Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 104 trang )

TẬP ĐỒN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU – CÔNG NGHỆ
(CHUẨN BỊ SẢN XUẤT NGÀNH MAY – PHẦN 1)
NGÀNH: CƠNG NGHỆ MAY
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

TP.HCM, năm 2019

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể đƣợc phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
1


Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU
Dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, giữ một vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Dệt may là ngành có kim ngạch
xuất khẩu lớn và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Hiện Việt Nam đứng trong
tốp 5 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đứng đầu thế giới.
Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ, đòi hỏi các nhà sản xuất
không những phải am hiểu tốt các loại nguyên phụ liệu mà còn phải biết tổ chức
sản xuất tốt để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, trong đó cơng tác
chuẩn bị sản xuất có một vị trí hết sức quan trọng.
Giáo trình Chuẩn bị sản xuất ngành may (phần 1) được biên soạn theo chương
trình đào tạo ngành Công nghệ may của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật


Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập
của nhà trường, ngồi ra giáo trình cịn là tài liệu tham khảo có giá trị cho
những người hoạt động trong lĩnh vực may mặc và các độc giả quan tâm.
Ngoài chương I - Giới thiệu tổng quan về ngành may Việt Nam, 5 chương cịn
lại trong giáo trình có nội dung cơ bản về chuẩn bị sản xuất, bao gồm:
Chương II: Kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
Chương III: Nghiên cứu tính chất và độ co cơ lý của nguyên phụ liệu
Chương IV: Tác nghiệp sơ đồ cắt
Chương V: Định mức nguyên phụ liệu
Chương VI: Xây dựng tài liệu kỹ thuật

2


Trong q trình biên soạn, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất
định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của quý độc giả để giáo
trình ngày càng hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, quý đồng
nghiệp là cán bộ, giảng viên khoa Công nghệ Dệt may, quý giảng viên phản
biện giáo trình cấp khoa, cấp trường, phòng Quản lý khoa học và Quan hệ
doanh nghiệp, quý công ty Cổ phần may Việt Tiến, Nhà Bè, Thắng Lợi, Bình
Minh, Việt Thắng, Sài Gịn 3....đã hỗ trợ, giúp đỡ để chúng tơi biên soạn được
cuốn giáo trình Chuẩn bị sản xuất ngành may (phần 1).
Tác giả
ThS Đinh Thị Thu Thủy
TP Thủ Đức ngày 3 tháng 5 năm 2018
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: ThS Đinh Thị Thu Thủy
2. Hiệu đính: TS Ngơ Văn Cố


3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT/KÝ HIỆU THƢỜNG DÙNG TRONG GIÁO TRÌNH

MỤC LỤC
Chƣơng I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY ............................................................ 1
I. Quá trình phát triển ngành may .................................................................................... 1
II. Tổng quan về ngành may Việt Nam ....................................................................... 2
1. Chuỗi giá trị ngành dệt may ...................................................................................... 2
2. Một số điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của ngành may .............................. 3
3. Sản xuất may đo và may công nghiệp ................................................................... 5
4. Mơ hình cơng nghệ sản xuất hàng may công nghiệp ................................................ 8
Câu hỏi ôn tập chƣơng I ................................................................................................ 11
Chƣơng II: KIỂM TRA, ĐO ĐẾM NGUYÊN PHỤ LIỆU ......................................... 12
I. Sơ đồ lƣu trữ hàng sản xuất trong kho .................................................................. 12
II. Tầm quan trọng, nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu ....................... 13
1. Tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu ........................... 13
2. Nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu ....................................................... 13
III. Phƣơng pháp tiến hành kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu.............................. 14
1. Kiểm tra đối với nguyên liệu .................................................................................. 14
2. Kiểm tra đối với phụ liệu ........................................................................................ 22
Câu hỏi ôn tập chƣơng II........................................................................................... 25
Chƣơng III: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VÀ ĐỘ CO CƠ LÝ CỦA NGUYÊN PHỤ
LIỆU .............................................................................................................................. 26
I. Nghiên cứu tính chất ................................................................................................ 26
1. Khái niệm .............................................................................................................. 26
2. Một số tính chất cơ bản của sợi vải thông dụng.................................................... 26

II. Nghiên cứu độ co rút................................................................................................. 29
1. Khái niệm ................................................................................................................ 29
2. Mục đích ................................................................................................................. 29
3. Các nguyên nhân tạo độ co rút ................................................................................ 30
4


Câu hỏi ôn tập chƣơng III ......................................................................................... 33
Chƣơng IV: TÁC NGHIỆP SƠ ĐỒ CẮT .................................................................... 34
I. Định nghĩa, mục đích, nội dung của bảng kế hoạch sản xuất .............................. 34
1. Định nghĩa ............................................................................................................... 34
2. Mục đích ................................................................................................................. 34
3. Nội dung của bảng kế hoạch sản xuất..................................................................... 34
II. Tác nghiệp sơ đồ cắt ............................................................................................... 35
1. Tầm quan trọng, định nghĩa của tác nghiệp sơ đồ cắt ............................................ 35
2. Phƣơng pháp tác nghiệp sơ đồ cắt .......................................................................... 36
Câu hỏi ôn tập chƣơng IV ......................................................................................... 43
Chƣơng V: ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU .......................................................... 44
I. Khái niệm định mức nguyên phụ liệu .................................................................... 44
II. Mục đích của việc tính định mức nguyên phụ liệu .............................................. 44
III. Phân loại định mức ............................................................................................... 44
1. Định mức chỉ đạo .................................................................................................... 44
2. Định mức kỹ thuật ................................................................................................. 44
3. Định mức cấp phát .................................................................................................. 44
IV. Phƣơng pháp tính định mức nguyên phụ liệu .................................................... 44
1. Phƣơng pháp tính định mức nguyên liệu ................................................................ 44
2. Phƣơng pháp tính định mức phụ liệu ...................................................................... 51
Câu hỏi ôn tập chƣơng V ........................................................................................ 57
Chƣơng VI: XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT ...................................................... 59
I. Tầm quan trọng và nội dung chuẩn bị sản xuất về công nghệ ............................ 59

1. Tầm quan trọng về chuẩn bị sản xuất về công nghệ ............................................... 59
2. Nội dung chuẩn bị sản xuất về công nghệ .............................................................. 59
II. Định nghĩa, mục đích của tài liệu kỹ thuật .......................................................... 60
1. Định nghĩa ............................................................................................................... 60
2. Mục đích ................................................................................................................. 60
III. Xây dựng tài liệu kỹ thuật ................................................................................... 60
1. Bảng kế hoạch sản xuất........................................................................................... 60
5


2. Bảng tác nghiệp sơ đồ cắt ....................................................................................... 61
3. Bảng mơ tả sản phẩm .............................................................................................. 62
4. Bảng thơng số kích thƣớc thành phẩm .................................................................. 64
5. Bảng hƣớng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu ............................................................ 70
6. Tiêu chuẩn cắt ......................................................................................................... 72
7. Tiêu chuẩn giác sơ đồ ............................................................................................. 73
8. Bảng quy định đánh số ............................................................................................ 74
9. Bảng quy cách may ................................................................................................. 77
10. Bảng quy trình may ............................................................................................... 78
11. Bảng định mức nguyên phụ liệu ........................................................................... 82
12. Bảng cân đối nguyên phụ liệu ............................................................................... 83
13. Bảng quy cách bao gói sản phẩm.......................................................................... 85
14. Tài liệu hƣớng dẫn kiểm tra mã hàng ................................................................... 86
Câu hỏi ôn tập chƣơng VI ......................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 89

6


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN

Tên mơn học/mơ đun: Chuẩn bị sản xuất về Nguyên phụ liệu - Công nghệ
Mã môn học/mơ đun: MH 17
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: Mơn học Chuẩn bị sản xuất về Nguyên phụ liệu - Công nghệ đƣợc bố
tríu học sau các mơn học chung, đƣợc xắp xếp vào học kỳ I năm thứ hai
- Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc, kết hợp lý thuyết và bài tập thực
hành
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
Mục tiêu của mơn học/mơ đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày đƣợc khái niệm, mục đích, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị
sản xuất về Ngun phụ liệu - Cơng nghệ
+ Trình bày đƣợc khái niệm, mục đích, tầm quan trọng, cơ sở xây dựng, nội
dung, cách thực hiện của bộ tài liệu kỹ thuật, định mức nguyen phụ liệu và công
tác ghép tỉ lệ cỡ vóc, tác nghiệp đóng thùng
- Về kỹ năng:
+ Tính đƣợc độ co rút, phân cấp vải, qui về điểm theo hệ thống điểm
+ Xây dựng bảng tỉ lệ cỡ vóc theo u cầu
+ Tính đƣợc định mức nguyen phụ liệu, xây dựng đƣợc bộ tài liệu kỹ thuật
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
+ Rèn đƣợc tính cẩn thận, phƣơng pháp học tƣ duy, phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo trong học tập.
Nội dung của môn học/mô đun:
Chương I
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY
7


Sản xuất dệt may có lịch sử phát triển nhƣ thế nào? Q trình sản xuất hàng may

cơng nghiệp có đặc điểm gì khác biệt với may đo gia đình? Trong hoàn cảnh nền kinh
tế hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, ngành may Việt Nam có những cơ hội và thách
thức gì đối với sự phát triển? Đó là những nội dung đƣợc trình bày trong chƣơng I này
mà nhà sản xuất cần hiểu biết rõ để tổ chức tốt sản xuất.
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY
Dệt may là một trong những hoạt động có từ xƣa nhất của con ngƣời. Thời xa xƣa,
con ngƣời biết lấy da thú che thân và từ khi biết canh tác, loài ngƣời đã bắt chƣớc
thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu.
Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh (flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con
ngƣời. Sau đó, sợi len xuất hiện ở vùng Lƣỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông (cotton)
ở ven sông Indus (Ấn Độ), sợi tơ tằm... cuối cùng là các loại sợi nhân tạo. Từ các loại
sợi, ngƣời ta đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng cho ngành công nghiệp dệt may. Sản
phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc
nhƣ khăn trải bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ơ dù, mũ nón v.v.
mà cịn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: Lều, buồm, lƣới cá, cần
câu, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một
chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kg sợi vải), vòng đai cua - roa, vỏ săm lốp, ống
dẫn, bao bì, mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách
âm, cách điện, cách thủy, và cả những dụng cụ y khoa nhƣ chỉ khâu, bông băng…
May mặc là một phần không thể thiếu đối với đời sống của con ngƣời. Vì vậy,
ngƣời ta khơng thể khơng nghĩ đến việc sáng chế ra chiếc máy để may quần áo. Ngƣời
đầu tiên sáng chế ra chiếc máy khâu là ông Tomas Seynt, ngƣời Anh, năm 1790 ông
Tomas đã đƣợc cấp bằng sáng chế cho chiếc máy khâu có nhiều đặc tính giống với
những chiếc máy may hiện đại. Thực ra công dụng chính của chiếc máy này là để may
đồ da.
Năm 1830, một ngƣời thợ may ngƣời Pháp là Bartelemi Timoner đã làm ra chiếc
máy khâu hiện đại hơn chiếc máy của ông Tomas. Chiếc máy này đã đƣợc đƣa vào sử
dụng ở nƣớc Pháp nhƣng rồi một số công nhân điên cuồng lo thất nghiệp đã phá tan
nhà máy và đập nát những chiếc máy may. Gần nhƣ cùng thời gian này tại New York
(Mỹ), ông Walter Hant đã sáng chế ra một chiếc máy khâu dùng kim cong có trơn kim

ở đầu. Khi đạp máy chiếc kim sẽ xuyên qua lớp vải một sợi chỉ, sợi chỉ này móc vào
sợi chỉ ở cái chao tạo thành đƣờng may mong muốn. Tuy nhiên, ông Hant không đƣợc
nhận bằng sáng chế. Ngƣời hân hạnh đƣợc nhận tấm bằng phát minh sáng chế cho
chiếc máy khâu đầu tiên đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi là ông Elias Hoy vào khoảng
năm 1851. Ngày nay, trên thị trƣờng có hàng ngàn loại máy may khác nhau. Ngƣời ta
còn sản xuất ra những chiếc máy chuyên dùng để may mũ phớt, may quần áo da, chăn
8


đệm…vv... Từ khi loài ngƣời biết đến sợi thiên nhiên, sợi hóa học làm nguyên liệu cho
ngành dệt may cho đến thành tựu phát minh ra máy may, máy chuyên dùng…thì
ngành dệt may đã phát triển khơng ngừng.
Ở Việt Nam sƣ tổ nghề may là bà Nguyễn Thị Sen, thứ phi của vua Đinh Tiên
Hoàng. Bà quê ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Theo thần tích
đền thờ tổ nghề ở Trạch Xá thì bà tổ nghề may Nguyễn Thị Sen, một ngƣời con gái
xinh đẹp, đảm đang của làng Trạch Xá. Tục truyền rằng, Nguyễn Thị Sen kết duyên
cùng đức Vua Đinh Tiên Hoàng, khi ông về làng Trạch Xá chiêu mộ hào kiệt. Với sự
khéo léo và sáng tạo, bà đã giúp các cung nữ phát triển, sáng tạo đƣợc nghề may trong
cung vua. Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, bà đã từ giã hoàng cung cùng với con
trở về quê hƣơng truyền dạy nghề cho nhân dân trong làng. Khi mất, bà đƣợc lập đền
thờ và tôn làm bà tổ nghề may truyền thống. Ngày giỗ tổ nghề may là ngày 12 tháng
12 âm lịch.
II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY VIỆT NAM
Ngành may xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cuối những
năm 80 và đầu những năm 90 và đặc biệt khi hiệp định song phƣơng với Mỹ có hiệu
lực vào năm 2001 đã thúc đẩy ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam phát triển mạnh.
Tuy nhiên, theo thống kê của VITAS (Hiệp hội dệt may Việt Nam) thì hiện nay tỷ lệ
xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức may gia cơng (CMT) vẫn chiếm chủ yếu
(khoảng 85 %), xuất khẩu theo phƣơng thức trọn gói (FOB) chỉ khoảng 13%, xuất
khẩu theo phƣơng thức trọn gói kèm thiết kế (ODM) chỉ khoảng 2%. Phƣơng thức

FOB hiện nay, các doanh nghiệp đa phần là xuất khẩu theo hình thức FOB cấp I nên
giá trị gia tăng của ngành may còn thấp.
Ngành may hiện nay đang phát triển theo sự phát triển của nền khoa học công
nghệ, với chiến lƣợc chuyển đổi mơ hình từ sản xuất cắt may gia cơng lên sản xuất
trọn gói (FOB) và tiến lên cao hơn là sản xuất xây dựng thƣơng hiệu (OBM) và đây
cũng là một trong những chiến lƣợc xuyên suốt của Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
1. Chuỗi giá trị ngành dệt may
Chuỗi giá trị dệt may đƣợc chia làm 5 giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn 1 cung cấp sản phẩm thô nhƣ bông tự nhiên, xơ…
Giai đoạn 2 là sản xuất các sản phẩm đầu vào nhƣ chỉ, sợi, vải.
Giai đoạn 3 là giai đoạn thiết kế mẫu và sản xuất ra sản phẩm thành phẩm.
Giai đoạn 4 là giai đoạn xuất khẩu do trung gian thƣơng mại đảm nhận.
Giai đoạn 5 là giai đoạn maketing và phân phối sản phẩm ra thị trƣờng (sơ
đồ 1.1).

CÔNG TY DỆT

CÁC NHÀ BÁN LẺ

CÔNG TY MAY MẴC

Các nhà bán lẻ

9

Các công ty
may mặc
Hoa Kỳ
Sợi
tự

nhiên

Bông,
gỗ, tơ
..vv.

Sợi
(Kéo
sợi)

Vải
Hợp đồng nội
đia và các nhà

Hệ thống cửa
hàng đặc biệt
Công ty
may với
thƣơng hiệu
riêng

Hệ thống cửa
hàng chuyên
dụng


Cao hơn

GIÁ


Marketing và
phân phối sản
phẩm

Thiết kế

TRỊ
GIA
TĂNG

Thấp
hơn

Sản xuất
nguyên phụ liệu

Xuất khẩu

CẮT VÀ MAY

CHUỖI SẢN XUẤT

Biểu đồ 1.2. Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm

2. Một số điểm mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của ngành may
2.1. Một số điểm mạnh của ngành may Việt Nam
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xây dựng đƣợc mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới.
Bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đƣợc đánh giá là có lợi thế về
chi phí lao động, kỹ năng may tốt.

Việt Nam đƣợc đánh giá cao bởi sự ổn định chính trị và an ninh xã hội, hấp dẫn
cho thƣơng nhân và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Bản thân Việt Nam tích cực tham gia hội
10


nhập kinh tế khu vực và mở rộng tiếp cận thị trƣờng thế giới cho hàng hóa xuất khẩu
nói chung và xuất khẩu hàng may mặc nói riêng.
Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp ƣu tiên và khuyến khích đầu tƣ vào
ngành dệt may nhƣ ƣu đãi thuế cho nhập khẩu nguyên liệu thô…
Số ngƣời trong độ tuổi lao động ở mức cao, dệt may hiện nay là ngành sử dụng
khá nhiều lao động, do vậy đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của ngành dệt
may Việt Nam.
2.2. Một số điểm hạn chế của ngành may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn phải đối mặt với nhiều hạn chế và
thách thức. Xuất khẩu dệt may chủ yếu dƣới dạng gia công, tỷ lệ sản xuất theo hình
thức FOB, ODM, OBM chƣa cao, hiệu quả sản xuất thấp.
Trong khi đó, ngành cơng nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ yếu, các ngành này
phát triển không tƣơng xứng với ngành công nghiệp may mặc, không đủ nguồn
nguyên liệu chất lƣợng để cung cấp cho ngành cơng nghiệp may mặc xuất khẩu, vì vậy
giá trị thặng dƣ khơng cao.
Tính theo giá cố định, giá trị của các sản phẩm dệt may tăng chậm hơn so với giá
trị của các sản phẩm may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành công nghiệp may do
phải nhập khẩu nguyên liệu.
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tƣ thấp, hạn
chế đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
Kỹ năng quản lý nói chung và quản lý kỹ thuật sản xuất cịn yếu, khơng đƣợc đào
tạo chính quy, năng suất thấp, năng lực tiếp thị hạn chế.
Mặt hàng cịn phổ thơng chƣa đa dạng, vẫn chƣa đủ lực để sản xuất số lƣợng lớn
hàng có hàm lƣợng kỹ thuật cao.
Chƣa có chiến lƣợc đào tạo bài bản nguồn nhân lực dệt may chất lƣợng cao và đội

ngũ thiết kế có khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác.
Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu
riêng của mình trên thị trƣờng Quốc tế.
2.3. Cơ hội của ngành may Việt Nam
Ngành cơng nghiệp may mặc có thể tận dụng lợi thế một số cơ hội để phát triển
xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hƣớng chuyển
sang các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, từ đó tạo ra nhiều cơ hội và
nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may tiếp cận vốn, tiếp cận thiết bị, tiếp cận
công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có tay nghề cao từ các
nƣớc đang phát triển.
Bên cạnh đó, hội nhập sâu rộng của Việt Nam so với các nền kinh tế khu vực và
nền kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trƣờng tốt hơn cho hàng dệt may.
11


Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào dệt may Việt Nam liên tục tăng là cơ hội cho
các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh do các doanh nghiệp này tiếp cận đƣợc
với trình độ cơng nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến của các nƣớc trên thế giới và khu vực.
Việt Nam hiện là thành viên của WTO, cũng tham gia ký kết và thực hiện các hiệp
định thƣơng mại tự do trong tất cả các cấp độ song phƣơng quan trọng (ví dụ nhƣ thỏa
thuận hợp tác thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản) và các hiệp định thƣơng mại đa
phƣơng (nhƣ các hiệp định trong khuôn khổ của ASEAN nhƣ ACFTA, AKFTA,
ASEAN - Australia- New Zealand, vv).
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP), hiệp định
FTA EU- Việt Nam… mang lại cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam.
Cam kết của Việt Nam về cải cách và phát triển kinh tế đã tạo ra sự hấp dẫn cho
các nhà đầu tƣ, mở ra những thị trƣờng mới và quan hệ đối tác mới.
2.4. Thách thức của ngành may Việt Nam
Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
những thách thức. Một mặt, điểm khởi đầu của dệt may ở Việt Nam là thấp, các ngành

công nghiệp hỗ trợ chƣa thực sự phát triển, nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, sức
cạnh tranh kém hơn so với các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài (FDI) tạo ra sự cạnh tranh đáng kể với các doanh
nghiệp trong nƣớc.
Công nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang chịu áp lực cạnh tranh quyết liệt trên
thị trƣờng thế giới về chất lƣợng của sản phẩm, chi phí sản xuất, thời gian giao hàng,
độ an toàn cho ngƣời tiêu dùng, cho ngƣời lao động, an tồn cho mơi trƣờng và xã hội.
Mặt khác, mơi trƣờng chính sách chƣa đƣợc thuận lợi. Các văn bản pháp lý của
Việt Nam vẫn đang trong q trình hồn thiện, năng lực cán bộ xây dựng, cán bộ thực
thi chính sách và cán bộ xúc tiến thƣơng mại còn hạn chế.
Việt Nam vẫn còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ tiềm lực để theo đuổi
các vụ kiện chống bán phá giá, các vụ tranh chấp thƣơng mại Quốc tế nếu có xảy ra.
Chính sách của Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích đầu tƣ ngành cơng nghiệp
phụ trợ nhƣng địa phƣơng có xu hƣớng khơng thu hút đầu tƣ vào các ngành dệt,
nhuộm do e ngại về vấn đề môi trƣờng.
3. Sản xuất may đo và may công nghiệp
3.1. Sản xuất may đo
Là hình thức sản xuất hàng may mặc, mà trong đó một ngƣời thợ may hoặc một
nhóm ngƣời thợ may phải tiến hành đo trên cơ thể của một ngƣời khách cụ thể để có
thơng số kích thƣớc mới có thể thiết kế quần áo cho ngƣời khách đó.
Sau khi đã kiểm tra lại vải của khách đem đến, ngƣời thợ may sẽ tiến hành cắt may
hoàn chỉnh sản phẩm, ủi và gấp xếp sản phẩm, giao hàng cho khách.
12


Nhƣ vậy, đặc điểm cơ bản của may đo là ngƣời thợ may tiến hành sản xuất một
sản phẩm một cách khép kín từ khâu nhận vải, thiết kế, may, ủi hoàn chỉnh sản phẩm
trên cơ sở đo cho ngƣời khách cụ thể. Chƣa có sự phân cơng lao động theo kiểu
chun mơn hóa.
Muốn sản xuất sản phẩm thứ hai, ngƣời thợ may phải tiến hành các bƣớc thực hiện

lại từ đầu. Vì vậy, sản xuất cịn đơn giản, chƣa có sự phân cơng lao động chun mơn
hóa cao, nên năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao.
3.2. Sản xuất may công nghiệp
3.2.1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản
May cơng nghiệp là hình thức sản xuất hàng loạt sản phẩm. Cung cấp sản phẩm
cho ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng.
Cơ sở kỹ thuật để thiết kế không còn là số đo của khách hàng cụ thể, mà là bảng
thơng số kích thƣớc của nhiều cỡ vóc, bảng thơng số kích thƣớc phục vụ cho các nhóm
đối tƣợng có số đo khác nhau.
Đặc điểm cơ bản của may cơng nghiệp là nhiều ngƣời có tay nghề khác nhau cùng
tham gia sản xuất một sản phẩm, một mã hàng, tạo ra sản phẩm cung cấp cho ngƣời
tiêu dùng, sản phẩm thƣờng có nhiều cỡ vóc, nhiều màu sắc đƣợc chun mơn hóa cao
thành một dây chuyền sản xuất với các thiết bị hiện đại và sản phẩm làm ra đồng nhất
về chất lƣợng.
Tóm lại, đặc điểm của may cơng nghiệp: Sản xuất đƣợc tổ chức theo dây chuyền,
phân công lao động chun mơn hóa từng cơng đoạn của q trình sản xuất, ngƣời lao
động có trình độ chun mơn hóa cao, tính kỷ luật cao, chất lƣợng sản phẩm ổn định,
năng suất lao động cao.
3.2.2. Các phƣơng thức sản xuất hàng may mặc ở nƣớc ta
3.2.2.1. Phân loại tổng quát phương thức sản xuất
Phương thức tự sản, tự tiêu
Phƣơng thức tự sản, tự tiêu là phƣơng thức sản xuất mà xí ngiệp tự bỏ vốn xây
dựng nhà xƣởng, mua sắm trang thiết bị, bỏ vốn lƣu động để mua nguyên phụ liệu, tự
sáng tác mẫu để sản xuất và tìm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
Phương thức sản xuất may gia công
Phƣơng thức sản xuất may gia công là phƣơng thức sản xuất tƣơng đối đơn giản.
Xí nghiệp may chỉ cần bỏ vốn cố định xây dựng nhà xƣởng và mua sắm trang thiết bị,
rồi nhận hàng may gia cơng, thu tiền cơng. Xí nghiệp may khơng phải bỏ vốn mua
nguyên phụ liệu, không lo tiêu thụ sản phẩm.
3.2.2.2. Phân loại cụ thể một số phương thức sản xuất chủ yếu

Theo cách phân loại cụ thể các phƣơng thức sản xuất hàng may mặc chủ yếu
của Việt Nam đƣợc minh họa ở sơ đồ 1.3 và trình bày nhƣ sau:
13


Vải
Thƣơng
hiệu

Thiết kế

Tìm nguồn
cung ứng
NL đầu vào

Cắt - May

Phân phối

Maketing

CMT
OEM/FOB

ODM
OBM
Sơ đồ 1.3. Phƣơng thức sản xuất chủ yếu ngành may

Phương thức sản xuất CMT (Cut- Make- Trim):
Phƣơng thức sản xuất CMT là hình thức gia cơng đơn thuần: khách hàng cung cấp

toàn bộ đầu vào để sản xuất nhƣ nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và một số yêu
cầu cụ thể nếu có. Nhà sản xuất chỉ việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm.
Phương thức sản xuất OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing/Free – on –
board):
Phƣơng thức sản xuất OEM/FOB là hình thức “Mua nguyên liệu, bán thành
phẩm”, các doanh nghiệp phải chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua
NL cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng.
Hình thức này tạm chia làm 3 dạng nhƣ sau:
FOB cấp I: Doanh nghiệp mua NL đầu vào từ các nhà cung cấp do khách hàng chỉ
định. Phƣơng thức này các doanh nghiệp may đƣợc chủ động trong đàm phán ký kết
với các hãng tàu vận chuyển NPL, mua phí bảo hiểm lơ hàng, phƣơng thức thanh tốn
tiền với nhà cung cấp NPL.
FOB cấp II: Doanh nghiệp nhận mẫu thiết kế sản phẩm từ khách hàng và chịu
trách nhiệm tìm nguồn NL, sản xuất và vận chuyển NL và thành phẩm tới cảng của
khách hàng. Doanh nghiệp phải tìm đƣợc nhà cung cấp NL đáng tin cậy về chất lƣợng
và đảm bảo đƣợc thời gian giao hàng.
FOB cấp III: Doanh nghiệp tự thực hiện sản xuất hàng may mặc theo thiết kế riêng
và không chịu ràng buộc bởi bất kỳ cam kết nào với khách hàng.
Để thực hiện thành công hoạt động sản xuất theo phƣơng thức này, doanh nghiệp
phải có khả năng thiết kế, marketing và hậu cần.
Phương thức sản xuất ODM (Original Design Manufacturing):
Phƣơng thức sản xuất ODM là phƣơng thức sản xuất mà doanh nghiệp thiết kế và
sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Hình thức này chủ động
hồn tồn trong sản xuất từ khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất ra sản phẩm nhƣ mua
14


nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn thành và vận chuyển, phƣơng thức này tập trung vào
khâu thiết kế và thƣờng đƣợc đăng ký sáng chế mẫu thiết kế.
Phương thức sản xuất OBM (Original Brand Manufacturing):

Phƣơng thức sản xuất OBM là phƣơng thức sản xuất mà doanh nghiệp tự thiết kế
tạo dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm của riêng mình, phân phối sản phẩm trƣớc tiên tại
thị trƣờng nội địa, thị trƣờng các quốc gia lân cận và thị trƣờng quốc tế trong tƣơng lai.
3.2.3. Những nội dung cần biết khi sản xuất một mã hàng
3.2.3.1. Ký hiệu mã hàng
Ký hiệu mã hàng là tên của mã hàng đƣợc đặt ra để số hóa, dễ quản lý, tránh nhầm
lẫn trong sổ sách thống kê, dễ nhận biết trong điều hành sản xuất.
3.2.3.2. Sản lượng và tỉ lệ cỡ, vóc
Sản xuất một mã hàng nên cần biết rõ sản lƣợng của mã hàng, trong sản lƣợng đó
có bao nhiêu cỡ, vóc và mỗi cỡ, vóc là bao nhiêu.
Biết đƣợc sản lƣợng và nắm đƣợc định mức NPL mới tính tốn theo dõi số lƣợng
NPL đủ và có đồng bộ khơng thì mới cho tiến hành triển khai sản xuất tránh bị ách tắc
vì khơng đồng bộ NPL.
Nắm đƣợc sản lƣợng cịn liên quan đến thời gian giao hàng có kịp hay khơng để
bố trí nhân lực sản xuất, lập kế hoạch và tiến độ sản xuất hợp lý.
3.2.3.3. Nguyên phụ liệu mã hàng
Ngƣời sản xuất cần nắm rõ mã hàng sử dụng NPL gì, tính chất NPL có gì đặc biệt.
Định mức nguyên phụ liệu cho một sản phẩm là bao nhiêu, từ đó biết đƣợc định mức
NPL cho cả mã hàng, tính tốn xem NPL thừa thiếu nhƣ thế nào để kịp thời xử lý
trƣớc khi sản xuất.
3.2.3.4. Đơn giá
Đơn giá là giá thành của một sản phẩm, bao gồm chi phí chi cho NPL, chi phí chi
cho cơng đoạn cắt, cơng đoạn may, cơng đoạn hồn thành, chi phí vận chuyển…Đơn
giá may là chi phí chi cho cơng đoạn may. Nếu sản xuất theo phƣơng thức may gia
công đơn thuần (CMT) thì đơn giá may cịn gọi là đơn giá gia công, biết đƣợc đơn giá
may là bao nhiêu để bộ phận tiền lƣơng căn cứ tính đơn giá từng cơng đoạn may.
Nếu tính lƣơng theo năng suất cơng đoạn thì ngƣời lao động sẽ phấn đấu tăng
năng suất lao động trong quá trình sản xuất.

15



3.2.3.5. Thời gian giao hàng
Thời gian khách hàng yêu cầu hoàn tất đơn hàng. Nhà sản xuất phải biết rõ thời
gian giao hàng mới lập kế hoạch tiến độ sản xuất cho phân xƣởng tƣơng đối chính xác.
4. Mơ hình cơng nghệ sản xuất hàng may cơng nghiệp
Mơ hình cơng nghệ sản xuất hàng may công nghiệp hiện nay tại các cơng ty, xí
nghiệp may (sơ đồ 1.4) đƣợc phân chia thành những giai đoạn, công đoạn chủ yếu nhƣ
sau:
4.1. Chuẩn bị sản xuất
Chuẩn bị sản xuất về NPL: Kiểm tra, đo đếm NPL, giải quyết NPL còn thiếu,
nghiên cứu tính chất NPL, nhập kho NPL.
Chuẩn bị sản xuất về thiết kế: Đề xuất và chọn mẫu, nghiên cứu mẫu, thiết kế
mẫu, chế thử mẫu, nhảy mẫu, cắt mẫu cứng và giác sơ đồ. Nếu hình thức sản xuất là
may gia cơng thì cơng đoạn chuẩn bị sản xuất về thiết kế thƣờng bắt đầu từ nghiên cứu
mẫu, thiết kế mẫu, chế thử mẫu, nhảy mẫu, cắt mẫu cứng và giác sơ đồ.
Chuẩn bị sản xuất về công nghệ: Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật, đo thời gian làm
việc, thiết kế chuyền, bố trí mặt bằng xƣởng.
4.2. Triển khai sản xuất
Công đoạn cắt: Công đoạn này đƣợc bắt đầu từ việc nhận NPL và kiểm tra, tiếp
theo là công đoạn trải vải, khi trải vải phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, trƣớc khi
trải vải phải tác nghiệp sơ đồ cắt để đảm bảo đủ số lƣợng sản phẩm cho cả mã hàng
cũng nhƣ đủ sản lƣợng cho từng size, từng màu. Công tác sao sơ đồ lên bàn vải đƣợc
thực hiện theo 1 trong 3 phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp vẽ lại mẫu, phƣơng pháp xoa
phấn, phƣơng pháp cắt sơ đồ cùng bàn vải, hiện nay các cơng ty, xí nghiệp may đều
thực hiện phƣơng pháp cắt sơ đồ cùng bản vải. Sau đó, cắt nguyên liệu và nguyên liệu
phụ (dựng, mex…) bằng máy cắt tay và máy cắt vòng, máy cắt tay thƣờng sử dụng cắt
phá chi tiết, cắt những chi tiết lớn, máy cắt vòng thƣờng sử dụng để cắt các chi tiết
nhỏ, các chi tiết có độ độ cong và phức tạp, tiếp theo là cơng đoạn đánh số, ép mex,
bóc tập, phối kiện, sau cùng nhập kho BTP hoặc chuyển qua bộ phận may.

Công đoạn may: Nhận bán thành phẩm và phụ liệu, xén gọt lấy dấu, may chi tiết,
may hoàn chỉnh, cắt chỉ.
Cơng đoạn hồn thành: Tẩy các vết bẩn trên sản phẩm, wash (giặt), ủi (là) hồn
chỉnh sản phẩm, bao gói, đóng hộp, đóng kiện, kiểm tra và nhập kho TP.
Đƣợc thực hiện song song với các công đoạn trên là quá trình kiểm tra chất lƣợng
sản phẩm trƣớc khi xuất xƣởng. Chất lƣợng sản phẩm không những phụ thuộc vào một
cơng nghệ hồn hảo mà cịn phụ thuộc vào việc giữ đúng các quy định về những tiêu
chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

16


MƠ HÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG MAY CƠNG NGHIỆP
KCS
(Kiểm tra chất
lƣợng sản phẩm)
TRIỂN KHAI
SẢN XUẤT

CHUẨN BỊ
SẢN XUẤT

NPL

THIẾT KẾ

CÔNG NGHỆ

Kiểm tra đo
đếm nguyên

phụ liệu

Đề xuất
chọn mẫu

Xây dựng 17
bộ
tài liệu kỹ
thuật

Giải quyết

Nghiên cứu

Đo thời gian

CĐ CẮT

Nhận NPL
và kiểm tra

Trải vải

CĐ MAY

CĐ HOÀN
THÀNH

Nhận bán
thành

phẩm và
phụ liệu

Tiêp nhận
thành
phẩm

Xén gọt,

Tẩy


Sơ đồ 1.4. Mơ hình cơng nghệ sản xuất hàng may cơng nghiệp

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƢƠNG I
Câu 1: Trình bày tổng quan ngành may Việt Nam
Câu 2: Trình bày một số điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của ngành may Việt
Nam
Câu 3: Trình bày các phƣơng thức sản xuất hàng may mặc hiện nay ở Việt Nam
Câu 4: Trình bày mơ hình cơng nghệ sản xuất hàng may công nghiệp
Câu 5: So sánh giữa sản xuất may đo và sản xuất may cơng nghiệp
Câu 6: Phân tích ngành may Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

18


Chương II: Kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu

Chương II
KIỂM TRA, ĐO ĐẾM NGUYÊN PHỤ LIỆU

Kiểm tra, đo đếm NPL là công đoạn đầu tiên của công tác chuẩn bị sản xuất
hàng may cơng nghiệp. Nó có một vị trí rất quan trọng giúp cho quá trình sản xuất
giảm đƣợc các sự cố phát sinh do NPL gây nên. Tầm quan trọng, nguyên tắc, phƣơng
pháp kiểm tra đo đếm NPL lần lƣợt đƣợc trình bày ở các mục II, III trong chƣơng này.
Yêu cầu đặt ra là sau khi học xong, ngƣời học có khả năng trình bày đƣợc tầm quan
trọng của cơng tác chuẩn bị về NPL, trình bày đƣợc nguyên tắc kiểm tra, đo đếm NPL,
tính đƣợc số điểm lỗi nhằm đánh giá đƣợc chất lƣợng vải.
I. SƠ ĐỒ LƢU TRỮ HÀNG SẢN XUẤT TRONG KHO
Kiểm tra kế hoạch và bảng
tóm tắt đơn hàng
Kiểm tra bảng NPL và ngày nhập
NPL về công ty
Nhận NPL

Kiểm tra NPL

Bộ phận kiểm tra PL

Bộ phận kiểm tra NL

Gửi bảng kiểm tra mẫu vải: Bộ
phận cắt. may, đóng gói,
khách hàng

Làm bảng hƣớng dẫn sử dụng PL
đối chiếu với PL gốc

Xả vải

Khách hàng xác

nhận HDSD PL

Cấp NL cho bộ phận cắt
theo định mức

Cấp phát PL cho chuyền may
theo định mức

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ lƣu trữ hàng sản xuất trong kho

12


Chương II: Kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
II. TẦM QUAN TRỌNG VÀ NGUYÊN TẮC KIỂM TRA, ĐO ĐẾM NGUYÊN
PHỤ LIỆU
1. Tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
Đây là một trong những công tác quan trọng trong q trình sản xuất. Cơng
tác chuẩn bị sản xuất về NPL tốt giúp cho sản xuất đƣợc an toàn (giảm bớt sự cố
phát sinh), năng suất lao động cao, tiết kiệm NPL, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.
Công tác kiểm tra, đo đếm NPL, phân loại và nghiên cứu tính chất cơ lý
của NPL do các nhân viên của kho NPL và nhân viên của phòng kỹ thuật thực
hiện.
2. Nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
Tất cả NPL nhập, xuất kho đều phải có phiếu xuất nhập và đƣợc kiểm tra 100 %
về chất lƣợng, số lƣợng (biểu mẫu 2.2) và phải ghi vào sổ sách có ký nhận rõ ràng. Đối
với các loại NL mềm, cần vận chuyển nhẹ nhàng, tránh hƣ hỏng, không dẫm đạp hay
đè nén lên NL.
Phải phá kiện NL trƣớc từ một đến ba ngày tùy theo loại NL. Để ổn định độ co
giãn, tất cả các loại NL đƣợc xếp theo chiều cao quy định nhằm tránh đổ NL, có thể

tạo khung đỡ NL để có thể xếp NL cao hơn nhƣng vẫn đảm bảo sự an toàn. Xếp NL
lên kệ cách mặt đất và cách tƣờng theo quy định nhằm tránh cho NL bị tổn hại.
Nguyên liệu nhập kho phải đƣợc sắp xếp theo nguyên tắc: Nguyên liệu nào cần
cho sản xuất trƣớc thì sắp xếp để phía ngồi, NL nào cần sản xuất sau thì sắp xếp phía
trong, xắp xếp theo khách hàng, mã hàng. Nguyên liệu đƣợc bảo quản và sắp xếp quản
lý theo từng khu vực, phân loại theo màu sắc, chủng loại, mã hàng.
Kiểm tra tồn bộ các cây vải có trong mẻ nhuộm hoặc lô hàng, các cây vải lỗi
phải để riêng và có ghi chú rõ ràng.
Xác định đƣợc mặt phải và mặt trái của NL. Khi kiểm tra phải luôn luôn kiểm tra
mặt phải của NL. Đối với loại vải có phủ lớp tráng thì kiểm tra hai mặt. Đo đếm phân
loại màu sắc, khổ vải, chiều dài vải, chất lƣợng vải một cách chính xác.
Các NPL đạt yêu cầu mới nhập kho, hàng kém chất lƣợng đều có biên bản ghi rõ
nguyên nhân sai hỏng.
Đối với các loại hàng cần phải đổi nhƣ sai màu, lỗi sợi, lẹm hụt,.. đều phải có
biên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng và số lƣợng cụ thể đối với mỗi loại.
Phải nghiên cứu tính chất cơ lý của NL nhƣ độ co, màu sắc, hoa văn, thông số kỹ
thuật ép dán trƣớc khi đƣa vào sản xuất.
Sau khi triển khai sản xuất ở công đoạn cắt, vải đầu khúc đƣợc nhập lại kho NL,
vải ĐK cần phải đƣợc kiểm tra, phân chia theo khổ, chiều dài, màu sắc...Sau đó lập
bảng thống kê về cho phịng kỹ thuật và phịng kế hoạch để có kế hoạch tận dụng vải
đầu khúc vào việc tái sản xuất.
13


Chương II: Kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
Kiểm tra số lƣợng phụ liệu trên phiếu với số lƣợng phụ liệu nhập, đo đếm và cân
để xác định số lƣợng PL. Kiểm tra chất lƣợng phụ liệu theo tiêu chuẩn khách hàng,
tiêu chuẩn công ty và TCVN.
Phải tuân thủ và có biện pháp phịng cháy chữa cháy theo đúng tiêu chuẩn đã
đƣợc ban hành.

Biểu mẫu 2.2: Phiếu xuất kho

Cơng ty:……………..
Xí nghiệp:……………

PHIẾU XUẤT KHO
Đơn vị:…………………………………………..
Số:………………………………………
Đối tƣợng xuất:………………………………………………………………
Có giá trị đến ngày:.…………………………………………
Căn cứ vào:.…………số:……………ngày………….tháng………năm……của:……
Xuất cho:……………..….. địa chỉ:………..………….do ông/bà là:………………
Mang giấy CMND số:…….........cấp tại:…………...ngày……...tháng……..…năm…
Nhận xuất nhập kho:…………………………………………………………
Cộng thành tiền (viết bằng chữ):……………………………………………
STT

Tên hàng
và quy cách

ĐVT

Số
lƣợng

Giá đơn
vị

Thành tiền


Số lƣợng theo
đơn vị tính















Thủ trƣởng đơn vị
Ký tên

Ngƣời nhận
Ký tên

Ngƣời giao
Ký tên

Ngƣời lập phiếu
Ký tên

III. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KIỂM TRA, ĐO ĐẾM NGUYÊN PHỤ LIỆU

1. Kiểm tra nguyên liệu
1.1. Kiểm tra về số lượng
Đối với vải xếp tấm: Dùng thƣớc đo chiều dài 1 lá vải, đếm số lớp của cây vải, rồi
nhân lên xem có khớp với phiếu ghi hay khơng.
Đối với vải cuộn tròn: Dùng máy để kiểm tra chiều dài vải so với chiều dài ghi
trên tem của cây vải, trong điều kiện chƣa có phƣơng tiện đầy đủ, tạm thời dựa vào số
lƣợng ghi trên phiếu là chính, nếu có hiện tƣợng nghi vấn thì phải xổ vải ra đo lại tồn
bộ. Ngồi ra, ngƣời ta cịn dùng phƣơng pháp cân trọng lƣợng để kiểm tra xác định
chiều dài của NL. Nếu là vải thun (dệt kim), thì cần phải quy đổi cơng thức tính trọng
lƣợng để đối chiếu.

14


Chương II: Kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
1.2. So màu
Thơng thƣờng, nếu khơng có u cầu của khách hàng, ta tiến hành nhƣ sau: Lấy
mẫu vải gốc và mẫu cắt từ các cuộn vải tiến hành so sánh màu trên hộp đèn. Công việc
này đƣợc thực hiện trên mỗi cây vải.
Mỗi cây vải cắt một mẫu giao cho phòng kinh doanh để theo dõi sự chênh lệch
màu giữa các cây vải.
Tiếp tục kiểm tra bằng mắt và ghi nhận vào phiếu kiểm, đồng thời nhập số liệu vào
sổ sách hoặc máy tính.
Trong trƣờng hợp có sự u cầu của khách hàng, ta so màu theo phƣơng pháp mà
khách hàng đề nghị; nếu cần thiết có thể gửi mẫu so màu tại Phân viện Dệt May Thành
Phố Hồ Chí Minh.
1.3. Kiểm tra độ đều màu
Kiểm tra màu 2 bên biên vải với giữa cây vải, kiểm tra đầu cây vải và cuối cây vải,
kiểm tra độ loang màu ngang khổ vải.
Kiểm tra nếu không đạt, may ráp hai miếng vải lại và kiểm tra lại độ khác màu

trong hệ thống hộp đèn. Cây vải đƣợc kiểm tra độ khác màu ít nhất 3 lần (đầu cây vải,
giữa cây vải và cuối cây vải), kiểm tra giữa biên vải bên này với biên vải bên kia (từ 2
biên vào), giữa biên với giữa khổ vải.
Cách kiểm tra: Cầm hai biên vải đặt sát vào nhau và hai biên vải so với giữa có sự
khác biệt nào khơng. Lấy miếng vải gốc so sánh với giữa cuộn vải và cuối cuộn
vải xem có sự khác biệt về màu sắc khơng.
Nếu phát hiện sự khác màu phải tiến hành để riêng, cắt mẫu lƣu lại. Nhân viên
kiểm tra phải ghi vào mẫu vải này các dữ liệu sau: số mẻ nhuộm, loại vải, tên khách
hàng, mã màu, ngày kiểm, dạng lỗi và báo cáo lên cấp trên để có hƣớng giải quyết.
1.4. Kiểm tra khổ vải
Đối với vải xếp tấm: Dùng thƣớc có chiều dài lớn hơn khổ vải để đo, đặt thƣớc
thẳng góc với chiều dài cây vải, đo ít nhất 3 lần ở 3 vị trí khác nhau (cách nhau 3 m
đến 5 m). Đối với vải cuộn tròn: Khổ vải phải đƣợc kiểm tra ít nhất 3 lần/ 1 cây, tại 3
vị trí đầu cây, giữa cây và cuối cây ở tất cả các cuộn. Cụ thể là ở yard thứ 5 đầu cây
vải, ở giữa cây vải và ở yard (thƣớc Anh, 1 yard = 0,914m) thứ 5 cuối cây vải.
Trong quá trình đo, nếu thấy khổ thực tế nhỏ hơn khổ yêu cầu phải báo ngay cho
bộ phận kỹ thuật, báo cho phân xƣởng, phòng kinh doanh (hàng gia cơng) để xác minh
và có hƣớng giải quyết.
Khổ thực tế của cây vải đƣợc tính từ lỗ chân kim ở sâu phía trong cùng của
biên vải (nếu khơng có yêu cầu khác của khách hàng).
Vải có lớp tráng nhựa thì tính từ lớp tráng vào. Phải để mặt vải bằng phẳng và
thẳng khi đo, tránh tình trạng bị nhăn.
15


Chương II: Kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
Ghi kết quả kiểm tra lần đo có khổ nhỏ nhất vào phiếu kiểm và nhập số liệu vào sổ
sách hoặc máy tính.
1.5. Kiểm tra mật độ vải
Dùng kính phóng to, ta đếm sợi để đo mật độ sợi dọc, sợi ngang của vải.

1.6. Kiểm tra lỗi ngoại quan
Điều chỉnh máy kiểm tra vải, chạy với tốc độ khoảng 25 mét/ phút đến 30 mét/
phút, tiến hành quan sát toàn bộ mặt vải.
Ghi nhận tất cả các lỗi vào phiếu kiểm và nhập vào sổ sách hoặc máy vi tính. Tất
cả các lỗi vải đƣợc quy ra điểm trừ theo hệ thống 4 điểm.
1.7. Kiểm tra chất lượng vải
1.7.1. Phẩm cấp vải:
Cách 1: Loại 1: Bình quân 2 m / 1 lỗi
Loại 2: Bình quân 1 – 2 m / 1 lỗi
Loại 3: Dƣới 1 m / 1 lỗi
Cách 2: Quy theo cách tính điểm (4 điểm hoặc 10 điểm). Thơng thƣờng các xí
nghiệp hiện nay thƣờng tính theo hệ thống 4 điểm nhƣ bảng 2.3:
Bảng 2.3: Cách tính điểm theo hệ thống 4 điểm

Đơn vị cm
Đơn vị inch
Từ 0 đến 8
Từ 0,1 đến 3
Từ >8 đến 15
Từ 3 đến 6
Từ >15 đến 25
Từ 6 đến 9
Từ > 25
Từ > 9
Lỗi lủng vải

Điểm
1 điểm
2 điểm
3 điểm

4 điểm
4 điểm

Mức quy định trên áp dụng cho tất cả các dạng lỗi ở dạng cục bộ. Đối với dạng lỗi
có tính liên tục hoặc theo chu kỳ thì hạ 1 cấp, ngồi ra sẽ cộng thêm các lỗi khác (nếu
có) để phân cấp:
Ví dụ: Nếu có sọc dọc suốt cây thì vải thuộc loại B; gãy dọc liên tục suốt cây: Loại
B; đốm trắng rải rác suốt cây: Loại B. Ngoài các lỗi trên, nếu có thêm lỗi khác sẽ tính
điểm và phân cấp, tính điểm lỗi xong sẽ quy đổi số điểm lỗi trên 100 m2 hoặc trên 100
yard2 .
Lỗi không chấp nhận là lỗi xéo canh. Khi kiểm tra độ xéo canh, ta đặt cây thƣớc
nằm ngang thẳng góc với một bên biên vải, đo khoảng cách từ vị trí đặt thƣớc với canh
sợi ngang của biên vải cịn lại, sau đó chia lại cho khổ vải thực tế.
Độ lệch nhuộm màu hay in màu không đƣợc chấp nhận nếu vƣợt quá dung sai cho
phép ở các loại vải nhƣ sau: Đối với hàng dệt thoi, nhuộm tối đa cho phép 3 % khổ
vải. Đối với nhuộm sợi hay in, tối đa cho phép 2 % khổ vải. Đối với hàng dệt kim:
Nhuộm tối đa cho phép 5 % khổ vải, nhuộm sợi hay in tối đa cho phép 4 % khổ vải.
16


Chương II: Kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
Trong 1 yard có nhiều hơn 4 lỗi đƣợc tính 4 điểm, trong 1 cây vải không đủ chiều
dài 40 yard loại không kiểm cây vải này, trong 1 cây vải bị đứt khúc và mỗi khúc có
chiều dài dƣới 20 yard thì cũng loại khơng kiểm cây vải này.
Số điểm lỗi đƣợc tính tối đa trên mỗi mét là 4 điểm. Sau khi kiểm tra hết 10 % cây
vải, ngƣời kiểm tra tính số điểm theo cơng thức 2.1.

Cơng thức tính điểm trên một cây vải tính trên 100m2

Đm =


T × 100
(2.1)

D×K

Với Đm : Điểm/100 m2
T : Tổng số điểm
D: Chiều dài vải (m)
K: Khổ vải (m)
Việc phân cấp đƣợc quy định nhƣ sau:
Loại A:
< 28 điểm / 100 m2
Loại B:
từ > 28 điểm => < 38 điểm / 100 m2
Loại C:
> 38 điểm /100 m2
Ví dụ: Cây vải có chiều dài 150 m, có tổng số điểm lỗi là 30 điểm, khổ vải là 1,5 m.
Tính tổng số điểm lỗi trên 100 m2 và kết luận.
BÀI GIẢI
(30 × 100) : (150 × 1,5) = 13 (điểm / 100 m2)
Vậy kết luận phẩm cấp cây vải là loại A
Cơng thức tính điểm trên một cây vải tính trên 100 yard2 (thƣớc Anh)
Nếu đơn vị đo là hệ Anh ta có cơng thức tính số điểm (qui đổi) theo cơng thức 2.2.
T × 100 × 36
Đy =

(2.2)
D×K


Với Đy : Điểm/100 yard2
T : Tổng số điểm
D: Chiều dài vải (yard)
K: Khổ vải (inch)
17


Chương II: Kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
Dựa vào số điểm đánh giá kết quả cây vải hoặc mẻ nhuộm nhƣ bảng 2.4
Bảng 2.4: Đánh giá chất lƣợng nguyên liệu

Kiểm từng cây vải

Kiểm từng mẻ nhuộm vải

Kết quả

< 25 điểm

< 20 điểm

Đạt

> 26 điểm

> 21 điểm

Không đạt

100% vải kiểm tra lại


100% vải kiểm tra lại

Khơng đạt

Ví dụ : Cây vải có chiều dài 400 yard có tổng số điểm lỗi là 98 điểm, khổ vải là
52 inch. Tính tổng số điểm lỗi trên 100 yard2 và kết luận.
BÀI GIẢI
(98 × 100 × 36) : (400 × 52) = 16,96 (điểm / 100 yard2)
Vậy kết luận cây vải đạt chất lƣợng
Bài tập áp dụng:
Bài tập 1: Cây vải có chiều dài 178 m có tổng số điểm lỗi là 42 điểm, khổ vải là
1,53 m. Tính tổng số điểm lỗi trên 100 m2 và kết luận.
Bài tập 2: Cây vải có chiều dài 250 yard có tổng số điểm lỗi là 84 điểm, khổ vải là
52 inch. Tính tổng số điểm lỗi trên 100 yard 2 và kết luận.
1.7.2. Các dạng lỗi
Các dạng lỗi trên vải thƣờng gặp đƣợc trình bày trong bảng 2.5
Bảng 2.5: Các dạng lỗi thông thƣờng

Stt

1

Tên lỗi

Thủng lỗ

Nhận dạng lỗi

Nguyên nhân lỗi


Đứt sợi gây thủng lỗ
Dệt, thiết bị nhuộm
Đứt sợi co dọc gây thủng lỗ
Dệt
Tạp chất cứng hay mềm lấy ra gây thủng
Nguyên liệu dệt
lỗ nguyên liệu

Sai kết cấu dệt

Sợi dọc sợi ngang không đan kết, không
theo kết cấu vải
Dệt
Sợi dọc, sợi ngang nhảy qua 2,3 sợi theo
từng cụm

3

Kẹt thoi co dọc

Nhiều sợt dọc đứt rải rác, mối nối có gút
Mặt vải có ngấn gợn sóng, sợi chùng,
Dệt
nổi cộm

4

Vết bẩn


2

Bẩn do dầu, dây màu, dây bẩn, gỉ sét
Sợi dọc, sợi ngang dính dầu
18

Nhuộm
Dệt


×