Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.88 KB, 9 trang )

Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế
trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội
I.Đặt vấn đề
1.Tính cấp thiết của đề tài:
- Kinh tế trang trại ở nước ta đã tồn tại từ lâu nhưng chỉ phát
triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
- Khi luật đất đai ra đời năm 1993 thì kinh tế trang trại có
bước phát triển nhanh chóng và đa dạng.Việc phát triển kinh
tế trang trại đã đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt,làm thay
đổi đáng kể bộ mặt kinh tế -xã hội của các vùng nông thôn.
- Thực tế cho thấy rằng những năm qua kinh tế trang trại ở
các huyện ngoại thành Hà Nội đã có bước phát triển tuy
nhiên hiện nay còn tồn tại một số vấn đề cần phải nghiên
cứu và hoàn thiện.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
- Xem xét sự phát triển của một số mô hình kinh tế trang trại
ở ngoại thành Hà Nội trên cơ sở để đưa ra các phương
hướng giải pháp để phát triển kinh tế trang trại của vùng
3.Đối tượng nghiên cứu:
- Kinh tế trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội.
4.Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài đi vào nghiên cứu các khía cạnh kinh tế-xã hội bao
gồm các yếu tố sản xuất,kết quả và hiệu quả của các trang
trại cũng như sự tác động của các yếu tố sản xuất chính của
các trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội.
5.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp kinh tế và phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích hệ thống.
6.Nội dung của đề tài bao gồm:
- Phần 1:Cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế trang trại.


- Phần 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện
ngoại thành Hà Nội.
- Phần 3:Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh
tế trang trại ngoại thành Hà Nội.
II.Nội dung
Phần 1:Cơ sở lí luận và thực tiễn
I.Vai trò và đặc điểm của kinh tế trang trại
1.Khái niệm và bản chất của kinh tế trang trại
1.1 Khái niệm về kinh tế trang trại
- Quan điểm 1:Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế
cơ sở của nền sản xuất xã hội dựa trên cơ sở hợp tác và
phân công lao đông xã hội,chủ trang trại bỏ những TLSX
nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh cho phù hợp
và được nhà nước bảo hộ.
- Quan điểm 2:Kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản
xuất ở mức độ cao.
- Quan điểm 3:Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản
xuất hàng hóa lớn trong Nông-Lâm-Ngư nghiệp của các
thành phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư lớn có
năng lực quản lí trực tiếp quá trình kinh doanh, có phương
pháp tạo ra tỉ xuất sinh lời cao hơn bình thường trên đồng
vốn bỏ ra,hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường,
hiệu quả kinh tế xã hội cao.
1.2 Bản chất của kinh tế trang trại
- Theo Các Mác:” Kinh tế trang trại bán đại bộ phận nông
sản được sản xuất ra thị trường, các hộ nông dân bán ra
mua càng ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.”
-Phân biết giữa kinh tế hộ và kinh tế trang trại:Mục tiêu của
kinh tế hộ là đáp ứng nhu cầu của hộ còn kinh tế trang trại
đáp ứng nhu cầu thị trường.

2.Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại
-Về mặt kinh tế:
+ Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Phát triển các lại cây trồng vật nuôi
+ Tăng cường phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông
thôn.
-Về mặt xã hội:
+ Tăng số hộ giàu,giảm hộ nghèo
+ Tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập.
+ Giải quyêt những vấn đề xã hội , đổi mới bộ mặt xã hội
nông thôn.
-Về mặt môi trường:
+ Trồng rừng ,phủ xanh đồi trọc.
+ Cải tạo môi trường sinh thái
+ Bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học.
3.Đặc trưng của kinh tế trang trại:
- Sản xuất nông sản theo yêu cầu của thị trường.
- Có sự tích tụ cao hơn về vốn,đất đai, lao động.
- Người chủ trang trại cũng là người trực tiếp quản lí.
- Sản xuất đi vào chuyên môn hóa cao, áp dụng khoa học kĩ
thuật .
- Các tài sản thuộc quyền sở hữu gia đình và được pháp
luật bảo hộ.
4.Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại:
- Về mặt định tính: đặc trưng cơ bản đó là sản xuất nông
sản hàng hóa
- Về mắt định lượng:
+ quy mô
+ sản lượng
Phần 2:Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại

thành Hà Nôi;
1.Các chỉ tiêu phản ánh và đánh giá thực trạng của kinh
tế trang trại trong quá trinh nghiên cứu:
a.Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất:
- Đất đai bình quân
- Vốn sản xuất bình quân
- Lao động bình quân
b. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả ,chi phí, hiệu quả và tình
hình sản xuất hàng hóa:
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang
trại(tổng đầu tư,tổng chi phí vật chất nguyên vật liệu,thu
nhập)
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:
+ doanh thu/tổng chi phí
+ lợi nhuận/tổng chi phí
+ doanh thu/lao động
+ doanh thu/diện tích
+ thu nhập/diện tích
2.Xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở các huyện
ngoại thành Hà Nội
- Đạt hiệu quả 3 mặt:
+ Hiệu quả kinh tế:thể hiện ở sản lượng, sản lượng hàng
hóa tích lũy tái sản xuất.
+ Hiệu quả xã hội:thể hiện ở việc không ngừng nâng cao đời
sống và thu nhập của các thành viên trang trại, xóa đói giảm
nghèo.
+ Hiệu quả môi trường:thể hiện ở việc giảm diện tích hoang
hóa đồi trọc ,bảo vệ rừng, nước, khí hậu.
- Phương hướng : Trong những năm tới để góp phần đưa
nông nghiệp Hà Nội theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp

với yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH kinh tế ngoại thành Hà
Nội cần phải phát triển theo hướng cụ thể sau:
2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại phải
hướng tới gắn kết sản xuất, tiêu thụ theo chương trình
khép kín
- Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là 2 khâu không
thể tách rời.
- Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm ,hàng hóa được thực hiện
một cách ngẫu nhiên hay bấp bênh ở các trang trại ngoại
thành Hà Nội.Để khắc phục được điều này, nền sản xuất
cần phải đầu tư trang bị một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật
mới đảm bảo cho sản phẩm làm ra có chất lượng cao và ổn
định.
2.2 Các trang trại ngoại thành Hà Nội phải đi vào khai
thác thế mạnh mang tính đặc thù của Hà Nội.
- Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội thua
kém nhiều so với các vùng lân cận .Lợi thế của các trang trại
ngoại thành Hà Nội là gần với thị trương nội thành tuy nhiên
lợi thế này sẽ mất dần cùng với sự phát triển của hệ thống
giao thông nông thôn và hệ thống thông tin thị trường.Vì vậy
để cạnh tranh được với các trang trại vùng lân cận trong
việc chiếm lĩnh thị trường thì các trang trại ngoại thành Hà
Nội phải phát triển kinh doanh theo hướng khai thác các lợi
thế đặc thù của mình .
- Các lợi thế :
+ Sản phẩm độc đáo và chất lượng sản phẩm được kiểm
soát như: sản phẩm hoa, cây cảnh của các vùng trồng hoa
truyền thống và một số sản phẩm chăn nuôi đặc sản…
+ Chất lượng sản phẩm tươi sống được kiểm soát do tuân
thủ đầy đủ quy trình kĩ thuật với yêu cầu vệ sinh an toàn

thực phẩm.
2.3 Các trang trại ngoại thành phải phát triển theo
hướng quy mô nhỏ nhưng năng lực sản xuất lớn.
- Nhìn chung,quy mô diện tích của các trang trại ngoại
thành thấp hơn các vùng khác,việc mở rộng diện tích là hết
sức hạn chế và trong nhiều trường hợp là không thể thực
hiện được do quy hoạch ruộng đất.Vì vậy để khắc phục điều
này các trang trại ngoại thành Hà Nội không có con đường
nào khác là phát triển về chiều sâu tức là nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh trong điều kiện có hạn.
2.4 Phát triển kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội cần
gắn liền với các hình thức liên kết kinh tế giữa các trang
trại , tạo cơ sở cho các trang trại nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
- Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại
ngoại thành Hà Nội chủ yếu được tiến hành một cánh riêng
rẽ, sự liên kết và hợp tác giữa các trang trại hầu như chưa
có.Do vậy cần phải phát triển các hình thức liên kết ,hợp tác
đa dạng giữa các trang trại tùy theo điều kiện từng vùng và
hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại.
- Việc hợp tác phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện do bản
thân các trang trại quyết định .
2.5 Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên các
lĩnh vực trông trọt, chăn nuôi, thủy sản và các thành
phần kinh tế trang trại khác trong đó trang trại gia đình
là chủ yếu.
- Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh theo hướng
tâp chung hóa, chuyên môn hóa ,phát huy lợi thế so sánh ở
mỗi vùng .
- Trang trại gia đình hình thành từ hộ gia đình thông qua tích

tụ và tập chung các nguồn lực sử dụng đặc biệt là sự tích
lũy kinh nghiệm sản xuất , sự say mê với nghề nông … vì
vậy nó có cơ sở kinh tế xã hội vững chắc.Sự phát triển kinh
tế trang trại theo hướng gia đình là chủ yếu cho phép quá
trình chuyển nông nghiệp sang quá trình sản xuất hàng hóa
một cách nhanh chóng.Nó thúc đẩy các hộ tự túc sang sản
xuất hàng hóa.
Phần 3:Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển
kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở các huyện ngoại
thành Hà Nội
1.Giải pháp về đất đai:
- Tiếp tục giao đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP(1994)
của chinh phủ và đất lâm nghiệp theo nghị định 02/CP(1994)
để tạo điều kiện cho nông dân chủ trang trại yên tâm sản
xuất ,thúc đẩy quá trinh tập chung đất để phát triển kinh tế
trang trại.
- Cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất kịp thời cho hộ
nông dân để bà con yên tâm sản xuất.
2.Giải pháp về vốn:
- Hầu hết những hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại
hiện nay đều có nhu cầu về vốn .Nhìn chung, những hộ
nông dân phát triển kinh tế trang trại là những hộ có nguồn
vốn tự có tương đối lớn.Tuy nhiên , nguồn vốn tự có chưa
đủ đảm bảo phát triển trang trại với quy mô lớn vì vậy càn
phải tạo điều kiện để các trang trại vay vốn một cánh thuân
lợi.
- Chính sách cho vay vốn cua nhà nước phai tận dụng được
ưu đãi đối với kinh tế trang trại , tăng vốn công khai, bình
đẳng, hợp pháp.
3.Giải pháp về lao động:

- Chính quyền địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các
chủ trang trại thực hiện tốt bộ luật lao động, phát hiện và
ngăn các hành vi thiếu lành mạnh trong việc sử dụng lao
động.
- Tăng thu nhập cho người lao động.
4.Giải pháp về thị trường và phát triển công nghiệp chế
biến:
- Tổ chức hình thành các HTX tiêu thụ,dịch vụ cung ứng vật
tư,thực hiện liên kết liên giữa các trang trại trong việc tiêu
thụ sản phẩm.
- Các doanh nghiệp nhà nước hình thành các mạng lưới bán
trực tiếp sản phẩm đến từng trang trại ,hạn chế tư thương
đối với giá sản phẩm.
5.Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Khuyến khích nghiên cứu triển khai nhiều ứng dụng tiến bộ
KH-KT vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng ,hạ
giá thành sản phẩm.
- Khuyến khích hộ, trang trại sử dụng móc giảm nhẹ sức lao
động, sức người .
6.Giải pháp về đầu tư xây dưng ,hoàn thiện cơ sở hạ
tầng nông thôn:
- Xây dựng đường giao thông thuận lợi , đầu tư xât dựng
các trung tâm , cụm kinh tế văn hóa của từng huyện.Hoàn
chỉnh các công trình điện nước sinh hoạt ,chợ, trương học,
trạm xá…
7.Nâng cao trình độ dân trí và trinh độ chuyên môn cho
chủ trang trại:
- Nhà nước cần phải có chinh sách hỗ trợ tích cực cho việc
nâng cao trình độ dân trí ở vùng nông thôn .
- Hình thành các lớp học hướng dẫn chủ trang trại về kĩ

thuật sản xuất ,các chủ trương chính sách của nhà nước
trong sản xuất nông nghiệp.
8.Giải pháp về thuế:
- Đối với các trang trại thuê đất vượt quá hạn định, nhà
nước miễn toàn bộ tiền thuê đất ở những vùng khó khăn
,giảm tiền thuê đất ở những vùng khác
III.Kết luận và kiến nghị
- Sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại là biểu
hiện của mô hình mới nảy sinh trong điều kiện kinh tế thị
trường có sự quản lí của nhà nước.Nó mang tính quy luất
chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp của gia đình sang sản
xuất chuyên môn hóa quy mô lớn của trang trại.
- Kinh tế trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội mặc dù
mới ra đời nhưng những năm gần đây có bước phát triển
nhất định về số lượng, phương thức sản xuất.
- Trong thời gian tới để kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà
Nội cũng như trong cả nước tiếp tục phát triển ta cần có một
số đễ xuất như sau:
+ Đất đai:Những vùng đất trống, đồi núi trọc , đất hoang hóa
ven sông , ven biển những năm trước mắt không nên áp
dụng mức hạn định.
+ Quy hoạch:Tiếp tục quy hoạch những vùng sản xuất hàng
hóa tập chung, quy mô lớn, có chính sách đầu tư, hỗ trợ
phát triển công nghiệp chế biến với quy mô phù hợp, ưu tiên
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
+ Khoa học kỹ thuât: hỗ trợ máy móc trang thiết bị cho
người dân dưới hình thức trợ giá , vay không lãi, trả gốc
không lãi.

×