Thuyết trình hiệu quả: Luyện giọng sao cho khỏe
Ba thành phần cốt lõi để có giọng nói khỏe:
1. Tính cách
2. Nhiệt huyết
3. Thể lực giọng nói khỏe
Hai thành phần trước tự bạn có thể đạt được không khó. Cái thứ ba, khó
hơn, nhưng nhờ luyện tập và ý thức thì cũng thành.
Tính cách
Tích cách là “bạn” và các món quà độc nhất bạn chia sẻ với người nghe.
Tính cách là dấu ấn độc đáo mà tư tưởng để lại trên giọng nói, làm cho
phân biệt giọng nói này với giọng nói khác và vén lộ những điều về kinh
nghiệm riêng và cái nhìn riêng của bạn. Bạn không thể thoát được cái bản
chất phơi bày qua giọng nói mình. Giọng nói của bạn thể hiện cho người
nghe biết bạn là ai.
Nhiệt tình
Nhiệt tình là sức mạnh kết hợp giữa chủ ý cộng với nội dung và tính cách.
Chúng ta đã nói về tính cách, thế còn sự chú ý và nội dung thì sao?
Nội dung đơn giản là điều bạn cần nói, phải nói. Đó là thông điệp, từ ngữ,
câu chữ, ý tưởng thể hiện ra ở hình thức nói. Chủ ý, mặt khác, là những gì
bạn tính trong đầu và muốn biến nó thành hiện thực. Đó là lý do tại sao
bạn có mặt trước đám đông để nói, và điều bạn muốn nhắm đến, muốn
hoàn thành. Khi chủ ý, nội dung và tính cách phối hợp chặt chẽ nhau,
chúng ta có nhiệt tình. Và chỗ nào có nhiệt tình, chỗ đó có chuyện lạ lùng
mạnh mẽ xảy ra.
Khi một diễn giả nói với nhiệt tình, họ tạo ra được một hình ảnh mạnh mẽ
đi vào lòng người. Vì lý do đó, các diễn viên được đào tạo để diễn có nhiệt
tình, cảm xúc.
Nếu chủ ý thiếu rõ ràng, nếu nó tương phản với thông điệp của bạn và
thậm chí với lý do người ta nghĩ bạn ở đó, sức mạnh giọng nói sẽ giảm
thiểu và bạn sẽ mất người nghe.
Giọng nói khỏe
Giọng nói khỏe là khả năng sản xuất một âm thanh vang rung và biết cách
điều tiết hơi tốt.
Bởi vì âm thanh di chuyển trong không khí, nên sự rung động và không khí
mật thiết kết hợp nhau trong giọng bạn. Trong một bài sau, tôi sẽ bàn về
kỹ thuật thở trong lúc nói. Điều này quan trọng bởi vì chính không khí làm
cho giọng nói hoạt động. Khi bạn thở ra, không khí di chuyển từ phổi qua
khí quản. Rồi nó đi qua các nếp gấp trong thanh quản, nối các cơ ở đó lại
với nhau. Khi nó rung lên, âm thanh xuất hiện. Bạn dùng cổ họng, lưỡi,
môi và hàm để chỉnh hình các âm thanh đó thành các từ ngữ, lời nói.
Giờ, nếu ai đó nói bạn nói to lên, thì có một cơ hội tốt bạn sẽ dùng nhiều
không khí hơn khi bạn gia tăng âm lượng của mình. Nhưng nói to hơn đôi
khi cũng đồng nghĩa với thét lên – và bạn cũng liều mình làm mệt đừ giọng
nói. Đúng hơn thì người ta nên đề nghị bạn đứng thẳng lên, hít sâu và dài,
dùng nhiều không khí hơn để chuyên chở âm thanh khi bạn nói to lên,
nhưng đó là một bộ danh sách rất dài các chỉ dẫn, thậm chí dành cho cả
những người có chất giọng khỏe khoắn. Ở đây, bạn chỉ cần biết “phóng
giọng” là gì để làm cho đúng.
Phát triển độ rung vang cho giọng nhờ Ý thức và Thực hành
Độ rung vang là sự dội lại hay lặp lại của âm thanh trong môi trường trong
đó âm thanh được tạo ra. Khi ai đó nói, sự rung được tạo ra trong cơ thể
cũng như trong khu vực chung quanh người nói. Độ rung trong cơ thể thì
người nói cảm nhận được. Có hai loại rung: nơi “giọng mũi” là chỗ các âm
cao rung lên, và nơi “giọng ngực” là chỗ các âm trầm rung lên.
Tuy nhiên, hầu hết âm thanh giọng người phát ra có thể rung ở phía trước
mặt nữa. Một giọng nói rung nhiều phía trước mặt thì khỏe, rõ, dù nó to
hay nhỏ. Một giọng nói rung phía trước mặt tốt thì rất dễ tạo cảm tình, dễ
nghe, tạo độ phong phú cho giọng.
Rung trước mặt là một sự kết nối giữa cái rung của miệng và mũi.
Tập luyện…
Bây giờ bạn thử tập xem. Hãy nói và ngân dài chữ “Ơmmmmmm.” Hãy
xem bạn có cảm thấy một cảm giác rì rầm trước mặt mình không. Đó là
rung trước mặt. Một cách khác để tạo độ rung đó là nói “ummmmmmm”,
giống như mình nhiệt tình nói chữ “ok” khi đồng ý với ai về chuyện gì đó.
Giờ hãy nói, “umm một; umm hai; umm ba.” Bạn có thấy cái vang đó nó
lan sang cả chữ ”một, hai, ba” hay không?
Luyện hàng ngày
Gắng tập dùng âm rung trước mặt vào đầu mỗi câu nói ra và cố gắng giữ
độ rung đó trong các từ ngữ tiếp theo. Chẳng hạn nói, “Ummmmm, rất vui
gặp bạn.”
Bạn có thấy cái âm rung nó kéo dài qua mấy chữ sau “rất vui gặp bạn”
không? Hay nó mất đi dần?
Thì thử lại. Để nó kéo qua các chữ sau mình nói, bạn phải luyện thường
xuyên. Dành độ 20 phút mỗi ngày để luyện chuyện này, và tập cho có thói
quen ý thức về độ rung đó; ý thức đến nó khi bạn thực hành bài nói của
mình.