thanh tra tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ tại Trường
Đại học Lạc Hồng Đồng Nai. Trong đề tài nghiên cứu, Tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính. Kết quả tác giả đã đề xuất một số phương pháp và kỹ
thuật kiểm toán cần vận dụng bổ sung vào quy trình thanh tra tại Thanh tra tỉnh
Đồng Nai.
Bùi Thị Hồng (2016), “Hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi ngân sách tại
Phịng tài chính kế hoạch thị xã Tân Un, tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sỹ

kế tốn, Trường Đại học Lạc Hồng, đề tài tập trung chủ yếu vào việc kiểm sốt
chi thường xun, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt chi ngân
sách tại đơn vị và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị. Đề tài này chưa nghiên
cứu về hoạt động kiểm soát thu ngân sách.
Nguyễn Lê Diệu Hằng (2017),“Hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường
xun tại phịng Tài chính kế hoạch quận Thanh Khê Thành phố Đà Nẵng”,
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài tập trung chủ yếu vào việc
kiểm soát chi thường xuyên đưa ra những lý luận cơ bản và đi sâu phân tích,
đánh giá thực trạng và các giải pháp hồn thiện kiểm sốt chi thường xun qua
NSNN tại phịng Tài chính kế hoạch quận Thanh Khê trong thời gian tới.
Lê Thị Tuyết Minh (2017), “Hoàn thiện cơng tác lập, chấp hành và quyết
tốn chi ngân sách nhà nước do phịng Tài chính kế hoạch huyện Minh Long
thực hiện”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài tập trung chủ yếu
vào việc đưa ra những lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ, các giải pháp hoàn

3


thiện cơng tác lập dự tốn, quyết tốn chi NSNN tại phịng Tài chính huyện Minh
Long tỉnh Quảng Ngãi.
Đào Thị Thanh Thảo (2018), “Vận dụng quy trình kiểm tốn để hồn
thiện quy trình thanh tra tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai” được thực hiện tại
Trường Đại học Lạc Hồng. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về quy trình
kiểm tốn và quy trình thanh tra, tác giả đã so sánh việc giống và khác nhau giữa
hai quy trình, việc phân tích, đánh giá thực trạng quy trình thanh tra tại Bảo hiểm
xã hội tỉnh Đồng Nai, từ đó tìm ra những ngun nhân tồn tại hạn chế, để đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thanh tra và nâng cao hiệu quả, giảm
thiểu rủi ro trong quá trình thanh tra tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai.
 Khoảng trống nghiên cứu:
Tuy có rất nhiều nghiên cứu trong nước đang vận dụng quy trình kiểm

tốn vào các cơng việc thanh tra, kiểm tra nhưng tại Thanh tra tỉnh Bình Dương
từ trước đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu về việc vận dụng quy
trình kiểm tốn vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước.
Do vậy, đây là một khoảng trống chưa tác giả nào nghiên cứu, là một thanh tra
viên đang làm việc tại đơn vị này, xét thấy tính ưu việc và phương pháp kiểm
tốn có nhiều vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu và vận dụng, tác giả nghiên
cứu để vận dụng vào công việc thực tế đang thực hiện tại Thanh tra tỉnh Bình
Dương.
Mặc khác, về thực trang tổ chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra. Các
nghiên cứu đã được thực hiện tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng tổ
chức và hoạt động của thanh tra theo pháp luật thực định. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra
cho luận văn là: cần quan tâm nghiên cứu sâu hơn về thực trạng tổ chức, hoạt
động thanh tra kiểm tra việc thu chi Ngân sách nhà nước, chỉ rõ những điểm hạn
chế, bất cập của quy trình thanh tra, kiểm tra, phương thức hoạt động hiện hành
để từ đó có căn cứ để đề xuất những giải pháp mới khắc phục những tồn tại, hạn
chế đang hiện hữu.

4


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Trên cơ sở hệ thống hóa các văn bản pháp luật hiện hành
về công tác thanh tra và nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra tại Thanh tra
tỉnh Bình Dương, đề xuất việc vận dụng kỹ thuật kiểm toán để xây dựng cơng tác
thanh tra tại Thanh tra tỉnh Bình Dương, nhằm nâng cao nghiệp vụ và tính
chuyên nghiệp cho hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh.
Mục tiêu cụ thể:
- Tổng quan các nghiên cứu trước đây về kiểm toán; vận dụng phương
pháp kiểm toán vào các nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra thuế…
- Tổng hợp cơ sở lý thuyết về quy trình kiểm tốn và cơng tác thanh tra.

- Khảo sát và đánh giá những thành công và hạn chế của công tác thanh
tra hiện hữu đang vận dụng tại Thanh tra tỉnh Bình Dương.
- Vận dụng quy trình kiểm tốn để đề xuất một số giải pháp hồn thiện
cơng tác thanh tra tại Thanh Tra tỉnh Bình Dương.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình các nghiên cứu trước đây của các giả trong nước về kiểm toán;
Vận dụng phương pháp kiểm toán vào các nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra
thuế,…thực tế như thế nào?
Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của công tác thanh tra hiện
hữu đang vận dụng tại Thanh tra tỉnh Bình Dương?
Giải pháp nào cho việc hồn thiện cơng tác thanh tra kiểm tra thu chi ngân
sách nhà nước tại Thanh Tra tỉnh Bình Dương mang lại hiệu quả cao?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểm tốn, thanh tra, và kiểm tra.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Khơng gian nghiên cứu: Thanh tra tỉnh Bình Dương.

5


+ Thời gian nghiên cứu: Khảo sát thực trạng công tác thanh tra tại Thanh
tra tỉnh Bình Dương từ năm 2016-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, cụ
thể là các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập hệ thống hóa dữ liệu lý thuyết về
cơng tác thanh tra, kiểm toán, để thu thập các dữ liệu thứ cấp về văn bản có liên
quan đến cơng tác thanh tra, kiểm tra.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: Nhằm đánh giá chất lượng
của các văn bản có liên quan đến cơng tác thanh tra, kiểm tra so sánh ưu khuyết

điểm của hai quy trình để hồn thiện cơng tác thanh tra.
- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng xử lý kết quả các bảng câu hỏi khảo
sát để thực hiện các mục tiêu của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: case study…

6


Quy trình nghiên cứu như sau:
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
1. Thu thập hệ thống hóa lý thuyết về công tác
thanh tra, kiểm tra
2. Đánh giá chất lượng của các văn bản có liên quan
đến cơng tác thanh tra, kiểm tra, so sánh ưu khuyết điểm

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Đề xuất quan điểm vận dụng, các giải pháp hồn
thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra và kiến nghị tổ chức thực
hiện
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
6. Đóng góp của đề tài
Phân tích, đánh giá được thực trạng cơng tác thanh tra tại Thanh tra tỉnh
Bình Dương, đồng thời, nhận xét những ưu điểm và những mặt cịn hạn chế của
cơng tác thanh tra tại Thanh tra tỉnh Bình Dương.
- Thơng qua đề tài này, tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào
việc hồn thiện cơng tác thanh tra để nâng cao tính chun nghiệp cho hoạt động

thanh tra của Thanh tra tỉnh Bình Dương.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3
chương chính như sau:
7


Chương 1: Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra – kiểm tra tại Thanh tra Bình
Dương
Chương 3: Vận dụng quy trình kiểm toán vào hoạt động thanh tra - kiểm
tra thu chi ngân sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THU CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TỐN

Tởng quan về thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước
Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và
là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân
sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc
gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa
ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh
vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt
kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật
Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày

16/12/2002 định nghĩa: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước trong dự tốn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và
được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước”.
Theo Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 định nghĩa “Ngân
sách Nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương
bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân.
Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước

9


1.1.2.1 Khái niệm về thanh tra
Hiến pháp 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta chưa sử dụng thuật
ngữ “thanh tra”, hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được giao cho một cơ quan
chuyên trách nào, mà quyền “kiểm sốt” đối với Chính phủ được giao cho Ban
thường vụ của Nghị viện. Ngày 23/11/1945, chỉ sau gần ba tháng từ khi Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hồ ra đời, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 64-SL
thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Từ đây thuật ngữ “thanh tra” xuất hiện, quyền
thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ.
Hiến pháp năm 1959 cũng đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi
hành các quyết định quản lý nhà nước. Hiến pháp năm 1980 đã sử dụng thuật
ngữ “thanh tra” với nội dung là một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước.
Khoản 15, Điều 107 của Hiến pháp quy định Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ:

“tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước”; Về Uỷ ban
nhân dân, Điều 124 quy định: “UBND các cấp chiểu theo quyền hạn do luật
định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó”.
Đến Hiến pháp năm 1992, khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn qua
các Điều 112, 115, 116 và 124. Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm
vụ “tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác
thanh tra, kiểm tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà
nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân”.
Hiến pháp được sửa đổi năm 2013 tiếp tục quy định về nhiệm vụ thanh tra
của các cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, Khoản 5, Điều 96, Hiến pháp quy
định, Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn “tổ chức cơng tác thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo,phòng chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy
nhà nước”. Điều 99, Hiến pháp quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ có trách nhiệm “tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan
đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc”.
Trong cuốn “Kỷ yếu Bác Hồ với thanh tra”, thanh tra được hiểu là “sự
xem xét,kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần
10


thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nước khắc phục những nhược điểm, phát
huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước”.
Đến Luật thanh tra năm 2004 tiếp tục quy định sự cần thiết của hoạt động
thanh tra và phạm vi thanh tra. Theo đó, cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành
thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan,
tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng
cấp (Điều 2). Đặc biệt, Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định cụ thể và toàn diện
về chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước. Điều 5 của Luật này quy định: “Cơ
quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình thực hiện
và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; tiến hành
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật”. Luật thanh tra 2010 cũng khẳng định hoạt động thanh tra nhằm
pháthiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, phịng ngừa, xử lý
hành vi vi phạm; giúp cơ quan, tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật; góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm hoạt động thanh tra
như sau: “Thanh tra là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý hành
chính nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định đối với
việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhằm kết
luận đúng, sai, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, trên cơ sở đó phát huy nhân tố tích
cực, phịng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hồn thiện cơ chế quản lý, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”.
1.1.2.2 Phân loại hoạt động thanh tra:
Theo Luật thanh tra năm 2010: “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét,
đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
11


Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
nghành.
- Thanh tra hành chính là hoạt động của cơ quan nhà Nước có thẩm quyền
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà Nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc

quản lý ngành, lĩnh vực đó.
1.1.2.3 Ý nghĩa của việc phân loại thanh tra
- Phân loại hoạt động thanh tra giúp xác định rõ ràng thẩm quyền, thủ tục
thanh tra tương ứng đối với từng loại thanh tra.
- Giúp xác định được nội dung, phạm vi, phương pháp và nghiệp vụ thanh
tra phù hợp với từng loại thanh tra.
Qua đó, tránh được sự trùng lấp, chồng chéo trong thanh tra. Đồng thời
đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động thanh tra.
Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước
Trên cơ sở các định nghĩa về thanh tra, có thể khái quát về thanh tra, kiểm
tra thu chi NSNN là một loại hình thanh tra chun ngành về lĩnh vực tài chính,
nó là một khâu của quá trình quản lý, do vậy nó có đầy đủ những nội dung của
hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung song nó cũng có những đặc thù riêng.
Về bản chất thanh tra, kiểm tra thu chi NSNN là một chức năng thiết yếu
của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét của cơ quan thanh tra với
nội dung tài chính, góc độ tài chính tới đối tượng được thanh tra nhằm đảm bảo
cho các chính sách, chế độ tài chính, kế tốn của Nhà nước được thực hiện đúng,
nghiêm chỉnh và công bằng, phát huy các nhân tố tích cực, phịng ngừa, xử lý các
vi phạm góp phần hồn thiện cơ chế quản lý.

12


×