Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những lợi ích của quả nho với trẻ nhỏ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.68 KB, 3 trang )

Những lợi ích của quả nho với trẻ nhỏ
Nguồn lợi ích
* Bảo vệ tim mạch: Nho chứa chất flavonoid và chất chống oxy hóa
(vỏ càng sẫm màu càng nhiều chất này), nên có tác dụng loại bỏ
những cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch. Nó còn chứa chất kháng
sinh, giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch và tăng cường sức khỏe
hệ tim mạch.
* Giàu năng lượng, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy
hóa: Không chỉ giàu năng lượng, quả nho còn chứa nhiều dưỡng
chất cần thiết cho sự phát triển của bé như vitamin (A, B1, B2, B6,
B12, C, P, K…), kali, magie, canxi, mangan, sắt… Bên cạnh, nó cũng
chứa chất chống oxy hóa nhiều gấp 3 lần so với các loại quả khác
như cam, cà chua, táo…
* Phòng ngừa thiếu máu: Quả nho có chứa sắt – dưỡng chất giúp cơ
thể bé chống lại chứng thiếu máu.
* Nhuận tràng: Chất xơ trong laoij quả này là chìa khóa phòng ngừa
chứng táo bón ở trẻ. Nó còn chứa các dưỡng chất có tác dụng bảo
vệ dạ dày và kích thích sự trao đổi chất.
* Làm sạch bên trong cơ thể: Vì chứa nhiều nước, kali và chất xơ,
nên nho được biết đến như một phương thuốc tự nhiên, có tác dụng
thải loại các chất độc hại ngay từ bên trong cơ thể.
* Giảm mệt mỏi: Nước ép nho cung cấp sắt và năng lượng cho, giúp
ngăn ngừa và giảm mệt mỏi cho cơ thể bé.
* Phòng chống ung thư: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, quả nho
có tác dụng phòng chống ung thư trực tràng và ung thư vú rất hiệu
quả nếu được sử dụng thường xuyên. Các chất trong loại quả này
còn giúp nâng cao hệ miễn dịch tổng thể cho bé.
+ Lưu ý: Trẻ béo phì, bị bệnh dạ dày, đi ngoài và kiết lị thì không
được ăn hoặc uống nước nho ép. Các bé bị sâu răng cũng nên hạn
chế ăn, vì nho chứa nhiều đường.
 2


Hàm lượng dưỡng chất trong 200ml nho:

Vitamin A 92IU
Vitamin C 3,7mg
Vitamin B1 0.8mg
Vitamin B2 0,05mg
Folate 4mcg
Kali 176mg
Phốt pho 9mg
Ma giê 5mg
Canxi 13mg
Sắt 27mg
Ngoài ra, còn
chứa một
lượng nhỏ
mangan,
đồng và kẽm.


 3
Khi nào nên cho bé ăn?
Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất non nớt, chưa sẵn sàng “làm việc”,
nên không cho trẻ ăn nho hoặc các trái cây chưa gọt vỏ. Theo các
bác sĩ thì khi bé được 6 – 8 tháng tuổi, bạn mới bắt đầu cho bé ăn
nho. Các mẹ không nên cho ăn cả quả, vì sẽ rất nguy hiểm nếu bé
nuốt và bị hóc nghẹn. Bạn cần tách thành những miếng nhỏ, bỏ hạt
cẩn thận rồi mới cho bé ăn.
 4
Cách chọn và bảo quản
Bạn nên chọn loại nho đỏ thay vì nho xanh, vì chúng chứa nhiều chất

oxy hóa hơn, lại có vị ngọt kích thích sự ngon miệng cho bé. Chọn
những chùm có quả tươi, mọng nước, không héo và bầm dập. Quả
gắn chặt vào cuống, bề mặt vỏ có một lớp bụi trắng – chứng tỏ nho
đã chín tới. Cho bé ăn nho tươi là tốt nhất. Nếu dự trữ, không nên
rửa trước khi cho vào tủ lạnh (dễ bị hỏng hơn) mà khi ăn, mới nên
lấy ra và ngâm rửa cẩn thận.

×