Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.75 KB, 4 trang )
Kỹ thuật nói cần biết trước khi thuyết trình
Bạn có thể nói cùng một từ nhưng biểu thị năm ý nghĩa khác nhau chỉ bằng cách
thay đổi giọng điệu. Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao các diễn giả nổi tiếng lại có
cách trình bày thu hút và ấn tượng đến vậy. Có thể bạn không để ý bí quyết nằm ở
chỗ hầu hết diễn giả nổi tiếng đều sử dụng các cách phát âm đa dạng và thường
xuyên thay đổi nhịp điệu của lời nói.
Bạn muốn tăng hiệu quả của bài thuyết trình?
Bạn muốn tự tin trình bày trước đám đông?
Hãy rèn luyện 6 kỹ thuật điều khiển giọng nói dưới đây do Góc Kỹ Năng sưu tầm:
1. Nhấn giọng
Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra
nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan
trọng trong bài thuyết trình của bạn nếu không nhấn giọng. Nghiên cứu cho thấy,
những từ ngữ được nhấn mạnh, sự chú ý của khán giả tăng lên gấp 3 lần so với từ
ngữ bình thường. Chính vì vậy, hãy nhấn trọng tâm vào các keywords trong bài
thuyết trình của bạn.
2. Nhịp điệu
Nhịp điệu là tốc độ lời nói của bạn. Những người nói nhanh thường có khả năng tư
duy nhanh nhạy và hiểu biết hơn, do đó tạo được uy tín, sự tin cậy và thuyết phục
được khán giả.
Tốc độ nói trung bình của chúng ta là 100 – 120 từ/phút, trong khi khả năng nghe
lại cao gấp 3 lần. Nghĩa là nếu ta chỉ nói với tốc độ trung bình, khán giả sẽ còn thời
gian để suy nghĩ những lập luận phản biện. Nói nhanh sẽ khiến tâm trí người nghe
bị cuốn theo và không thể tập trung vào điều đó.
Tuy nhiên, nói nhanh không có nghĩa là nói quá nhanh. Tăng tốc độ lời nói của bạn
hơn một chút, nhưng đừng quá vội vàng trong khi nói. Hãy đảm bảo bài thuyết
trình của bạn được trình bày một cách trơn tru, mượt mà.
3. Từ đệm
Từ đệm như “à”, “ừm”, “ờ” là một trong những lỗi phổ biến và khó sửa của hầu
hết mọi người khi thuyết trình. Để khắc phục, một số diễn giả thường lặp lại hai