BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG
TIN TỰ NGUYỆN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI
CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Luận án tiến sĩ kinh tế
Hà Nội, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG
TIN TỰ NGUYỆN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI
CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 934.03.01
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
Người hướng dẫn KH 1: PGS.TS. Đào Thị Thu Giang
TS. Tạ Quang Bình
Hà Nội, Năm 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận án tiến sĩ này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn,
rất nhiệt tình từ các thầy cơ giáo, các đồng nghiệp, và cả từ gia đình tơi.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Đào Thị Thu
Giang và TS. Tạ Quang Bình, hai thầy cơ hướng dẫn khoa học của tơi. Trong q
trình nghiên cứu, thầy cô đã luôn ở bên giúp tôi định hướng những bước đi tiếp theo
của mình, ln khích lệ và động viên và đưa cho tôi những lời khuyên quý báu
trong lúc tơi mất phương hướng trong q trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy Cơ khoa Kế tốnKiểm tốn Trường đại học Thương mại. Trong những buổi bảo vệ chuyên đề, các
thầy cơ đã có nhiều ý kiến đóng góp để tơi có thể hồn thiện được luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Viện đào tạo sau đại học Trường
ĐH Thương Mại đã nhiệt tình hỗ trợ tơi hồn thành các thủ tục nghiên cứu, bảo vệ
trong hơn 5 năm tôi làm nghiên cứu sinh tại trường.
Tơi chân thành cảm ơn Thầy Cơ Khoa Kế tốn - Kiểm toán đại học Ngoại
Thương đã tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ tôi trong các công việc chung ở Khoa
để tơi có thể tập trung hồn thành luận án này.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tơi xin cảm ơn gia đình, bố
mẹ, anh chị và bạn bè tôi, đặc biệt là cảm ơn chồng tơi đã ln khuyến khích, động
viên, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện luận án. Nếu khơng có sự sẻ chia, sát
cánh từ họ, chắc chắn con đường này sẽ cịn khó khăn hơn gấp bội
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe tất cả các thầy cơ, bạn
bè, và gia đình!
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Loan
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận án là công trình nghiên cứu riêng của tác giả với sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu, số liệu trong luận án được
tác giả khảo sát một cách trung thực và khách quan. Các nội dung kế thừa từ các
nghiên cứu trước đều được tác giả trích nguồn tham khảo. Kết quả luận án chưa
được công bố trong các nghiên cứu khác ngoại trừ một số dữ liệu và kết quả nghiên
cứu đã được công bố trong các cơng trình khoa học của chính tác giả.
Tác giả
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................................................9
1.1 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc công bố thông tin tự nguyện tới
giá trị doanh nghiệp trên thế giới.........................................................................9
1.1.1 Các nghiên cứu về công bố thông tin tự nguyện với giá trị doanh
nghiệp nói chung ................................................................................................9
1.1.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc công bố thông tin tự nguyện tới
chi phí vốn chủ sở hữu .....................................................................................11
1.1.3 Các nghiên cứu về các lợi ích khác của cơng bố thơng tin tự nguyện với
doanh nghiệp .....................................................................................................15
1.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc công bố thông tin tự nguyện tới
giá trị doanh nghiệp trên thế giới.......................................................................17
1.3 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN,
GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN
TỰ NGUYỆN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ................................................26
2.1 Những vấn đề chung về công bố thông tin tự nguyện ................................26
2.1.1. Khái niệm về công bố thông tin ra công chúng ....................................26
2.1.2. Khái niệm công bố thông tin tự nguyện ................................................28
2.1.3. Phân loại thông tin tự nguyện ...............................................................30
2.1.4 Các phương pháp đo lường chất lượng công bố thông tin tự nguyện ..34
2.2 Những vấn đề chung về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp ................38
2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp .........................................................................38
iv
2.2.2. Khái niệm giá trị doanh nghiệp .............................................................38
2.2.3. Các cách tiếp cận và một số phương pháp xác định giá trị nội tại của
doanh nghiệp .....................................................................................................43
2.3. Những vấn đề chung về chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp .........47
2.3.1 Khái niệm chi phí vốn chủ sở hữu ..........................................................48
2.3.2 Các cách tiếp cận nhằm ước tính chi phí vốn chủ sở hữu ....................50
2.4 Các lý thuyết giải thích ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến
giá trị doanh nghiệp.............................................................................................57
2.4.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ............................................................57
2.4.2 Lý thuyết rủi ro ước tính ........................................................................60
2.4.3 Lý thuyết chi phí liên quan ......................................................................61
2.4.4 Lý thuyết tín hiệu .....................................................................................63
2.4.5 Nhóm lý thuyết kinh tế chính trị .............................................................64
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................69
3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................69
3.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu ............................................71
3.2.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .............................................................71
3.2.2 Xây dựng mơ hình hồi quy ......................................................................76
3.2.3 Đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu .......................................78
3.2.4 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ..................................................................88
3.2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ..............................................................91
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BỐ
THÔNG TIN TỰ NGUYỆN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC
CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHỐN VIỆT NAM ..............................................................................................92
4.1 Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam và các cơng ty phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................92
4.1.1 Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................92
v
4.1.2 Giới thiệu về các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. ...............................................................................................95
4.2 Thực trạng công bố thông tin tự nguyện tại các công ty phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 96
4.2.1 Thực trạng công bố thơng tin tự nguyện nói chung tại các cơng ty phi
tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn 20172020 ...................................................................................................................96
4.2.2 Thực trạng công bố thông tin tự nguyện của các công ty phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam theo loại thông tin ...........103
4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cơng bố thơng tin tự nguyện đến chi
phí vốn chủ sở hữu của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam .....................................................................................112
4.3.1 Thống kê mơ tả dữ liệu nghiên cứu và phân tích tương quan giữa các
biến ..................................................................................................................112
4.3.2 Kết quả phân tích hồi quy và các kiểm định cần thiết .........................115
4.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá
trị thị trường của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam .................................................................................................118
4.4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu và phân tích tương quan giữa các
biến ..................................................................................................................118
4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy và các kiểm định cần thiết .........................120
CHƯƠNG 5: CÁC KẾT LUẬN, MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM HỒN THIỆN VIỆC CƠNG BỐ THƠNG TIN TỰ NGUYỆN CỦA
CÁC CƠNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN VIỆT NAM NĨI RIÊNG VÀ CÁC CƠNG TY ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM NÓI CHUNG ....................................................................123
5.1 Các kết luận rút ra từ nghiên cứu ..............................................................123
5.2.1 Thực trạng công bố thông tin tự nguyện tại các cơng ty phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..........................................123
vi
5.2.2 Ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp
tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam
.........................................................................................................................126
5.2 Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện việc công bố thông tin
tự nguyện của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam nói riêng và các cơng ty đại chúng Việt Nam nói chung ...129
5.2.1 Các khuyến nghị và giải pháp đối với các cơng ty phi tài chính niêm yết
nói riêng và cơng ty đại chúng nói chung .....................................................129
5.2.2 Các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước.....................135
5.3 Một số hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương
lai .........................................................................................................................141
KẾT LUẬN ............................................................................................................144
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................147
PHỤ LỤC ...............................................................................................................155
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện
nói chung đến giá trị doanh nghiệp nói chung ..........................................................21
Bảng 1.2: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện
nói chung đến chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp .........................................22
Bảng 2.1: Tóm tắt các thước đo chi phí vốn chủ sử dụng trong các nghiên cứu trước
...................................................................................................................................53
Bảng 3.1: Bộ tiêu chí CBTT tự nguyện mới sử dụng trong bài nghiên cứu .............83
Bảng 3.2: Bảng tóm tắt về các biến sử dụng trong mơ hình (1) - ảnh hưởng của
CBTT tự nguyện đến chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ..............................87
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt về các biến sử dụng trong mơ hình (2) - ảnh hưởng của
CBTT tự nguyện đến giá trị thị trường của doanh nghiệp ........................................88
Bảng 3.4: Phân loại doanh nghiệp theo ngành ..........................................................90
Bảng 4.1: Quy mô thị trường cổ phiếu Việt Nam .....................................................93
Bảng 4.2: Điều kiện niêm yết trên sàn HOSE và HNX quy định tại nghị định
58/2012/NĐ-CP.........................................................................................................94
Bảng 4.3: Số lượng cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam tại ngày
31/12/2020.................................................................................................................95
Bảng 4.4: Phân ngành công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam tại ngày
31/12/2020.................................................................................................................96
Bảng 4.5: Mức độ CBTT tự nguyện trung bình của các cơng ty phi tài chính niêm
yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2017-2020 ........................................................97
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định T-test trung bình hai mẫu ...........................................99
Bảng 4.7: Phân loại mức độ CBTT tự nguyện theo ngành .....................................100
Bảng 4.8: Mức độ CBTT tự nguyện trung bình theo loại thơng tin tại các cơng ty
phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2017-2020 ........................101
Bảng 4.9: Mức độ CBTT của từng mục thông tin chiến lược và thông tin chung về
doanh nghiệp của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 20172020 .........................................................................................................................103
Bảng 4.10: Mức độ CBTT của từng mục thơng tin tài chính và thị trường vốn của
các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 ................105
Bảng 4.11: Mức độ CBTT của từng mục thơng tin mang tính tương lai của các
CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 ......................108
viii
Bảng 4.12: Mức độ CBTT của từng mục thông tin xã hội của các CTPTC niêm yết
trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 ...................................................110
Bảng 4.13: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu trong mơ hình với biến phụ thuộc
REaston .......................................................................................................................113
Bảng 4.14: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu trong mơ hình với biến phụ thuộc
REBO .........................................................................................................................113
Bảng 4.15: Hệ số tương quan giữa các biến trong mẫu nghiên cứu với biến phụ
thuộc REaston .............................................................................................................114
Bảng 4.16: Hệ số tương quan giữa các biến trong mẫu nghiên cứu với biến phụ
thuộc REBO ...............................................................................................................114
Bảng 4.17: Kết quả ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến chi phí vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) .............................115
Bảng 4.18: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu trong mơ hình với lợi nhuận bất
thường được ước tính dựa trên REBO .......................................................................118
Bảng 4.19: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu trong mơ hình với lợi nhuận bất
thường được ước tính dựa trên REaston .....................................................................118
Bảng 4.20: Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình với lợi nhuận bất thường
được ước tính dựa trên REBO ...................................................................................119
Bảng 4.21: Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình với lợi nhuận bất thường
được ước tính dựa trên REaston .................................................................................119
Bảng 4.22: Tóm tắt kết quả hồi quy ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị thị
trường của doanh nghiệp theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) ...........120
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến chi
phí vốn của sở hữu của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 20172020 .........................................................................................................................127
Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị
thị trường của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2017-2020 ..127
Sơ đồ 3.1: Quy trình các bước nghiên cứu................................................................69
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải
BCTC
Báo cáo tài chính
BCTN
Báo cáo thường niên
CBTT
Cơng bố thơng tin
CTPTC
Cơng ty phi tài chính
CTĐCQML
Cơng ty đại chúng quy mơ lớn
HNX
Ha Noi stock exchange – Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE
Ho Chi Minh stock exchange – Sở giao dịch chứng khốn Hồ
Chí Minh
IFRS
International financial reporting standard – Chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế
KQKD
Kết quả kinh doanh
PTBV
Phát triển bền vững
SGDCK
TTCK
UBCKNN
UPCOM
Sở giao dịch chứng khoán
Thị trường chứng khoán
Uỷ ban chứng khoán nhà nước
Sàn giao dịch UPCOM – Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng bố thông tin tự nguyện là việc doanh nghiệp công bố các thơng tin bao
gồm cả thơng tin kế tốn và các thông tin khác mà các thông tin này không bắt buộc
phải công bố theo các quy định của pháp luật, chế độ kế toán, quy định của tổ chức
niêm yết, trong BCTC và trên các phương tiện truyền thông. Đây là một xu hướng
nghiên cứu phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực kế tốn. Có một vài nhân tố đóng
vai trị quan trọng thúc đẩy việc nghiên cứu này. Có thể kể đến như sự phát triển
của phương tiện truyền thông, nhu cầu ngày càng cao của các bên liên quan về
nguồn thông tin minh bạch, đáng tin cậy của doanh nghiệp và tập quán điều hành
doanh nghiệp (Uyar và Kilic, 2012).
Lợi ích lớn nhất của việc cơng bố thông tin tự nguyện đối với doanh nghiệp
là khi công bố thông tin một cách minh bạch, rõ ràng và thường xuyên, doanh
nghiệp sẽ tạo được niềm tin với nhà đầu tư, từ đó giúp doanh nghiệp huy động được
vốn dễ dàng hơn, với chi phí rẻ hơn. Việc cơng bố thơng tin tự ngun sẽ làm giảm
tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, phù hợp với lý
thuyết về chi phí ủy nhiệm được đưa ra bởi Jensen và Meckling (1976). Rất nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc công bố thông tin này sẽ làm giảm chi phí vốn cho
doanh nghiệp (Francis và cộng sự, 2005; Hail, 2002; Dhaliwal và cộng sự, 2011) và
làm tăng giá trị công ty (Charumathi và Ramesh, 2020; Al-Akraa và Ali, 2012).
Để nâng cao chất lượng CBTT hướng tới minh bạch hóa thơng tin trên thị
trường chứng khoán, những năm vừa qua, các cơ quan quản lý Việt Nam đã thực
hiện nhiều biện pháp nhằm minh bạch hóa thơng tin trên TTCK như: xiết chặt và
điều chỉnh các quy định pháp lý về CBTT; thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng quản trị công ty, từ đó tạo mơi trường thúc đẩy việc minh bạch hóa
thơng tin của các CTNY; tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của nhà
quản lý về tầm quan trọng của việc xây dựng một môi trường tài chính minh bạch…
Tuy nhiên, có một thực tế là chất lượng CBTT tự nguyện tại Việt Nam vẫn còn thấp
2
cả về số lượng và chất lượng. Ví dụ như, theo kết quả đánh giá của Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội báo cáo trong Hội nghị Doanh nghiệp thường niên 2020, điểm
trung bình cơng bố các thơng tin mang tính thơng lệ của các CTĐCQML niêm yết
trên HNX chỉ đạt 33,75%1. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thanh Loan và cộng sự
(2020) đã chỉ ra rằng dự báo KQKD của các cơng ty phi tài chính niêm yết Việt
Nam2 có chất lượng thấp, thiếu chính xác và thường quá lạc quan. Sở dĩ chất lượng
CBTT tự nguyện tại Việt Nam cịn thấp có thể là do các nhà quản lý chưa nhận thức
được đầy đủ các lợi ích mà việc CBTT tự nguyện mang lại cho doanh nghiệp.
Việc chứng minh lợi ích của việc CBTT tự nguyện mang lại cho doanh
nghiệp là rất quan trọng. Thứ nhất, khi các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích của
CBTT tự nguyện, họ sẽ điều chỉnh hành vi của mình, cơng bố các thơng tin có chất
lượng tốt một cách kịp thời hơn, từ đó góp phần minh bạch hố thơng tin trên thị
trường tài chính. Thứ hai, trong mơi trường thơng tin minh bạch đó, các nhà đầu tư
và các bên liên quan có thể yên tâm, ra quyết định đầu tư một cách khôn ngoan và
điều này tác động đến mức độ hoạt động hiệu quả của thị trường vốn. Thứ ba, khi
hiểu rõ lợi ích của CBTT tự nguyện đối với doanh nghiệp nói riêng và thị trường tài
chính nói chung, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có thêm căn cứ để điều chỉnh,
đưa ra các biện pháp khích lệ, hướng dẫn nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện chất
lượng CBTT tự nguyện hơn nữa.
Mặc dù tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về chủ đề ảnh hưởng của
CBTT tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp song những nghiên cứu này còn rất nhiều
hạn chế. Cụ thể là: (1) các kết quả nghiên cứu còn chưa nhất qn, có những nghiên
cứu chỉ ra tác động tích cực của CBTT tự nguyện lên giá trị doanh nghiệp (Nguyen,
D. V., & Nguyen, L. T. N., 2017), có những nghiên cứu lại chứng minh CBTT tự
nguyện nói chung khơng có mối quan hệ đáng kể với giá trị doanh nghiệp (Binh, Ta
Quang, 2014). (2) Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía cạnh của giá
1
/>2
Thơng tin dự báo KQKD của nhà quản lý là một thông tin mang tính tự nguyện cao bởi sự chính xác của dự
báo phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, trình độ và cả phán đoán chủ quan của nhà quản lý (Nguyễn Thị
Thanh Loan và cộng sự, 2020)
3
trị doanh nghiệp như chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí vốn bình qn, năng lực cạnh
tranh… chính vì vậy lý luận chung về chủ đề này vẫn còn chưa được hệ thống hoá
một cách đầy đủ. (3) Các thước đo sử dụng trong các nghiên cứu trước về CBTT tự
nguyện và giá trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế hoặc cần điều chỉnh để phù hợp
với bối cảnh hiện nay tại Việt Nam.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố
thông tin tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các cơng ty phi tài chính niêm
yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý
luận và thực tiễn. Luận án sẽ góp phần hệ thống hố lại một cách đầy đủ hơn lý luận
chung về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp, sử dụng thước
đo mới về CBTT tự nguyện và giá trị doanh nghiệp để cung cấp thêm bằng chứng,
kiểm định lại các kết quả nghiên cứu trước và trả lời câu hỏi thực tiễn quan trọng
đối với doanh nghiệp và các cơ quan quản lý: việc CBTT tự nguyện có làm gia tăng
giá trị doanh nghiệp hay không?
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của việc CBTT tự nguyện đến
giá trị doanh nghiệp tại các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó đưa ra
một số khuyến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện việc CBTT tự nguyện của các
CTPTC niêm yết nói riêng và của các cơng ty đại chúng Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ mục tiêu chung đã nêu, luận án xây dựng các mục tiêu cụ thể
như sau:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở lý luận về CBTT tự nguyện và giá trị doanh nghiệp
bao gồm các khái niệm, các loại thông tin tự nguyện, các chỉ tiêu đánh giá… luận
án sẽ phân tích thực trạng hoạt động CBTT tự nguyện tại các CTPTC niêm yết trên
TTCK Việt Nam theo ngành nghề kinh doanh và theo từng loại thông tin.
Thứ hai, dựa trên các nghiên cứu trước, sau khi xác định mơ hình nghiên cứu
và thu thập các số liệu cần thiết, luận án tiến hành phân tích ảnh hưởng của CBTT
4
tự nguyện đến giá trị doanh nghiệp của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm hồn thiện việc
CBTT tự nguyện, từ đó góp phần làm gia tăng giá trị cho các CTPTC niêm yết nói
riêng và cho các cơng ty đại chúng Việt Nam nói chung. Ngoài ra, luận án cũng đưa
ra một số gợi ý về các hướng nghiên cứu có liên quan trong tương lai.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần làm rõ những câu hỏi
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Câu hỏi 1: Các cơng trình nghiên cứu trước đã trình bày, luận giải về các lý
thuyết chung về CBTT tự nguyện, giá trị doanh nghiệp và ảnh hưởng của CBTT tự
nguyện đến giá trị doanh nghiệp như thế nào?
- Câu hỏi 2: Thực trạng hoạt động CBTT tự nguyện của các CTPTC niêm yết
trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
- Câu hỏi 3: CBTT tự nguyện có tác động đến giá trị doanh nghiệp tại các
CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam như thế nào?
- Câu hỏi 4: Các kiến nghị, giải pháp đối với các CTPTC niêm yết trên
TTCK Việt Nam nói riêng và các cơng ty đại chúng Việt Nam nói chung, kiến
nghị đối với các cơ quan quản lý Việt Nam nhằm hoàn thiện việc CBTT tự
nguyện của các cơng ty này là gì?
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án thu thập dữ liệu thứ cấp từ BCTN của các CTPTC niêm yết trên
Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch
chứng khốn Hà Nội (HNX) để đo lường mức độ CBTT tự nguyện của các công
ty này. Các báo cáo thường niên được thu thập thủ công từ website của Stoxplus
hoặc từ website của các công ty.
Dữ liệu về dự báo kết quả kinh doanh của nhà phân tích được tải từ cơ sở
dữ liệu I/E/B/S của Thompson reuters. Bên cạnh đó, các dữ liệu tài chính khác
5
như tổng tài sản, tổng nợ phải trả, eps, giá trị sổ sách của một cổ phần, giá đóng
cửa điều chỉnh của cổ phiếu,… được cung cấp bởi công ty dịch vụ tài chính Fiin
Group.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng nhằm phân tích dữ liệu thu thập được. Cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê, mơ tả
Sau khi hệ thống hóa lại các vấn đề liên quan, dựa trên các dữ liệu và
thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả sẽ sử dụng phương
pháp thống kê, mô tả để đưa ra những đánh giá về thực trạng CBTT tự nguyện
của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2017- 2020.
Phương pháp phân tích hồi quy
Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến giá trị doanh
nghiệp của các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam dưới hai khía cạnh: ảnh
hưởng của CBTT tự nguyện đến chi phí vốn chủ sở hữu và đến giá trị thị trường
của các doanh nghiệp nghiên cứu. Trong cả hai mơ hình nghiên cứu này, tác giả
đều sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square
- OLS) để xử lý dữ liệu bởi dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng không cân và
phương pháp OLS là phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều trong các
nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của CBTT tự nguyện tới giá trị doanh
nghiệp. Việc xử lý dữ liệu được thực hiện trên phần mềm kinh tế lượng STATA.
Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra các kết luận nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của CBTT tự nguyện tới
giá trị doanh nghiệp tại các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian
6
Nghiên cứu tập trung vào các CTPTC niêm yết trên TTCK Việt Nam
trước ngày 31/12/2016 và tiếp tục niêm yết trong giai đoạn 4 năm 2017-2020. Sở
dĩ luận án lựa chọn nghiên cứu tại các CTPTC niêm yết bởi vì đây là nhóm cơng
ty chiếm tỷ lệ lớn (khoảng hơn 80%) trong tổng số các CTNY trên TTCK Việt
Nam. Nhóm công ty này tạo ra của cải, vật chất cho xã hội và đóng vai trị nịng
cốt thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh
doanh của các công ty phi tài chính hồn tồn khác so với hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp tài chính hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng,
bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ tài chính, đầu tư chứng khốn/phi chứng khốn.
Đối tượng kinh doanh của cơng ty phi tài chính là hàng hố, dịch vụ thơng
thường, trong khi đó đối tượng kinh doanh của cơng ty tài chính là hàng hố,
dịch vụ đặc biệt như: tiền, chứng khốn và dịch vụ tài chính. Từ sự khác biệt về
đối tượng kinh doanh dẫn đến những thông tin cả bắt buộc và tự nguyện mà các
nhà đầu tư, các đơn vị cho vay và các bên liên quan cần nắm được về doanh
nghiệp tài chính và phi tài chính cũng có nhiều điểm khác biệt. Do đó, để đánh
giá chính xác hơn thực trạng CBTT tự nguyện, mối quan hệ giữa CBTT tự
nguyện với giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam, luận án sẽ tập
trung vào nghiên cứu điển hình tại các cơng ty phi tài chính.
Về mặt thời gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định trong các công ty phi tài
chính niêm yết trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2017-2020.
Sở dĩ chuyên đề lựa chọn giai đoạn nghiên cứu là khoảng thời gian 4 năm từ
2017-2020 là do trước năm 2017, các cơ quan quản lý Việt Nam đã ban hành
nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng CBTT của các doanh nghiệp đại
chúng như: ban hành các thông tư hướng dẫn việc CBTT trên TTCK, ban hành
các văn bản hướng dẫn về Quản trị Cơng ty, tổ chức các cuộc thi, bình chọn về
CBTT…. Giai đoạn 2017-2020 là giai đoạn mà các chính sách này đã phát huy
hiệu lực, do vậy chất lượng CBTT nói chung và CBTT tự nguyện nói riêng sẽ có
nhiều khác biệt hơn so với giai đoạn 2016 trở về trước.
7
Về mặt phạm vi nội dung
Tác giả chỉ phân tích ảnh hưởng của CBTT tự nguyện nói chung đến giá
trị doanh nghiệp, mà khơng tập trung đi sâu vào tìm hiểu ảnh hưởng của từng
loại thông tin tự nguyện tới giá trị doanh nghiệp.
5. Các đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận
Thứ nhất, Luận án là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam hệ thống lại đầy đủ
lý thuyết về CBTT tự nguyện, giá trị doanh nghiệp và các lý thuyết giải thích
mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và giá trị doanh nghiệp.
Thứ hai, dựa trên các nghiên cứu trước, sau khi phân tích các quy định
pháp lý hiện hành và tập quán CBTT của một số CTPTC niêm yết điển hình,
Luận án đã xây dựng lại danh mục các tiêu chí CBTT tự nguyện mới, phù hợp
hơn với bối cảnh nền kinh tế, quy định pháp lý… trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, Luận án cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt
Nam ước tính chi phí vốn chủ sở hữu ngầm định dựa trên dự báo KQKD của nhà
phân tích. Chi phí vốn chủ sở hữu ước lượng theo phương pháp này đã được
chứng minh là ưu việt hơn so với khi ước lượng chi phí vốn theo tỷ suất lợi
nhuận thực tế trong quá khứ và khắc phục được hạn chế của mơ hình CAPM khi
khơng xét đến vai trị của thơng tin (Botosan, 1997).
Những đóng góp mới của luận án về mặt thực tiễn
Thứ nhất, dựa trên danh mục các tiêu chí CBTT tự nguyện đã xây dựng,
luận án đã nghiên cứu thực trạng CBTT tự nguyện của các CTPTC niêm yết trên
TTCK Việt Nam, từ đó giúp người đọc thấy hiểu rõ hơn về chất lượng CBTT tự
nguyện của các CTPTC niêm yết Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu một lần
nữa khẳng định chất lượng CBTT tự nguyện của các CTPTC niêm yết trên TTCK
Việt Nam vẫn còn thấp và cần cải thiện hơn nữa ở nhiều điểm.
Thứ hai, Luận án đã cung cấp thêm bằng chứng chứng minh lợi ích kinh tế
của việc CBTT tự nguyện tới giá trị thị trường của doanh nghiệp và tới giá trị nội
tại của doanh nghiệp thơng qua ảnh hưởng tới chi phí vốn chủ sở hữu của doanh
8
nghiệp tại một thị trường đang phát triển như Việt Nam. Bằng chứng này sẽ giúp
điều chỉnh lại nhận thức và hành vi của các nhà quản lý của các CTPTC niêm yết
trên TTCK Việt Nam nói riêng và các cơng ty đại chúng Việt Nam nói chung đối
với việc CBTT tự nguyện.
Thứ ba, dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra một số khuyến
nghị cụ thể đối với các công ty niêm yết và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm
góp phần nâng cao chất lượng CBTT tự nguyện, giảm chi phí vốn chủ sở hữu và
gia tăng giá trị doanh nghiệp của các CTPTC niêm yết trên TTCK nói riêng và
của các cơng ty đại chúng Việt Nam nói chung.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, Luận án được kết cấu gồm 5
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên
cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về công bố thông tin tự nguyện, giá trị doanh
nghiệp và ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến giá trị doanh
nghiệp
Chương 3: Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của công bố thông tin tự
nguyện đến giá trị doanh nghiệp tại các cơng ty phi tài chính niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 5: Các kết luận, một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hồn
thiện việc cơng bố thơng tin tự nguyện của các cơng ty phi tài chính niêm
yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam nói riêng và các cơng ty đại
chúng Việt Nam nói chung
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc công bố thông tin tự nguyện
tới giá trị doanh nghiệp trên thế giới
1.1.1 Các nghiên cứu về công bố thơng tin tự nguyện với giá trị doanh
nghiệp nói chung
"Hassan và các cộng sự (2009) xem xét ảnh hưởng của CBTT bắt buộc,
CBTT tự nguyện được thực hiện trên mẫu gồm 80 cơng ty phi tài chính niêm yết
trên TTCK Ai cập trong giai đoạn"1995-2002."Sở dĩ các tác giả xem xét mức độ
CBTT bắt buộc là do việc không tuân thủ quy định về CBTT của các công ty niêm
yết Ai cập"là rất phổ biến."Sử dụng phương pháp pooled generalized least squares
(GLS) với sai số chuẩn có điều chỉnh, kết quả nghiên cứu trái ngược với dự báo của
phần lớn lí thuyết"tài chính. Sau khi kiểm sốt các yếu tố quy mơ doanh nghiệp, khả
năng sinh lời, địn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng, ngành kinh tế, kết quả cho thấy
tồn tại một mối quan hệ nghịch chiều đáng kể giữa CBTT bắt buộc với giá trị doanh
nghiệp, trong khi đó CBTT tự nguyện có mối quan hệ thuận chiều nhưng không
đáng kể với giá trị doanh nghiệp. Các tác giả lý giải điều này là do mối quan hệ giữa
CBTT với giá trị doanh nghiệp là mối quan hệ phức tạp, và ở Ai Cập, chi phí của
việc CBTT cao hơn so với những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.
Dựa trên lý thuyết tín hiệu, Uyar và Kilic (2012) xem xét ảnh hưởng của việc
CBTT tự nguyện tới giá trị thị trường của doanh nghiệp, với mẫu nghiên cứu là 129
công ty sản xuất trên thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010. Giá trị doanh
nghiệp được các tác giả đo lường qua 4 biến: giá trị thị trường của cổ phiếu ở thời
điểm cuối năm và 6 tháng sau, logarit tự nhiên của chỉ số giá trị thị trường so với
giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối năm và sáu tháng sau. Kết quả
thu được là khơng đồng nhất, mức độ CBTT tự nguyện có tác động tích cực đáng kể
đến giá trị thị trường hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhưng không ảnh
10
hưởng đáng kể đến chỉ số giá trị thị trường so với giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu.
Wang, Ali và Al-Akra (2013) trong bài nghiên cứu với tiêu đề “Value
relevance of voluntary disclosure and the global financial crisis: evidence from
China”, tạm dịch là “sự phù hợp của CBTT tự nguyện và khủng hồng tài chính
tồn cầu: bằng chứng từ Trung Quốc”, đã tìm hiểu tác động điều tiết của khủng
hoảng tài chính tồn câu đến mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và giá trị doanh
nghiệp. Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất 2 giai đoạn (2SLS) với mẫu
nghiên cứu là 714 quan sát của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán
Thượng Hải và Thâm Quyến trong giai đoạn 2005-2009. Kết quả hồi quy cho thấy
việc CBTT không những không tạo ra giá trị cho các cơng ty Trung Quốc mà cịn
làm giảm giá trị của những doanh nghiệp CBTT ở trong cả thời điểm khủng hoảng
tài chính và khơng khủng hoảng. Mối quan hệ này càng mạnh ở các doanh nghiệp
có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao. Các tác giả lý giải rằng, điều này là do các chi phí của
việc CBTT cao hơn lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.
Assidi (2020) xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện và quản trị công ty
đến giá trị doanh nghiệp trong bối cảnh có sự thay đổi về mặt pháp lý ở Pháp. Dựa
trên dữ liệu 1001 quan sát là các CTNY Pháp thuộc danh mục SBF 120 từ 2006 đến
2016, bằng phương pháp GMM, tác giả đã chỉ ra rằng CBTT tự nguyện có tác động
tích cực đến giá trị doanh nghiệp. Hơn nữa, thay đổi về mặt pháp lý làm gia tăng lợi
ích cho doanh nghiệp thơng qua việc nâng cao chất lượng hệ thống quản trị doanh
nghiệp.
Charumathi và Ramesh (2020) nghiên cứu tác động của CBTT tự nguyện lên
giá trị doanh nghiệp sử dụng mẫu nghiên cứu là các CTNY Ấn Độ thuộc danh mục
chỉ số BSE 100 trong giai đoạn 5 năm từ 2010-2014. Kết quả hồi quy FEM cho thấy
CBTT tự nguyện có mối quan hệ thuận chiều với giá trị doanh nghiệp, được đo
lường bằng chỉ số TobinQ, chỉ số giá thị trường/giá trị sổ sách (P/B ratio) và giá trị
doanh nghiệp. Song khi xem xét ảnh hưởng của từng loại thông tin tên giá trị doanh
nghiệp kết quả thu được rất khác nhau. Chỉ có thơng tin chung và thơng tin chiến
11
lược có tác động tích cực đến chỉ số TobinQ ở mức ý nghĩa 90%, trong khi đó thơng
tin PTBV có tác động tiêu cực đến chỉ số TobinQ ở mức 95%. Trong khi đó các loại
thơng tin khác khơng có tác động đáng kể đến giá trị doanh nghiệp.
Khác với các nghiên cứu trên, chỉ tập trung vào CBTT mơi trường tự
nguyện, Clarkson và cộng sự (2013) tìm thấy bằng chứng chứng minh tác động tích
cực của CBTT mơi trường tự nguyện lên giá trị doanh nghiệp ngay cả khi đã kiểm
sốt hiệu quả thực thi mơi trường. Các tác giả lí giải mối quan hệ này dựa trên lý
thuyết tín hiệu được đề cập tới trong nghiên cứu của Clarkson và cộng sự (2008).
Cụ thể là, các doanh nghiệp thực thi môi trường tốt sẽ không phải gánh chịu những
nghĩa vụ môi trường tiềm tàng trong tương lai và được hưởng các lợi thế cạnh tranh
do việc cải tiến quy trình SXKD và khác biệt hố sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí kinh doanh và có được lợi thế thương mại xanh. Nhà đầu tư không
thể phân loại được doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp khơng CBTT mơi trường tự
nguyện. Do đó, việc CBTT mơi trường tự nguyện của doanh nghiệp sẽ gửi tín hiệu
phù hợp, giúp thị trường đánh giá đúng giá trị của doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử
dụng phương pháp hồi quy OLS và được thực hiện trên mẫu gồm 195 quan sát của
các công ty đại chúng Mỹ thuộc 5 ngành kinh tế gây ô nhiễm môi trường trong 2
năm 2003 và 2006.
Vận dụng lý thuyết tín hiệu để giải thích ảnh hưởng của CBTT online về quá
trình chuyển đổi số đến giá trị doanh nghiệp, Salvi và cộng sự (2020) đã chứng
minh tác động tích cực của CBTT online về quá trình chuyển đổi số đến giá trị của
doanh nghiệp được đo lường bằng chỉ số TobinQ. Nghiên cứu này sử dụng phương
pháp hồi quy OLS và được thực hiện trên mẫu gồm 114 công ty niêm yết ở nhiều
quốc gia trong năm 2018.
1.1.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc cơng bố thơng tin tự nguyện
tới chi phí vốn chủ sở hữu
Mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện tới chi phí vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp thường được lý giải thông qua lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết
12
rủi ro ước tính. Diamond và Verrecchia (1991) nói rằng CBTT làm giảm thơng tin
bất cân xứng từ đó làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, tăng nhu cầu của các
nhà đầu tư lớn từ đó làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, trước khi ra
quyết định đầu tư, những nhà đầu tư khôn ngoan (rational investor) cần phải xem
xét lợi suất kỳ vọng thu được từ tài sản và rủi ro đầu tư liên quan. Rủi ro đầu tư đó
bao gồm cả rủi ro thơng tin khơng chắc chắn (hay cịn gọi là rủi ro ước tính). Việc
cải thiện mức độ CBTT có thể làm giảm rủi ro ước tính khơng thể đa dạng hóa của
nhà đầu tư, giảm beta từ đó làm giảm chi phí vốn của doanh nghiệp (Barry và
Brown, 1985; Coles và cộng sự, 1995).
Căn cứ trên 2 lý thuyết trên, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến
hành ở các quốc gia để xem xét ảnh hưởng của CBTT tự nguyện lên giá trị doanh
nghiệp. Một số những nghiên cứu nổi bật về chủ đề này là:
Sử dụng mẫu nghiên cứu là 122 doanh nghiệp sản xuất năm 1990, kết quả
hồi quy OLS của Botosan (1997) cho thấy mức độ CBTT tự nguyện của các doanh
nghiệp khơng có tác động đáng kể đến chi phí vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi phân
tích thêm, tác giả thấy rằng với những doanh nghiệp có ít nhà phân tích theo dõi,
CBTT làm giảm chi phí vốn chủ của doanh nghiệp, trong khi ảnh hưởng này đối với
nhóm doanh nghiệp có nhiều nhà phân tích theo dõi là khơng đáng kể. Botosan
(1997) giải thích rằng kết quả này có thể là do doanh nghiệp có nhiều phương tiện
để CBTT tự nguyện: qua báo cáo thường niên, họp báo, website, … Do đó việc
CBTT tự nguyện trên báo cáo thường niên có thể là không phản ánh hết mức độ
CBTT tự nguyện của doanh nghiệp và không quá quan trọng với những doanh
nghiệp có nhiều nhà phân tích theo dõi (doanh nghiệp có môi trường thông tin tốt).
Trong nghiên cứu này Botosan (1997) sử dụng phương pháp chỉ số công bố để đo
lường mức độ CBTT tự nguyện, sau đó sử dụng thơng tin này để tính tốn tỷ lệ thứ
hạng CBTT tự nguyện của doanh nghiệp. Để đo lường chi phí vốn chủ sở hữu
Botosan sử dụng mơ hình định giá dựa trên kế toán phát triển bởi Edwards và Bell
(1961), Ohlson (1995) và Feltham và Ohlson (1995) (mơ hình định giá EBO).
13
Francis và cộng sự (2004) lại xem xét mối quan hệ phức tạp giữa chất lượng
lợi nhuận, CBTT tự nguyện và chi phí vốn của doanh nghiệp. CBTT tự nguyện
được đo lường theo phương pháp chỉ số công bố dựa trên báo cáo thường niên và
mẫu 10-K của 677 doanh nghiệp Mỹ trong năm 2001. Chi phí vốn chủ sở hữu được
ước tính dựa trên dữ liệu dự báo của các nhà phân tích về giá mục tiêu, cổ tức và tỷ
lệ tăng cổ tức do Value Line cung cấp. Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS cho
thấy, doanh nghiệp có chất lượng lợi nhuận tốt thì CBTT tự nguyện nhiều và ngược
lại. Khi không xét đến chất lượng lợi nhuận thì CBTT có mối quan hệ nghịch chiều
với chi phí vốn chủ sở hữu, nhưng khi bổ xung biến chất lượng lợi nhuận thì tác
động tích cực của CBTT đến chi phí vốn chủ sở hữu giảm đáng kể hoặc biến mất
(tùy vào thước đo chi phí vốn). Francis và các cộng sự (2004) lí giải sở dĩ có điều
này là do chất lượng lợi nhuận (thơng tin) vừa có tác động lên CBTT tự nguyện,
vừa có tác động đến chi phí vốn chủ sở hữu, do đó nếu bỏ qua biến này kết quả
khơng cịn chính xác.
Khơng chỉ giới hạn phạm vi ở một quốc gia như những nghiên cứu trước,
nghiên cứu của Francis và cộng sự (2005) sử dụng mẫu gồm 672 quan sát doanh
nghiệp – năm của 484 doanh nghiệp ngành sản xuất từ 34 quốc gia trong thời gian 2
năm 1993 và 1995. Sử dụng phương pháp hồi quy OLS và kiểm chứng lại bằng
phương pháp 2SLS, các tác giả kết luận rằng doanh nghiệp càng phụ thuộc vào tài
trợ bên ngồi nhiều thì càng CBTT nhiều, và việc CBTT nhiều làm giảm cả chi phí
vốn chủ và vốn vay. CBTT tự nguyện có mối quan hệ âm, đáng kể ở mức 5% với
chi phí vốn vay và có mối quan hệ âm đáng kể ở mức 10% với chi phí vốn chủ sở
hữu. Hơn nữa, điều ngạc nhiên là ảnh hưởng tích cực của CBTT tự nguyện đến chi
phí vốn ko bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về đặc điểm quốc gia về hệ thống pháp lý
hay tài chính, hay CBTT tự nguyện làm giảm chi phí vốn trên tồn thế giới.
Bài nghiên cứu của Hail (2002) với tiêu đề “the impact of voluntary
corporation disclosures on the ex-ante cost of capital for Swiss Firms”, tạm dịch là
“Ảnh hưởng của việc CBTT tự nguyện của doanh nghiệp đến chi phí vốn kì vọng
của các doanh nghiệp Switzerland”. Sử dụng mơ hình định giá thu nhập thặng dư
14
(residual income valuation model) để ước tính chi phí vốn kì vọng, tác giả chỉ ra
rằng tỷ lệ xếp hạng CBTT tự nguyện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch đáng kể với chi
phí vốn chủ ước tính. Hay cụ thể, tại Switzerland, những doanh nghiệp CBTT nhiều
có chi phí vốn thấp hơn 1.8%-2.4% so với các doanh nghiệp khác. Kết quả này là
vững ngay cả khi đã kiểm soát yếu tố rủi ro hệ thống, rủi ro tài chính và quy mô
doanh nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện trên mẫu gồm 73 cơng ty phi tài
chính Switzerland năm 1998, sử dụng cả hai phương pháp OLS và 2SLS.
Bài viết của Botosan và plumlee năm 2000 với tiêu đề “Disclosure level and
expected cost of equity capital: An examination of analysts’ rankings of corporate
disclosure”, tạm dịch là “mức độ CBTT và chi phí vốn chủ sở hữu kì vọng: nghiên
cứu xếp hạng của nhà phân tích về việc CBTT của doanh nghiệp”. Trong bài viết
này Botosan và Plumlee đã sử dụng 4 thước đo chi phí vốn chủ sở hữu và 3 thước
đo CBTT đánh giá bởi AIMR (CBTT trên báo cáo thường niên và các thông tin bắt
buộc khác; CBTT hàng quý và các thông tin không bắt buộc khác, và CBTT qua các
kênh khác). Mẫu nghiên cứu gồm 3.620 quan sát đại diện cho 43 ngành trong thời
gian 11 năm từ 1986-1996. Kết quả nghiên cứu của họ rất khác biệt khi sử dụng các
thước đo chi phí vốn chủ và thước đo CBTT khác nhau. Nếu đo lường chất lượng
CBTT tổng hợp, kết quả thu được là rất ngạc nhiên và trái ngược với dự đoán của lí
thuyết. Hệ số hồi quy của biến CBTT tổng hợp mang dấu dương một cách đáng kể
và có hệ thống khi sử dụng các thước đo chi phí vốn khác nhau. Botosan và Plumlee
lí giải rằng sở dĩ có điều này là do các khía cạnh CBTT khác nhau có ảnh hưởng
khác nhau tới chi phí vốn chủ. Cụ thể là, chi phí vốn chủ sở hữu giảm khi CBTT
trên BCTN tăng, chênh lệch là khoảng 0.5% sau khi kiểm sốt beta và kích cỡ
doanh nghiệp. Nhưng CBTT q và các thơng tin khơng bắt buộc khác lại có mối
quan hệ thuận chiều với chi phí vốn chủ. Trong khi đó, chi phí vốn chủ và CBTT
qua các kênh khác lại ko có mối quan hệ đáng kể. Mặc dù mqh thuận chiều giữa
COE và các báo cáo khác trái với các lí thuyết hiện nay, xong lại phù hợp với lo
ngại của nhà quản lý là việc CBTT kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới tâm lí của nhà
đầu tư trong ngắn hạn từ đó làm cho cổ phiếu biến động nhiều hơn.