Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tiết kiệm điện năng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.85 KB, 47 trang )

Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 1 -
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ



Biến tần, một biện pháp tiết kiệm điện
Ở các xí nghiệp, nhà máy và ở các nhà máy điện đều có các thiết bị hút thổi gió,
khói, hơi nước có sử dụng động cơ ba pha xoay chiều làm động cơ sơ cấp. Tại
các xí nghiệp khác, thường là các thiết bị làm mát ( điều hoà trung tâm ), máy
bơm nước
Trong quá trình sản xuất, lưu lượng của các thiết bị này luôn cần thay đổi để phù hợp
với nhu cầu cụ thể về sản xuất của xí nghi
ệp, nhà máy Với động cơ sơ cấp là các
động cơ xoay chiều ba pha, việc điều chỉnh lưu lượng của các thiết bị này là khó khăn
vì như ta đã biết, lưu lượng của các môi chất thông qua thiết bị là phụ thuộc vào tốc
độ qua của động cơ sơ cấp. Với cấu tạo của các động cơ xoay chiều ba pha truyền
thống thì tốc độ quay của độ
ng cơ coi như không đổi với hệ thống lưới điện xoay
chiều có tần ssố công nghiệp f= 50Hz thông qua quan hệ f=p.n/60 - trong đó p là số
đôi cực của động cơ, và n là tốc độ quay. Với quan hệ này, tốc độ quay của động cơ
chỉ còn phụ thuộc vào tần số của lưới điện. Vì vậy để thực hiện thay đổi được lưu
lượng, điề
u tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơ sơ cấp, có nghĩa là cần thay đổi tần số
của lưới điện .Thêm nữa, như ta đã biêt, đối với các hệ truyền động loại bơm và quạt,
mômen tải phụ thuộc vào tốc độ quay của trục theo hàm bình phương. Lưu lượng ra
của hệ tỉ lệ thuận với tốc độ quay:
Do đó, công su
ất đòi hỏi của hệ thống tỉ lệ với lập phương của tốc độ quay và cũng là
tỉ lệ với lập phương của lưu lượng:


Do rằng việc điều chỉnh tần số của lưới điện là điều không thể được, nên cho đến nay
tại các xí nghiệp, nhà máy thường để điều chỉnh lưu lượng, người ta th
ường sử dụng
biện pháp điều chỉnh các lá chắn đầu vào, đầu ra hoặc làm một đường quay trở lại (
như hình vẽ 1,3). Thí dụ như ở nhà máy nhiệt điện, ở các quạt hút khói, thổi gió, ở
đầu ra hoặc đầu vào của quạt, thường có một lá chắn động, gồm các cánh hình cánh
quạt, có trục quay theo các bán kính. Có một động cơ nhỏ điều khiển độ quay của các
lá chắ
n này, để tạo ra các khe hở rộng hay hẹp tuỳ theo yêu cầu cho gió, khói lọt qua.
Việc điều chỉnh lưu lượng khói gió kiểu đối phó này tuy có đem lại hiệu quả về điều
chỉnh lưu lượng khói gió nhưng không kinh tế vì động cơ vẫn làm việc gần như
không thay đổi, lượng điện tiêu thụ không giảm được bao nhiêu. Hình vẽ đường đặc
tính nêu dưới đây sẽ cho thấy
điều đó.
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 2 -
Hiển nhiên là trong các phương pháp trên đây, năng lượng tiêu thụ của toàn hệ thống
lớn hơn nhiều so với năng lượng yêu cầu khi lưu lượng yêu cầu giảm đi so với thiết
kế. Mặc dù khi giảm lưu lượng ra, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi nhưng tổn hao
trên các thiết bị khống chế như các lá chắn vẫn còn lớn. Các phương pháp điều chỉnh
lá ch
ắn khác nhau cho thấy tổn hao trên các lá chắn cũng khác nhau rất nhiều. Việc
làm mất đi những tổn hao trên các lá chắn này gợi ra một tiềm năng tiết kiệm rất lớn.
Như đã biết ở trên, lưu lượng của các thiết bị này phụ thuộc vào tốc độ của động cơ
sơ cấp, mà tốc độ này lại phụ thuộc vào tần số của nguồn đi
ện. Vì vậy với một động
cơ sơ cấp đã có, việc điều chỉnh tốc độ dễ dàng thực hiện được nhất là thay đổi tần số
của nguồn điện. Giải pháp cho vấn đề trên chính là sử dụng biến tần để thay thế cho
các van .
Theo các công nghệ truyền thống trước đây mới chỉ thực hiện được việc biến tần


các tần số cao, với công suất nhỏ trong kỹ nghệ truyền thanh và truyền hình. Còn với
tần số công nghiệp và với công suất lớn hàng trăm kilô wat thì chưa thực hiện được.
Cho đến nay, rào cản về trình độ công nghệ này đã bị tháo bỏ, các nước có nền kỹ
nghệ tiền tiến đã chế tạo được các máy biến tần công suất lớn, và ngay lập tức đã
được áp dụ
ng vào sản xuất, giải quyết được vấn đề điều chỉnh tốc độ của các động cơ
ba pha xoay chiều và đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế.
Việc điều chỉnh đầu ra (v.d lưu lượng) của bơm/quạt được thực hiện ngay tại đầu vào
là nguồn sinh ra lưu lượng, cũng chính là thông qua điều chỉnh tốc độ của độ
ng cơ
truyền động bơm/quạt ấy. Khi không phải dùng van (hoặc để các van sẵn có mở tối
đa) đương nhiên sẽ không còn tổn thất trên van. Động cơ cũng không phải sinh công
suất cơ trên trục lớn hơn nhu cầu thực để thắng sức cản trên các van.
Trong hình vẽ 2 là đường đặc tính năng lượng - lưu lượng của bộ biến tần so sánh với
bộ điều khiển lá ch
ắn đầu vào. Theo hai đường đặc tính trên, chúng ta luôn thấy
đường biểu diễn năng lượng cho hệ thống khi dùng biến tần (Micromaster) để điều
khiển nằm thấp hơn rất nhiều so với đặc tính van, nhất là khi lưu lượng ra điều chỉnh
xuống giá trị phần trăm thấp. Như trên hình vẽ, nếu giảm lưu lượng đi 20% thì năng
lượng tiêu thụ sẽ giảm gần 50% so v
ới giá trị thiết kế với phương án điều khiển lá
chắn đầu vào. Còn khi sử dụng bộ biến tần thì năng lượng tiêu thụ giảm chỉ còn 2-
3%. Khi lưu lượng tiêu thụ giảm xuống còn 50% thì năng lượng tiêu thụ với bộ biến
tần chỉ còn 15% so với 56% khi sử dụng lá chắn đầu vào.
Cũng so sánh như vậy với bộ điều khiển lá chắn đầ
u ra ( Hình vẽ 4) thì năng lượng
tiêu thụ còn tiết kiệm được nhiều hơn.
Ngoài ra, vớiviệc sử dụng các lá chắn, chẳng những năng lượng tổn hao đã gây ra
lãng phí lớn mà bản thân nó còn gây ra những tác hại không nhỏ cho hệ thống. Các lá

chắn bị mòn đi rất nhanh. Các chi tiết cơ khí trên hệ thống bị chịu áp lực nhiều hơn
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 3 -
cần thiết, chóng mỏi hơn và mau hỏng. Như vậy, chúng ta lại còn mất thêm những chi
phí cho bảo trì hệ thống.
Vậy bộ biến tần làm việc như thế nào ?
Nguyên lý làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản ( Hình 5). Đầu tiên, nguồn
điện xoay chiều 1pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng
phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ
chỉnh lưu cầu diode và tụ điện (tụ DC
link). Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc
vào tải và có giá trị ít nhất 0.96.
Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối
xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng
cực có cổng cách ly) bằng ph
ương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ
của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung
có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên
lõi sắt động cơ.
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tầ
n số vô
cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật
nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp -
tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện
áp là hàm bậc 4 của tần số.
Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ
phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai
của điện áp.
Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện
bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ

cũng x
ấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ
cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3
tháng đến 6 tháng
Hiện nay ở Việt nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kế
t
quả rõ rệt. Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều
khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho
các hệ truyền động cho bơm và quạt.
Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu
về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trong nước,
trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn: Theo Công nghệ mới




Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 4 -
Tăng cường các biện pháp giảm tổn thất điện năng

8 tháng đầu năm 2006, tổn thất điện năng của toàn Tổng
công ty là 11,94%, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2005, tuy
nhiên vẫn cao hơn 0,94% so với chỉ tiêu Chính phủ giao.
Chương trình giảm tổn thất điện năng cho thời gian tới mới
đây đã được EVN đặt ra với những biện pháp triển khai
quyết liệt tới từng đơn vị.

Theo Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ yêu

cầu EVN đưa tổn thất xuống còn 11% vào năm 2006 và 9% vào năm 2010 (giảm
1% so với quyết định số 3259/QĐ-NLDK ngày 8/12/2003 do Bộ Công nghiệp
giao). Đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn
ngành Điện. Mặc dù nhiều năm qua, EVN đã có không ít kinh nghiệm trong việc
thực hiện các biện pháp giảm tổn thất, đặc biệt từ đầu năm đến nay các đơn vị
trong toàn ngành cũng đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, kỹ
thuật, kinh doanh… nhằm đưa mức tổn thất xuống thấp nhất; song theo Phó Tổng
Giám đốc EVN Nguyễn Mạnh Hùng thì: Trong quá trình triển khai vẫn còn một
số tồn tại ở tất cả các khâu từ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa lớn
lưới điện, công tác quản lý vận hành hệ thống lưới điện, công tác kinh doanh dịch
vụ khách hàng… Chính vì vậy, chỉ đạo tại Hội nghị Giao ban công tác giảm tổn
thất điện năng 8 tháng đầu năm 2006 và đề ra các biện pháp giảm tổn thất điện
năng cho thời gian tiếp theo, Phó TGĐ Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu: Các đơn vị
cần khắc phục ngay những tồn tại và quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tổn
thất điện năng để toàn Tổng công ty đạt được chỉ tiêu của Chính phủ giao.
Theo đó, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và các trung tâm điều độ Hệ
thống điện miền phải thường xuyên tính toán, bố trí phương thức vận hành hợp
lý, đảm bảo tính kinh tế chung của hệ thống; đồng thời đảm bảo điện áp tại thanh
cái các trạm biến áp theo tiêu chuẩn nhằm giảm tổn thất điện ngay từ trên lưới.
Các công ty truyền tải điện cùng với việc luôn phải đảm bảo điện áp trên lưới, tại
các trạm biến áp và trên đường dây thì cần: Tăng cường quản lý kỹ thuật, theo
dõi tình trạng mang tải của đường dây và trạm để chủ động lập phương án khắc
phục nếu đường dây và trạm đầy hoặc quá tải; tăng cường kiểm tra thiết bị trên
lưới, phát quang hành lang tuyến để tránh rò rỉ điện và kịp thời xử lý các mối nối
phát nhiệt nếu có; khẩn trương hoàn tất sửa chữa lớn để ngăn ngừa giảm sự cố
trên lưới; dự phòng vật tư, thiết bị, xây dựng phương án xử lý nhanh sự cố để
giảm tối thiểu thời gian cắt điện Đặc biệt, các công ty truyền tải cũng cần quản
lý tốt hệ thống công tơ đo đếm ranh giới giao nhận điện với các công ty bán điện
và các công ty điện lực; tăng cường kiểm ta đảm bảo sử dụng điện tự dùng đúng
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007

Trang - 5 -
mục đích và tiết kiệm tại các trạm biến áp từ 110 – 500 kV.
Đối với các công ty điện lực, Tổng công ty yêu cầu thực hiện triệt để cả hai biện
pháp kỹ thuật và kinh doanh. Ngoài một số các biện pháp kỹ thuật tương tự như
đối với các công ty truyền tải, các công ty điện lực cần triển khai áp dụng phần
mềm PSS/ADEPT đã được trang bị để tính toán tổn thất kỹ thuật, tính toán các
chế độ vận hành, lập phương thức kết dây tối ưu và tính toán bù cho lưới điện
phân phối. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ lắp tụ bù trung thế, hạ thế ở những khu
vực điện áp không đảm bảo. Riêng công tác đầu tư xây dựng và đại tu củng cố
lưới điện, các công ty cần có biện pháp chỉ đạo kiên quyết đối với các công trình
cấp bách để đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành đúng kế hoạch năm 2006; tiếp tục
đưa trạm biến áp 1 pha hoặc 3 pha công suất nhỏ vào từng cụm dân cư để giảm
tổn thất hạ thế; đồng thời nâng cao chất lượng của thiết bị đưa vào lưới điện, lựa
chọn hợp lý các thiết bị có hiệu suất cao, tổn thất thấp…
Đặc biệt, các biện pháp kinh doanh được Tổng công ty rất chú trọng do liên quan
đến các đối tượng khách hàng sử dụng điện. Vì vậy, EVN yêu cầu các công ty
điện lực, các điện lực cần: Tăng cường các biện pháp quản lý hệ số phụ tải khách
hàng, thực hiện nghiêm túc công tác mua bán công suất phản kháng theo qui
định. Riêng với các khách hàng công nghiệp lớn (xi măng, luyện thép ) đấu nối
trực tiếp trên lưới truyền tải thì phải có thiết bị bù công suất phản kháng thích
hợp trước khi cho phép đấu nối; hoàn thiện hệ thống đo đếm, kiểm định thay thế
thiết bị đo đếm đúng định kỳ, khắc phục tình trạng ghi chỉ số công tơ sai, áp dụng
các giải pháp công nghệ mới ghi chỉ số công tơ khách hàng (HHU hoặc ARM);
củng cố, hoàn thiện lắp đặt công tơ đo đếm các xuất tuyến, công tơ đo đếm tổng
tại các trạm công cộng để phân tích chính xác tổn thất của từng khu vực và có
biện pháp kịp thời; chú trọng điều hoà công suất cao thấp điểm, tăng cường kiểm
tra các hộ sử dụng điện giờ cao điểm và theo biểu đồ phụ tải đã đăng ký; tuyên
truyền sử dụng điện tiết kiệm; đẩy mạnh triển khai lắp đặt công tơ điện tử 3 giá
theo quy định
Chương trình CMIS (Hệ thống thông tin quản lý khách hàng) được Tổng công ty

yêu cầu đẩy mạnh triển khai áp dụng, nhất là đối với các phân hệ Quản lý thiết bị
đo đếm và Quản lý tổn thất điện năng để các đơn vị có công cụ quản lý chất
lượng thiết bị đo đếm và theo dõi, phân tích tổn thất một cách hữu hiệu nhất. Bên
cạnh đó, nhằm hạn chế các hiện tượng ghi sai, câu móc công tơ để lấy cắp điện,
các công ty điện lực cần vận động chính quyền, khách hàng để lắp đặt công tơ ra
vị trí bên ngoài nhà. Đối với các khu vực tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn để
bán điện đến tận hộ dân thì các công ty cần tập trung thay thế dứt điểm các công
tơ kém chất lượng, củng cố lưới điện đảm bảo an toàn và giảm thiệt hại tài chính
cho ngành Điện tại khu vực này.
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 6 -
Cùng với những biện pháp cụ thể trên, việc phối hơp chặt chẽ với chính quyền và
Sở công nghiệp các địa phương nhằm tăng cường các biện pháp quản lý và xử lý
kiên quyết, triệt để đối với các đối tượng vi phạm sử dụng điện, kết hợp với tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để ngăn chặn câu móc điện bất
hợp pháp, cũng là những biện pháp gián tiếp Tổng công ty yêu cầu đẩy mạnh
nhằm tránh thiệt hại tài chính, giảm tổn thất điện năng, nhất là trong tình trạng lấy
cắp điện ngày càng tinh vi và trắng trợn đang diễn ra tại các thành phố lớn như
hiện nay.
(Nguồn: ICON)
































Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 7 -
Bộ Công nghiệp khởi động chương trình tiết kiệm năng lượng
thương mại thí điểm.

Việt Nam luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng, đặc biệt, khi
tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao. Theo thống kê của Bộ Công nghiệp,
năm 2006, dân số đô thị chiếm trên 25% cả nước, nhưng sử dụng trên 80%
tổng năng lượng điện quốc gia,trong đó, lượng điện năng dùng cho chiếu sáng

chiếm tới 25 - 27%, giờ cao điể
m từ 16 – 22h hàng ngày điện dùng chiếu sáng
chiếm 75% phụ tải đỉnh. Do đó, để ổn định nguồn điện phục vụ sản xuất và
sinh hoạt hằng ngày, việc sử dụng điện một cách hợp lý, khoa học là điều hết
sức cần thiết.
Tiết kiệm điện? – Câu trả lời từ Chương trình CEEP
Để nâng cao ý thức sử dụng n
ăng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tránh đầu tư vào hạ
tầng cơ sở năng lượng một cách bất hợp lý, Bộ Công nghiệp thực hiện chương trình
Tiết kiệm Năng lượng Thương mại thí điểm(CEEP). Quỹ Môi trường Toàn cầu
(GEF) thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (Ngân hàng Thế giới-WB) tài trợ
cho Chính phủ Việt Nam thực hiện dự án Quản lý nhu cầu điện và Tiết kiệ
m Năng
lượng (DSM/EE) và Chương trình CEEP là phần thứ hai của dự án DSM/EE do Bộ
Công nghiệp quản lý thực hiện. Mục tiêu của CEEP là xây dựng và thử nghiệm các
cơ chế và mô hình kinh doanh tiết kiệm năng lượng trong nước, qua đó xác định mô
hình và cơ chế thực hiện thích hợp mang tính bền vững để nhân rộng với quy mô
lớn trên phạm vi toàn quốc. Chương trình Tiết kiệm Năng lượng Thương mại thí
điể
m chính thức được công bố tại Khách sạn Majestic – TP.HCM vào ngày
12/5/2006 và ngày 17/5/2006 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế – Hà Nội dưới sự chủ
trì của Cục điều tiết điện lực thuộc Bộ Công nghiệp.
Chương trình CEEP được thí điểm tại bốn thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà
Nẵng, Hải Phòng và được mở rộng ra một số tỉnh lân cận trong quá trình thực hiện.
Chương trình tậ
p trung vào các đối tượng là khách sạn, tòa nhà văn phòng, các đơn
vị dịch vụ, thương mại và công nghiệp, được áp dụng vào các l
ĩ
nh vực chiếu sáng,
động cơ, máy bơm, các hệ thống điều hòa không khí, thông gió, đun nước bằng

năng lượng mặt trời, hệ thống cung cấp điện.
Chương trình sẽ hỗ trợ khoảng 200 dự án tiết kiệm năng lượng với tổng số tiền đầu
tư 7,32 triệu USD nhằm tiết kiệm 13,171 kWh/năm. Chương trình này sẽ thúc đẩy
thị trường dịch v
ụ tiết kiệm năng lượng, chứng minh tính khả thi của các giải pháp
và tiết kiệm được GWh trong vòng 10 năm. Đồng thời, mang lại sự gia tăng đáng kể
về lợi nhuận cho các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp khi đầu tư vào tiết
kiệm năng lượng thông qua nhiều chính sách khuyến khích nhằm tạo cơ hội kinh
doanh mới và thúc đẩy các cơ hội tiếp xúc giữa các đơn vị cung cấp dị
ch vụ tài


Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 8 -
chính (FPS), các chủ đầu tư (PP) và các đại diện dự án (PA).
Cục Điều tiết điện lực cho biết sẽ hỗ trợ: cơ chế thu xếp vốn, những rủi ro tài chính
khi đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng, cung cấp các cơ hội tham khảo cho
những đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính đầu tiên hiện cho vay hoặc cho thuê tài
chính đối với các dự án tiết kiệm n
ăng lượng. Ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Cục
trưởng Cục điều tiết điện lực nhận định: “Nhiều đơn vị doanh nghiệp, tài chính
trong thành phố đã quan tâm và đăng ký tham chương trình CEEP, đó là một tín
hiệu đáng mừng, giúp tiết kiệm nguồn năng lượng, ngân sách quốc gia một cách
đáng kể”.
Khách sạn New World và Majestic là hai đơn vị tiên phong thực hiện chương trình
thí điểm này tại TP.HCM. Ông Nguyễn
Đức Thanh - Trợ lý Phòng kỹ thuật Khách
sạn New World nhận định: “Tiết kiệm điện không đồng nghĩa với việc tắt thiết bị
tiêu thụ điện. Điều cốt yếu là phải sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện tiết kiệm, hiệu
suất cao”. Hiện nay, Khách sạn New World đang tiến hành thực hiện một số biện

pháp tiết kiệm nă
ng lượng, thay thế 4.700 bóng đèn sợi đốt 40W bằng bóng đèn
compact 15W Rạng Đông. Theo tính toán sơ bộ, nếu sử dụng trung bình một ngày 8
giờ thì một năm New World tiết kiệm được 338.400 kWh, tương đương 333 triệu
đồng.
Tại khách sạn Majestic, mặc dù vốn đầu tư dự kiến áp dụng các biện pháp tiết kiệm
điện lên tới 950 triệu đồng, nhưng Ban giám đốc khách sạn vẫn mạnh dạn đầ
u tư vì
theo họ hiệu quả của chương trình mang lại có giá trị khá lớn (mỗi năm tiết kiệm
được 900 triệu đồng tiền điện).
Các mô hình kinh doanh dịch vụ Tiết kiệm năng lượng thích hợp mang tính bền
vững như các khách sạn nêu trên sẽ được CEEP nhân rộng trong giai đoạn tiếp theo
của chương trình.
Thêm nhiều giải pháp tiết kiệm điện
Để sử dụng n
ăng lượng điện một cách hợp lý và khoa học, CEEP đưa ra một số giải
pháp tiết kiệm như sau:
* Tiết kiệm điện trong hệ thống làm mát và đông lạnh
* Lắp đặt hệ thống thiết bị tiết kiệm năng lượng
* Xác định rõ nhu cầu làm mát hay đông lạnh để chọn chế độ và công suất phù hợp
*Không nên lưu kho khi sản phẩm còn nóng
*Giảm thiểu s
ự xâm nhập của khí nóng từ các nguồn khác như: đèn chiếu sáng, ánh
mặt trời…
*Lưu trữ sản phẩm hợp lý để nhân viên hay khách hàng dễ dàng lấy sản phẩm ra,
giảm tối đa thời gian đóng mở cửa máy đông lạnh
*Thường xuyên bảo trì và vệ sinh máy
* Tiết kiệm điện trong hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK)
*Nâng cao độ cách nhiệt của các đường ống dẫn h
ơi nước và khí nóng lạnh

*Tối ưu hóa sự tham gia của khí tự nhiên để duy trì chất lượng không khí và môi
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 9 -
trường, nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống ĐHKK
*Sử dụng bộ lọc hơi ẩm để nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống ĐHKK
*Tối ưu hóa việc điều khiển theo khu vực trong các tòa nhà lớn có sử dụng hệ thống
ĐHKK điều khiển trung tâm
*Điều chỉnh ĐHKK ở nhiệt độ cao hơn sẽ giảm tiêu thụ
điện đáng kể cho hệ thống
ĐHKK
*Nâng cao cách nhiệt của hệ thống cửa sổ, tường kính để giảm thiểu sự thâm nhập
của khí nóng từ bên ngoài
*Nâng cao ý thức sử dụng, giảm thiểu thất thoát khí lạnh qua cửa ra vào và cửa sổ
*Thay thế hệ thống ĐHKK có hiệu suất cao hơn: hệ thống ĐHKK sử dụng công
nghệ biến tần – VSD có khả nă
ng tiết kiệm được ~40% điện năng tiêu thụ.
* Tiết kiệm điện cho động cơ và máy bơm
*Sử dụng động cơ có công suất phù hợp và không vận hành thiếu tải trong thời gian
dài
*Lắp đặt thiết bị điều tốc (VDS) cho các động cơ để điều khiển tốc độ đối với động
cơ có chế độ làm việc thay đổi (tiế
t kiệm từ 10% - 50% chi phí điện năng)
*Thay thế động cơ cũ và động cơ mới có hiệu suất cao. Chi phí lắp đặt động cơ mới
đắt hơn khoảng 2530% so với động cơ thông thường nhưng chi phí được tiết kiệm
trong suốt thời gian sử dụng động cơ.
??Kiểm tra và bảo trì thường xuyên
* Tiết kiệm điện trong chiếu sáng
*Tắt những thiết b
ị chiếu sáng không cần thiết
*Thiết lập hệ thống chiếu sáng điều khiển tự động: sử dụng thiết bị điều khiển cảm

biến cho phép thời gian chờ tối thiểu trước khi tắt thiết bị chiếu sáng hoặc tắt thiết bị
chiếu sáng khi có đủ ánh sáng tự nhiên và bật lại khi ánh sáng tự nhiên tối trở lại.
*Tận dụng ánh sáng tự nhiên từ
các cửa kính, mái ngói có lắp kính
*Bố trí, lắp đặt hệ thống chiếu sáng hợp lý, phù hợp
*Nâng cao hiệu suất thiết bị chiếu sáng: thay thế bóng đèn sợi đốt bằng đèn compact
(tiết kiệm 80% điện tiêu thụ); thay thế bóng đèn huỳnh quang cũ 40W bằng bóng
đèn huỳnh quang gầy 36W (tiết kiệm 10% điện tiêu thụ); thay thế chấn lưu điện cũ
bằng chấn lưu
điện tử tổn hao thấp (tiết kiệm được từ 40 ÷ 70% điện năng tiêu thụ).
*Thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị chiếu sáng
* Sử dụng hệ thống làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời
??Tiết kiệm lượng dầu tiêu thụ: 1mét tấm lợp thu năng lượng mặt trời có thể sản
xuất cùng một lượng nhiệt như 180lít ch
ất đốt dầu hỏa mỗi năm
*Tiết kiệm lượng điện tiêu thụ cần để đun nước nóng
*Không tốn chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng thấp nhất
*Nguồn năng lượng tái tạo và không gây ô nhiễm
*Nguồn năng lượng không mất tiền sau khi lắp đặt một lần
*Nhấn mạnh tầm quan trọng trong vấn đề môi trường cho việc kinh doanh
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 10 -
Rạng Đông - nhiều nghiên cứu hướng tới cộng đồng
Đón bắt từ rất sớm nhu cầu phát triển đô thị Việt Nam theo quy hoạch tổng thể phát
triển đô thị Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ, Công ty CP Bóng đèn phích nước
Rạng Đông đã nghiên cứu, đầu tư và cung cấp rộng rãi trên thị trường các loại sản
phẩm chiếu sáng chất lượng, hiệu su
ất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.
Công ty Rạng Đông là công ty sản xuất bóng đèn duy nhất ở Việt Nam có các dây
chuyền hoàn chỉnh, đồng bộ để sản xuất các đèn phóng điện, balast, starter, thiết bị

chiếu sáng hiệu suất cao.
Rạng Đông đưa ra các vật liệu phát quang mới có các phổ bức xạ ánh sáng phù hợp
với từng mục đích sử dụng tạo ra nhi
ệt độ màu, độ trả màu phù hợp, đồng thời giải
quyết được tính tương thích giữa các linh kiện của hệ thống đèn – balast – starter
phù hợp, bảo đảm tuổi thọ cao của hệ thống như bóng đèn huỳnh quang T10, T9,
T8, T5, T4, T3. Đèn huỳnh quang T8-36W/18W tiết kiệm 10% điện tiêu thụ nhưng
lượng quang thông phát ra cao hơn 10-20% so với đèn huỳnh quang thường. Đèn
huỳnh quang T8-32W tần số cao, chỉ tiêu tốn 80%
điện năng nhưng quang thông
phát ra bằng đèn huỳnh quang 40W thông thường. Đèn huỳnh quang compact với
dải công suất 5, 7, 9, 11, 13, 15, 18, 20, 26W tiết kiệm 80% công suất điện và phát
ra quang thông bằng bóng đèn dây tóc có công suất gấp 5 lần.
Một linh kiện quan trọng giúp các đèn phóng điện huỳnh quang khởi động và làm
việc ổn định là chấn lưu (balast). Chấn lưu luôn gây tổn hao một lượng công suất
điện không nhỏ. Vì vậy, Rạ
ng Đông đã nghiên cứu loại chấn lưu B.E.F có chỉ tiêu
tổn hao điện và chỉ tiêu hiệu suất phát quang đạt tiêu chuẩn quốc tế (tổn hao 9W,
6W, 3W so với các loại thông thường 10 – 13W).
Với nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, được sự hợp tác, giúp đỡ của các chuyên
gia, các cơ quan ban ngành, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã đưa ra
bộ đèn chuyên dụng chiếu sáng lớp học FS – 36/40x1 CM1 kết cấu chao chụ
p hợp
lý, đảm bảo rọi sáng tiêu chuẩn, tiết kiệm điện… Tính đến ngày 30-12-2005, Công
ty Rạng Đông đã lắp đặt được tổng cộng 2.748 phòng học tại 299 trường trên 49
tỉnh, thành phố trong cả nước. Các phòng học lắp mới hệ thống điện chiếu sáng đều
đạt tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 7114:2002, quy chuẩn Bộ Xây dựng. Chương
trình này đã được Viện Nghiên cứu thiết kế trườ
ng học, các giáo sư, tiến sĩ của Viện
Mắt Trung ương, các bậc phụ huynh học sinh đánh giá rất cao.

Bên cạnh việc nghiên cứu lĩnh vực chiếu sáng học đường, Rạng Đông còn nghiên
cứu việc sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện trong các lĩnh vực chiếu sáng doanh
nghiệp sản xuất, tòa nhà dân dụng và l
ĩ
nh vực chiếu sáng công cộng. Công ty In
Tiến Bộ – Hà Nội sau khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới, ánh sáng được phân bố
đều, độ rọi trung bình đạt 510 lux (tăng 9,4% so với trước), điện tiêu thụ thấp 711W
(giảm 55% so với trước). Thị xã Bắc Ninh ứng dụng đèn compact Rạng Đông thay
thế các loại đèn Sodium và đèn sợi đốt trong chiếu sáng, trang trí đường phố, tiết
kiệm 60% điện n
ăng so với trước đây. Bóng đèn compact Rạng Đông còn được ứng
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 11 -
dụng trong trong việc trồng hoa tại Đà Lạt. Kết quả cho thấy, ánh sáng có bước sóng
phù hợp với cây trồng, kích thích tăng trưởng…, điện năng tiêu thụ giảm 80% so
với đèn sợi đốt, giảm chi phí sản xuất.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng nói chung, năng lượng điện nói riêng sẽ
góp phần thúc đẩy tiết kiệm và hỗ trợ ngành điện trong việc
đáp ứng được yêu cầu
về nguồn năng lượng trong tương lai. Nhà nước cần tổ chức thêm nhiều chương
trình tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, đồng
thời, sản xuất các sản phẩm tiết kiệm điện tiêu biểu như Công ty CP Bóng đèn
phích nước Rạng Đông để khắc phục tình trạng thiếu đ
iện, tiết kiệm năng lượng, ổn
định sản xuất sinh hoạt, góp phần vào sự tăng trưởng chung của đất nước.






























Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 12 -

BĨNG ĐÈN KHƠNG ĐIỆN CỰC
CÁC SẢN PHẨM ĐÈN CẢM ỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG


Phạm Minh Tâm - Chun viên
Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng


Phải mất nhiều thập kỷ nỗ lực phát triển trong các lĩnh vực kỹ thuật chiếu sáng, sự
phóng điện trong chất khí, vật lý bán dẫn, khoa học vật liệu, điện tử cơng suất để có
được những sản phẩm đèn khơng điện cực trên thị trường. Bắt đầu vào thập kỷ 1990,
nhiều cơng ty chiế
u sáng lớn trên thế giới đã cho ra đời những sản phẩm đầu tiên của
mình, tất cả những sản phẩm này đều dựa trên những mơ hình đã được giới thiệu
trước đó

1. Đèn sulfur kiểu hốc cộng hưởng


- Mơ tả khái qt: Một bóng đèn thạch anh đường kính khoảng 3cm, đổ đầy
argon và một lượng nhỏ sulfur. Bóng đèn được quay trong hốc cộng hưởng vi sóng để
ổn định sự phóng điện. Hốc cộng hưởng này được nối với một máy phát manhêtron
qua ống dẫn sóng điện từ










- Xuất hiện vào năm 1995

- Chấn lưu: manhêtron 2,45 GHz, cơng suất 1,5 KW
- ánh sáng trắng
- Hiệu suất chuyển
đổi điện quang: 100lm/W
- Tuổi thọ định mức: 15.000 giờ
- ứng dụng: trang trí Bảo tàng Khơng gian và Vũ trụ Quốc gia Washington

2. Đèn cảm ứng kiểu Hewitt


Bón
g

Ốn
g
dẫn
nối đến nguồn điện
và manhêtron
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 13 -
- Mơ tả khái qt: Đây là một đèn huỳnh quang nhỏ, đường kính 4,5cm, bên
trong là hỗn hợp khí néon và thuỷ ngân. Bên ngồi đèn có một cuộn cảm nhiều vòng
dây theo kiểu của Hewit. Sự phóng điện xảy ra theo ngun lý cảm ứng điện từ nhờ
một chấn lưu được tích hợp chung với đèn. Chóa bao đèn có chức năng khử nhiễu
điện từ








- Xuất hiện vào năm 1991 tại
Nhậ
t
- Cơng suất bộ đèn: 27W
- Chấn lưu: 13,56 MHz
- Hiệu suất chuyển đổi điện
quang: 37lm/W
- ứng dụng: thay thế đèn
nung sáng trong những vị trí khó
thay đèn như cao ốc, trên các cây
cầu,…

3. Đèn cảm ứng kiểu hố lõm


- Loại 1: Là một loại đèn huỳnh
quang khơng điện cực với cuộn dây cảm
ứng đặt ẩn bên trong đèn, hỗn hợp khí bên
trong đèn là argon và thuỷ ngân. Đặc trưng
của đèn này là chân đế kim loại dùng để giải
nhiệt cho cuộn dây cảm ứng bên trong đèn,
và chấn lưu được tách độc lập với đèn thơng
qua một cáp đồng trục do đó kéo dài tuổi
thọ củ
a cả bộ đèn

- Xuất hiện vào năm 1991
- Cơng suất bộ đèn: 85W

- Chấn lưu: 2,65 MHz
- Hiệu suất chuyển đổi điện quang: 70lm/W
- Tuổi thọ định mức: 100.000 giờ
Bón
g

Cuộn
Choá kh
ư
û
nhiễu
Chấn lưu

Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 14 -
- Kích thước: đường kính 11cm, chiều dài 18cm
- ứng dụng: do có tuổi thọ khá cao nên thường được dùng tại những nơi thay
thế đèn là khó khăn như xa lộ, nhà xưởng
có trần cao…
- Loại 2: Là một loại đèn huỳnh
quang compact với chấn lưu điện tử được
tích hợp chung với đèn, có khả năng khử
nhiễu điện từ

- Xuất hiện vào năm 1994
- Công suất đ
èn: 23W
- Chấn lưu: 2,65 MHz
- Hiệu suất chuyển đổi điện quang:
48lm/W

- Tuổi thọ định mức: 15.000 giờ
- ứng dụng: thay thế đèn nung sáng

4. Đèn huỳnh quang cảm ứng tần số thấp


- Mô tả khái quát: Là loại đèn không điện cực phổ
biến nhất hiện nay, dựa trên mô hình đèn của Anderson
năm 1970 và được thiết kế lại để giảm tối đa tổn thất điện
năng trong cuộn dây cảm ứng. Do đó, đây là loại đèn
huỳnh quang cảm ứng có hiệu suất cao nhất trên thị
trường. Hơn nữa, việc giảm tầ
n số làm việc xuống 250
KHz làm giảm nhiễu điện từ, giảm những hư hỏng của
chấn lưu, và giảm giá thành. Với cấu trúc như một biến áp
thông thường, công suất được phân bố dọc theo đèn, tránh
hiện tượng quá nhiệt cục bộ, giúp nâng cao công suất và
hiệu suất của đèn.

- Tần số làm việc của chấn lưu: 250 KHz
- Hiệu suất chuyển
đổi điện quang > 80lm/W
- Chất lượng ánh sáng cao: Chỉ số hoàn màu >80
- Tuổi thọ định mức: 60.000 giờ (tại 70÷100% độ sáng của đèn)
- Khả năng khởi động tức thì < 0,2 giây
- Nhiệt độ khởi động của chấn lưu có thể xuống đến –40
0
C (thuận lợi trong các
kho trữ đông…)
- Có thể dùng nguồn điện xoay chiều lẫn một chiều

- Chấn lưu có thể đặt cách xa đèn 20m
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 15 -

- Dưới đây là một số thông số của đèn huỳnh quang cảm ứng và chấn lưu dùng
cho đèn này của hãng OSRAM có mặt trên thị trường Việt Nam. Để biết thêm chi tiết
có thể liên hệ với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng hay Đại lý của OSRAM 14
Nhiêu Tâm Phường 5 Quận 5 ĐT 0958807766

Có dạng sau

P
1
= 100kW t
1
= 10 phuùt
P
2
= 50kW t
2
= 15 phuùt
P
3
= 80kW t
3
= 10 phuùt
P
4
= 50kW t
4

= 20 phuùt




-Ta có thể tính toán động cơ theo công thức trên


kW
xxxx
P 6,67
20101510
20501080155010100
2222
=
+++
+++
=

như vậy ta chọn động cơ 75kW thay vì chọn động cơ 100kW, điều này giúp
giảm chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành của động cơ

-Với một tải cần trục có chế độ ngắn hạn lặp lại như sau


P
1
= 50kW trong 1,5phuùt
P
2

= 30kW trong 1,5phuùt
t
1
= 1,5 +1,5 = 3phuùt
t
2
= 7phuùt





-
Tải trung bình trong vận hành là

P
1
P
2
P
3
P
4
P
1
t
1
t
2
t

3
t
4
P
1
P
2
P
1
P
2
t
1
t
2
Tit kim in nng Thỏng 1/2007
Trang - 16 -
kW
xx
P 2,41
3
5,1305,150
22
=
+
=

nh vy ta chn ng c 45kW trong iu kin thi gian cú ti chim
khong 40% (40% ED) theo bng sau
15%ED 25%ED 40%ED 60%ED 100%ED

Loaùi ủoọng cụ
kW kW kW kW kW
Soỏ
cửùc
132M

160M

160L
180L
200L
225L
250L

280M
315M

355L

400L

3,0
5,0
7,5
10,0
15,0
20,0
30,0
40,0
50,0

63,0
75,0
100,0
125,0
150,0
185,0
220,0
280,0
2,5
4,0
6,3
8,5
13,0
17,0
25,0
33,0
40,0
50,0
63,0
85,0
100,0
125,0
150,0
185,0
220,0
2,2
3,7
5,5
7,5
11,0

15,0
22,0
30,0
37,0
45,0
55,0
63,0
75,0
90,0
110,0
132,0
160,0
1,8
3,0
4,5
6,3
9,0
13,0
18,5
25,0
30,0
37,0
45,0
63,0
75,0
90,0
110,0
132,0
160,0
1,5

2,8
4,0
5,5
7,5
11,0
15,0
22,0
25,0
33,0
37,0
50,0
63,0
75,0
90,0
110,0
132,0
6
6
6
6
6
6
6
6
6
6
8
8
8
10

10
10
10















Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 17 -
MẠNG LƯỚI ĐIỆN HIỆN ĐẠI, AN TOÀN, TIẾT KIỆM

Sau sự cố khiến gần một nửa đất nước mất điện vào năm 2003, Bộ Năng lượng
Mỹ đã tập hợp ý kiến các nhà khoa học, xây dựng một đề án nhằm xây dựng một
mạng lưới điện phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Dưới đây giới thiệu sơ bộ về đề án này (đã công bố
trên Tạp chí Scientific
American số tháng 7.2006).
Năm 2003, một nhà máy điện ở bang Ohido bị hỏng
đột xuất, chính quyền Bang đã phải lấy điện từ các nơi

khác để đảm bảo nhu cầu của người dân. Khi đó, dòng
điện trên đường dây cao thế bị tăng lên, dây điện bị
nóng và chùng xuống, làm chập mạch điện. Tương tự
như Đôminô, lần lượt hơn 200 nhà máy đ
iện bị hỏng,
khiến hơn 50 triệu dân không có điện để dùng.
Theo nhận định chung, mạng lưới điện của Mỹ hiện
nay được thừa hưởng công nghệ của thế kỷ XX, đã
không còn phù hợp cho thế kỷ XI, khi mà yêu cầu sử
dụng năng lượng ngày càng tăng cao và xu hướng
chuyển sang dùng các dạng năng lượng sạch thay thế
cho xăng dầu cũng gia tăng không ngừ
ng.
Sau sự cố đó, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đã tổ chức
nhiều cuộc thảo luận, tập hợp ý kiến các nhà khoa học để xây dựng một đề án nhằm
tìm ra giải pháp tối ưu cho mạng lưới điện trong thời gian tới. Đề án có tên là
Continental SuperGrid (có nghĩa là siêu mạng lưới cho lục địa, gọi tắt là SuperGrid).
Mục tiêu của Đề án là thêm vào mạng lưới điện đ
ang có để có được mạng lưới cấp
điện mạnh hơn, an toàn hơn, không những đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng mà
còn đáp ứng nhu cầu sử dụng hyđrô (hoá năng) thay thế dần cho xăng dầu trong hoạt
động giao thông, đảm bảo xanh, sạch và rẻ. Những nét chính của Đề án là:
- Làm thêm những đường dây siêu dẫn để dẫn dòng điện cực lớn nhưng không bị tổn
hao.
- Dùng các nhà máy đi
ện hạt nhân thế hệ 4, không làm lạnh bằng nước mà bằng khí,
có thể đặt xa khu dân cư. Dùng dây siêu dẫn để tải điện cũng như tải hyđrô từ các nhà
máy điện hạt nhân.
- Kết hợp làm đường dây siêu dẫn với đường tải khí hyđrô. Hyđrô vừa dùng để làm
lạnh dây siêu dẫn, vừa để dự trữ năng lượng.

- Kết hợp sử dụng năng l
ượng điện và năng lượng hyđrô, giảm sự phụ thuộc vào dầu
mỏ.

Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 18 -
Dẫn điện bằng dây siêu dẫn
Ý tưởng dùng dây siêu dẫn để dẫn điện đã được các nhà khoa học ở IBM đề xuất từ
những năm 60 của thế kỷ XX. Theo tính toán thời đó thì có thể làm dây siêu dẫn thiếc
- niôbi, làm lạnh bằng hyđrô lỏng, có thể tải được 100 gigawatt điện, bằng sản lượng
của 50 nhà máy điện hạt nhân loại vừa, quãng đường tải
điện là 1.000 km mà tổn hao
không đáng kể.
Ở Mỹ (New York, Brookhaven) và ở Áo (Graz), người ta đã làm thử đường dây siêu
dẫn ở khoảng cách ngắn và thấy rằng chúng có thể hoạt động tốt. Sau khi chế tạo
thành công vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao (năm 1986), các nhà khoa học đã đi đến kết
luận, đường dây siêu dẫn làm lạnh bằng nitơ lỏng dẫn điện một chiều dài 800 km,
công suấ
t là 5 gigawatt là cạnh tranh được về mặt kinh tế. Tuy nhiên ở Đề án này, chủ
trương làm dây siêu dẫn nhưng làm bằng hyđrô để đường dây vừa tải được điện vừa
tải được hyđrô, tức là đồng thời cung cấp nguồn điện năng và hoá năng.
Bên cạnh việc làm thêm các đường dây siêu dẫn để tải hàng trăm gigawatt điện đi xa,
những đường dây cao thế hiện nay có thể c
ải tiến bằng cách thay dây đồng bằng dây
nhôm lõi sợi cacbon. Loại dây này dẫn điện tốt nhưng nhẹ, khi dòng điện lớn chạy
qua ít bị chùng xuống như dây đồng. Tuy nhiên, nếu tải điện đột xuất tăng lên thì phải
sử dụng đường dây siêu dẫn.
Nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới

Theo Đề án SuperGrid, việc bổ sung nguồn điện

có thể là từ các ngu
ồn năng lượng gió, mặt trời
cho đến điện từ các nhà máy điện hạt nhân.
Năm 2005, Mỹ đã bắt đầu phát triển “nhà máy
điện hạt nhân thế hệ 4” - lò phản ứng nhiệt độ
cao, làm lạnh bằng khí. Các nhà máy điện hạt
nhân thế hệ trước đều làm lạnh bằng nước và đặt
gần khu dân cư, do vậy dễ gây tranh cãi và phản
đối. Với nhà máy đi
ện hạt nhân thế hệ mới, rất
dễ xây dựng thành những cụm nhà máy đặt ở nơi
xa khu dân cư, tổng công suất mỗi cụm nhà máy
này khoảng 10 gigawatt. Điện của các nhà máy
điện hạt nhân này không nhất thiết phải chuyển
đi hết mà có thể dùng để chế tạo hyđrô làm hoá
năng, vừa để dự trữ, vừa để chuyển đi theo các
đường dây siêu dẫn. Như vậ
y, việc xây dựng nhà
máy điện hạt nhân là một biện pháp quan trọng

Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 19 -
để thay thế dần và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu dầu mỏ.
Siêu cáp
Để tải nhiều gigawatt điện đi xa, yêu cầu của Đề án đặt ra là dây dẫn phải hoàn chỉnh,
không làm tiêu hao năng lượng. Do đó, đã có nhiều mô hình thử nghiệm về dây siêu
dẫn, biến thế siêu dẫn, thiết bị báo hiệu quá tải của dây siêu dẫn Với siêu dẫn nhiệt
độ cao, đã có thử nghi
ệm về dây siêu dẫn được chế tạo trên cơ sở oxit đồng làm lạnh
bằng nitơ ở 77 độ Kelvin (-1960C), nhưng dùng nitơ lỏng có thể làm lạnh đến 20 độ

Kelvin và có thể chuyển sang dùng hợp kim siêu dẫn manhê điborit (MgB2).
Theo tính toán của các nhà khoa học, việc dùng dây siêu dẫn để tải dòng điện xoay
chiều cỡ như ở mạng điện hiện nay thì tổn hao bằng 1/200 tổn hao năng lượng ở dây
d
ẫn thường. Nhưng dùng dây siêu dẫn để tải dòng điện một chiều (DC) thì hầu như
không bị tổn hao năng lượng. Đề án SuperGrid cho thấy, nếu làm 4 đường cáp siêu
dẫn thì có thể chuyển hết toàn bộ lượng điện do một nhà máy như Nhà máy điện Tam
Hiệp (Trung Quốc). Theo thiết kế của Đề án thì siêu cáp là ống dây siêu dẫn có đường
kính 40 cm, ống dày 3,8 cm, bên ngoài có lớp vỏ bọc cách nhiệt đường kính 75 cm,
vỏ b
ảo vệ lớp cách nhiệt dày 3 cm. Bên trong ống siêu dẫn là đường dẫn khí hyđrô
(dẫn được 0,6 m3 khí hyđrô trong 1 giây), dòng điện trong ống là 50.000 ampe,
chuyển tải được 5.000 megawatt điện (xem hình 1). Nếu dùng siêu cáp để dẫn dòng
điện một chiều thì chỉ cần một đôi, để gần nhau và dùng kỹ thuật đào đường ngầm
tiên tiến hiện nay thì có thể dễ dàng cho đi dưới mặt đất mà ít bị ảnh hưởng c
ủa việc
giải phóng mặt bằng.
Năng lượng điện và năng lượng hyđrô
Đề án SuperGrid với cốt lõi là bố trí các đường cáp siêu dẫn, bớt sử dụng xăng dầu
mà sử dụng phối hợp năng lượng điện và năng lượng hyđrô. Máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải hiện nay đã quá lệ thuộc vào dầu mỏ, dần dần cầ
n phải chuyển
sang dùng động cơ kiểu lai, chạy bằng điện sinh ra từ hyđrô, dùng pin nhiên liệu với
khí hyđrô sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Ví dụ, ô tô chạy bằng xăng chỉ có khả năng
chuyển đổi 30-35% xăng thành năng lượng chuyển động. Trong khi đó, xe động cơ lai
chạy bằng pin nhiên liệu có khả năng chuyển đổi tới 50%, thậm chí 60-65% nhiên liệu
thành nă
ng lượng chuyển động.
Vấn đề nan giải đối với ngành điện là điều kiện thời tiết và nhu cầu sử dụng của người
dân luôn có sự biến đổi. Lúc thì nhu cầu dùng điện tăng lên rất mạnh, khiến cung

không đủ cầu; lúc thì nhu cầu giảm xuống nhanh, điện sản xuất ra bị thừa, không tích
trữ được và cũng không thể phân phối đi đâu. Vi
ệc kết hợp chuyển tải điện và chuyển
tải hyđrô có thể điều tiết dễ dàng lúc chuyển tải trực tiếp năng lượng điện đi, lúc dùng
năng lượng điện để chế tạo hyđrô (vừa để sử dụng, vừa để dự trữ).
Bộ Năng lượng Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc th
ảo luận góp ý và triển khai thí điểm Đề
án SuperGrid. Hiện nay, Bộ này đang có ý định làm thí điểm 1 km siêu cáp để tải cỡ
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 20 -
vài trăm megawatt. Từ đó rút kinh nghiệm để làm siêu cáp dài 30-80 km nhằm giải
quyết nhu cầu về truyền tải điện năng của mạng lưới điện hiện nay ở Mỹ. Dự kiến, để
thực hiện được Đề án này, phải kêu gọi đầu tư nhiều tỷ USD.
Hình 2 giới thiệu quang cảnh lưới điện mới sau 10 năm thực hiện Đề án SuperGrid so
sánh với m
ạng lưới điện hiện nay.

Giải pháp tiết kiệm điện bằng cách giảm dòng điện
từ thiết bị tiêu thụ


Thời gian gần đây, tiết kiệm điện
là một vấn đề nóng bỏng đối với EVN nói riêng và
cả Việt Nam nói chung. Rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều giải pháp đã được đưa ra,
đồng thời nhiều thiết bị đã được đưa ra với tiêu chí tiết kiệm điện nhằm giảm áp lực
thiếu điện cho EVN và có lợi cho người tiêu dùng. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một giải
pháp tiết kiệm điện thông qua việ
c giảm dòng điện lãng phí ngay từ thiết bị tiêu thụ
điện (mục đích là nâng cao hệ số công suất của toàn mạng điện). Giải pháp này được
áp dụng đến đâu, còn phụ thuộc vào những nhà quản lý và cơ quan thực hiện nó.

Tại sao hiện nay một động cơ tiêu thụ công suất 15kw lại phải cần một nguồn công
suất ít nhất là 17,65 kVA, tại sao một bóng đèn sợi đố
t công suất 60W, chỉ “sinh ra”
dòng điện 0,27A trong khi một bộ đèn huỳnh quang 1,2m và tăng phô sắt từ tổng
công suất 52W dòng điện lại là 0,39A còn ở bộ đèn 0,6m công suất 26W thì dòng là
0,29A (những con số này được đưa sau khi đã thử nghiệm)
Dẫn chứng trên cho thấy thực tế chỉ cần một công suất nhất định, nhưng chúng ta
phải yêu cầu nhà cung cấp (tức EVN) cung cấp một công suất lớn hơ
n và tất nhiên
phải trả tiền nhiều hơn, cũng có nghĩa là chúng ta đang lãng phí.
Giải thích điều trên, lý thuyết chỉ rõ rằng một thiết bị điện ngoài tiêu tốn công suất
(hữu ích) còn tạo ra công suất phản kháng (CSPK), là một thành phần tham gia vào
các quá trình từ hóa các thiết bị điện và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điện
năng, triệt tiêu CSPK là một việc đơn giả
n nhưng không hiểu tại sao chúng ta vẫn
xem thường. Tác hại của CSPK kéo theo tổn thất đường dây, giảm khả năng cung
cấp của nguồn đồng thời nó bắt nhà tiêu dùng mà thấy rõ nhất là các nhà máy lớn
hàng tháng phải chịu thêm một khoản phí không nhỏ gọi là mua CSPK, theo tôi đây
cũng là lãng phí và những nhà máy mà chi phí điện chiếm trong trong giá thành càng
cao thì càng thấy rõ hơn khi mốc tăng giá điện đang gần kề.
Trong truyền tải và phân phối đi
ện năng, EVN có cố gắng đáng kể để kiểm soát
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 21 -
CSPK, điều này thông thường được thực hiện bởi việc tự động đóng/mở các cuộn
cảm hay các tụ điện. Các nhà phân phối điện có thể sử dụng các đồng hồ đo điện để
đo CSPK, nhằm hỗ trợ khách hàng tìm biện pháp nâng hệ số công suất lên hay xử
phạt các khách hàng để hệ số công suất quá thấp (chủ yếu là các khách hàng lớn).
Hiện nay để
xử lý vấn đề này, EVN thường yêu cầu phải lắp đặt tụ bù chung tại trạm

(và tùy theo công suất trạm có mỗi loại tụ cố định khác nhau). Theo tôi, đối với các
nhà máy hoặc phụ tải là điện dân dụng giải pháp mắc tụ bù (chung) không giải quyết
triệt để sự hao hụt này vì lý do: hệ số sử dụng đồng thời thiết bị không thể xác định
chính xác, nói tóm lại là ở mỗi th
ời điểm khác nhau thì phụ tải khác nhau, nên xảy ra
tình trạng bù nhưng không đủ (hoặc thừa). Tất nhiên, càng về phía đầu nguồn, EVN
sẽ có những biện pháp bù để tăng hiệu suất máy phát nhưng dù sao đi nữa, đoạn
đường từ phụ tải đến vị trí bù cũng xa, tổn năng do dây dẫn (thất thoát) sẽ lớn.
Song song với việc ra đời những thiết bị hiện đại, vẫn còn nhi
ều thiết bị mà không
thể một sớm, một chiều có thể thay thế, mặc dù tạo ra CSPK:
+ Công nghiệp: các loại động cơ đều có tính cảm kháng….
+ Dân dụng: quạt, máy giặt, tủ lạnh, tăng phô sắt từ…
Sau khi giải một số bài toán, tôi thấy rằng việc tính toán điện dung tụ điện để bù cho
thiết bị sử dụng điện là hết sức cần thiết, và v
ị trí đặt kinh kiện bù ngay sát tại thiết bị
sử dụng điện là hợp lý và hiệu quả nhất. Phương pháp này chấm dứt tình trạng
thường xảy ra với mạch có tụ bù chung (phương pháp cũ) là khi không có phụ tải
hoặc phụ tải nhỏ thì dòng điện tổng trên mạch rất lớn nên xảy ra tổn thất.
Thử nghiệm sau đã được kiểm chứng và có thể áp dụng, chấ
t lượng bóng và độ sáng
không thay đổi:
- Bộ đèn huỳnh quang 1,2m, tăng phô sắt từ Thailand khi bình thường, dòng định
mức 0,39A. Nhưng khi lắp song song với bộ đèn này 1 tụ 6mF, dòng điện còn chỉ
0,23A. Bộ đèn huỳnh quang 0,6m, tăng phô sắt từ Điện Quang, dòng định mức
0,29A. Khi lắp song song với bộ đèn này thêm 1 tụ 4mF, dòng điện còn chỉ 0,12A.
Giả sử một công ty dùng N bộ đèn trên, nếu có tụ bù sẽ ch
ỉ phải trả:
a(đ)=(0,052xNxđơn giá điện), nhưng nếu dùng theo kiểu cũ sẽ phải trả số tiền là a(1+
39,34%)(đ) do sử dụng lượng CSPK quá quy định, tương ứng cos phi=0,61. Có

nghĩa là khi lắp tụ bù, chi phí điện chiếu sáng giảm ít nhất 39,34% (chưa kể đến giảm
điện do tổn thất trên dây do dòng giảm).
- Máy phát điện EZ1400 (Honda Motor Co.LTD) có Smax=1,2KVA, U=220V chỉ có
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 22 -
thể thắp sáng 9-10 đèn huỳnh quang 1,2m như trên, nhưng có thể thắp sáng lên đến
14-15 bóng đèn khi có thêm tụ bù.
Xin nêu thêm một tính toán, ví dụ 40 triệu bóng huỳnh quang, tăng phô sắt từ cùng
hoạt động một lúc, mỗi giờ EVN phải cấp 3.432.000KVA, nhưng khi có tụ bù, chỉ
cần cấp 2.024.000KVA mà thôi.
Đối với đa số các nhà máy, động cơ là phần tiêu tốn năng lượng điện nhiều nhất.
Thật nghịch lý khi tất cả
các động cơ đều có gắn nhãn ghi rõ cos phi=0,85 (trong tiêu
chuẩn ngành điện cho phép), nhưng khi lắp vào hệ thống và ngành điện kiểm tra thì
hệ thống hầu như không đạt (luôn thấp hơn), phương pháp “chữa cháy” là gắn 1 tụ
bù chung cho cả hệ thống nhưng như phân tích phần trên, vẫn còn rất lãng phí. Giải
pháp tính toán và lắp tụ bù cho từng động cơ tuy đơn giản nhưng tính toán cụ thể nó
có lợi cho người tiêu dùng và cho cả nhà cung cấ
p điện. Vậy tại sao chúng ta không
tính đến chuyện bù cho từng động cơ (từ khi xuất xưởng), và những động cơ đã và
đang hoạt động phải tính toán và bù ngay tại động cơ?
Trong khuôn khổ nghiên cứu có giới hạn, chúng tôi chưa đề cập đến các thiết bị có
CSPK khác, nhưng cũng tạm rút ra kết luận, thực sự chúng ta đang lãng phí lớn, xin
dẫn lời tiến sĩ Nguyễn Văn Kh
ải Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm điện năng “tiết kiệm
dù chỉ 1W nhưng nếu áp dụng cho nhiều đối tượng thì hiệu quả sẽ rất cao”.
Trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu, tôi xin có vài đề nghị các Bộ về giải pháp
này:
+ Tạm thời chưa nhập các loại bóng đèn compact (vì trong nước đã sản xuất được)
dành kinh phí để tập trung nghiên cứu và xử lý vấn đề nâng cao HSCS từ thi

ết bị tiêu
thụ điện.
+ Đèn huỳnh quang tăng phô sắt, loại đèn này đang được sử dụng rất nhiều và nhiều
tính năng tốt, đề xuất: lắp thêm tụ bù cho tất cả các loại này (Thailand đã áp dụng rất
tốt việc này).
+ Đề nghị các cơ quan nhà nước gương mẫu trong việc bổ sung, cải tạo hệ thống
chiếu sang cơ quan, lắp thiế
t bị bù vào những thiết bị có HSCS thấp.
+ Các dự án sẽ và đang thực hiện cần bổ sung phần thiết bị bù công suất vào dự toán.
Kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện, quản lý chặt các thiết bị tiêu thụ điện nhập
khẩu.
+ Cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất phải đưa tiêu chí HSCS thiết bị lên hàng
Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 23 -
đầu, các nhà máy sản xuất động cơ, các loại máy móc thiết bị đều phải chứng minh
HSCS của nó.
+ Các đơn vị sản xuất khẩn trương thành lập một bộ phận thống kê, kết hợp nghiên
cứu thực trạng máy móc thiết bị của đơn mình, có biện pháp khắc phục ngay tại thiết
bị, không nên dùng biện pháp yêu cầu mua công suất phản kháng của bên bán điện,
bởi trả thêm tiền
điện (phạt) cũng là lãng phí.
+ Phải có một tổ chuyên kiểm tra tình hình sử dụng điện, trang bị phương tiện để
phát hiện sớm nhất sự lệch pha, sự gia tăng CSPK của các khách hàng sử dụng điện.
Đối với các hộ dân, có chế độ ưu đãi (tặng và lắp đặt miễn phí các thiết bị bù),
khuyến cáo người dân chỉ nên mua những thiết bị có HSCS cao, những dấu hi
ệu
nhận biết…
+ Cho phép một số đơn vị tư vấn, khảo sát thực tế nhà máy, khảo sát từng thiết bị đã
lắp đặt (thiết bị cũ) để tính toán những thiết bị bù có hiệu quả nhất, đơn vị này không
nhất thiết là người của EVN, theo tôi tốt nhất là các giảng viên chuyên ngành điện.

+ Nghiên cứu và triển khai xây dựng nhà máy sản xuất tụ điện, nhi
ều chủng loại,
kích cỡ, công suất, điện dung khác nhau để phục vụ lợi ích quốc gia trước mắt và lâu
dài.
+ Hai nhà máy sản xuất bóng đèn và tăng phô của Việt Nam là Rạng Đông và Điện
Quang cần phải gắn tất tụ bù vào tất cả các tăng phô sắt từ hiện còn nằm trong tầm
kiểm soát của nhà máy.
Trên cương vị là một kỹ sư, tôi sẵn sàng mong muốn phối hợ
p với các cá nhân, tổ
chức, cơ quan, đơn vị để nghiên cứu sâu hơn, tìm giải pháp tích cực thực hiện mục
tiêu tiết kiệm điện và làm lợi cho người sử dụng.
Kỹ sư Trần Đình Hiệp










Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 24 -
Chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng
Trong giai đoạn hiện nay, đối với các ngành công nghiệp chủ lực như xi
măng, thép, kính, gốm sứ, dệt nhuộm và vật liệu xây dựng, vấn đề tiết kiệm
năng lượng trở nên rất bức xúc. Giá xăng dầu càng ngày càng cao, Nhà nước
không thể bao cấp mãi, và giá tăng là điều tất yếu. Đối với các nhà máy này, có
ba biện pháp chính thực hiện tiết kiệm năng lượng có thể áp dụng là: - Tă

ng
hiệu suất của các thiết bị trao đổi nhiệt như lò hơi, giàn lạnh, máy chưng cất. -
Cải tiến công nghệ để tăng công suất, giảm thời gian, giảm tiêu hao điện năng. -
Sử dụng các loại nhiên liệu mới như xăng pha cồn, diesel pha cồn, hỗn hợp nhũ
tương mazút và nước.
Các biện pháp trên không phải là mới bởi các nước trên thế giới đã áp dụng t

lâu, tuy nhiên chúng tôi muốn trình bày thêm về lợi ích và cách thực hiện các biện
pháp đó ra sao.
Qua các nghiên cứu về ảnh hưởng của lớp cáu cặn bám trên thành ống lò hơi,
thiết bị trao đổi nhiệt tới mức độ tiêu tốn nhiên liệu, các chuyên gia trong ngành
nhiệt đã đưa ra được mối liên hệ như sau: Khi độ dày của lớp cáu cặn là 1 mm thì lò
hơi tiêu tốn nhiên liệu hơn định mức từ 2 đến 3%.
Nhằm tăng hi
ệu suất của lò hơi và bảo vệ môi trường (không dùng hóa chất để
xử lý nồi hơi), Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành một bộ luật trong đó quy định, tất
cả các lò hơi trước khi đưa vào vận hành phải lắp thiết bị chống cáu cặn bằng
phương pháp siêu âm USP (ultrasonic scale preventer). Đây là thiết bị bao gồm một
bộ nguồn phát ra dao động điện có tần số 22 kz. Các dao động điệ
n được chuyển
qua dây dẫn cao tần sang các đầu biến đổi để chuyển thành dao động sóng. Các đầu
biến đổi được hàn trực tiếp lên thành lò hơi và phát ra sóng siêu âm để phá cáu cặn
đã có, hoặc đề phòng không cho bám cáu mới lên thành ống nước, ống lửa. Dĩ
nhiên, chi phí lắp đặt cũng là điều phải cân nhắc. Một số người có thể nói là giá thiết
bị cao, nhưng nếu đặt bút tính toán một cách khoa học thì thấy rõ thời h
ạn thu hồi
vốn khi lắp USP rất ngắn.
Với một lò hơi 6 tấn, một tháng phải chi phí tiền hóa chất vệ sinh khoảng 6-7
triệu đồng, nhưng lớp cáu thì vẫn không thể phá hoàn toàn, có thể còn khoảng 1-1,5
mm, như vậy đã mất đi khoảng 3-4% nhiên liệu.

Một lò hơi 6 tấn hơi một tháng đốt hết khoảng 180.000 lít dầu, nếu tiết kiệm được
3% thì một tháng tiết kiệm đượ
c 5.400 lít hay 21.000.000đ.
Một bộ chống cáu cặn cho lò 6 tấn tùy theo mác hiệu có giá từ 120.000.000 đ.
Thời gian hoàn vốn là 120 triệu : 28 triệu = 4,3 tháng.
Như vậy chỉ trong 5-6 tháng là thu hồi vốn và sau đó cứ mỗi tháng tiết kiệm
được 28.000.000 đồng. Một năm tiết kiệm được 28.000.000 x 12 tháng =
336.000.000 đồng. Chưa kể đến việc không phải dùng hóa chất để làm vệ sinh lò sẽ
giúp bảo vệ môi trường, công nhân không phải dừng lò để làm vệ sinh, đả
m bảo


Tiết kiệm điện năng Tháng 1/2007
Trang - 25 -
cung cấp ổn định nguồn hơi để sản xuất. Và dĩ nhiên, đốt càng ít dầu thì càng tiết
kiệm và càng ít ô nhiễm môi trường không khí.
Một phương pháp khác tiết kiệm nhiên liệu là dùng hỗn hợp nhũ tương mazút
và nước để đốt.
Trộn thêm vào dầu đốt 15-20% nước và tán mịn, trộn đồng nhất để tạo nhũ
tương mazút nước.
Việc tạo nhũ tương để đốt tốt h
ơn thì ở các nước châu Âu, đặc biệt là Nga,
Đức, Canada, Mỹ… đã sử dụng từ 30 năm trước. Năm 1993, ở Việt Nam đã có một
đề tài cấp quốc gia của Tiến sỹ Lê Mười. Mặc dù vậy, kể cả ở châu Âu và Việt
Nam, hiệu quả của việc tạo nhũ tương thời gian trước đều chưa thực sự thuyết phục.
Nguyên nhân không phải là do công nghệ mà do thiết bị
để tạo nhũ tương chưa hoàn
thiện.
Cách đây khoảng 4-5 năm, các chuyên gia trong lĩnh vực chế tạo nhiên liệu
động cơ tên lửa của Nga đã chế tạo thành công thiết bị trộn đồng nhất bằng phương

pháp siêu âm CHS 6, CHS-14 (cavitation homogenizing system), có thể tán mịn các
chất lỏng hoặc nhiên liệu xuống còn khoảng 1-5mc và trộn đồng nhất nó, tạo ra nhũ
tương có tính ổn định không dưới 1 năm. Các lợi th
ế của việc đốt nhũ tương tạo ra
từ thiết bị này:
- Đốt nhũ tương này tiết kiệm từ 11-18% dầu FO.
- Giảm lượng CO, NOx, SOx trong khí thải xuống 60-80%.
Nếu xí nghiệp đốt một tháng khoảng 400-500.000 lít dầu, thì một tháng tiết
kiệm được 40-50.000 lít dầu tương đương với 160-200 triệu đồng. Sử dụng thiết bị
này sẽ thu hồi vốn tối đa trong vòng 5-6 tháng. Ngoài ra, có thể dùng thiế
t bị này để
xử lý nước có lẫn dầu, loại bỏ hoàn toàn vấn đề tách nước lẫn trong dầu, cũng như
có thể trộn thêm vào dầu FO một lượng dầu nhờn phế, cặn dầu, dầu ép từ hạt điều…
Một ứng dụng hết sức quan trọng là thiết bị này có thể trộn lẫn cồn vào xăng
để tạo ra xăng pha cồn. Các máy trộn truyề
n thống không thể trộn lẫn được cồn và
xăng vì cồn và xăng có trọng lượng riêng khác nhau, (trọng lượng riêng của cồn là
785 kg/m3 và xăng 730 kg/m3).
Tham khảo thêm các tính năng của thiết bị chống cáu cặn và thiết bị trộn đồng nhất
bằng phương pháp siêu âm CHS 6, CHS-14 tại địa chỉ website:
.
(KHCN số tháng 11/2006 (trang 50))

×