Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội ở an giang trong mùa nước nổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.43 KB, 113 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở phần cuối của lãnh thổ Việt Nam thuộc khu vực hạ lưu sông
Cửu Long, với một địa bàn 13 tỉnh gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang, có diện tích tự nhiên là 3.956.900 ha, dân số
trên 16 triệu người, chiếm 12% diện tích và 21% dân số cả nước, hàng năm
đóng góp trên 80% sản lượng gạo và 60% sản lượng thủy sản để xuất khẩu.
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ được đánh giá là một vùng đất trù phú,
màu mỡ, nhiều tài nguyên, là vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam, được thiên
nhiên ưu ái dành cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, mà còn được
xem như là một vùng kinh tế có vị trí và vai trị chiến lược trong nền kinh tế
nước ta nhất là trong sản xuất nơng nghiệp, góp phần quan trọng trong đảm
bảo an ninh lương thực không chỉ cho quốc gia, mà cịn cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, đồng bằng sơng Cửu Long cũng là vùng đất phải chịu nhiều
thiên tai lũ lụt có tính chu kỳ hàng năm theo kiểu 6 tháng mùa khơ, 6 tháng
mùa nước. Chính lũ lụt là điều kiện ưu đãi của thiên nhiên giúp cho đồng
bằng sông Cửu Long thêm màu mỡ, trù phú thông qua tác dụng tháo chua, rửa
phèn, bồi đắp phù sa, tạo lợi thế riêng có về khai thác và ni trồng thủy
sản… Đồng thời cũng chính lũ lụt lại là nguyên nhân chính gây nhiều thiệt
hại về người và của, tàn phá cơ sở hạ tầng kỹ thuật…
Bên cạnh đó, do đặc thù về tự nhiên, đồng bằng sơng Cửu Long có hệ
thống sơng ngịi chằng chịt, vừa có tác dụng đưa nước vào đồng, phục vụ sinh
hoạt và lưu thông lại vừa có tác dụng thốt lũ nên khơng giống như vùng
đồng bằng sông Hồng là đắp đê chống lũ triệt để, vùng đồng bằng sông Cửu
Long phải chọn giải pháp là sống chung với lũ. Sống chung với lũ là một hiện



2

tượng tự nhiên, xã hội đã và đang được cư dân vùng đồng bằng sông Cửu
Long tiếp nhận trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này.
Từ chỗ sống chung với lũ một cách thụ động, con người ngày càng hiểu thêm
về lũ, nắm bắt được nhiều hơn những quy luật của lũ để dần hạn chế đến mức
thấp nhất những tác hại do lũ mang lại cũng như khai thác tối đa những lợi ích
mà lũ mang lại, tiến dần đến chủ động sống chung với lũ, kiểm soát một cách
hiệu quả hiện tượng tự nhiên này.
An Giang là tỉnh đầu nguồn, có tồn bộ diện tích nằm trong vùng lũ và
phải chịu ảnh hưởng của lũ lâu dài và nặng nề nhất. Thời gian chịu lũ kéo dài
khoảng 6 tháng trong năm nên vấn đề được đặt ra là làm thế nào để khai thác
một cách có hiệu quả nhất những cơng trình, cơ sở hạ tầng kiểm soát lũ đã
được đầu tư phục vụ cho việc chủ động sống chung với lũ, khai thác tối đa
những lợi thế của lũ cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế thấp
nhất những thiệt hại do lũ mang lại.
Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/2/1996 về định
hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thủy lợi,
giao thông và xây dựng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sơng Cửu
Long, cho q trình chủ động sống chung với lũ. Song quá trình này cũng đặt
ra nhiều vấn đề mới cần phải nghiên cứu như: xây dựng các cụm tuyến dân cư
vượt lũ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong mùa lũ
nhưng cũng làm thay đổi phong tục, tập quán, cách sống của nhân dân; xây
dựng đê bao chống lũ kết hợp với phát triển đường giao thông nông thôn
nhưng cũng ngăn khơng cho nước tràn đồng, có thể làm tăng mực nước lũ
trên các dịng chính...
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề: "Những vấn đề đặt ra và các giải
pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi "
là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc chủ động sống chung với



3

lũ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn
An Giang. Qua đó, tổng kết kinh nghiệm và góp phần thúc đẩy q trình khai
thác lợi thế mùa nước nổi của người dân vùng lũ bao đời nay từ tự phát lên tự
giác dưới sự định hướng và hỗ trợ của Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu về lũ ở châu thổ sơng Cửu Long đã các
cơng trình sau:
GS.TS Nguyễn Ngọc Trân (Chủ biên): "Đồng bằng sông Cửu Long
tài nguyên - môi trường - phát triển", Ủy ban Khoa học Nhà nước (Chương
trình điều tra cơ bản tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long), Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng bằng sơng Cửu Long, 1990. Đây là cơng
trình của Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước về điều tra, nghiên cứu, đánh
giá tài nguyên và điều kiện thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long, từ đó
đưa ra những nhận định về tiềm năng nông nghiệp và những kiến nghị khoa
học về sử dụng và bảo vệ tài nguyên, cung cấp các tư liệu điều tra, nghiên cứu
khoa học làm luận cứ cho quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
Nguyễn Công Bình (Chủ biên): "Đồng bằng sơng Cửu Long nghiên
cứu phát triển", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. Đây là những chuyên đề
khảo cứu về đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ các ngành khoa học về
lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, tự nhiên, mơi trường, kỹ thuật, nông nghiệp.
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: "Định hướng và một số giải pháp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế vùng ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long", Trung tâm
Nghiên cứu kinh tế miền Nam, 1998.
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: "Những biện pháp thúc đẩy cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn vùng đồng bằng sơng Cửu Long",
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Tác giả đã phân tích đặc điểm và thực



4

trạng kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long, những nhân tố tác
động và mối quan hệ giữa đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh phía Nam
nhất là đối với Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một
số giải pháp nhằm đưa nông nghiệp nông thôn đồng bằng sơng Cửu Long
phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
PGS.TS Đào Cơng Tiến (Chủ biên): "Kinh tế - xã hội và môi trường
vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002 và "Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long hiện trạng và giải pháp",
Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Đây là đề tài khoa học
độc lập cấp nhà nước tiến hành điều tra nghiên cứu về vùng ngập lũ đồng
bằng sông Cửu Long trên các lĩnh vực: điều kiện tự nhiên, tài nguyên và đa
dạng sinh học; cơ cấu kinh tế vùng ngập lũ; hệ thống canh tác nông - lâm ngư kết hợp; nước sạch và vệ sinh môi trường; giáo dục và dạy nghề...
Dương Văn Nhã: "Báo cáo tác động của đê bao đến kinh tế - xã hội mơi trường", chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan, An Giang, 2004.
Chương trình đã điều tra và đánh giá những tác động việc thực hiện đê bao
chống lũ tại một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long, đưa ra một số
nhận định về việc thực hiện đê bao triệt để, đê bao tháng 8 và khơng đê bao.
Ngồi ra, cịn nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí, các đề tài nghiên
cứu khoa học cấp bộ, địa phương. Các công trình trên đã nghiên cứu về mùa
lũ ở châu thổ sông Cửu Long và vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long dưới
nhiều góc độ khác nhau và đề cập đến một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, điều tra tổng hợp về kinh tế - xã hội - mơi trường - văn hóa giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp số liệu cho công tác quy
hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long.


5


Hai là, đánh giá tác động và đưa ra những khuyến nghị về việc phát
triển đồng bằng sông Cửu Long trong mối quan hệ với vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam nhất là trong mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, đánh giá bước đầu ảnh hưởng của việc thực hiện chương trình
đê bao chống lũ triệt để ở một số địa phương.
Bốn là, đưa ra những kiến nghị nhằm khuyến khích phát triển kinh tế xã hội - môi trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ngập lũ đồng bằng
sông Cửu Long trong điều kiện chung sống với lũ.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu mùa lũ ở châu thổ sông
Cửu Long với tư cách là một nguồn lực - nguồn tài nguyên thiên nhiên phục
vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng ngập lũ đồng bằng sơng
Cửu Long nói chung và trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở phát huy hiệu quả của các cơng trình cơ sở hạ tầng phục vụ
cho việc chủ động chung sống và phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước
nổi; nghiên cứu những lợi thế của mùa nước nổi có thể khai thác để phục vụ
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang; từ thực tiễn phát triển kinh
tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi, nêu lên được những vấn đề đã và
đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang và đề xuất
một số giải pháp cơ bản để giải quyết những vấn đề đó.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích được tác hại và lợi thế của mùa nước nổi đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trên cơ sở có tác động của các cơng
trình đã và đang xây dựng để chung sống trong mùa nước nổi.
- Phân tích, đánh giá những thành cơng bước đầu của q trình phát
triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi; những tác động của


6

phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi đối với phát triển kinh tế - xã

hội ở An Giang.
- Xác định được những vấn đề đã và đang đặt ra cũng như đề xuất
những giải pháp cơ bản để giải quyết những vấn đề đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề đã và đang đặt ra
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang.
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh An Giang, tuy nhiên trong một
chừng mực nhất định, luận văn có đề cập đến những tác động chung của mùa
nước nổi đối với đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian nghiên cứu khi có chủ
trương chung sống với lũ từ năm 2000 đến nay. Trong quá trình nghiên cứu,
một số dữ liệu phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi chỉ
có từ 2002 đến nay do nguyên nhân khách quan là những chương trình đó
được triển khai trong thực tiễn từ 2002.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng quan điểm cơ bản và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết và chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến phát triển nơng nghiệp nơng
thơn nói chung và vùng đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng. Tham khảo và
tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ những lợi thế tự nhiên trong trong mùa nước nổi có tác động
tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ngập lũ đồng bằng sơng
Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng.
- Khái quát những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với phát triển kinh
tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi.


7

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để giải quyết những vấn đề được

đặt ra để phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.


8

Chương 1
LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Quan niệm mùa nước nổi
Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích tự nhiên là 3.956.900 ha, được
hình thành từ phù sa của phần hạ lưu vực sơng Mêkơng. Sơng Mêkơng dài
4.200 km, có diện tích lưu vực 795.000 km2, chảy qua Trung Quốc, Myanmar,
Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Phần hạ lưu chảy vào Việt Nam theo
hai nhánh chính là sơng Tiền và sông Hậu, chảy ra biển theo 9 cửa là: cửa
Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu,
cửa Đình An, cửa Bát Xác và cửa Tranh Đề, nên đoạn sông Mêkông chảy vào
Việt Nam được gọi là sông Cửu Long và đồng bằng sông Cửu Long cũng
được gọi theo tên sông.
Là một vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều lợi thế để
phát triển nhưng đồng bằng sông Cửu Long cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của
lũ lụt. Hàng năm, vào khoảng tháng 6 đến tháng 12, nước từ sông chính, theo
các nhánh phụ và hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt của sông Cửu
Long chảy vào đồng (người dân thường gọi là nước tràn đồng), gây ngập trên
một diện tích rộng khoảng 1,87 triệu ha. Phần diện tích ngập này (còn được

gọi chung là: vùng ngập lũ đồng bằng sơng Cửu Long) nằm trong diện tích
của 9 tỉnh là: An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên
Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long. An Giang là một trong ba tỉnh có
tồn bộ diện tích tự nhiên nằm trong vùng ngập lũ.
Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long được chia thành 4 tiểu vùng
là: vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tây sông Hậu và


9

vùng giữa sông Tiền và sông Hậu. Vùng Tứ giác Long Xun và vùng Tây
sơng Hậu có địa hình thấp dần về phía vịnh Thái Lan, có dạng ngập lũ hở.
Vùng Đồng Tháp Mười được bao bọc bởi các vùng đất cao nên có dạng ngập
lũ kín. Vùng giữa sơng Tiền và sơng Hậu có những vùng đất cao ven dịng
sơng, trũng ở giữa, có dạng ngập lũ lịng máng.
Mùa lũ ở đồng bằng sơng Cửu Long có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là, mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long kéo dài khoảng 6 tháng,
là hiện tượng tự nhiên, có chu kỳ thường xun hàng năm, khơng xuất hiện bất
thình lình, đột ngột. Thường bắt đầu từ cuối tháng 6 và kết thúc vào tháng 12
hàng năm, lúc này cũng chính là mùa mưa ở châu thổ sơng Cửu Long. Ta có thể
tạm chia mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu
mùa lũ là lúc nước bắt đầu tràn từ thượng nguồn về các vùng trũng thường tính
từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8; giai đoạn cao điểm lũ là giai đoạn có đỉnh lũ
lớn nhất được tính từ đầu tháng 8 đến nửa đầu tháng 10; giai đoạn nước rút là
giai đoạn lũ giảm dần ở các tỉnh đầu nguồn và dồn về các tỉnh hạ lưu.
Hai là, mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long lên xuống với cường suất
nhỏ, khoảng 5-7cm/ngày và kéo dài trong suốt mùa lũ. Mức độ biến động lũ
giữa các năm không lớn, nguyên nhân chính là do sự điều tiết tự nhiên của
Biển Hồ ở Campuchia. Vì thế mà dạng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là
tương đối ổn định và được điều hịa một cách tự nhiên, khơng có hiện tượng

cường suất lũ dâng cao nhanh như lũ ở miền Trung và miền Bắc. Tuy nhiên,
do địa hình đồng bằng sông Cửu Long tương đối bằng phẳng nên chỉ cần đỉnh
lũ tăng thêm vài chục cm là mức độ ngập lũ tăng một cách đáng kể. Đối với
đồng bằng sông Cửu Long, việc xác định lũ lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào
cường độ lũ, lưu lượng, tổng lượng mà yếu tố quan trọng là dựa vào mực
nước. Theo phân cấp của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, mực nước trên sông
Tiền tại Tân Châu thấp hơn 3,83 m là lũ nhỏ, từ 3,83 m đến 4,83 m là lũ trung
bình và trên 4,83 m là lũ lớn.


10

Ba là, lũ ở đồng bằng sông Cửu Long thường là lũ một đỉnh, đạt lớn
nhất vào khoảng từ cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 10. Tháng 8 thường xuất
hiện một "đỉnh phụ", bởi sau đỉnh này, vào đầu tháng 9, lũ hoặc bị hạ thấp đôi
chút hoặc nằm ngang hay tăng chậm hơn so với thời kỳ trước và sau đó. Đơi
khi đỉnh lũ này lại cao hơn đỉnh lũ chính tháng 10 (lũ năm 1978, 1991).
Bốn là, khơng chỉ chảy theo các nhánh sơng chính, lũ cịn tràn vào
đồng bằng sông Cửu Long bằng cách tràn qua và lấp đầy các khu trũng thấp
dọc theo biên giới (nhất là ở hai vùng ngập chính Đồng Tháp Mười và Tứ
giác Long Xuyên). Diện tích ngập lũ khoảng 2 triệu ha, chiếm khoảng 2,5% diện
tích lưu vực sơng Mêkơng nhưng phải gánh chịu tổng lượng lũ khoảng 400 tỷ
m3 của tồn lưu vực đổ về. Trong đó, lượng theo các sơng chính khoảng 320 tỷ
m3, cịn lại thì tràn đồng và theo hệ thống kênh rạch đổ ra sông chính. "Trong
các trận lũ lớn, lượng nước lũ theo dịng chính chiếm khoảng 83,2 - 90,86%
và tràn đồng khoảng 9,14 - 16,8%. Nước lũ tràn đồng là tác nhân chính gây
ngập lụt cho vùng trũng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên" [47, tr.
25].
Có nhiều nguyên nhân làm tác động đến mùa lũ ở vùng ngập lũ đồng
bằng sông Cửu Long như: triều cường của thủy triều biển Đông, mùa mưa

hàng năm, lũ thượng nguồn, chế độ mưa nội đồng, sự điều tiết của Biển Hồ,
tác động khai phá thiên nhiên của con người... Trong đó, tác nhân chính tạo
nên tính đặc trưng của mùa lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sơng Cửu Long là:
do địa hình đặc trưng của lưu vực sông Mêkông và lượng mưa hàng năm.
Khởi nguồn từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, đi qua các nước
Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia vào Việt Nam và chảy ra
biển Đông. Lưu vực sông MêKơng có diện tích rộng (khoảng 795.000 km 2),
kéo dài (khoảng 4.200 km), trên một địa hình phức tạp có nhiều đồi núi cao,
bị chia cắt bởi các thung lũng sơng và thấp dần về phía hạ lưu. Lượng mưa
bình qn tồn lưu vực khoảng 1.600 mm (có nhiều nơi có lượng mưa cao


11

như: cao nguyên Boloven - Lào là 3.000 mm, Tây Trường Sơn là 2.000 3.000 mm), phân phối không đồng đều giữa các vùng đã tạo nên sự tập trung
và tích tụ nước khơng đồng đều giữa các vùng làm cho lượng nước đổ về hạ
lưu không ồ ạt nhưng kéo dài trong suốt mùa mưa. Kết hợp với lượng mưa tại
chỗ, hai nguyên nhân trên đã tạo nên tính đặc trưng của mùa lũ ở vùng ngập
lũ đồng bằng sơng Cửu Long là tính chu kỳ, tốc độ chậm, tràn trên một diện
rộng, không đột ngột, nhanh, mạnh như lũ ở miền Trung và miền Bắc. Nói
một cách khác, đối với mùa lũ ở vùng châu thổ sông Cửu Long, con người có
thể dự đốn một cách tương đối chính xác thời điểm lũ về, thời điểm lũ lớn
nhất, thời điểm lũ rút… Tóm lại là nắm được quy luật hoạt động cơ bản nhất
của lũ, các nhân tố cịn lại chỉ có tác động làm cho lũ lớn hay nhỏ mà thơi.
Với những đặc trưng riêng có như trên của mùa lũ ở đồng bằng sông
Cửu Long ta cần phải có một tên gọi vừa thể hiện được đặc trưng đó, vừa thể
hiện được tính lạc quan của việc chung sống trong mùa lũ mà cư dân vùng
sông nước đã quen sống bao đời nay.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, từ lũ, lụt thường
được dùng để chỉ mùa lũ chung cho các loại hình lũ, chỉ khác nhau là có thêm

tên địa danh để phân biệt như: lũ ở sông Hồng, lũ ở miền Trung, lũ ở đồng
bằng sông Cửu Long…
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì:
Lũ (dt): "Hiện tượng nước dâng cao đầu nguồn, dồn vào dòng chảy,
thường là rất mạnh, trong thời gian tương đối ngắn" [70, tr. 1055].
Lụt (dt): "Hiện tượng nước dâng cao tràn ngập cả một vùng rộng lớn
do mưa lũ gây ra" [70, tr. 1066].
Cả hai khái niệm trên chỉ diễn tả được những tính chất chung nhất của
lũ lụt nhưng không thể hiện được những đặc trưng cơ bản của mùa lũ ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long.


12

Theo PGS.TS Trần Thanh Xuân thì:
Thuật ngữ lũ chỉ hiện tượng nước sông dâng cao trong một
khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Trong mùa lũ, những
trận mưa liên tiếp trên lưu vực sông (vùng hứng nước mưa và sinh
dịng chảy) làm cho nước sơng cũng từng đợt nối tiếp nhau dâng
cao, tạo ra những trận lũ trong sông suối. Khi lũ lớn, nước lũ tràn
qua bờ sông (đê) chảy vào những chỗ trũng và gây ra ngập lụt trên
một diện rộng [69, tr. 7].
Các cách gọi như trên là đúng nhưng chưa đủ, để chỉ lũ ở đồng bằng
sơng Cửu Long thì chúng ta phải dùng cả cụm từ là "mùa lũ (lũ) ở châu thổ
sông Cửu Long". Đây là cách gọi đúng và đủ nhưng mang nặng tính bi quan,
thiên về những tác hại do lũ gây ra (lũ, lụt được ông cha ta từ xưa xếp vào
một trong những thiên tai nguy hiểm nhất), bao hàm những ý nghĩa tiêu cực
của những thiệt hại về tài sản, tính mạng khơng bao hàm được tính lạc quan
trong chung sống với lũ.
Vì thế, ta khơng thể dùng khái niệm lũ, lụt, hay lũ lụt để gọi chung

cho mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì:
Mùa nước nổi: Mùa lũ ở châu thổ sông Cửu Long do nước
sông Tiền và Hậu tràn bờ, làm ngập cả châu thổ với các độ sâu khác
nhau và thời gian dài ngắn khác nhau khiến chỉ cấy được một vụ lúa
nổi nhưng có tác dụng rửa mặn, xổ phèn, cả châu thổ có nước ngọt
đưa vào một lượng phù sa đáng kể [70, tr. 1049].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì:
Mùa nước nổi: mùa lũ ở châu thổ sông Cửu Long. Mùa
nước nổi đưa về một khối lượng nước ngọt lớn, cùng với phù sa chi


13

phối tồn bộ hoạt động nơng nghiệp, chế độ canh tác, các hệ thống
sản xuất ở châu thổ sông Cửu Long. Cảnh quan của châu thổ trong
mùa nước nổi có những nét đặc trưng, cũng là mùa khai thác các
loài thủy sản [25, tr. 959].
Như vậy, cách gọi mùa nước nổi là cách gọi vừa ngắn, diễn tả một
cách đầy đủ nhất những đặc trưng riêng có của lũ ở đồng bằng sơng Cửu
Long vừa thể hiện tính lạc quan trong quá trình chung sống và chinh phục
vùng đất này của cư dân nơi dây.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng vùng đất Nam bộ
nói chung và vùng đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng khơng phân biệt thành
bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt hay có nắng nóng, mưa dầm, gió bấc như
miền Bắc mà chỉ có hai mùa là mùa nắng và mùa mưa (tương ứng là mùa khô
và mùa nước). Dân gian đồng bằng sơng Cửu Long thường dùng câu nói "sáu
tháng đạp đất đồng khô, nửa năm đi trên mặt nước" để hình dung một cách đơn
giản về khí hậu của vùng đất mà cha ông đã khai phá. Và khi mùa nước nổi
về, cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long lại tất bật chuẩn bị cho cuộc sống

"đi trên mặt nước", tránh những tai họa, khai thác những nguồn lợi mà thiên
nhiên mùa nước nổi mang lại cho họ; vẫn sinh sống, mua bán, trao đổi những
vật phẩm khai thác được cũng như những hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống...
Mùa nước nổi là cách gọi truyền thống từ bao đời nay của người dân
vùng sông nước, là cách gọi mang đầy tính lạc quan của những cư dân khai
phá và sinh sống trên vùng đất này, thể hiện tinh thần chủ động chung sống
với lũ theo hướng khai thác mùa lũ như là một trong những lợi thế để phát
triển, từ đó tác động tích cực đến tư duy và các hoạt động cần thiết khác để
cùng chung sống trong mùa nước nổi như: chủ động điều chỉnh lịch mùa vụ
để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do mùa nước nổi gây ra cũng như khai
thác tốt nhất những lợi thế mà mùa nước nổi mang lại cho đồng bằng sông


14

Cửu Long để xóa đói, giảm nghèo; triển khai các mơ hình kinh tế hiệu quả
cao trong mùa nước nổi để phát triển kinh tế...
Chính vì thế, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ dùng
khái niệm mùa nước nổi để chỉ mùa lũ ở đồng bằng sơng Cửu Long và cũng
để thể hiện rõ mục đích nghiên cứu chính của luận văn là phân tích những lợi
thế của mùa nước nổi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang.
1.1.2. Một số khái niệm thường dùng trong phịng chống lũ lụt
Có nhiều khái niệm được dùng trong phòng chống lũ lụt, trong phạm
vi nghiên cứu của luận văn, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu một số khái niệm
thường dùng trong phịng chống lũ lụt có liên quan như:
Điều tiết lũ là sử dụng các dung tích lớn như các hồ chứa,
khu trũng... để phân bố lại dòng chảy lũ theo thời gian, tích nước
khi có lũ, xã nước khi sơng cạn kiệt.
Điều khiển lũ là sử dụng các biện pháp công trình như đê
bao ngăn lũ, kênh thốt lũ, cống điều tiết để phân bố lại dịng chảy

lũ theo khơng gian.
Kiểm sốt lũ là khái niệm rộng hơn, trong đó chủ yếu là làm
thay đổi hướng truyền lũ, thoát lũ (theo khơng gian), song cũng có phần
phân bố lại lũ theo thời gian (như sử dụng một số dung tích trống,
vùng trũng để làm chậm lũ, cắt lũ, trữ nước cuối mùa lũ [46, tr. 91].
Với cách hiểu như trên, điều tiết lũ là giải pháp phòng chống lũ theo
thời gian, có tác dụng làm chậm tốc độ gia tăng của lũ trên phạm vi cả khu
vực ngập; điều khiển lũ là giải pháp phịng chống lũ theo khơng gian, có thể
làm giảm lũ ở vùng này và gia tăng lũ ở vùng khác, tránh hướng lũ vào những
vùng có thể gây nhiều thiệt hại, đưa hướng lũ vào những vùng ít thiệt hại;
Kiểm soát lũ là giải pháp tổng hợp của hai giải pháp điều tiết lũ và điều khiển


15

lũ. Kiểm sốt lũ là mục tiêu lâu dài khơng thể chỉ thực hiện trong phạm vi
vùng ngập lũ đồng bằng sơng Cửu Long mà phải có một chiến lược cấp vĩ mô
liên quan đến các nước, nơi lưu vực sơng đi qua, là cái đích cuối cùng mà các
nhà hoạch định chính sách đang hướng tới. Hiện tại, các cơng trình phịng
chống lũ ở đồng bằng sơng Cửu Long mà chúng ta đang xây dựng là hệ thống
những giải pháp nhằm từng bước kiểm sốt lũ thơng qua các kênh thốt lũ,
cống, đê bao kết hợp giao thơng…
Với những đặc trưng riêng có của mình, mùa nước nổi có những tác
động nhất định đến phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ngập lũ đồng bằng sông
Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng.
1.2. LỢI THẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1.2.1. Mang một lượng phù sa lớn, màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng
sơng Cửu Long
Lưu lượng trung bình của sơng Cửu Long là 10.700 m3/s, cao nhất vào

mùa nước nổi là 53.000 m3/s, thấp nhất vào mùa kiệt là 2.000 m3/s. Hàm
lượng phù sa của sông Cửu Long không cao như hàm lượng phù sa của sông
Hồng nhưng do lưu lượng dòng chảy cao, khối lượng nước lớn nên tổng khối
lượng phù sa của sông Cửu Long lên đến 150 triệu tấn/năm, gấp 7 - 8 lần tổng
khối lượng phù sa của sông Hồng. Một phần phù sa theo nước tràn đồng, lắng
đọng và bồi đắp cho ruộng đồng; một phần theo sông chảy ra cửa sông, bồi tụ
cho những vùng ven biển. Chính sự bồi lắng của phù sa đã làm cho ruộng
đồng luôn trù phú, màu mỡ, tiết kiệm nhiều chi phí trong trồng trọt, năng suất
cao hơn, hiệu quả cao hơn.
Quá trình chuyển tải và bồi lắng phù sa hay nói cách khác là khối
lượng phù sa bồi đắp thực tế cho đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc nhiều
vào vị trí vùng đất, các cơng trình kiểm sốt lũ, bờ bao lũ, yếu tố dịng chảy...
tuy nhiên, lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng sông Cửu Long hàng năm là


16

khá cao và có chất lượng tốt hơn lớp đất cũ. "So với đất tại chỗ, phù sa bồi
lắng giàu khống, lân, kali hơn, có tác dụng gia tăng độ tơi xốp, độ no bazơ
và lượng lân tổng số trong đất" [46, tr. 143].
Riêng tại An Giang, theo kết quả nghiên cứu của dự án Bắc Vàm Nao năm 2003, lượng phù sa phủ trên đồng ruộng tại An Giang là khoảng 80 tấn/ha,
có chất lượng cao hơn lớp đất mặt trước lũ.
Lượng phù sa bồi tích nhiều nhất ở điểm đặt khai số 1:
19092,2 g/m2; điểm số 4: 14314,4 g/m2; điểm số 8: 12585,5 g/m2;
điểm số 22: 10851,0 g/m2; điểm số 23: 10734,4 g/m2; điểm số 19:
7696,4 g/m2; điểm có lượng thấp nhất là 1124,5 g/m 2 - điểm số 5,
lượng bồi tích trung bình: 7965,6 g/m2, như vậy có thể suy ra lượng
phù sa phủ lên đồng ruộng trên 1 ha khoảng 80 tấn/ha .
Thành phần hóa học của phù sa có ưu thế về "chất lượng"
hơn so với thành phần phần hóa học đất ở tầng 0 - 5 cm trước lũ

thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu pH, Ca2+, đạm dễ tiêu và lân tổng
số [21, tr. 7-8].
Lượng phù sa mới, có chất lượng cao hơn lớp đất mặt được bồi đắp
hàng năm do mùa nước nổi mang lại góp phần nâng dần độ cao cho vùng
trũng của đồng bằng (Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười) và là một
nhân tố chính làm cho đồng bằng sông Cửu Long luôn trù phú, làm tăng diện
tích canh tác, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí sử dụng phân bón.
Bên cạnh tác dụng bồi đắp phù sa làm cho đồng bằng thêm màu mỡ,
nâng dần độ cao của các vùng trũng... lưu lượng nước, độ dốc của dịng chảy
cịn có tác dụng to lớn đối với vùng châu thổ là ngăn chặn mặn xâm nhập sâu
vào châu thổ sông Mêkông.
Với tổng lượng lũ lớn, thời gian kéo dài cùng với độ dốc
âm của lịng sơng Tiền và sông Hậu tạo nên bức tường nước ngọt


17

khổng lồ có tác dụng to lớn đối với việc ngăn chặn mặn xâm nhập
vào sâu châu thổ Mêkông và giữ ngọt. Điều đó cũng có nghĩa là
khơng nên nạo vét các cửa sông với hy vọng tăng khả năng thoát
lũ [8, tr. 12].
Điều này cũng là một khuyến cáo đối với các nhà hoạch định chính
sách là khi áp dụng các giải pháp đào kênh nhằm thoát lũ nhanh về phía biển
Tây và làm thủy lợi phải gắn với việc quy hoạch một hệ thống cống, đập thích
hợp nhằm đảm bảo thoát nước nhanh vào mùa nước nổi và giữ một mức nước
thích hợp để tránh xâm mặn vào mùa kiệt.
1.2.2. Mang lại nguồn lợi thủy sản tự nhiên đa dạng, phong phú và
là điều kiện thuận lợi cho ni trồng các loại thủy sản
Thành phần lồi cá vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là khá
phong phú và đa dạng, chủ yếu là cá nước ngọt, thuận lợi khai thác, đem lại

nguồn lợi to lớn cho người dân trong vùng.
Thành phần loài cá vùng ngập lũ đồng bằng sơng Cửu Long
khá phong phú với khoảng 183 lồi thuộc 38 họ trong tổng số 267
loài cá thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Trong số này, có 122
lồi hiện diện ở hạ lưu sông Mêkông thuộc địa phận Campuchia.
Các lồi chiếm ưu thế thuộc nhóm cá trắng bao gồm
9 họ (114 lồi). Kế đến là nhóm cá nước lợ, gồm 19 họ (46 lồi);
nhóm cá đen là 8 họ (18 lồi) và ít nhất là nhóm cá di cư có nguồn
gốc từ biển bao gồm 3 họ (4 lồi) [46, tr. 37-38].
Trong đó, có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu như: cá
tra, cá ba sa, cá bống tượng, cá lóc...
Vào mùa nước nổi, cá từ sơng, theo nước vào tìm mồi, sinh sống và
sinh sản ở nội đồng - những vùng ngập nước vì những nơi đó vào mùa này có


18

rất nhiều thức ăn và thuận lợi trong cư trú. Trong những tháng mùa nước, với
những điều kiện thuận lợi trên, cá sinh sản và sinh trưởng nhanh tạo nên một
trữ lượng cá tự nhiên nội đồng khá lớn. Khi nước rút, từ nội đồng, cá lại quay
về sông và người dân rất dễ dàng đánh bắt bằng những biện pháp đơn giản
như: làm đăng, đặt dớn, kéo lưới... mang lại nguồn lợi khai thác tự nhiên to
lớn cho cư dân vùng ngập lũ.
Cũng trong mùa nước nổi, lượng cá bột tự nhiên từ thượng nguồn theo
nước đổ về đã góp phần hình thành những nghề như vớt cá bột, ươm cá giống,
nuôi cá... Cư dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã sớm khai thác
ưu thế được thiên nhiên ưu đãi về lượng nước, dòng chảy, nguồn cá bột tự
nhiên... để ni trồng các lồi thủy sản có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, từ
năm 1999 đến nay, khi ngành nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh,
lượng con giống tự nhiên không đủ cung cấp và việc vớt cá bột ươm giống đã

bị cấm theo pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản nên đã hình thành và phát
triển nghề sinh sản con giống nhân tạo. Trong đó phát triển mạnh nhất là ni
cá da trơn, chủ yếu là cá tra, ba sa… đã và đang là những thương hiệu hàng
hóa có uy tín, và chiếm lĩnh được thị trường trong nước và trên thế giới.
Bên cạnh đó, mùa nước nổi cịn đem lại cho vùng ngập lũ đồng bằng
sông Cửu Long một khối lượng nước ngọt lớn, trên một diện tích rộng hàng
trăm ngàn ha, trong thời gian tương đối dài, có độ ngập nông sâu khác nhau
tùy vùng đất, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác diện tích mặt nước
trên đồng cho nuôi nhiều loại thủy sản và trồng nhiều loại cây thủy sinh.
1.2.3. Tháo chua, rửa phèn, giảm dịch hại và độc chất trong đất
làm sạch đất tạo điều kiện thuận lợi cho khai hoang, làm tăng diện tích
đất nơng nghiệp
Do tác động của các yếu tố thiên nhiên, đất đai vùng đồng bằng sơng
Cửu Long có nhiều loại đất, khi nghiên cứu, các nhà khoa học thường phân


19

chia thành 7 nhóm đất chính là đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất phèn mặn,
đất phù sa cổ, đất than bùn, đất núi. Trong diện tích tự nhiên của vùng đồng
bằng sơng Cửu Long, các nhóm đất chiếm diện tích nhiều là: đất phù sa có
diện tích khoảng 1.094.248 ha, có độ phì tự nhiên cao, thuận lợi cho nhiều
loại cây trồng; đất nhiễm phèn có diện tích khoảng 1.054.342 ha, có độ chua
của phèn, nồng độ độc tố nhơm cao, độ phì kém, đây là vùng đất đã và đang
được tập trung khai phá nhằm tăng diện tích đất sản xuất; đất nhiễm mặn
khoảng 809.034 ha, khó có khả năng ngọt hóa, chỉ có thể trồng được 1 vụ lúa
(vào mùa mưa) và ni các lồi hải sản.
Bảng 1.1: Các nhóm đất chính ở đồng bằng sơng Cửu Long
Nhóm đất


Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1. Đất phù sa

1.094.248

28,91

2. Đất phèn

1.054.342

28,02

3. Đất mặn

890.034

21,38

4. Đất phèn mặn

631.443

16,98

5. Đất phù sa cổ


108.989

2,84

6. Đất than bùn

34.027

0,92

7. Đất núi

34.678

0,95

Nguồn: [51, tr. 38].
Vào mùa mưa, các đợt mưa đầu mùa làm hòa tan phèn tích lũy trong
đất do sự ơxy hóa trong mùa khơ. Lượng mưa càng nhiều kết hợp với lượng
nước từ thượng nguồn đổ về làm loãng độ phèn và sau một thời gian dài ngâm
nước, lượng nước có chứa phèn hịa tan theo hệ thống sơng ngịi, kênh rạch và
hệ thống thủy lợi thoát về hạ lưu, ra biển. Tác động này làm cho vùng đất
nhiễm phèn nhẹ chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp một vụ vào mùa mưa
sang sản xuất được hai vụ; chuyển đất nhiễm phèn nặng từ không sản xuất
nông nghiệp được sang sản xuất một vụ và dần chuyển sang sản xuất hai vụ;


20

đồng thời cũng gây nhiễm phèn trên một phần diện tích các thủy vực ven biển

vào mùa mưa. Ta có thể nhìn thấy tác động tháo chua, rửa phèn của mùa nước
nổi đối với vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long theo một quy trình chung
nhất qua kết quả nghiên cứu sau:
Bảng 1.2: Quá trình tháo chua, rửa phèn cho đất nhiễm phèn
trong mùa nước nổi
Thời điểm
Đầu mùa khô (I-II)

Đất phèn

Nước

Bắt đầu ơxy hóa. Độ chua gia Ít đến không chua sau thời
tăng nhanh.
gian dài ngâm lũ.

Giữa đến cuối mùa Độ chua ngày càng gia tăng, Độ chua tăng dần theo quá
khô (III-V)
đạt cực điểm vào cuối mùa khô. trình tiêu nước vụ Đơng xn.
Đầu mùa mưa (VI)

Rửa trơi các ion vào môi trường Chua cực độ do dịch phèn đậm
nước. Độ chua vẫn cao vì đặc hịa tan trong nước.
khống chất bắt đầu bị cơng phá.

Đầu mùa lũ (VII-VIII)

Độ chua bắt đầu giảm.

Giữa mùa lũ (IX-X)


Độ chua giảm mạnh đến thấp Độ chua bắt đầu giảm do lượng
nhất nhờ vào quá trình ngâm lũ. nước về nhiều và một phần
nước phèn đã được tải về hạ lưu.

Cuối mùa lũ (XI-XII)

Đất ít chua.

Độ chua vẫn cịn cao.

Nước ít chua nhất.

Nguồn: [46, tr. 132].
Bên cạnh tác động tháo chua, rửa phèn, mùa nước nổi còn giúp rửa
sạch những độc chất mà chủ yếu là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cịn tồn
đọng trên đồng ruộng trong q trình sử dụng; thời gian ngập lâu cũng góp
phần đáng kể vào việc giảm thiểu hay tiêu diệt các loài sâu bệnh có nguy cơ
tiềm tàng trong lịng đất…
1.3. HẠN CHẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI


21

Bên cạnh những lợi thế trên, mùa nước nổi cũng gây ra những tổn thất
to lớn cho sản xuất, kết cấu hạ tầng, tài sản của nhân dân và Nhà nước, tính
mạng của nhân dân nhất là trẻ em ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long,
thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm và làm tốn kém thêm công sức
và hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục.
Trong khoảng 15 năm gần đây, liên tiếp có nhiều trận lũ lớn ở đồng

bằng sông Cửu Long gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính
là do những biến động bất thường của môi trường trái đất, sự tàn phá rừng
nhất là rừng đầu nguồn, sự khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
phục vụ cho dân số và nhu cầu ngày càng tăng của con người, sự chủ quan
của con người....
Lũ gây thiệt hại to lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân, mỗi năm
có hàng trăm người bị chết đuối (trong đó phần lớn là trẻ em, nguyên nhân
chính là do sự bất cẩn của người lớn), hàng ngàn hộ dân phải di dời nhà, hàng
trăm căn nhà bị hư hỏng...; các cơ sở hạ tầng y tế - trường học - cơ quan nhà
nước bị ngập, xuống cấp nhanh, không sử dụng được...; các cơng trình thủy
lợi, giao thơng vận tải bị tàn phá... làm gián đoạn hoạt động kinh tế, văn hóa,
xã hội bình thường của cư dân.
Trong sản xuất nơng nghiệp, lũ sớm đe dọa thu hoạch vụ lúa hè thu,
gây mất trắng hay giảm chất lượng lúa do gặt ép (lúa cịn chưa thật sự chín);
lũ muộn làm chậm thời gian xuống giống vụ Đông - Xuân, làm mất tính thời
vụ của vụ lúa. Làm ngập úng, giảm năng suất thậm chí làm chết các vườn cây
ăn trái, cây cơng nghiệp khi nước vượt ngưỡng trung bình; phá vỡ hệ thống đê
bao; một bộ phận không nhỏ nông dân có thời gian nơng nhàn khá dài trong
mùa nước nổi...
Trong bảo vệ mơi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dịng nước
mang hàm lượng phù sa lớn gây khó khăn trong xử lý nước sinh hoạt nhất


22

là vùng nông thôn quen sử dụng nước sông là nước sinh hoạt chính; dịng
nước bị ơ nhiễm với chất thải, chất vi sinh, các hóa chất khác từ các vùng
khác trên lưu vực chảy về; một số vùng, nước cịn bị nhiễm phèn; tốn kém
nhiều chi phí trong xây dựng nhà vệ sinh tự hoại; xử lý rác thải sinh hoạt...
Những nguy hiểm trên nếu khơng có biện pháp phịng chống thích hợp, có

thể sẽ là nơi phát sinh những "ổ dịch" lớn và nguy hiểm như: sốt xuất
huyết, dịch tả …
Ta có thể thấy tác hại của mùa nước nổi qua một số năm nước lớn (báo
chí thường gọi là lũ lớn) như: năm 1994 (tương ứng mực nước 453 cm, tại
trạm Tân Châu), làm cho 407 người chết, gây thiệt hại tài sản trị giá khoảng
2.284 tỷ đồng. Trận lũ năm 1996 (tương ứng mực nước 487 cm, tại trạm Tân
Châu), làm cho 217 người chết, gây thiệt hại tài sản trị giá khoảng 2.182 tỷ
đồng Trận lũ năm 2000 (tương ứng mực nước 506 cm, tại trạm Tân Châu),
làm cho 453 người chết, gây thiệt hại tài sản trị giá khoảng 4.000 tỷ đồng.
Trận lũ lịch sử năm 2000 là trận lũ lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng
nhất trong hơn 70 năm qua. Tính đến 5/11/2000, thiệt hại do lũ gây ra ở đồng
bằng sông Cửu Long như sau:
Bảng 1.3: Thiệt hại trong mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2000
Thiệt hại
1. Người chết/trẻ em
2. Số hộ bị ngập
3. Số trường/phòng học bị ngập
4. Số học sinh nghỉ học
5. Trạm xá, bệnh viện bị ngập, hư hỏng
6. Đường giao thông bị ngập

Đơn vị tính

Số lượng

Người

448/319

Hộ


865.166

Điểm /phịng

2.751/12.282

Học sinh

830.899

Điểm

376

Km

11.010

M3

27.822.400

7. Thiệt hại về thủy lợi
- Sạt lở bờ bao, kênh


23

- Đê, bờ bao bị hư hại


Km

1.470

- Cống, bộng, đập bị hư hại

Cái

2.440

8. Thiệt hại về nông nghiệp

Ha

330.266

Tỷ đồng

4.000

Tổng trị giá thiệt hại

Nguồn: [52, tr. 10].
Qua phân tích lợi thế và hạn chế của mùa nước nổi đối với phát triển
kinh tế - xã hội ở An Giang, chúng ta nhận thấy, mùa lũ đối với vùng ngập lũ
đồng bằng sơng Cửu Long có tác động hai mặt: tích cực và tiêu cực. Mặt tiêu
cực, lũ gây thiệt hại to lớn trên nhiều mặt như: tính mạng, tài sản, thiệt hại cơ
sở hạ tầng, gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội... Mặt tích cực, lũ cũng
mang đến những yếu tố sinh thái đặc trưng, những nguồn lợi về nước ngọt,

phù sa, thủy sản... là những tiềm năng có thể khai thác để phát triển vùng
ngập lũ đồng bằng sơng Cửu Long. Nhận dạng được tính 2 mặt của mùa lũ ở
vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nhân tố quan
trọng cho việc hình thành những đối sách với lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng
sơng Cửu Long. Chính tính đặc trưng riêng có này đã hình thành nên cách gọi
mùa nước nổi để gọi mùa lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sơng Cửu Long nhằm
thể hiện tính lạc quan của cư dân trong quá trình khai phá vùng đất này cũng
như nhấn mạnh đến những nguồn lợi tự nhiên được mang đến trong mùa nước
nổi mà con người có thể khai thác được.
Sơng Mêkơng là sơng lớn, có lưu vực rộng, gắn chặt với môi trường
tự nhiên, kinh tế và cả văn hóa của những quốc gia nơi lưu vực sơng
Mêkơng chảy qua. Lũ ở lưu vực sơng Mêkơng nói chung và lũ ở đồng bằng
sơng Cửu Long nói riêng là một hiện tượng tự nhiên gắn liền với quá trình
khai thác, hình thành và phát triển của vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long. Đối sách với lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long phải được
tiếp cận từ quan điểm lịch sử, hợp quy luật, đặc điểm riêng, từ việc nhận


24

dạng được tính hai mặt, là đặc trưng riêng có của mùa lũ ở vùng ngập lũ
đồng bằng sông Cửu Long.
Từ thế kỷ thứ 19, Ph. Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, con người có thể
thống trị được giới tự nhiên không phải bằng cách chinh phục và đối đầu với
giới tự nhiên mà phải tìm, nắm bắt và nhận thức được những quy luật của giới
tự nhiên để phục vụ cho q trình phát triển của lồi người.
… Và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên
biểu hiện ở chỗ là chúng ta có ưu thế hơn tất cả các sinh vật khác,
nghĩa là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có
thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác.

Và trên thực tế, chúng ta học hỏi để hiểu được một cách
chính xác hơn những quy luật đó, và biết được những hậu quả gần
gũi cũng như xa xơi của những sự can thiệp tích cực của chúng
ta vào trong tiến trình bình thường của các sự vật trong giới tự
nhiên [1, tr. 269-270].
Các kết quả nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây cũng cho
thấy bên cạnh những tác hại, lũ ở đồng bằng sơng Cửu Long cũng mang lại
nhiều lợi ích thiết thực mà nếu biết khai thác hợp lý vào quá trình phát triển
thì đó sẽ chính là những tặng phẩm q giá mà thiên nhiên đã ban cho vùng
đất này. Vì thế, đối sách với lũ được chọn cho vùng ngập lũ đồng bằng sông
Cửu Long là "không chống lũ triệt để như đồng bằng Bắc bộ, không xa lánh
lũ, hãy chung sống hòa thuận với lũ một cách chủ động, ổn định và khai thác
những lợi thế của lũ mang lại để phát triển", đây chính là là con đường đúng
đắn và hiệu quả nhất cho vấn đề ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện có lũ hàng năm.


25

Đối sách này có những đặc trưng cơ bản là: phải nắm được quy luật
hoạt động tự nhiên của lũ để có được những dự báo lũ kịp thời và thích hợp;
chủ động nghiên cứu để có đánh giá cơ bản về những diễn biến bất thường
của lũ dưới tác động khai phá thiên nhiên của con người; phải có những giải
pháp đồng bộ về quy hoạch cơ sở hạ tầng dần theo hướng kiểm soát lũ để hạn
chế thấp nhất những thiệt hại do lũ mang lại; có những giải pháp tổng hợp về
kinh tế - môi trường - văn hóa - xã hội thích hợp để khai thác có hiệu quả
những lợi thế do lũ mang lại vào quá trình phát triển.
Đối sách này được lựa chọn dựa trên những kinh nghiệm được đúc kết
từ thực tiễn quá trình khai phá vùng đồng bằng sơng Cửu Long của người dân
Nam bộ; dựa trên những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại giúp chúng ta

có thể nắm bắt được quy luật vận động cơ bản của lũ, có thể dự báo tương đối
chính xác diễn biến lũ...; dựa trên những cơng trình cơ sở hạ tầng điều khiển
lũ và hướng tới mục tiêu lâu dài là kiểm sốt lũ cho vùng ngập lũ đồng bằng
sơng Cửu Long, đã và đang được quy hoạch xây dựng nhằm giúp duy trì cuộc
sống bình thường cho nhân dân trong mùa nước nổi...
Các tác động trên đã giúp hạn chế thấp nhất những tác hại trong mùa
nước nổi thì việc phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chung sống trong
mùa nước nổi như thế nào nhằm khai thác lợi thế mùa nước nổi cho phù hợp
với điều kiện phát triển của từng địa phương là một vấn đề rất quan trọng và
cần thiết.


×