Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1A3 Trường PTDT BT Tiểu học Dào San

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.05 KB, 14 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
HOẶC PHẠM VI ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét cơng nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp
dụng sáng kiến ở cấp cơ sở.
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT

Họ và tên

Ngày

Nơi công tác

tháng

(hoặc nơi thƣờng

năm sinh

trú)

1 Đèo Thị Huệ 06/08/1991

Chức

Trình độ

danh chuyên môn



Trường PTDTBT Giáo
Tiểu học Dào San viên

Ghi chú

Cao đẳng

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến hoặc phạm vi ảnh hưởng và hiệu
quả áp dụng của sáng kiến: “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1A3 Trường PTDT BT Tiểu học Dào San.”
* Lĩnh vực áp dụng sáng kiến đề nghị công nhận sáng kiến hoặc
phạm vi ảnh hƣởng và hiểu quả áp dụng: Chuyên môn.
* Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9
năm 2021 đến nay.
* Mô tả bản chất của sáng kiến đề nghị công nhận sáng kiến hoặc
phạm vi ảnh hƣởng và hiệu quả áp dụng:
Chương trình mơn Tiếng Việt bậc Tiểu học có vai trị rất quan trọng trong
việc hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản ban đầu về nhận biết các chữ
cái, biết phát âm đúng, chuẩn Tiếng Việt và hình thành kĩ năng đọc đúng, đảm
bảo tốc độ. Đó là yếu tố đầu tiên của học sinh lớp 1. Các em mới đến trường cịn
bỡ ngỡ về cả mơi trường học tập và khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Học ở


2
mầm non chủ yếu các em được chơi nhiều hơn học nên khi vào lớp 1 lượng kiến
thức các em phải tiếp thu, lĩnh hội khá lớn do đó các em gặp nhiều khó khăn
trong việc học tập, nhất là mơn Tiếng Việt. Vì thế mà nhiệm vụ của giáo viên
lớp 1 phải nắm bắt được tâm sinh lí của các em, gần gũi, động viên, chia sẻ
những khó khăn đó nhằm giúp các em có tâm thế vào lớp 1 tự tin, mạnh dạn
trong các hoạt động học tập và vui chơi. Nhất là kĩ năng đọc.

Đầu năm học được sự phân công của nhà trường tôi nhận lớp 1A3 với
tổng số 34 học sinh, 100% các em đều là người dân tộc thiểu số, khả năng ngơn
ngữ cịn hạn chế, còn ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ nên kĩ năng phát âm, đọc, giao tiếp
còn chưa chuẩn Tiếng Việt dẫn đễn việc tiếp thu bài chưa đảm bảo với u cầu
của mơn học. Chính vì vậy nên tơi chọn nghiên cứu và áp dụng “Một số biện
pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1A3 - Trƣờng PTDT BT Tiểu học Dào San.”
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cũng
như các môn học khác.
* Mơ tả sáng kiến
Tính mới:
Giáo viên kết hợp các phương pháp rèn nề nếp trong dạy học để nâng cao hiệu
quả của giờ học. Qua đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong lớp học.
Với giải pháp đưa ra, giúp học sinh được phát huy vai trò tự học, tự chiếm lĩnh,
tự quản và tự đánh giá. Tăng tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc khai thác
kiến thức cũng như trong thực hành vận dụng.
Giải pháp hình thành và phát triển một cách có hệ thống về kĩ năng đọc
đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm. Từ đó tạo được động cơ và thái độ tự học, tự
chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
Giải pháp đưa ra áp dụng với lớp 1A3, giáo viên đã thấy nhẹ nhàng hơn
trong các giờ dạy, khơng khí lớp học vui hơn, học sinh thấy gần gũi và thân
thiện hơn. Qua một thời gian giáo dục các em bằng nhiều biện pháp, một số học
sinh chậm tiến bộ trong lớp chủ nhiệm đã có tiến bộ, số học sinh đọc tốt, viết tốt
được nâng lên.


3
Giáo viên qua q trình tìm tịi, học hỏi cũng đúc kết được nhiều kinh
nghiệm để nâng cao kĩ năng sư phạm cho bản thân.
Các giải pháp thực hiện:
Sáng kiến “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1A3 - Trường

PTDT BT Tiểu học Dào San.” Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng
học tập mơn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Để đạt được điều đó tơi đã
nghiên cứu và áp dụng đồng thời 6 giải pháp cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Giáo viên hƣớng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn:
* Điểm mới: Giúp cho học sinh phát âm chuẩn, tránh nhầm lẫn giữa các
âm, vần, tránh phát âm ngọng theo tiếng địa phương.
* Cách thực hiện:
Đọc đúng âm là phương pháp quan trọng hàng đầu, địi hỏi người giáo
viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và cả kĩ năng hướng dẫn tốt. Đối với
những âm, vần, tiếng dễ nhầm lẫn, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ, phân tích cụ
thể cách đọc (mơi-răng-lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thốt hơi…)
Để sửa lỗi cho học sinh tôi hướng dẫn luyện đọc và phát âm lại những lỗi
mà các em đã đọc chưa đúng, đồng thời kết hợp hướng dẫn cách đọc cho các em
như sau:
+ Âm l: Đầu lưỡi chạm lên vòm miệng, lưỡi uốn cong, bật đầu lưỡi cho hơi
thoát ra mạnh, dứt khoát.
+ Âm đ: Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, chạm nhẹ tay vào cổ thấy có sự
rung nhẹ, đẩy nhẹ lưỡi vào chân răng, hạ lưỡi xuống và phát ra tiếng.
+ Âm b: Hai môi chạm vào nhau, mở miệng, bật mạnh hơi, phát tiếng.
+ Âm v: Răng hàm trên chạm vào môi dưới, đẩy nhẹ hơi ra ngoài há miệng và
bật hơi ra.
+ Âm ch: Lưỡi thẳng, chạm nhẹ vào phần ngạc cứng, bật hơi ra.
+ Âm tr: Lưỡi hơi cong lại, đầu lưỡi chạm vào phần chân răng trên, há miệng
bật hơi ra dứt khoát.


4
+ Âm x: Đầu lưỡi chỉ đặt nhẹ giữa hai hàm răng tạo ra luồng gió rít mạnh, bật hơi ra.
+ Âm s: Phần đầu lưỡi cong lên rồi bật mạnh xuống dưới hai hàm răng tạo thành
luồng gió rít mạnh thẳng, bật hơi phát tiếng.

Ngoài đọc chua đúng âm cịn có một số học sinh đọc ngọng vần “at” đọc
thành “ac”, giáo viên cần hướng dẫn:
+ ac: mở miệng rộng, hơi thốt ra gần trong chân lưỡi.
+ at: mơi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt lưỡi.
Học sinh dân tộc thường hay mắc lỗi sai về các dấu thanh nhất là thanh sắc và
thanh ngã. Ví dụ: Học sinh hay đọc sai: " bị ngã" thành " bị ngá", " đỡ bé" thành " đớ
bé". Tôi hướng dẫn học sinh cách đọc tiếng có chứa thanh sắc và thanh ngã như sau:
+ Những tiếng có thanh sắc: Đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh ngã, hơi ngắn, đọc
nhanh, không kéo dài.
+ Những tiếng có thanh ngã: đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, giọng cao.
Tiến hành cùng lúc với các việc làm trên chính là việc giúp học sinh ghi nhớ
tiếng, từ thông qua việc hiểu nghĩa tiếng, từ đó. Tơi sẽ kết hợp sử dụng cây từ
vựng Tiếng Việt để học sinh vừa được học vừa được chơi. Việc tư duy trừu
tượng để nhớ từ, hiểu nghĩa từ tiếng Việt được gắn liền các hoạt động trực quan
sinh động nên học sinh nhớ và hiểu được nghĩa của từ. Thông qua các chủ đề,
chủ điểm, học sinh sẽ nhớ và hiểu nghĩa được các tiếng, từ mới, khi nhớ - hiểu
được từ học sinh sẽ nhớ được cách phát âm đúng nhất của tiếng, từ đó.
Giải pháp 2: Giáo viên phát âm chuẩn:
* Điểm mới: Giúp học sinh phát âm chuẩn ngay từ lần đọc các âm, vần
đầu tiên.
* Cách thực hiện:
Đặc điểm của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước và làm theo. Vì vậy,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh nghe và phát âm đúng. Muốn học sinh đọc tốt thì
người giáo viên đọc phải là người làm mẫu chuẩn khi đọc các âm, vần, tiếng, từ để
học sinh quan sát và kết hợp cho học sinh quan sát khẩu hình khi phát ra tiếng của


5
giáo viên. Khi hướng dẫn cần dùng lời nói mạch lạc, dứt khốt để các em dễ hiểu
có thể tự mình đọc đúng các âm, vần, tiếng, từ dễ nhầm lẫn. Khi vận dụng phương

pháp đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ
năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của cô giáo).
Như thế học sinh sẽ đọc đúng và dễ dàng hơn. Vậy khi đọc mẫu người giáo viên
không chỉ là phát ra tiếng mà cần biết phối hợp với “khẩu hình” nhằm hướng dẫn
các em phát âm tốt hơn, bởi trong môn Tiếng Việt 1 kĩ năng đọc đúng là rất quan
trọng nó giúp các em chiếm lĩnh được ngơn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập.
Khi các em biết đọc và đọc chính xác các âm, vần, tiếng, từ thì các em mới có thể
tự tin, mạnh dạn, tích cực và chất lượng đọc đảm bảo.
Ví dụ: Với các âm, vần kết thúc bằng âm ''m'', "p" khi đọc giáo viên
hướng dẫn học sinh cần bật nhẹ hai bờ môi khép lại với nhau, vừa hướng dẫn
giáo viên vừa kết hợp làm mẫu để học sinh quan sát và lắng nghe: “ am, ăm,
âm,… ap, ăp, ấp….”
Đối với học sinh cần cho các em luyện đọc nhiều, và thường xuyên kiểm
tra việc tự đọc của các em vào đầu giờ học, trong giờ học để nắm được việc tiếp thu
bài của các em trong mỗi giờ học.
Giải pháp 3: Khuyến khích học sinh biết sửa lỗi cho bạn:
* Điểm mới: Với biện pháp này học sinh được trao đổi, tương tác, chỉa sẻ
cùng nhau, vừa là người học vừa là người kiểm tra bạn. Qua đó học sinh được
làm chủ hoạt động, tự tin mạnh dạn hơn.
* Cách thực hiện:
Trong một tiết học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học sinh
thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, khơng phát huy được tính tích cực, chủ động của
học sinh, đồng thời bầu khơng khí trong lớp học sẽ trở nên nhàm chán, thiếu sự
nhẹ nhàng, tự nhiên. Trong quá trình rèn đọc cho học sinh, tôi luôn đặc biệt quan
tâm đến sự tương tác giữa học sinh với học sinh, và chú trọng việc rèn cho các
em có kĩ năng nghe-nhận xét-sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Giáo viên
tạo thói quen sử dụng các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết học, tạo nề nếp


6

học tập cho các em. Qua quá trình nghe để nhận xét bạn, sửa sai giúp bạn, sẽ
giúp học sinh tự điều chỉnh, sửa sai cho mình. Đồng thời cịn rèn cho các em tác
phong mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp
phần hình thành nhân cách cho các em. Thực hiện thường xun như thế sẽ tạo
được bầu khơng khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, đảm bảo được mục tiêu của
việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để phát triển năng và
phẩm chất của các em.

(Hỉnh ảnh học sinh đang đọc nhóm sửa lỗi cho nhau)
Trong q trình dạy học tơi cũng thường xun tổ chức thi đọc cho các
em qua các trò chơi (Ai nhanh ai đúng, đố bạn,...) nhằm rèn tính mạnh dạn, tự
tin cho các em. Thơng qua các trị chơi nhằm gây hứng thú, khơi dậy niềm đam
mê học tập nhất là môn Tiếng việt. Các em chậm tiến sẽ học tập cách đọc của
các bạn đọc tốt và phấn đấu đọc tốt giống bạn.
Giải pháp 4: Rèn luyện tính tự học cho học sinh:
* Điểm mới: Thông qua tổ chức các hoạt động học tập thu hút học sinh
chủ động trong giờ học như: hoạt động nhóm, hoạt động trị chơi học tập. Từ các
hoạt động và nhiệm vụ học tập học sinh phải tìm kiếm thơng tin hồn thành
nhiệm vụ bằng cách đọc bài hoặc các tài liệu.


7
* Cách thực hiện:
Việc rèn cho học sinh có tính tự học là một nhiệm vụ quan trọng. Bản thân
người giáo viên cần tìm hiểu xem để thực hiện được việc đó cần những điều
kiện nào? Có hai việc khơng thể thiếu đó là cách học và sự say mê hứng thú học
tập. Vì khi đã có cách học tức là các em đã biết cách làm việc độc lập cộng với
niềm say mê hứng thú học tập thì các em sẽ tự giác học. Có cách học với tinh
thần tự giác, say mê học tập chắc chắn các em sẽ có tính tự học. Trong q trình
dạy học giáo viên cần xây dựng phát triển cho học sinh niềm đam mê, hứng thú

học tập cũng như hình thành cho các em cách tự học. Muốn tiết học thực sự thu
hút, hấp dẫn học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết và năng tổ chức
các hoạt động. Để làm tốt được việc đó người giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ
dùng học tập, chọn lọc những phương pháp phù hợp nội dung bài dạy, phù hợp
đối tượng học sinh của lớp mình là việc làm khơng thể thiếu để có tiết dạy đạt chất
lượng, học sinh thực sự bị thu hút khi được tham gia các trị chơi.
Ví dụ: Bài tập đọc "Bữa cơm gia đình" giáo viên tổ chức cho học sinh
thực hành tìm thẻ từ chỉ người thân trong gia đình lên "Cây gia đình". Khi tham
gia chơi trị chơi học sinh được tự tìm hiểu, khám phá để có được kết quả như
mong muốn nên học sinh sẽ tập trung cao độ vào trị chơi. Do đó, trong mỗi tiết
học giáo viên cần tìm tịi các kiến thức mới gây hứng thú nhận thức cho các em
nhưng kiến thức ấy không quá sức so với trình độ nhận thức của các em. Với
phương pháp lơi cuốn, nội dung hấp dẫn thì các em sẽ bị lối cuốn vào từng tiết
học, sẽ không ngừng tìm tịi, liên hệ thực tế, tự đặt ra các câu hỏi và tìm cách để
giải đáp thắc mắc. Từ những hoạt động đó giáo viên đã hướng đến con đường tự
học cho học sinh. Để phát triển niềm say mê hứng thú trong học tập giáo viên
nên cho các em tham gia phong trào thi đua giữa các tổ, nhóm.
Ngồi ra giáo viên cũng hướng cho các em tự học dưới sự điều khiển của
tổ trưởng trong giờ ra chơi về một bài tập đọc nào đó mà giáo viên đã chuẩn bị
cho các em luyện đọc trước và trả lời câu hỏi rồi trình bày trước lớp, tổ trưởng


8
kiểm tra kết quả việc đọc của các bạn báo cáo với giáo viên. Nhận xét tuyên
dương những em có tiến bộ trong học tập.
Bên cạnh đó giáo viên cần phối hợp với gia đình thường xuyên nhắc nhở,
động viên, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ để các em có thể học tập ở nhà. Để
giúp học sinh có cách tự học giáo viên cần:
+ Trong các tiết học ở mỗi nội dung ngoài dạng kiến thức kĩ năng, giáo
viên cần hướng dẫn các em cách tư duy.

Ví dụ: Khi dạy các bài tập đọc hiểu giáo viên phải hướng dẫn học sinh
đọc bài đọc, đọc câu hỏi và tìm câu trả lời ở trong bài tập đọc.

(Hình ảnh học sinh tự đọc bài cá nhân)
- Khi học sinh tự học ở nhà, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể vừa sức với học
sinh hướng dẫn cách học bài, làm bài khi em học ở nhà.
Giải pháp 5: Dạy học phân hóa từng đối tƣợng học sinh:
* Điểm mới: Dạy học phân hóa phù hợp với năng lực học của học sinh,
tránh việc nhàm chán, hoặc học khơng theo kịp các bạn. Dẫn đến việc học
khơng có hiệu quả.
* Cách thực hiện:


9
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần dựa vào năng lực của người học. Chính vì
vậy, ngay từ đầu năm học tơi đã chú trọng việc dạy phân hóa phù hợp nhận thức của
từng học sinh. Việc dạy học theo nhóm đối tượng sẽ giúp cho tất cả học sinh đều tích
cực học tập. Từ đó đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học, đồng thời phát
triển năng lực học tập của học sinh.
Đặc thù của dạy học phân hóa là dạy sao cho vừa sức với đối tượng: Đối
với học sinh ở mức Hoàn thành tốt thì hướng dẫn cho các em kiến thức mở rộng
và nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh có năng lực học tốt hơn bằng cách giao
việc ở mức khó hơn nhằm thúc đẩy khả tư duy và sáng tạo cho các em; đối với
học sinh hồn thành thì tạo động lực để các em vươn lên; đối với học sinh chưa
hồn thành thì động viên khuyến khích các em bằng cách giao việc phù hợp và
kiểm tra sự tiến bộ hàng ngày và tuyên dương kịp thời. Như vậy, dạy học phân
hóa xuyên suốt và chi phối mọi phương pháp dạy học. Khi giáo viên thực hiện
phương pháp đọc ở trên lớp thì phải phân hóa cho được các đối tượng học sinh,
để áp dụng từng biện pháp đọc-hiểu văn bản ở những mức độ khác nhau. Như
chúng ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh đều có cách nhận thức khác nhau. Vì

vậy, phân hóa từng đối tượng để chúng ta có cách dạy, cách rèn đọc, cách kèm
cặp khác nhau. Với em học sinh đọc chưa được tôi rèn đọc chậm, rèn đọc từ đơn
vị nhỏ như: đọc âm, đọc đánh vần, đọc tiếng...) với học sinh năng khiếu thì rèn
đọc từ đơn vị lớn hơn như: đọc cụm từ, câu, đoạn thơ, đoạn văn, yêu cầu đọc tốc
độ nhanh hơn, nếu sai chỗ nào thì sửa chỗ ấy.
Ngoài ra dạy học phân từng đối tượng học sinh tơi cho học đọc tốt kèm
cặp những học sinh có kĩ năng đọc cịn chậm.
Những học sinh cịn chậm ngồi những giờ học chính tơi cho các em rèn
đọc lại vào đầu giờ chiều, giờ ra chơi.
Ví dụ: Khi dạy âm ''b'' có thể em đọc nhiều lần khơng nhớ. Đối với học
sinh nhận thức chậm tôi cho em ngày nào cũng đọc lại bài.


10
Thơng qua việc dạy học phân hóa giáo viên nắm được các năng lực học
tập của học sinh một cách cụ thể.
Dạy học phân hóa giúp học sinh trở nên thích thú, say mê với mỗi nhiệm
vụ được giao. Học sinh đọc tốt được nâng cao mở rộng kiến thức, học sinh đọc
chậm dần dần làm chủ được những kiến thức cơ bản.
Ví dụ: Trong tiết tập đọc “Tơi là học sinh lớp 1”. Khi tổ chức luyện đọc
tôi tổ chức cho các em học sinh Hoàn thành tốt đọc câu, đọc đoạn, sau đó đọc
diễn cảm. Cịn học sinh đọc chưa nhanh vẫn đánh vần, tôi tổ chức cho các em
đọc từng câu, từng đoạn, khi nào các em đọc tốt câu 1 mới chuyển sang câu 2.
Qua hình thức tổ chức này giúp các em học sinh Hoàn thành tốt không bị nhàm
chán, tránh việc ngồi chơi khi nhiệm vụ đơn giản dễ thực hiện. Còn học sinh
chưa nhanh thì sẽ có nhiệm vụ vừa sức, thực hiện được, tránh nhiệm vụ quá sức
các em không làm được sẽ ngồi chơi.
Giải pháp 6: Động viên, tuyên dƣơng, khuyến khích học sinh:
* Điểm mới: Trẻ nhỏ ln mong mốn được người lớn khen, nên việc động
viên tuyên dương, khuyến khích sẽ giúp học sinh hứng thú, vui vẻ, tạo được

khơng khí thoải mái, là động lực cho các em tiếp tục rèn luyện, sửa chữa các lỗi
mà các em thường mắc phải.
* Cách thực hiện:
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình sách giáo
khoa ở bậc tiểu học và đặc biệt là đối với lớp 1 mới đầu tiếp cận chương trình
sách giáo khoa mới. Khi hướng dẫn kĩ năng đọc cho học sinh tôi cũng thường
xuyên kiểm tra, đánh giá và kết hợp với biện pháp tuyên dương, khích lệ.
Ví dụ dạy bài tập đọc “ Câu hỏi của sói- TV 1 Tập 2- trang 90-91). Khi tổ chức
đọc phân vai tôi gọi đại diện các nhóm lên đọc. nhóm nào đọc tốt nhất tôi sẽ
khen các em bằng cách cho mỗi em 1 bông hoa màu đỏ để dán vào bảng hoa
điểm tốt ở cuối lớp, các nhóm khác sẽ khen bằng lời và sự động viên của cả lớp.
“Các bạn đã đọc đúng, có tinh thần xung phong, cả lớp rành cho các bạn 1 tràng
pháo tay,…”


11
Từ đó, các em rất hứng thú, vui vẻ, tạo được khơng khí thoải mái, là động lực
cho các em tiếp tục rèn luyện, sửa chữa các lỗi mà các em thường mắc phải. Khi
các em có tiến bộ, dù là nhỏ nhất giáo viên cũng có lời động viên để khuyến
khích các em bằng nhiều hình thức có thể bằng lời cũng có thể bằng hình thức
mặt cười, hình ngón tay like,… mà bây giờ đã đọc chưa đúng ít hơn tơi cũng vẫn
khen em đó, để em đó cố gắng hơn nữa.
Không chỉ khen những em đã biết sửa lỗi mà tơi cịn khen cả những em đã
giúp bạn phát âm đúng, để từ đó các em có động lực giúp đỡ bạn, hứng thú với
cơng việc đó hơn, học sinh cũng mạnh dạn, tự tin hơn.
Ví dụ: "Em đã biết đọc ngắt, nghỉ hơi đúng rồi, cô khen em".
* Những thông tin cần đƣợc bảo mật: Không
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến đề nghị công nhận
sáng kiến hoặc phạm vi ảnh hƣởng và hiệu quả áp dụng: Đây là sánh kiến dễ
thực hiện, có tính khả thi cao, đã áp dụng lần đầu có hiệu quả tại trường

PTDTBT TH Dào San, Trường PTDT BT Tiểu học Mù Sang, PTDT BT
TH&THCS Số 1 Bản Lang; có thể áp dụng ở tất cả các trường vùng cao.
* Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
- Hiệu quả về kinh tế:
Khi áp dụng thực hiện sáng kiến giáo viên thấy tiết kiệm được cho học sinh tiền
mua đồ dùng học tập, in tranh ảnh. Học sinh không phải mua bộ đồ dùng. Đặc biệt là
sự chuẩn bị in tranh ảnh không cần bởi giáo viên đã sử dụng dạy học trên máy
chiếu đã có rất nhiều hình ảnh minh họa.
- Hiệu quả về mặt xã hội:
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, học sinh lớp 1A3 đã có các kĩ
năng đọc thành thạo, đọc to, rõ ràng, kỹ năng giao tiếp, hợp tác tốt. Các em được
tự học, được tương tác với bạn với thầy cơ và được tự đánh giá mình, đánh giá
bạn. Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tiếng Việt qua các trò chơi, bài
học, bài giảng, lồng ghép các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học.
Lớp học hịa đơng, thân thiên giữa các bạn học sinh trong lớp học. Các em mạnh


12
dạn, tự tin hơn, biết hỏi cô giáo và các bạn những gì mình chưa biết, biết tìm
kiếm sự giúp đỡ. Các em đã hình thành được các năng lực, phẩm chất trong chương
trình giáo dục phổ thơng 2018.
* Đánh giá lợi ích đã thu đƣợc do áp dụng sáng kiến:
Trong q trình cơng tác bản thân tơi đã tìm tòi nghiên cứu vừa làm vừa
học nên đã đúc kết rút được một số kinh nghiệm trong rèn đọc cho học sinh lớp
1A3 Trường PTDTBT tiểu học Dào San như đã trình bày ở trên. Từ kinh
nghiệm này đã đem lại một số kết quả nhất định:
+ Học sinh có ý thực tự học, tự đọc khi đến trường, đến lớp, ở nhà.
+ Qua giáo viên đọc mẫu chuẩn, học sinh cũng phát âm chuẩn ngay từ lần
đầu phát âm, vần mới, khơng có tình trạng đọc chưa đúng, chưa chuẩn theo vùng
miền, theo giọng điệu của dân tộc. Từ đó giúp học sinh tự tin hơn khi giao tiếp,

trị truyện cùng thầy cô và các bạn.
+ Qua làm việc theo nhóm, sửa lỗi cho nhau sẽ rèn cho học sinh sự đoàn
kết, biết giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ, học sinh biết học hỏi từ bạn bè.
Từ đó cũng giúp các em trở nên gần gũi và than thiết với nhau hơn, lớp học sẽ
đồn kết, sơi nổi hơn.
+ Học sinh có các kĩ năng đọc thành thạo, đọc to, rõ ràng, kỹ năng giao
tiếp, hợp tác tốt.
+ Việc giáo viên hướng dẫn, đọc mẫu đúng chuẩn giúp học sinh có biểu
tượng cụ thể về nội dung cần học, các em tiếp thu bài nhanh, nắm vững khái
niệm, nội dung của bài học cụ thể sâu sắc, ghi nhớ lâu.
+ Qua việc thường xuyên khen thương, động viên khuyến khích học sinh,
giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, có hứng thú và tích cực hơn khi đọc bài.
+ Dạy học phân hóa, phù hợp với từng đối tượng giúp học sinh cảm thấy
nhẹ nhàng vừa sức hơn trong giờ học, giờ đọc trở nên sôi nổi, học sinh nào cũng
có nhiệm vụ học tập.
+ Các em sẽ thấy vui vẻ và gần gũi với giáo viên, với các bạn hơn. Đặc
biệt là chất lượng học tập của học sinh đạt hiệu quả tốt hơn.


13
+ Sáng kiến đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ tích cực của các cấp quản
lý, của đồng nghiệp, phụ huynh và các em học sinh trong các nhà trường, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của thầy và trò diễn ra thuận lợi hơn.
Cụ thể chất lượng lớp 1A3 môn Tiếng Việt trước và sau khi áp dụng sáng
kiến như sau:
Lơp 1A3
Tổng

HHXS


HTT

HT

CHT

số

Tổng số

Tổng số

Tổng số

Tổng số

Trước khi áp

34

0

2

12

20

dụng sáng kiến


100%

0%

5,9%

35,2%

58,9%

Sau khi áp

34

8

16

10

0

dụng sáng kiến

100%

23,5%

47%


29,5%

0%

* Đánh giá lợi ích đã thu đƣợc do áp dụng sáng kiến theo ý kiên của
tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến: Học sinh nhận biết nhanh
hơn, ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu hơn nội dung đã học, thu hút được sự hứng thú
học tập của học sinh, tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động, mạnh dạn, tự
tin hơn trong học tập. Từ đó chất lượng giáo dục được cải thiện.
* Danh sách những ngƣời và đơn vị đã áp dụng sáng kiến:
Số

Tên đơn vị /

TT

người áp dụng

1

Đèo Thị Huệ

Địa chỉ

Nội dung áp dụng

Giáo viên, trường PTDTBT Chuyên môn giảng dạy
Tiểu học Dào San

2


Trần Thị Dịu

Giáo viên, trường PTDT BT Chuyên môn giảng dạy
TH&THCS Số 1 Bản Lang

3

Lò Thị Cương

Giáo viên, trường PTDT BT Chuyên môn giảng dạy
Tiểu học Mù Sang


14
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Dào San, ngày 17 tháng 03 năm 2022.
Ngƣời đăng ký

Đèo Thị Huệ



×