Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mẹo phân biệt thịt bò, thịt trâu, thịt lợn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.66 KB, 3 trang )

Mẹo phân biệt thịt bò, thịt trâu, thịt lợn
Thịt bò là loại thịt dễ bị những người bán hàng làm giả nhất. Thực tế
thịt trâu và thịt bò có giá trị dinh dưỡng và độ ngon cũng ngang nhau
tuy nhiên xuất phát từ nhu cầu người mua mà người ta hay là giả.
Chẳng hạn có khách hàng yêu cầu thịt bò thì người bán hàng lấy thịt
trâu giả bò. Có khi khách hàng muốn mua thịt trâu thì người ta lại lấy
thịt bò giả trâu… Hoặc đôi khi người bán hàng lại lấy thịt lợn giả thịt
bò để bán cho có lãi… Vì thế khi đi mua thịt chị em cần lưu ý thật kỹ
để lựa chọn được loại thịt vừa ngon vừa như ý muốn. Chị em có thể
tham khảo một số mẹo phân biệt dưới đây nhé:
Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy thịt trâu có màu sẫm đen, mỡ thịt trâu
trắng trong khi mỡ thịt bò vàng. Hơn nữa, thớ thịt trâu rất to, thô hơn
nhiều so với thịt bò.
Thịt bò khỏe mạnh khi giết mổ thường có màu hồng, hồng nhạt, thớ
thịt nhỏ. Nếu cắt ngang thớ thịt thấy bề mặt lát cắt mịn màng hơn.
Còn thịt trâu khỏe mạnh thường có màu hồng sậm, có khi màu đỏ
sậm, thớ thịt hơi thô. Cắt ngang thớ thịt quan sát thấy sợi cơ to hơn
sợi cơ của thịt bò, độ mịn kém thịt bò. Ngoài quan sát trên thịt cơ
bắp, cần để ý trên cơ bắp của thịt bò thường có dính những mảng
mỡ màu vàng, trên thịt trâu cơ bắp ít thấy có mỡ hoặc nếu có mỡ
trâu thường có màu trắng.
Nếu đem xào, luộc, thịt bò thường có mùi, thịt trâu không có hoặc có
nhưng không rõ lắm. Mặt khác, thịt trâu khi luộc, xào thấy miếng thịt
co lại, dai hơn, độ săn chắc hơn hẳn thịt bò và ngọt hơn thịt bò. Vì
thế, trong kinh nghiệm dân gian, người ta hay nói rằng "trâu co, bò
nở" là vì thế.
Ngoài ra, hiện nay cũng có tình trạng trộn lẫn thịt lợn và thịt bò,
thường là thịt lợn già (vì thịt già sẽ đỏ hơn thịt lợn tơ). Do đó, nhìn
thoáng qua, nhiều người dễ bị lầm. Thông thường, thịt lợn dù có đỏ
cũng không thể sánh với thịt bò.
Thớ thịt bò dài nhưng bé, còn thịt lợn thớ to và ngắn hơn.


Về màu sắc, thịt bò thật đỏ au, thịt lợn có màu hồng nhạt hơn, phần
mỡ thịt bò có màu vàng nhạt, còn mỡ thịt lợn có màu trắng. Nếu
dùng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu là thịt lợn, cảm giác hơi mềm,
còn ấn vào thịt bò sẽ thấy thịt rất mềm, cảm giác như thịt dính theo
tay.
Thịt bò cũng “nặng mùi” hơn thịt lợn, nếu sờ tay vào rồi ngửi sẽ cảm
thấy mùi tanh. Do đó nếu nghi ngờ có thịt lợn trộn lẫn, bạn nên ấn tay
vào miếng thịt, lật qua lật lại xem xét kỹ rồi ngửi thử. Cách tốt nhất là
không chọn miếng thịt không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.
Ngoài ra, thịt bò được làm từ thịt lợn thường phải nhuộm bằng phẩm
màu cho có màu đỏ thẫm nên nếu chị em miết tay vào miếng thịt mà
thấy có màu đỏ “lạ” ở tay thì chắc chắn thịt đã bị nhuộm hóa chất. Để
mua được thịt bò ngon, nên chọn miếng thịt có màu đỏ đặc trưng, độ
đàn hồi tốt, bề mặt thịt mịn, khô chứ không nên chọn miếng thịt
không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.
Theo một người bán thịt lợn cho biết thì thịt bò “giả” thường bị nhuộm
bằng phẩm màu “hoa hiên” và chất phụ gia maltol - một chất tạo màu
có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đối
với một số loại thực phẩm để “lấy màu” cho thịt.
Đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại; lớp bì mềm, mỡ
màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi gắt dầu.
- Nội tạng của lợn khỏe mạnh và tươi có màu sắc tự nhiên, nhìn trên
bề mặt có độ ánh, bóng sáng.
- Thịt lợn ngon khi mua về, đem luộc có nước trong, váng mỡ to, dậy
mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ.

×