Băn khoăn về học ngữ pháp hay học nói tiếng Anh trước?
Khá nhiều bạn chia sẻ rằng họ không biết nên học nói trước hay học ngữ pháp
tiếng anh trước vì có nhiều rào cản như là học nói trước sợ sẽ sai ngữ pháp còn học
ngữ pháp xong rồi thì ngại nói tiếng anh.
Câu trả lời rất đơn giản: vì ngữ pháp tồn tại trong chuỗi lời nói, nói tức là vận dụng
ngữ pháp, và ngữ pháp nếu không có hoạt động giao tiếp thì cũng không tồn tại.
Chính vì thế, người học tiếng Anh hiệu quả cần phải học song song cả ngữ pháp và
nói tiếng Anh, trong đó học nói là tiền đề để ngữ pháp có môi trường để sống và
hoàn thiện. Để hiểu sâu hơn lý do tại sao nên học ngữ pháp kèm trong việc học nói
tiếng Anh, chúng ta cùng xem các phân tích nhỏ dưới đây:
Lý do thứ nhất:
Trẻ con thành thạo ngôn ngữ không nhờ việc học ngữ pháp, mà do học nói, và kết
quả là khi nói được, chúng nói không sai ngữ pháp, hoặc sai không đáng kể. Khi
cùng suy ngẫm về việc trẻ con học nói tiếng mẹ đẻ ta nhận thấy một sự thật rất thú
vị đó là đứa trẻ không nói sai ngữ pháp dù nó không được học bất cứ dòng ngữ
pháp nào cả, thậm chí chúng chẳng cần biết chữ. Những đứa trẻ bình thường đều
nói được tiếng mẹ đẻ từ năm 3 tuổi, và tới 5 tuổi thì chúng hiểu hầu hết những gì
người lớn nói và nói lại được hầu hết những gì mà chúng cần diễn đạt một cách rất
chính xác. Dĩ nhiên cho tới khi chúng nói thành thạo tiếng mẹ đẻ, tức là 5 tuổi,
không đứa trẻ nào phải học một dòng ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ của chúng, thậm
chí là nhiều đứa trẻ còn chưa đọc được chữ viết.
Nhìn dưới góc độ một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ (trẻ con ở Anh thì học tiếng Anh là
tiếng mẹ đẻ của chúng) chúng ta thấy rõ ràng là việc học nói đi trước, và ngữ pháp
đã tồn tại sẵn trong những câu nói mà chúng đã học được và giao tiếp với người
khác.
Băn khoăn về học ngữ pháp hay học nói tiếng Anh trước?
Lý do thứ hai là
Ngôn ngữ nói ra đời trước ngôn ngữ viết. Từ xa xưa con người chưa có chữ viết,
và thế hệ này truyền ngôn ngữ cho thế hệ khác bằng nghe và nói. Tiếng Anh cũng
vậy: ông bà dạy cho cha mẹ, cha mẹ dạy cho con cái, con cái dạy cho cháu tất cả
đều bằng nghe và nói. Sau đó mới có chữ viết ra đời, và các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ một thời gian dài sau đó nữa cũng ra đời.
Các nhà ngôn ngữ đó nghiên cứu các quy luật của các câu trong ngôn ngữ, và với
tiếng Anh thì là quy luật hình thành câu trong tiếng Anh. Rồi từ đó, các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ tổng hợp thành các quy tắc hình thành câu đã có trong ngôn ngữ nói,
và trình bày lại trong các tài liệu, sách vở của mình, hình thành nên các vấn đề lý
thuyết về ngữ pháp của một ngôn ngữ. Khi nhìn nhận dưới góc độ ngữ pháp ra đời
sau và luôn tồn tại trong chuỗi lời nói, thì rõ ràng việc học ngữ pháp bằng cách đọc
sách và làm các bài tập ngữ pháp là một sai lầm lớn, vì nó đi ngược lại quy luật
học tập và truyền dạy ngôn ngữ khi bản chất của nó luôn là từ nghe và nói trước.
Người học tiếng Anh bằng việc học ngữ pháp nhiều không giao tiếp được là hiện
tượng phổ biến. Mà đây chính là nguyên nhân của nó.
Rõ ràng việc học ngược này gây ra một kết quả tiêu cực đối với người học khi họ
không thể nào nhớ nổi các động từ hoặc danh từ kết thúc bằng các chữ CH, SH, X,
S thì phải thêm đuôi ES khi chia cho ngôi thứ 3 số ít (với động từ) hoặc thêm số
nhiều (với danh từ đếm được). Việc nhớ mặt chữ để điền thêm đuôi này quả là
không tưởng trong giao tiếp, vì chẳng ai thực sự nhớ được, và cũng chẳng có ai
đang nói mà kịp "phanh" mồm mình lại để xem phải thêm chữ S hay ES vào sau
các từ đó. Nhưng sự thật thú vị đó là tất cả các chữ CH, SH, X, S vừa nêu đều có
phát âm là âm gió, và chữ S thêm vào sau các từ đó cũng là một âm gió, và chúng
ta không thể nào phát âm 2 âm gió liền cạnh nhau được. Chính vì thế mà chữ E
được đệm vào giữa để tách 2 âm gió ra, và phát âm thành /IZ/. Ví dụ: Glasses,
watches, washes, boxes, relaxes
Lý do thứ ba là
suy cho cùng mọi vấn đề ngữ pháp chỉ là thói quen của âm thanh. Ta nghe thế nào
thì sẽ nói lại thế ấy. Đứa trẻ sinh ra và học ngôn ngữ cũng chỉ là việc nghe nhiều
thành quen, rồi nhắc lại những gì nó nghe đã quá lâu và thấm vào tiềm thức của nó.
Khi nói, nó chỉ đơn giản diễn đạt lại chuỗi âm thanh đã thấm vào nó từ ngày này
sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác mà thôi.
Vậy học ngữ pháp bằng nói như thế nào cho hiệu quả? Với nhiều năm kinh nghiệm
dạy tiếng Anh của mình, tôi nhận thấy người học chỉ cần nắm vững 5 cụm từ tiếng
Anh gồm cụm danh từ (tạo dựng chủ ngữ và tân ngữ), cụm động từ (tạo dựng động
từ), cụm tính từ (tạo ra bổ ngữ), cụm trạng từ (tạo ra trạng ngữ), cụm giới từ (tạo ra
trạng ngữ) là đủ để tư duy diễn đạt các ý rời rạc gồm: ai, cái gì, ở đâu, làm gì, vào
lúc nào, vì sao, bằng cách nào và từ đó người ta có đủ nền tảng tối thiểu để xây
dựng được các câu đơn với mô hình câu: S-V-O-C-Adverbials.
Còn để diễn đạt các ý tưởng phong phú hơn bằng các câu phức tạp hơn thì người
học cần học khoảng 80 mẫu câu điển hình của tiếng Anh. Như vậy là hoàn toàn đủ
vốn ngữ pháp để diễn đạt bất cứ ý tưởng nào người nói muốn nói sang tiếng Anh
rồi. Và dĩ nhiên các mẫu câu điển hình cũng cần được dạy và học theo cách nghe
thật thấm âm thanh rồi nói lại, sau đó mới là đọc và viết mẫu câu đó. Để thực hiện
được quy trình: nghe thấm âm thanh - nói - đọc - viết thì các cách dạy truyền thống
tỏ ra khó thực hiện, nhưng e-learning thì dễ dàng làm việc này với việc số hóa các
mẫu câu kèm theo âm thanh và việc ghi âm người học, rồi sau đó là các bài tập để
đọc và viết chúng. Tại Smartcom, khóa học Speaking Grammar được tổ chức một
cách rất tỉ mỉ và khoa học để thực hiện mục tiêu giúp người học có thể nắm vững
ngữ pháp và giao tiếp được tiếng Anh cơ bản từ con số 0 chỉ sau 10 tuần là dựa
trên nền tảng tư duy này, cùng với hệ thống công nghệ e-learning mạnh của
Smartcom.