Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến việc làm, tiền lương, thu nhập của NLĐ tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.2 KB, 12 trang )

1

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐẾN VIỆC LÀM, TIỀN LƯƠNG,
THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
Tác giả: Lê Quang Minh – Đại học Cơng đồn
Tên bài báo: Ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến việc làm, tiền lương, thu
nhập của NLĐ tại Việt Nam
Tóm tắt (Abstract)
Đại dịch Covid 19 đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm; làm
giảm tiền lương, thu nhập của NLĐ tại Việt Nam. Các đối tượng chịu tổn thương
nhiều nhất là lao động có trình độ thấp, lao động lớn tuổi, lao động nữ, lao động ở
khu vực thành thị, lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, lao động trong ngành
dịch vụ.
Từ khóa: Covid19; việc làm; tiền lương, thu nhập; lao động
Đại dịch COVID-19 là đại dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn ra trên phạm
vi toàn cầu, làm ảnh hưởng nặng nề trên thế giới. Đại dịch COVID-19 không chỉ
gây ra những hậu quả lớn về y tế, đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của các doanh
nghiệp (DN) cùng với sinh kế của người lao động (NLĐ). Có thể nói đại dịch Covid
19 chính là cú sốc lớn và chưa từng có đối với thị trường lao động trên toàn thế giới.
Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), do ảnh hưởng của đại dịch
Covid 19, tổng số lao động thất nghiệp toàn cầu tăng 33 triệu người vào năm 2020,
với tỷ lệ thất nghiệp tăng 1,1 điểm phần trăm lên 6,5 phần trăm.
ILO Monitor: COVID-19 and the world of work. Seventh edition
Updated estimates and analysis - 25 January 2021
Đại dịch Covid-19 bắt đầu từ đầu năm 2020 đã khiến nền kinh tế Việt Nam
gặp phải nhiều khó khăn, các DN buộc phải chống đỡ bằng nhiều giải pháp trong đó
có cả các biện pháp đóng cửa, dừng hoạt động hoặc cắt giảm lao động (sa thải, giảm
giờ làm, nghỉ luân phiên…). Đại dịch Covid không chỉ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
mà cịn hạn chế cơ hội tìm được việc làm mới của NLĐ, một bộ phận NLĐ phải
chuyển sang làm các cơng việc tạm thời, phi chính thức với tiền lương, thu nhập
thấp, không ổn định.



1


2

Bảng 1: Việc làm, thu nhập của lao động tại Việt Nam giai đoạn Quý II/ 2020Quý II/2021
Đvt: triệu đồng

T
T
1
2
3

4

Chỉ tiêu
Thu nhập bình quân tháng của
lao động (tr.đồng)
Thu nhập bình quân tháng của
lao động nam (tr.đồng)
Thu nhập bình quân tháng của
lao động nữ (tr.đồng)
Thu nhập bình quân tháng của
lao động ở khu vực thành thị

Quý
II/2020


Quý

Quý

III/2020 IV/2020

Quý

Quý

I/2021

II/2021

5,2

5,5

6,6

6,3

6,1

6,4

6,3

6,9


7,3

7,1

4,3

4,6

6,3

5,2

4,9

6,7

7,0

7,3

7,9

7,5

4,5

4,8

6,2


5,4

5,3

(tr.đồng)
Thu nhập bình quân tháng của
5

6
7

lao động ở khu vực nông thôn
(tr.đồng)
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm

3,08
2,79
1,89
2,20
2,60
(%)
Tỷ lệ lao động thất nghiệp (%)
2,73
2,50
2,37
2,42
2,62
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Thơng cáo báo chí tình hình lao động việc làm
Quý II,III,IV/2020 và Quý I,II/2021 – Tổng cục Thống kê
/>Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy đại dịch Covid 19 tác động tới nền

kinh tế Việt Nam có thể được chia thành 2 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên đánh
dấu bằng việc bắt đầu xuất hiện các bệnh nhân Covid 19 đầu tiên vào quý II năm
2020. Chính phủ đã quyết liệt tiến hành phong tỏa toàn quốc. Với việc phong tỏa
kịp thời đã kiềm chế được đại dịch và nền kinh tế Việt Nam đã quay trở lại hoạt
động gần mức bình thường vào giai đoạn Quý IV/ 2020. Điều này được thể hiện rõ
qua số liệu về tỷ lệ thât nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của nền kinh tế. Tỷ lệ thất
nghiệp có liên tục giảm xuống từ mức 2,73% (Quý II/2020) xuống 2,37% (Quý
IV/2020). Tương tự như vậy tỷ lệ thiếu việc làm cũng liên tục giảm xuống từ mức

2


3

3,08 % (Quý II/2020) xuống 1,89% (Quý IV/2020). Cùng với đó, thu nhập bình
qn tháng của lao động ở khu vực thành thị đã tăng từ mức 6,7 triệu đồng (Quý
II/2020) lên 7,3 triệu đồng (Quý IV/2020); thu nhập bình quân tháng của lao động ở
khu vực thành thị đã tăng từ mức 4,5 triệu đồng (Quý II/2020) lên 6,2 triệu đồng
(Quý IV/2020).
Giai đoạn thứ hai đánh dấu đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 3 và thứ 4 tại
Việt Nam vào Quý I, II/2020 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên kéo thu nhập của
NLĐ giảm xuống. Tính đến Quý II/2021, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ
tuổi quý II năm 2021 là 2,60%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và giảm
0,38 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động quý II năm 2021 là 2,62%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và giảm
0,23 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của lao động quý II năm 2021 đạt 6,1 triệu đồng,
giảm 226 nghìn đồng so với quý trước và tăng 547 nghìn đồng so với cùng kỳ năm
trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn lao động nữ 1,44 lần
(7,1 triệu đồng so với 4,9 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động ở khu vực

thành thị cao hơn lao động ở khu vực nông thôn 1,41 lần (7,5 triệu đồng so với 5,3
triệu đồng. Quý II năm 2021 ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân của NLĐ so
với quý trước.
(Tổng cục thống kê, 2021 - Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm
Q II và 6 tháng đầu năm 2021)
Tác động của dịch bệnh Covid 19 tới việc làm, tiền lương, thu nhập của các
nhóm lao động ở Việt Nam là khơng đồng nhất. Điều này cũng phù hợp với một số
nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới như: (Cajner và nnk, 2020; Lee và nnk, 2021;
Kikuchi và nnk. 2021; Dang & Nguyen,2021; Kugler và nnk, 2021) về sự khác biệt
theo giới tính; (Fairlie và nnk, 2020) về sự khác biệt theo màu da, chủng tộc; (Lee
và nnk, 2021) về khác biệt theo trình độ học vấn, độ tuổi; (ILO, 2020) về trình độ
chuyên môn; (Kugler và nnk, 2021) về làm việc ở khu vực thành thị hay ở nông
thôn …
+ Trong quý II năm 2021, hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức giảm
thu nhập bình quân của NLĐ so với quý trước. NLĐ làm việc ở khu vực công

3


4

nghiệp và xây dựng bị ảnh hưởng về thu nhập nhiều nhất với mức thu nhập bình
quân tháng đạt 6,7 triệu đồng, giảm 464 nghìn đồng, tương ứng giảm 6,5% so với
quý trước; lao động trong khu vực dịch vụ với thu nhập bình quân đạt 7,2 triệu
đồng, giảm 291 nghìn đồng, tương ứng giảm 3,9%. Riêng thu nhập bình quân tháng
của lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,7 triệu đồng, tăng 80
nghìn đồng, tương ứng tăng 2,2%, đây là khu vực duy nhất có mức thu nhập bình
quân tăng so với quý trước. (Tổng cục thống kê, 2021 - Thơng cáo báo chí tình hình
lao động việc làm Quý II và 6 tháng đầu năm 2021)
Thu nhập bình quân NLĐ theo khu vực kinh tế, các quý giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Tổng cục thống kê - Thơng cáo báo chí tình hình lao động việc làm
Quý II và 6 tháng đầu năm 2021)
+ NLĐ trong các hộ kinh doanh và DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng
lớn nhất, đã mất việc làm hoặc toàn bộ thu nhập và một số nhỏ NLĐ chỉ còn mức
lương tối thiểu. Với những NLĐ vẫn giữ được việc làm và thu nhập, họ khơng có
thu nhập từ làm thêm giờ, có thể chiếm tới 50% tổng thu nhập bình thường đối với
lao động trực tiếp tại các DN.
+ Tỷ lệ mất việc dẫn đến mất nguồn tiền lương, thu nhập tăng dần theo nhóm
tuổi : Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc

4


5

Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện
vào đầu tháng 8/2021 với quy mơ trên 69 nghìn NLĐ: có tới 62% trong tổng số hơn
69 nghìn người tham gia trả lời cho biết hiện đang mất việc làm (trên 42.700
người). Trong số người mất việc, nhóm ở độ tuổi từ 31 đến 45 bị mất việc chiếm
nhiều nhất, với khoảng 69,4%; nhóm người mất việc từ 16 đến 30 tuổi chiếm
16,3%; nhóm mất việc từ 46 đến 60 tuổi chiếm khoảng 13,2% và nhóm người mất
việc trên 60 tuổi chiếm khoảng 1,2%.
/>+ Cuộc khủng hoảng có tác động đặc biệt nghiêm trọng với lao động nữ, nhất
là những phụ nữ là người kiếm tiền chính hoặc duy nhất trong gia đình. Có tới 83%
NLĐ nữ trong khảo sát bị giảm lương hoặc mất việc làm; trong số đó, 32,3% là
người kiếm tiền chính hoặc duy nhất trong gia đình.
(ILO, 2020 - Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới DN và
NLĐ trong một số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi)

Tác động này phù hợp với các nghiên cứu khác về tác động của đại dịch
Covid 19 đến lao động nữ (Cajner và nnk, 2020; Lee và nnk, 2021; Kikuchi và nnk.
2021; Dang & Nguyen,2021)
+ Lao động ở khu vực thành thị chịu ảnh hưởng mạnh của đại dịch Covid 19
hơn so với lao động ở khu vực nơng thơn. Tính đến Q II/2021, sự bùng phát
nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm sốt hơn của Covid 19 - với sự xuất hiện biến
chủng Delta - đã làm tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực
thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,80% và 2,49%).
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,57%, cao hơn 3,11 điểm
phần trăm so với khu vực nông thôn. Đây là xu hướng khác biệt so với các năm
trước khi tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn tại Việt Nam thường cao hơn so với
khu vực thành thị. (Tổng cục thống kê - Thơng cáo báo chí tình hình lao động việc
làm Quý II và 6 tháng đầu năm 2021)
Thu nhập bình quân tháng của lao động ở khu vực thành thị giảm từ 7,9 triệu
đồng (quý I/2021) xuống còn 7,5 triệu đồng (quý II/2021), tương ứng với tốc độ

5


6

giảm 5,06%. Trong khi đó, bình qn tháng của lao động ở khu vực nông thôn giảm
với tốc độ thấp hơn từ 5,4 triệu đồng (quý I/2021) xuống còn 5,3 triệu đồng (quý
II/2021), tương ứng với tốc độ giảm 1,85%.
4. Kết luận và khuyến nghị
Bài báo đã đưa ra một số phát hiện chính về ảnh hưởng của đại dịch Covid
19 đến thất nghiệp, tiền lương, thu nhập của NLĐ tại Việt Nam như sau.
+ Thứ nhất, do tác động của đại dịch Covid 19, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu
việc làm tại Việt Nam có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây.
+ Thứ hai, lao động trong khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản ít chịu tác

động tiêu cực nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng. Lao động trong
khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
+ Thứ ba, lao động trong DN quy mô nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng lớn hơn
DN có quy mơ quy mơ lớn.
+ Thứ tư, các đối tượng chịu tổn thương nhiều do đại dịch Covid 19 gồm:
Lao động có trình độ thấp, lao động lớn tuổi, lao động nữ - đặc biệt là lao động nữ
có con nhỏ.
+ Thứ năm, lao động ở khu vực thành thị chịu tác động lớn hơn so với lao
động ở khu vực nông thôn.
Khuyến nghị
1. Đối với DN
+ Các DN cần đối thoại với cơng đồn cơ sở và NLĐ để đồng thuận giảm
giờ làm việc và/hoặc giảm lương chứ không sa thải NLĐ. Biện pháp này sẽ giúp
DN ln duy trì được nguồn nhân lực cần thiết để sản xuất, tránh tình trạng đứt gãy
chuỗi cung ứng. Đây cũng là biện pháp mà DN tại các quốc gia trên thế giới đã lựa
chọn: coi việc giảm giờ làm việc là biện pháp chính để đối phó với đại dịch Covid
19, thay vì sa thải.
+ DN cần mở rộng việc hỗ trợ tiền lương cho lao động đồng ý làm tại DN
trong thời gian dịch bệnh. Biện pháp này rất phù hợp với lý thuyết về tiền lương
khác biệt (Friedman & Kuznets, 1954; Duncan & Holmlund, 1983; Rosen,1986;
Viscusi & Moore, 1987; McConnel & Brue; 1995). Theo đó, lý thuyết tân này đã

6


7

lập luận rằng thị trường sẽ bù đắp cho những NLĐ làm những công việc nguy hiểm
với mức lương cao hơn mức họ nhận được trong điều kiện làm việc an tồn.
+ DN cần có các hành động chính sách khẩn cấp để duy trì sản xuất; tránh

giảm năng suất lao động và gây thiệt hại thêm cho triển vọng việc làm và thu nhập
của NLĐ. Bên cạnh các giải pháp đã thực hiện ở Việt Nam như “3 tại chỗ”; “1 cung
đường - 2 điểm đến”, “1 cung đường - 2 điểm đến” mở rộng; “4 xanh” gồm NLĐ
xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh, nơi ở xanh…, các DN cần nghiên cứu
áp dụng mơ hình bố trí lao động mới với quy mô nhỏ hơn như mô hình bong bóng
lao động (đã áp dụng tại Canada, Malaysia..). Cụ thể như yêu cầu bắt buộc làm việc
tại nhà đối với khối văn phòng như kỹ sư, nhân viên tài chính, quản lý, lập trình…,
chỉ đến DN 1 lần trong tuần để làm ký các tài liệu cần thiết; chỉ những lao động liên
quan trực tiếp tới công đoạn sản xuất mới trực tiếp làm việc tại DN. Các lao động
trực tiếp này cần được chia thành nhóm nhỏ với số lượng lao động tối thiểu để
hồn thành cơng việc.. Các nhóm lao động này tách biệt rõ ràng với nhau về không
gian (giới hạn tiếp cận các khu vực chung như phòng làm việc hay nhà ăn), thời
gian (sắp xếp giờ ra vào của nhân viên để không có hai nhóm nào xuất hiện cùng
lúc ở cùng một địa điểm), kết hợp với các quy tắc phòng dịch nhằm ngăn chặn hiệu
quả nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, DN liên tục tiến hành khử khuẩn không gian làm
việc chung sau mỗi ca làm việc.
+ DN cần phối hợp với các hiệp hội DN tại địa phương, các hiệp hội DN
ngành, các hiệp hội DN thuộc các quốc gia trong khu vực để yêu cầu các đối tác
mua hàng quốc tế có cách hành xử trách nhiệm hơn trong đại dịch. Ví dụ, vào đầu
tháng 4/2020, VITAS cùng hiệp hội may của 8 quốc gia khác đã ra tuyên bố chung
yêu cầu các nhãn hàng thời trang quốc tế cam kết thanh toán đầy đủ cho các đơn
hàng đã hoàn thành hoặc đang sản xuất. />2. Kiến nghị với tổ chức cơng đồn
+ CĐVN cần xem xét kiến nghị với chính phủ để miễn nộp hoặc lùi đóng
tiền đồn phí cơng đồn cho đến khi cơng bố hết dịch đối với DN bị ảnh hưởng bởi
đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia bảo hiểm xã hội

7


8


(kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ
không hưởng lương) thay vì 50% như quy định của CĐVN.
+ CĐVN cân nhắc cho phép DN phối hợp với cơng đồn cơ sở được sử dụng
quỹ cơng đồn đang kết dư tại DN trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho
người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn.
+ CĐVN tiếp tục phối hợp với Bộ LĐTB&XH, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện cách ly, vừa tổ chức sản xuất, kinh
doanh an; nghiên cứu sử dụng Quỹ Cơng đồn để hỗ trợ NLĐ và cơng đồn viên
gặp khó khăn trong đại dịch; vận động đồn viên tham gia đóng góp tích cực cho
cơng tác phịng, chống dịch.
+ Cơng đồn cơ sở và cơng đoàn địa phương cần phối hợp để đảm bảo việc
thực thi pháp luật lao động đúng và đầy đủ tại DN; giảm rủi ro DN lợi dụng khủng
hoảng để chèn ép NLĐ. Cụ thể như cơng đồn ngành, cơng đồn địa phương cần
duy trì liên hệ với các cơng đồn cơ sở và có đường dây nóng để NLĐ báo khi có vi
phạm.
+ Các biện pháp hỗ trợ của tổ chức cơng đồn cần tập trung vào chăm lo lao
động nữ, lao động có trình độ thấp, lao động di cư, lao động lớn tuổi. Đây là các đối
tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất của đại dịch Covid 19.
3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước
+ Chính phủ xem xét cho phép DN sử dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN) trong việc đào tạo kỹ năng cho NLĐ trong thời gian giãn việc, nghỉ việc.
Mục đích là (1) nâng cao trình độ cho NLĐ; (2) giúp DN giảm chi phí hoạt động
cho đến khi nền kinh tế cũng như DN phục hồi trở lại. Kiến nghị cho NLĐ - dù tạm
thời chưa có việc làm – vẫn được phép tiếp tục duy trì tham gia bảo hiểm xã hội, từ
đó được bảo đảm các quyền lợi về BHTN và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
+ Chính phủ cần trao quyền chủ động hơn nữa cho DN: DN sẽ tự xác định tỷ
lệ lao động sử dụng trong sản xuất kinh doanh (hiện nay quy định lao động đi làm
tại DN chiếm không quá 30% tổng số lao động); tự xây dựng các quy định phòng

chống dịch trong doanh nghiệp; tự xét nghiệm và tự công nhận kết quả xét nghiệm
Covid 19 …

8


9

+ Mở rộng chính sách hỗ trợ như cho DN vay trả lương ngừng việc, trả
lương phục hồi sản xuất. Chính phủ và các hiệp hội DN có thể thành lập các đường
dây nóng hỗ trợ DN khó khăn tiếp cận các chương trình hỗ trợ.
+ Chính phủ cần hướng các gói kích thích kinh tế vào các ngành thâm dụng
lao động nữ, ưu tiên cho lao động nữ vì đây là nhóm lao động chịu tổn thương
nhiều nhất từ đại dịch Covid 19. Đồng thời, chú trọng các chính sách ưu tiên hơn
với chăm lo lao động có trình độ thấp, lao động lớn tuổi, lao động di cư cụ thể như
có chính sách đầu tư nhiều hơn vào đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ để chuyển
đổi công việc sau đại dịch, giảm lao động phổ thông (đối tượng bị ảnh hưởng lớn
nhất).
+ Nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng chương trình duy trì việc làm quốc gia
(đã thực hiện ở các quốc gia khác trên thế giới) cho phù hợp với điều kiện Việt
Nam. Theo đó, Chính phủ xem xét trả 1 phần tiền lương của NLĐ thay cho DN dù
NLĐ không đi làm.
+ Ban hành quy định pháp lý khơng cho phép sa thải NLĐ vì lý do dịch
bệnh; ban hành các chính sách mới về lao động để phù hợp với điều kiện sản xuất
trong trạng thái “bình thường mới”: quy định rõ ràng các công việc được phép làm
online và quy định mức lương; có chính sách khuyến khích làm việc online, khơng
cắt giảm lương nếu làm online…
+ Khi có đề xuất của các cơ quan chức năng, Chính phủ xem xét cho giảm
hoặc tạm dừng đóng các quỹ hưu trí, tử tuất, cơng đoàn, y tế, thất nghiệp cho đến
khi kết thúc dịch.

+ Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách kích thích nền kinh tế. trong bối
cảnh tổng cầu suy giảm, DN khó có khả năng trả lương ngày càng tăng và có thể
khơng cịn lựa chọn nào khác ngồi việc cắt giảm lương hoặc sa thải NLĐ. Do đó,
mức độ kích thích nền kinh tế thơng qua chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ đóng một
vai trị thiết yếu trong việc duy trì tiền lương và việc làm. Chính phủ cân đối để duy
trì lạm phát ở mức thấp với mục đích làm tiền lương thực tế của NLĐ khơng bị ảnh
hưởng (vì sử dụng chính sách kích thích nền kinh tế thường tạo ra lạm phát cao
khiến tiền lương thực tế bị giảm xuống).

9


10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
+ Tổng cục Thống kê, 2020 - Thơng cáo báo chí tình hình lao động việc làm
Quý II /2020.
+ Tổng cục Thống kê, 2020 - Thơng cáo báo chí tình hình lao động việc làm
Q III /2020.
+ Tổng cục Thống kê, 2021 - Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm
Q IV /2020.
+ Tổng cục Thống kê, 2021 - Thơng cáo báo chí tình hình lao động việc làm
Quý I/2021.
+ Tổng cục Thống kê, 2021 - Thơng cáo báo chí tình hình lao động việc làm
Quý II và 6 tháng đầu năm 2021.
+ Lee, S. Y., Park, M. and Shin, Y. (2021). “Hit Harder, Recover Slower?
Unequal Employment Effects of the COVID-19 Shock.” NBER Working Paper No.
28354. National Bureau of Economic Research, Cambridge, MA
+ Fairlie, R. W., Couch, K, and Xu, H. (2020). “The Impacts of COVID-19
on Minority Unemployment: First Evidence from April 2020 CPS Microdata.”

Working Paper 27246. National Bureau of Economic Research, Cambridge, MA
+ Cajner, T., Crane, L.D., Decker, R.A., Grigsby, J., Hamins-Puertolas, A.,
Hurst, E., Kurz, C.and Yildirmaz, A. (2020). The US labor market during the
beginning of the pandemic recession. National Bureau of Economic Research
Working Paper No. 27159
+ Kikuchi, S., Kitao, S. Mikoshiba, M. (2021). “Who Suffers from the
COVID-19 Shocks? Labor Market Heterogeneity and Welfare Consequences in
Japan.” Journal of the Japanese and International Economies 59: 101117.
+ Dang, H. A. and Nguyen, C. V. (2021). “Gender Inequality During the
COVID-19 Pandemic: Income, Expenditure, Savings and Job Loss.” World
Development 140: 105296
+ Kugler 2021 - How Did the COVID-19 Crisis Affect Different Types of
Workers in the Developing World?
+ ILO, 2020- Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới DN và
NLĐ trong một số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi.

10


11

+ ILO, 2020 - Global Wage report 2020 – 2021: Wages and minimum wages
in the time of Covid 19 –p47.
+ ILO, 2021 Monitor: COVID-19 and the world of work. Seventh edition
Updated estimates and analysis.
+ />+ />Tác giả. (Năm, tháng ngày). Tên website. Đường dẫn internet Mitchell, J.A.
(2017,

May


21).

How

and

when

to

reference.

Retrieved

from

.
+ Friedman, M. and Kuznets, S (1954), Incomefrom Independent
Professional Practice, New York:NBER,.
+ Rosen, Sherwin (1986), "The Theory of Equalizing Differences,"
Ashenfelter, O., and Layard, R., ed. Handbook of Labor Economics,
Amsterdam:North-Holland, , pp. 641- 692.
+ McConnell, Campbell R. and Brue, Stanley L (1995), Contemporary
Labor Economics, New York: McGraw-Hill, Inc.
+ Duncan, J. G., & Holmlund, B. (1983). Was Adam Smith right after all?
Another test of the theory of compensating wage differentials. Journal of Labor
Economics, 1, 366-379
+ Viscusi, W. K., & Moore, M. J. (1987). Workers’ compensation: Wage
effects, benefit inadequacies and the value of health losses. Review of Economics
and Statistics, 69, 249-261


11



×