Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 10/2009 75
ào tạo theo học chế tín chỉ là hình thức
đào tạo đại học tiên tiến trên thế giới
đã được áp dụng từ cuối thế kỉ XIX. Ở Việt
Nam, vì nhiều lí do khác nhau, hình thức đào
tạo này mới được thí điểm áp dụng cách đây
hơn 10 năm.
(1)
Trường Đại học Luật Hà Nội bắt đầu áp
dụng giảng dạy theo chương trình tín chỉ từ
năm học 2007 - 2008. Đến nay, hầu hết các
môn học thuộc Khoa pháp luật kinh tế đã
thực hiện giảng dạy theo hình thức đào tạo
mới này. Qua hơn hai năm thực hiện, giảng
viên của các bộ môn đã thấy được những ưu
điểm và tồn tại của việc giảng dạy theo học
chế tín chỉ.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường
Đại học Luật Hà Nội, ngày 24/10/2009, tại
phòng Hội thảo của Trường, Khoa pháp luật
kinh tế phối hợp với Trung tâm pháp luật
cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng đã tổ chức hội thảo: “Kinh nghiệm
dạy và học theo học chế tín chỉ các môn học
do Khoa pháp luật kinh tế đảm nhiệm”.
Mục tiêu của hội thảo nhằm trao đổi kinh
nghiệm dạy và học từ đó phát hiện vướng
mắc, đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng
cao chất lượng đào tạo các môn học do
Khoa pháp luật kinh tế phụ trách nói riêng
và các môn học của Trường Đại học Luật
Hà Nội nói chung.
Tham gia hội thảo có các giảng viên
Khoa pháp luật kinh tế, đại biểu Phòng đào
tạo, Phòng quản lí khoa học, Trung tâm bảo
đảm chất lượng đào tạo, Phòng hợp tác quốc
tế, Bộ môn ngoại ngữ…
Đại diện các bộ môn luật thương mại,
luật lao động, luật đất đai, luật môi trường
đã trình bày một số kinh nghiệm bước đầu
áp dụng giảng dạy theo học chế tín chỉ về
các nội dung quan trọng: xây dựng đề
cương môn học; giảng dạy giờ lí thuyết; dạy
và học trong giờ thảo luận; cách làm việc
trong giờ thuyết trình nhóm; cách thức xây
dựng các loại bài tập và phương pháp giao
các loại bài tập (bài tập tuần, bài tập nhóm,
bài tập cuối kì); tư vấn cho sinh viên; vấn
đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Đặc
biệt, Bộ môn luật tài chính - ngân hàng đã
xây dựng rất công phu, chi tiết báo cáo điều
tra xã hội học phản ánh ý kiến của các sinh
viên hệ đào tạo chính quy khoá 30 chuyên
ngành luật kinh tế và luật quốc tế về nội
dung và phương pháp giảng dạy môn luật
tài chính theo hình thức đào tạo tín chỉ tại
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về
những nội dung nêu trên và đã đưa ra một số
kinh nghiệm hay để giờ lên lớp đạt hiệu quả
cao và hấp dẫn.
Theo TS. Vũ Đặng Hải Yến - giảng viên
Đ
Th«ng tin
76 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2009
Bộ môn luật thương mại, để giúp sinh viên
hiểu những vấn đề cơ bản của bài học qua
giờ giảng lí thuyết gắn với học phần luật
thương mại một cách không nhàm chán nên
giảng qua tình huống hấp dẫn có tính gợi mở
để sinh viên tự trả lời các câu hỏi của tình
huống sau đó giảng viên sẽ chốt lại vấn đề
một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu.
TS. Nguyễn Hữu Chí - giảng viên Bộ
môn luật lao động nêu kinh nghiệm để có
giờ thảo luận đạt hiệu quả phải có sự chuẩn
bị tốt từ phía giảng viên và sinh viên. Giảng
viên chuẩn bị chương trình thảo luận cẩn
thận, bám sát vào những vấn đề thực tiễn
nảy sinh từ bài học đồng thời tạo ra sự trao
đổi tương tác giữa thầy và trò, tạo không khí
để sinh viên hăng hái phát biểu và có cảm
giác được giảng viên tôn trọng và luôn lắng
nghe ý kiến của các em.
Các đại biểu đã đưa ra một số vấn đề cần
bàn tiếp và cần có sự chỉ đạo thống nhất của
nhà trường để triển khai việc dạy và học theo
học chế tín chỉ được tốt hơn:
- Những cách nào để có thể buộc sinh
viên phải chuẩn bị bài trước khi lên lớp (Ví
dụ, nên có biện pháp xử lí như thế nào đối
với những sinh viên thường xuyên không
chuẩn bị bài?).
- Nội dung bài tập tuần, bài tập nhóm sẽ
giao như thế nào, có đưa câu hỏi vào những
phần các em chưa được nghe giảng trên giờ
lí thuyết không?
- Để sinh viên có thể học tốt theo
chương trình tín chỉ nhà trường nên có một
số giờ giới thiệu về phương pháp học theo
chương trình tín chỉ khi sinh viên mới vào
trường để sinh viên biết cách ghi bài trên
lớp, biết cách đọc tài liệu, biết cách khai
thác thông tin phục vụ cho việc học, biết
cách làm việc nhóm, biết cách thuyết trình
vấn đề nghiên cứu, biết cách trình bày bài
viết nghiên cứu khoa học…
- Các hội trường phục vụ cho giờ giảng
lí thuyết cần trang bị hệ thống máy chiếu
để giảng viên có thể giảng dạy theo giáo án
điện tử.
- Cần có sự phối hợp của các bộ môn
trong trường trong việc lên lịch giao bài tập
và thu bài tập, tránh tình trạng có những thời
gian sinh viên phải làm dồn dập rất nhiều bài
tập của nhiều môn học dẫn đến chất lượng
bài làm không tốt./.
TS. NguyÔn ThÞ V©n Anh
(1). Ở Việt Nam, vào cuối những năm 90 của thế kỉ XX,
việc thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ được bắt
đầu ở Trường đại học bách khoa thuộc Đại học quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là các Trường đại
học Đà Lạt; Đại học thuỷ sản Nha Trang; Đại học xây
dựng Hà Nội; Đại học dân lập Thăng Long…