Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích Chiều tối: Nét đẹp cổ điển hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.52 KB, 4 trang )

Tập “Nhật kí trong tù”, gồm 134 bài thơ chữ Hán, được sáng tác trong quãng thời gian đặc biệt nhạy cảm
đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là thời điểm Người bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao suốt 13 tháng. Tuy nhiên trong bất cứ hồn
cảnh nào thì bài thơ giải tù cũng làm ngời lên vẻ đẹp thơ Bác và vẻ đẹp tâm hồn Người. Bài thơ “Chiều
tối” - là bài số 31 khi Người bị thiên chuyển sang nhà lao Thiên Bảo năm 1942 thuộc trong số những thi
phẩm nói trên. Đó khơng chỉ là tình u thiên nhiên, tình yêu cuộc sống mà còn làm nổi bật thể hiện vẻ
đẹp phong cách nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh, đó chính là sự kết hợp hài hịa giữa vẻ đẹp cổ điển và
hiện đại.
Khi nhắc đến vẻ đẹp cổ điển là nói đến các yếu tố và mặt nghệ thuật và nội dung có sự ảnh hưởng rõ nét
của văn chương phương Đông mà chủ yếu là thơ Đường, còn màu sắc hiện đại là những cách tân về mặt
nghệ thuật và nội dung mang tinh thần của thời đại. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi Hồ Chí Minh, vốn
xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học nên Bác đã có những kế thừa tự nhiên. Bên cạnh
đó, việc từng có hơn 30 năm bôn ba hải ngoại giúp Bác đã học hỏi không ít từ văn học phương Tây và
khéo léo lồng ghép chúng vào thi phẩm của mình.
Trước hết, vẻ đẹp cổ điển của “Chiều tối” đã được thể hiện ở văn tự chữ Hán và thể thơ thất ngơn tứ
tuyệt, địi hỏi sự hàm xúc cô đọng, lý giải tại sao tác phẩm chỉ vỏn vẹn 28 chữ nhưng vẫn có thể lột tả
được vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn người tù cách mạng. Bên cạnh đó, thi đề của bài thơ cũng là một đề
tài phổ biến trong giới thi nhân xưa, đó là “giai thì, mĩ cảnh” (thời gian đẹp, cảnh đẹp), và cảnh vật trong
thi phẩm cũng có những nét của thơ xưa: ước lệ, chân thật và tự nhiên. Ở hai câu thơ đầu tiên, chỉ bằng
hai nét chấm phá, tả ít gợi nhiều, đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

(Chim mỏi về rừng tìm trốn ngủ

Cơ vân mạn mạn độ thiên khơng”

Chịm mây trơi nhẹ giữa tầng không)

Những thi pháp cổ đã được Người vận dụng rất sáng tạo, đó là lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh, từ đó
gợi cả một bầu trời bao la, khơng gian tĩnh lặng, cảnh đẹp mà thống buồn. Cánh chim bay mỏi như
mang bóng tối phủ dần lên cảnh vật, xuất hiện tự nhiên, hài hòa mà đăng đối. Câu thơ mang phong vị


của thi cổ, gợi cho ta nhớ tới hình ảnh cánh chim mà Lý Bạch từng viết trong “Độc tọa Kính Đình Sơn”:
“Chúng điểu cao phi tận/ Cô vân độc khứ nhàn”
Nếu như cánh chim xưa của Lý Bạch như bay vút vào không gian, tan biến bào vĩnh hằng thì cánh chim
trong thơ Bác chỉ chuyển trạng thái từ sang tạm nghỉ rồi lại tiếp tục hành trình. Hình ảnh chịm mây trơi,
lời thơ dịch khá uyển chuyển nhưng lại làm mất đi vẻ lẻ loi trôi của áng mây khi người dịch bỏ đi chữ
“cô”, và chưa lột tả được hết ý nghĩa của từ láy “mạn mạn”, câu thơ dịch “chịm mây” có phần thanh
thoát, nhưng lại chẳng thể gợi sự hiu quạnh của cảnh thiên nhiên. Bên cạnh đó, cảnh hồng hơn gợi cho
người đi xa nhớ về quê hương của mình là kiểu câu tứ thường gặp trong thơ xưa, như nhà như tác phẩm
“Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan: “Chiều trời bảng lảng bóng hồng hơn/ Tiếng ốc xa xưa
vắng trống dồn”
Chỉ với hai câu thơ đầu tiên mà hình ảnh nhân vật trữ tình giàu tình cảm với thiên nhiên, ung dung hòa
hợp với vũ trụ đã được khắc họa vô cùng rõ nét. Từ ánh nhìn lưu luyến trìu mến với cảnh vật thiên nhiên
của Bác mà dường như giữa con người và cảnh vật đã chan hòa làm một. Người xưa vẫn thường quan
niệm: con người là một tiểu vũ trụ, họ ung dung tự tại trước thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật. Bởi vậy
mà Bác từng viết: “Thơ xưa chuông cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp/ Mây gió, trăng hoa, tuyết núi sơng”


“Chiều tối” có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường thơ Tống: thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên
nhiên, cảnh thơ thường bao quát một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét mà thu được cả linh
hồn của tạo vật. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cũng góp phần khơng nhỏ trong việc hình thành nét đẹp cổ
điển của tác phẩm. Các hình ảnh thơ đều được sử dụng trong cấu trúc đăng đối, và cấu trúc này còn thể
hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu và cuối: nếu hai câu đầu khắc họa cảnh vật thì hai câu cuối
sẽ miêu tả con người.
“Sơn thơn thiếu nữ ma bao túc

(Cơ em xóm núi xay ngơ tối

Bao túc ma hồn, lơ dĩ hồng”

Xay hết, lò than đã rực hồng)



Nếu như “Chiều tối” chỉ mang nét đẹp cổ điển, thì chắc chắn thi phẩm sẽ bị nhầm lẫn với hàng nghìn bài
thơ cổ khác, thế nhưng thú vị ở chỗ, tác phẩm còn lung linh một sức sống hiện đại. Chính màu sắc hiện
đại đã mang đến cái độc đáo và sức trẻ cho bài thơ.
Nét đẹp hiện đại của thi phẩm “Chiều tối”, trước hết, được thể hiện ở những hình ảnh động, bút pháp tả
thực sinh động và những hình ảnh dân dã đời thường. Nếu như trong thơ xưa, cảnh thường tĩnh thì
trong thơ Bác, cảnh thường vận động hướng về sự sống, tương lai. Những cánh chim trong thi cổ
thường bay về chốn vô tận, vơ định thì ngược lại, cánh chim trong thơ Bác là cánh chim của đời sống
hiện thực, nó bay theo cái nhịp bất thường của cuộc sống, đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ
ngay trong sự sống thường ngày. Hình tượng ấy khơng chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên
ngồi mà cịn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong “cánh chim mỏi mệt”. Bên cạnh đó, hỉnh ảnh
chịm mây đơn lẻ là một thi liệu cổ diển nhưng trong “Chiều tối” lại có một sự gần gũi, đồng điệu đến lạ
kì. Áng mây trôi chậm chạp trên bầu trời gợi liên tưởng đến tâm trạng người tù cũng đang cô đơn, mệt
mỏi trên đường chuyển lao xa xôi. Con đường chuyển lao càng xa, khung trời cạng rộng, càng khiến lòng
người khao khát một chốn dừng chân. Nhưng vẻ đẹp của thi phẩm là ở chỗ, nhà thơ không để lộ cái cơ
đơn, mệt mỏi của mình, và dù cơ đơn, mệt mỏi nhưng thiên nhiên vẫn được người tù cảm nhận bằng
ánh mắt lưu luyến chứ không hề buồn chán. Hình ảnh thơ cịn tốt lên tình u thiên nhiên của một nhà
thơ, một người chiến sĩ cách mạng. Hai câu thơ đầu còn thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ
cách mạng, bởi nếu khơng có ý chí và nghị lực thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên
nhiên tinh tế đến vậy.
Theo nhà thơ Hồng Trung Thơng: Nếu như bài thơ “Chiều tối” kết thúc ở câu thơ thứ ba thì nó cũng
khơng khác gì bài “Giang tuyết” của Liễu Tơng Ngun đời Đường. Mở đầu bằng câu thơ “Thiên sơn điểu
phi tuyệt” và kết thúc bằng câu “Độc điếu hàn giang tuyết”. Bài thơ ấy lẻ loi, lạnh lẽo quá chừng. Sự
khẳng định ấy, đã chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh rất Đường mà cũng khơng Đường chút nào.
Trong thơ Bác, hình ảnh nhân vật trữ tình trong quan hệ với thiên nhiên là quan hệ chủ thể, là trung tâm
của bức tranh phong cảnh. Nhân vật trữ tình trong thi cổ thường ẩn đi, chìm giữa thiên nhiên nhưng
nhân vật trữ tình trong thơ Bác lại hiện ra ở vị trí trung tâm bức tranh phong cảnh, điều này phù hợp với
thi phẩm “Chiều tối”, vậy nên bài thơ mang màu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại. Hình ảnh cô gái
lao động vùng sơn cước nổi bật trở thành trung tâm bức tranh tĩnh lặng, gợi sự ấm áp của cuộc sống

thường ngày, nhất là với người tù đang bị đày ải nơi đất khách quê người. Lời dịch thơ “cô em” làm mất
đi sự trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ mà cái nhìn trân trọng con người của nhân vật trữ tình.
Hình ảnh người phụ nữ đã từng xuất hiện trong thơ chữ Hán nhưng phần nhiều thuộc giới thượng và
trung lưu. Nếu có hình ảnh người lao động thì cũng chỉ là những chấm điểm thoáng qua trên bức tranh
thiên nhiên, vậy nên thiếu nữ xay ngơ được đặt ở vị trí trung tâm càng làm cho bức tranh thêm ấm áp.
Hình ảnh tốt lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh như chính cuộc sống lao động bình dị, đã trở nên đáng quý,
đáng trân trọng biết bao giữa rừng núi chiều tối âm u, heo hút. Bút pháp tả thực sinh động của nghệ
thuật tả thực hiện đại kết hợp với phép điệp liên hồn hốn chuyển trong ngun bản “ma bao túc – bao
túc ma” khơng chỉ gợi được vịng quay của chiếc cối xay ngô, sự vất vả của công việc mà cịn là hơi ấm
của sự sống.
Bên cạnh hình ảnh thiếu nữ, ta cịn thấy hình ảnh người tù, dù đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển
lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hịa nhập vào nhịp sống bình dị
của người lao động. Khơng chỉ cảm thơng, sẻ chia với sự khó khăn, Bác còn mang trong lòng một tia
sáng, một niềm vui ấm áp của tình yêu cuộc sống. Đúng là chất thơ trong “Chiều tối”, suy cho cũng vẫn


chính là chất thơ của tình u cuộc sống. Trong ngun bản của thi phẩm tuy khơng có chữ “tối” nhưng
người đọc vẫn có thể cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian qua hình ảnh “bếp lửa hồng”. Ý thơ vì
thế khơng lộ như bản dịch thơ nhưng lại làm rõ được tài năng của thi sĩ. Hình ảnh ngọn lửa hồng nổi bật,
rực sáng, ấm áp càng làm tôn lên vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ lao động, vừa xua bớt
bóng tối đang bao dần lên cảnh vật, vừa xua tan cái lạnh lẽo trong lòng người tù đang bị đày ải.
“Chiều tối” tả cảnh chiều nhưng kết thúc khơng phải là bóng đêm âm u mà là ngọn lửa bừng sáng của
cuộc sống lao động. Từ “hồng” ở đây vì thế khơng chỉ để chỉ màu sắc mà còn là là ánh sáng và sự ấm áp.
Từ “hồng” lại được kết hợp với từ mạnh “dĩ” (rực) nên hình ảnh thơ càng nổi bật. Nó là sự hội tụ, kết
tinh ánh sáng của tồn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Vì vậy “hồng”
chính là thi nhãn của bài thơ. Từ đó cho thấy Bác đã quên đi sự đau khổ, vẫn dành một chỗ trong tâm
hồn cho tình yêu thiên nhiên và tình thương mến với cơng việc của người lao động. Chính tình yêu ấy đã
giúp Bác vượt qua những chặng đường gian nan nhất của cuộc đời Cách mạng.
Thơ Bác đậm đà màu sắc cổ điển vì Bác là người phương Đơng, mang trong mình truyền thống phương
Đơng rất đậm đà, Bác lại am hiểu thơ Đường, giỏi chữ Hán. Nhưng thơ Bác không hẳn là thơ xưa bởi thơ

Bác là một hồn thơ Cách Mạng mang lí tưởng của một tinh thần thép, của một chiến sĩ giàu lòng yêu
nước, thương dân. Đó là chỗ khác thơ xưa, đồng thời đó là chỗ hơn thơ xưa của Bác. Thơ Bác sáng ngời
tình thần thời đại, nó là tiếng thơ của người cộng sản vĩ đại. Hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chiều
tối không tách rời nhau mà kết hợp hài hòa với nhau làm nên vẻ đẹp riêng độc đáo của bài thơ, của
phong cách thơ Hồ Chí Minh.
Tìm ra vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài Chiều tối tức là để cảm nhận và lí giải sức sống lâu bền, sức hấp
dẫn của tác phẩm. Hiểu Chiều tối chúng ta hiểu được giá trị nghệ thuật của tập thơ Nhật kí trong tù; hiểu
được vì sao đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng những thi phẩm của Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên sự trẻ
trung, sâu sắc; hiểu được vì sao tác phẩm của Bác lại có một vị trí quan trọng trong dịng văn học Việt
Nam hiện đại. Kính u Bác vì sự nghiệp Cách mạng người trọn vẹn dành cho đất nước. Chúng ta cịn
kính u Bác bởi tài năng và tâm hồn cao đẹp Bác gửi gắm trong những sáng tác văn chương



×