Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.43 KB, 4 trang )

Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT LỊCH SỬ
TIẾNG VIỆT





I. Lịch sử phát triển của Tiếng Việt
- Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt - dân tộc
đa số trong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam .
- Là ngôn ngữ toàn dân, dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại
giao, giáo dục,… Tiếng Việt được các dân tộc anh em sử dụng như ngôn ngữ chung
trong giao tiếp xã hội.
1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
a. Nguồn gốc tiếng Việt:
- Có nguồn gốc từ tiếng bản địa (Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
- Nguồn gốc và tiến tình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến
trình phát triển của dân tộc Việt.
- Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt:
- Họ ngôn ngữ Nam Á được phân chia thành các dòng:
+ Môn- Khmer (Nam Đông Dương và phụ cận Bắc Đông Dương) => là hai
ngôn ngữ Môn và Khmer được lấy tên cho cách gọi chung vì hai ngôn ngữ này sớm
có chữ viết.
+ Môn - Khmer được tách ra thành tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ), và
cuối cùng tiếng Việt Mường lại được tách ra thành Tiếng Việt và Tiếng Mường. Ta so
sánh:
Việt <> Mường
ngày <> ngài
mưa <> mươ
trong <> tlong


2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
- Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn
ngữ khác trong khu vực như tiếng Thái (ngữ âm và ngữ nghĩa)
- Ảnh hưởng sâu rộng nhất phải kể đến tiếng Hán. Có sự vay mượn và Việt hoá
ngôn ngữ Hán về âm đọc, ý nghĩa…
- Tiếng Việt và tiếng Hán không cùng nguòn gốc và không có quan hệ họ hàng.
Nhưng trong quá trình tiếp xúc, tiếng Việt đã vay mượn rất từ ngữ Hán.
+ Vay mượn trọn vẹn từ ngữ Hán, chỉ Việt hoá âm đọc: tâm, tài, sắc, mệh, độc
lập, tự do,….
+ Vay mượn một yếu tố, đảo vị trí các yếu tố, sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng
Việt, biến đổi nghĩa: bao gồm, sống động, thiên thanh -> trời xanh, hồng nhan -> má
hồng, thủ đoạn có nghĩa xấu trong tiếng Việ,.…
3. Tiếng Việt dưới thời kì dộc lập tự chủ
- Tiếng Việt thời kì này phát triển ngày càng tinh tế uyển chuyển.
- Ngôn ngữ - văn tự Hán được chủ động đẩy mạnh.
- Nhờ quá trình Việt hoá từ chữ Hán, chữ Nôm ra đời trên nền tự chủ, tự cường
của dân tộc.
-Với chữ Nôm, tiếng Việt khẳng định được những ưu thế trong sáng tác văn
chương (âm thanh, màu sắc, hình ảnh…).
4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
- Chữ Hán mất vị trí độc tôn, nhưng tiếng Việt vẫn bị chèn ép
- Ngôn ngữ: ngoại giao, giáo dục, hành chính lúc này bằng tiếng Pháp.
- Chữ quốc ngữ ra đời, thông dụng và phát triển đã nhanh chóng tìm được thế
đứng. Báo chí chữ quốc ngữ ra đời và phát triển mạnh mẽ từ những năm 30 thế kỉ XX.
- Ý thức xây dựng tiếng Việt được nâng lên rõ rệt (Danh từ khoa học 1942 -GS.
Hoang Xuân Hãn).
- Tiếng Việt góp phần cổ vũ và tuyên truyền cách mạnh, kêu gọi toàn dân đoàn
kết đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
- Tiếng Việt phong phú hơn về các thể loại, có khả năng đảm đương trách
nhiệm trong giai đoạn mới.

5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
- Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia có đầy đủ chức năng tham gia vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Phiên âm thuật ngữ KH của phương Tây (chủ yếu qua tiếng Pháp)
- Vay mượn thuật ngữ KH-KT qua tiếng TQ (đọc theo âm Hán-Việt)
- Đặt thuật ngữ thuần Việt
=> Nhìn chung tiếng Việt đã đạt đến tính chuẩn xác, tính hệ thống, giản tiện,
phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam .
II. Chữ viết của tiếng Việt
- Chữ Hán: do ảnh hưởng hơn 1000 năm Bắc thuộc (phong kiến phương Bắc
TQ)
- Chữ Nôm: khi ý thức tự chủ tự cường của dân tộc lên cao, đòi hỏi cần có một
thứ chữ của dân tộc.
- Chữ quốc ngữ: do giáo sĩ phương Tây dùng con chữ La tinh ghi âm tiếng
Việt (1651).
=> Chữ viết tiếng Việt ngày nay là cả một quá trình phát triển lâu dài của dân
tộc theo chiều dài lịch sử xã hội Việt Nam.

×