Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo " Một vài đặc điểm của pháp luật ngân hàng Hoa Kỳ và liên hệ với pháp luật ngân hàng Việt Nam " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.35 KB, 8 trang )

T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


18 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010





ThS. NguyÔn §øc Ngäc *
ác định chế tài chính và ngân hàng ở Hoa
Kỳ
(1)
có lịch sử phát triển rất đa dạng
nhưng nhất quán dựa trên chính sách pháp luật
thống nhất hướng tới mục tiêu bảo vệ những
người gửi tiền, bảo đảm sự cạnh tranh và phi
tập trung hoá hệ thống ngân hàng và tạo ra cơ
chế có khả năng phản ứng nhanh trước các vấn
đề thực tiễn phát sinh. Bài viết này đề cập những
đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật ngân
hàng Hoa Kỳ.
(2)
Dù luôn là đối tượng của những
tranh luận và cả sự chỉ trích, ngay cả khi phải
đối mặt với những thách thức mà cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2007 đặt ra
(3)
thì những đặc
điểm đó vẫn được coi là nền móng đã làm nên
hệ thống ngân hàng độc đáo, hiệu quả bậc nhất


trên thế giới; và có thể vẫn là những kinh nghiệm
hữu ích cần nghiên cứu cho sự điều chỉnh pháp
luật trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Bảng 1. Các quy định chủ yếu điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng tại Hoa Kỳ
Văn bản quy phạm pháp luật Nội dung điều chỉnh
Luật tiền tệ quốc gia năm 1863 và Luật ngân hàng
quốc gia năm 1864
Thiết lập trách nhiệm cho Cơ quan giám sát tiền tệ
(cơ quan của Bộ tài chính) và quy định về hệ thống
cấp phép cho hoạt động ngân hàng cấp liên bang
Luật hệ thống dự trữ Liên bang năm 1913 Thiết lập Ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ
Luật mang tên McFaden năm 1927 Không cho phép thực hiện các hoạt động ngân hàng
từ bang này sang bang khác
Luật về hoạt động ngân hàng năm 1933 - được biết
đến nhiều hơn với tên gọi Đạo luật Glass- Steagall
Thiết lập ra Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ (FDIC) và phân
định ngân hàng thương mại với ngân hàng đầu tư
Luật về công ti nắm vốn ngân hàng năm 1956 Quy định về công ti nắm vốn ngân hàng, bắt đầu cho
phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng phi
truyền thống theo những cách thức nhất định
Luật kiểm soát tiền tệ và bãi bỏ những hạn chế đối
với các hiệp hội tiết kiệm
Tự do hoá giá cả trong lĩnh vực ngân hàng, mở rộng quyền
cho các hiệp hội tiết kiệm như một ngân hàng bán lẻ
Luật cải cách các tổ chức tài chính năm 1989 Mở rộng phạm vi bảo hiểm của FDIC tới các hiệp
hội tiết kiệm và thiết lập chương trình để khắc phục
khủng hoảng gây ra bởi các hiệp hội tiết kiệm
Luật cải tổ bảo hiểm tiền gửi năm 1991 Tăng năng lực tài chính cho FDIC và tái lập quy định về khu
vực hoạt động của các ngân hàng được liên bang cấp phép
Luật mang tên Riegle- Neal năm 1994 Cho phép có điều kiện các công ti nắm vốn ngân

hàng được thâu tóm các ngân hàng bán lẻ ở bất kì
bang nào và sáp nhập các ngân hàng giữa các bang
Luật về hiện đại hoá dịch vụ tài chính năm 1999 hay
còn gọi là Luật mang tên Gramn-Leach-Bliley (GLB)
Bãi bỏ các hạn chế của Luật Glass - Steagall đối với
ngân hàng thương mại


C

* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 19

1. Hệ thống giám sát hoạt động ngân
hàng: rắc rối nhưng độc lập và thực quyền
Như thấy ở Bảng 2, có hai cấp độ giám
sát và điều tiết hệ thống ngân hàng: cấp bang
và liên bang. Ở cấp liên bang là Cơ quan
giám sát tiền tệ, Hệ thống dự trữ liên bang
(tên gọi của Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ),
Cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Vị trí trong quá
trình lịch sử và chức năng pháp lí của chúng
đã tạo ra hệ thống song song nhiều cấp trong
giám sát và điều tiết ngân hàng (The dual
banking system).
(4)


Khởi thuỷ, hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ
hoạt động mà không chịu nhiều ràng buộc,
giám sát đáng kể nào, hệ thống được gọi
theo giới chuyên môn là free banking: bất
kì tổ chức, cá nhân nào cũng có thể thành
lập ngân hàng miễn là tuân thủ các quy
định của từng bang. Những nỗ lực của
chính quyền liên bang trong việc giám sát
ngân hàng thông qua cơ chế Ngân hàng
trung ương gần như đã bị từ bỏ sau khi
Quốc hội không gia hạn hoạt động của
Ngân hàng quốc gia - phản ánh quá trình
chính trị rất phức tạp ngay trong những
người sáng lập ra Hoa Kỳ xung quanh vai
trò của ngân hàng trung ương.
(5)
Chính
quyền các tiểu bang nhờ vậy vẫn duy trì
các quyền hạn của mình đối với hoạt động
ngân hàng. Tình hình chỉ thay đổi khi tới
năm 1840, do quá trình công nghiệp hoá và
trao đổi thương mại với châu Âu tăng
mạnh, cùng với áp lực chi phí cho cuộc nội
chiến, Luật về tiền tệ quốc gia và Luật
ngân hàng quốc gia đã được thông qua vào
năm 1863 - 1864. Các luật này đã tạo ra
khuôn khổ pháp lí mới cho hệ thống ngân
hàng Hoa Kỳ bằng việc nhất thể hoá tiền tệ
và việc trao quyền cấp phép cho Cơ quan

giám sát tiền tệ đối với các ngân hàng đăng
kí thành lập ở cấp liên bang. Khuôn khổ
pháp lí mới này vẫn không loại trừ các quy
định trước đây ở các bang, các tiểu bang
vẫn tiếp tục duy trì quyền cấp phép và
quyền hạn chế việc thiết lập các chi nhánh
hoặc việc sáp nhập giữa các ngân hàng. Hệ
quả là dù có sự bùng nổ kinh tế mạnh mẽ
trong những năm 1870 cũng không làm
xuất hiện việc tập trung hoá trong lĩnh vực
ngân hàng (điều này ngược lại hoàn toàn
với sự phát triển ngành ngân hàng ở châu
Âu). Sự xuất hiện của Hệ thống dự trữ liên
bang và bảo hiểm tiền gửi chính là kết quả
của những phản ứng chính sách đối với
việc mất khả năng thanh khoản tại các
ngân hàng ở New York năm 1907 và việc
phá sản hơn 8800 ngân hàng trong cuộc đại
suy thoái những năm 30 của thế kỉ XX. Hai
cơ quan này không chỉ thể hiện sự giám
sát, điều tiết theo mối quan hệ cấp lãnh thổ
mà tạo ra những nội dung giám sát và điều
tiết mới đối với hệ thống ngân hàng, đó là
giám sát dự trữ thanh khoản, tuân thủ tỉ lệ
an toàn, tỉ lệ bảo hiểm tiền gửi.
Mặc dù hệ thống điều tiết và giám sát
kép nêu trên cho cảm giác về sự trùng lặp
thì trên thực tế, mỗi cơ quan của hệ thống
này vẫn có những chức năng và mục tiêu
giám sát rất độc lập.

(6)
Cơ quan giám sát
tiền tệ có quyền hạn cấp phép và giám sát
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


20 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

các ngân hàng cấp quốc gia. Sự giám sát
này mang tính hành chính, nó có thể thực
hiện quyền rút giấy phép, tiến hành kiểm
tra, yêu cầu ngân hàng phải giải trình
những vấn đề mà nó quan tâm. Cục dự trữ
liên bang thực hiện việc giám sát và điều
tiết ngân hàng theo phương pháp cổ điển
của một ngân hàng trung ương nhằm mục
tiêu ổn định hệ thống tiền tệ mà đặc trưng
là việc giám sát tính thanh khoản của hệ
thống ngân hàng. Bên cạnh đó, Cục dự trữ
liên bang có thẩm quyền giám sát đối với
các công ti nắm vốn ngân hàng. Bảo hiểm
tiền gửi được thành lập nhằm bảo vệ những
người gửi tiền ở tất cả các ngân hàng và
hiệp hội tiết kiệm. Bảo hiểm tiền gửi có
trách nhiệm giám sát các ngân hàng là
thành viên, các ngân hàng cấp bang không
là thành viên của Hệ thống dự trữ liên bang.
Ở trên chúng tôi mô tả và giải thích đặc
điểm của hệ thống giám sát ngân hàng đa
tuyến theo pháp luật Hoa Kỳ từ góc độ lịch

sử. Xét ở góc độ logic, hệ thống giám sát
điều tiết có cấu trúc phức tạp này phản ánh
một triết lí chính trị cơ bản của nhà nước
Hoa Kỳ, đó là sự không tập trung quyền
lực cho một cơ quan mà phân tán quyền
lực vào những cơ quan độc lập. Điều này
đưa đến hệ quả rất quan trọng về hành vi
cho cả hai bên chủ thể của quan hệ điều
tiết giám sát: các ngân hàng được quyền
lựa chọn phù hợp với khả năng, mục tiêu
hoạt động của mình và tuân thủ mức độ bị
điều tiết mà nó đã lựa chọn (chẳng hạn, có
thể tham gia hoặc không làm thành viên
của Cục dự trữ liên bang) và ngay trong
chính các cơ quan được trao quyền điều
tiết và giám sát cũng xuất hiện nhu cầu
cạnh tranh nhằm thúc đẩy tính hiệu quả
trong hoạt động của mình.
Bảng 2. Giám sát và điều tiết hệ thống ngân hàng
(7)

Cơ quan giám sát
Đối tượng được giám sát
Uỷ ban ngân
hàng của 54
tiểu bang
Cơ quan
giám sát

tiền tệ

Cục dự trữ
liên bang
(FRS)
Cơ quan bảo
hiểm tiển gửi
(FDIC)
Ngân hàng cấp bang, không là
thành viên của FRS và FDIC
x
Ngân hàng cấp bang và là thành
viên của FRS
x x
Ngân hàng cấp bang và là thành
viên của FDIC
x x
Ngân hàng cấp quốc gia
x x x
Công ti nắm vốn ngân hàng
x
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 21


2. Phạm vi hoạt động ngân hàng: sự
phát triển của những xu hướng trái ngược
Một hiện tượng rất dễ quan sát trong
pháp luật Hoa Kỳ là quá trình phủ định lẫn
nhau giữa việc giới hạn hay mở rộng phạm

vi hoạt động của ngân hàng: chỉ được thực
hiện các hoạt động ngân hàng truyền thống
(nhận tiền gửi và cấp tín dụng) hay được
phép cung cấp các dịch vụ tài chính khác
như kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm.
Trong phần lớn thời gian của thế kỉ XX,
hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ được đặc trưng
bởi bức tường lửa phân định ranh giới giữa
ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư
với các quy định nổi tiếng của Đạo luật
Glass - Steagall. Trước năm 1990, dù không
có quy định chính thức trong pháp luật Hoa
Kỳ, vẫn có sự phân biệt trên thực tế giữa
hoạt động ngân hàng thương mại và hoạt
động của ngân hàng đầu tư. Cho đến năm
1927, Đạo luật McFadden cho phép các ngân
hàng cấp quốc gia được phép thực hiện các
hoạt động kinh doanh chứng khoán. Chỉ
trong vòng 2 năm cho tới khi thị trường
chứng khoán bị sụp đổ năm 1929, các ngân
hàng thương mại đã nhanh chóng thực hiện
hoạt động của ngân hàng đầu tư và bị cho là
nguyên nhân gây ra sự sụp đổ thị trường
chứng khoán và cuộc đại suy thoái năm
1930. Trong bối cảnh đó, Quốc hội Hoa Kỳ
đã thông qua Đạo luật Glass - Steagall. Hai
mục tiêu chủ chốt của Luật này là
(8)
: 1) Thiết
lập Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ; 2) Cấm các

ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt
động ngân hàng đầu tư và ngược lại. Đạo
luật Glass - Steagall đã giới hạn các hoạt
động ngân hàng trên 4 nội dung:
- Ngân hàng thương mại không được
kinh doanh chứng khoán, cũng không được
phép mua cổ phần của bất kì công ti nào
nhưng bù lại, nó là cơ quan duy nhất được
phép cung cấp dịch vụ thanh toán;
- Chính quyền liên bang có quyền xác
định lãi suất trần cho các khoản tiền gửi để
hạn chế cạnh tranh bằng giá;
- Các ngân hàng chỉ được phép thành lập
chi nhánh tại tiểu bang nơi đóng trụ sở chính;
- Đánh giá nhu cầu của địa phương trước
khi cấp phép hoạt động cho ngân hàng. Điều
này đã thực sự chấm dứt tồn tại hệ thống
ngân hàng tự do ở Hoa Kỳ.
Các quy định của Luật Glass-Steagall về
sự giới hạn hoạt động ngân hàng được giải
thích bởi các lập luận sau: 1) Xung đột lợi
ích giữa các hoạt động tín dụng với kinh
doanh chứng khoán, bảo hiểm, ví dụ ngân
hàng có thể dễ dàng bỏ qua các nguyên tắc
thẩm tra tín dụng khi tài trợ cho các công ti
mà mình nắm cổ phần hoặc cung cấp dịch vụ
tư vấn, bảo lãnh chứng khoán; 2) Với phạm
vi hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau,
việc quản trị ngân hàng trở nên phức tạp hơn
rất nhiều; 3) Việc mở rộng quy mô của ngân

hàng cũng làm phát sinh những vấn đề liên
quan đến cạnh tranh.
Tuy nhiên, một quá trình tiệm tiến để
vượt ra ngoài những giới hạn của hoạt động
ngân hàng vẫn diễn ra trên thực tế. Điển hình
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


22 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

là việc hình thành các công ti nắm vốn ngân
hàng có thể tiến hành cả những hoạt động
ngân hàng và hoạt động kinh doanh chứng
khoán - một thực thể pháp lí không phải là
ngân hàng nên không chịu sự ràng buộc của
Luật Glass-Steagall - đã cho thấy những khe
hở trong “bức tường lửa” của Luật Glass-
Steagall. Do vậy, Đạo luật về công ti nắm
vốn ngân hàng năm 1956 đã cố gắng khắc
phục những hạn chế này, không phải bằng
việc cấm đoán các công ti nắm vốn ngân
hàng hoạt động mà chính thức thừa nhận
chúng về mặt pháp lí nhưng với những giới
hạn ràng buộc nghiêm ngặt: Về nguyên tắc,
công ti nắm vốn ngân hàng không được sở
hữu hoặc kiểm soát các công ti không phải là
ngân hàng. Thế nhưng Luật này cũng đưa ra
khái niệm mập mờ chưa rõ ràng vào thời
điểm đó, tuỳ thuộc vào giải thích của Cục dữ
trữ liên bang: Các hoạt động ngân hàng và

các hoạt động khác liên quan mật thiết tới
hoạt động ngân hàng và cho phép các công ti
nắm giữ vốn ngân hàng có thể sở hữu hoặc
kiểm soát các công ti không phải là ngân
hàng nhưng có hoạt động liên quan mật thiết
tới hoạt động ngân hàng. Cho tới năm 1999,
câu hỏi về phạm vi hoạt động ngân hàng mới
có trả lời chính xác và mang tính bước ngoặt
khi Luật về hiện đại hoá ngành tài chính
được thông qua (Luật Gramm-Leach-Bliley-
Luật GLB). Nội dung của Luật GLB là: 1)
Bãi bỏ quy định của Luật Glass-Steagall về
ranh rới giữa ngân hàng thương mại và ngân
hàng đầu từ; 2) Xác lập địa vị pháp lí cho tập
đoàn tài chính/tổ hợp tài chính (FHC) - thực
thể công ti có quyền thực hiện kinh doanh
ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh
doanh bảo hiểm;
(9)
3) Quy định rõ bằng cách
liệt kê các hoạt động kinh doanh tài chính
theo bản chất; 4) Xác định cơ chế phân
quyền giám sát đối với tập đoàn tài chính.
Diễn biến với những chiều hướng phức
tạp của việc xác định phạm vi hoạt đông của
hệ thống ngân hàng có thể được lí giải bởi
một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Ảnh hưởng của những nhóm lợi ích
khác nhau liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.
Chẳng hạn các ngân hàng có mức vốn nhỏ

luôn cho rằng việc mở rộng phạm vi hoạt
động ngân hàng sẽ khiến họ bị thôn tính.
Điều quan trọng là những lợi ích đối ngược
nhau như vậy lại được đại diện trong một cơ
chế lập pháp hết sức đặc thù của Hoa Kỳ.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, Uỷ ban về ngân
hàng, nhà ở và đô thị của Thượng viện, Uỷ
ban về ngân hàng, tài chính và đô thị ở Hạ
viện có trách nhiệm chính trong việc xem xét
các dự luật ngân hàng. Bên cạnh đó, ở Hạ
viện, nếu các dự luật này liên quan đến
chứng khoán thì phải được đồng thời xem
xét ở Uỷ ban về năng lượng và thương mại;
tương tự, Uỷ ban về nông nghiệp là các dự
luật ngân hàng liên quan đến các công cụ tài
chính như hợp đồng tương lai hay quyền
chọn, Uỷ ban tư pháp là các vấn đề độc
quyền hoặc phá sản trong các dự luật ngân
hàng. Với rất nhiều nhóm chủ thể và lợi ích
như vậy nên sự phát triển của pháp luật ngân
hàng luôn xuất hiện những khuynh hướng
điều chỉnh khác nhau.
(10)

T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 23

- Ảnh hưởng từ trào lưu tự do hoá tài

chính ở châu Âu và áp lực cạnh tranh ngày
càng tăng đối với ngành ngân hàng Hoa Kỳ.
Ngay tại Hoa Kỳ những năm 1980, thị phần
trên thị trường tài chính của các ngân hàng
Hoa Kỳ bị giảm sút như tại bang California,
các ngân hàng Nhật Bản chiếm tới hơn 25%
thị phần. Thêm vào đó sự phát triển bùng nổ
của thị trường tài chính London sau khi nước
Anh nới lỏng các quy định về tài chính và
những thành công được thừa nhận rộng rãi
của mô hình ngân hàng đa năng ở châu Âu là
chất xúc tác quan trọng để Hoa Kỳ xem xét
lại hệ thống ngân hàng của mình nhằm tăng
cường tính cạnh tranh.
3. Vài điểm so sánh với pháp luật ngân
hàng Việt Nam
- Về tính độc lập của các cơ quan quản
lí, giám sát hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
Hiện nay, theo như tên gọi, chúng ta có
thể liệt kê 3 cơ quan có thẩm quyền liên
quan đến việc điều tiết, giám sát hệ thống
ngân hàng: Ngân hàng nhà nước theo Luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010,
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ số 75/2000/QĐ-
TTg ngày 28/6/2000 phê duyệt Điều lệ về tổ
chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam, Ủy ban giám sát tài chính quốc
gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 về

thành lập Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia.
Theo các quy định hiện hành, ta thấy:
Một là tập trung quyền điều tiết và giám
sát hệ thống ngân hàng vào Ngân hàng nhà
nước. Ngân hàng nhà nước là cơ quan có
những quyền năng thực chất cho việc giám
sát hệ thống ngân hàng như cấp phép hoạt
động ngân hàng, kiểm tra, thanh tra và kiểm
soát đặc biệt. Trong khi đó, Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam chỉ có quyền theo dõi các quy
định về bảo hiểm tiền gửi, chấp hành các
quy định an toàn, được yêu cầu báo cáo
trong những trường hợp thấy cần thiết. Khác
hẳn với Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ có vị trí
pháp lí và vai trò quan trọng trong việc giám
sát ngân hàng, nhất là trong việc giải quyết
các rủi ro phá sản của ngân hàng, Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam có vị trí khiêm tốn hơn
nhiều. Các quy định của pháp luật chỉ cho
phép ta hình dung về Bảo hiểm tiền gửi
thuần tuý như loại hình bảo hiểm (dù không
mang tính lợi nhuận), việc tham gia vào giải
quyết những rủi ro liên quan đến an toàn hệ
thống ngân hàng chỉ gói gọn trong việc Bảo
hiểm tiền gửi phải báo cáo ngay cho Ngân
hàng nhà nước khi phát hiện ra nguy cơ rủi
ro. Bên cạnh đó, Uỷ ban giám sát tài chính
không có chức năng gì khác ngoài việc là cơ
quan tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính
phủ trong việc giám sát chung về tài chính,

ngân hàng, chứng khoán.
Hai là dù là cơ quan duy nhất có thực
quyền trực tiếp giám sát hệ thống ngân hàng,
Ngân hàng nhà nước lại không có vị trí pháp
lí độc lập. Không có sự độc lập về pháp lí (chỉ
là cơ quan của Chính phủ), không có sự độc
lập về hoạch định chính sách (chính sách tiền
tệ được coi như bộ phận của chính sách kinh
tế-tài chính), không có sự độc lập về nhân sự,
Ngân hàng nhà nước có lẽ không đủ phương
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


24 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

tiện để thực thi chức năng giám sát và điều
tiết ngân hàng một cách có hiệu quả nhất.
(11)

- Về phạm vi hoạt động ngân hàng của
ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức
tín dụng năm 2010
Những thay đổi của Luật các tổ chức tín
dụng gần đây cho thấy cách tiếp cận mới
hơn về sự điều chỉnh tới các hoạt động ngân
hàng ở Việt Nam. Thay vì những quy định
chi tiết về nội dung của các nghiệp vụ ngân
hàng (huy động vốn, cấp tín dụng), Luật các
tổ chức tín dụng năm 2010 chỉ tập trung làm
rõ phạm vi hoạt động mà một ngân hàng có

thể thực hiện hoặc được thực hiện bằng
những phương thức gì. Điều này cũng tương
tự như cách thức tiếp cận của Luật ngân
hàng Hoa Kỳ. Tuy nhiên đi vào chi tiết có ba
điểm cần xem xét:
Một là liệu có giới hạn nào trong phạm
vi hoạt động ngân hàng phi truyền thống của
ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức
tín dụng? Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng
bên cạnh việc cho phép ngân hàng thương
mại có thể tham gia vào các lĩnh vực chứng
khoán, bảo hiểm, tín dụng tiêu dùng, ngoại
hối thì còn cho phép ngân hàng thương mại
(sau khi có sự chấp thuận của Ngân hàng nhà
nước) được góp vốn, mua cổ phần của các
doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác mà
Luật chưa đề cập. Luật không chỉ rõ là sự
chấp thuận của Ngân hàng nhà nước dựa trên
những cơ sở gì? Điều này ngược hẳn với các
quy định của Luật công ti nắm vốn ngân
hàng và Luật GLB của Hoa Kỳ, Cục dữ trữ
liên bang chỉ chấp thuận việc góp vốn, mua
cổ phần của những doanh nghiệp không phải
là doanh nghiệp tài chính nếu chúng có hoạt
động tài chính theo bản chất hoặc những
hoạt động liên quan mật thiết đến hoạt động
tài chính. Luật GLB đưa ra danh mục các
hoạt động được coi là hoạt động tài chính
theo bản chất: cho vay, bảo hiểm, kinh doanh
đầu tư chứng khoán, trao đổi tiền tệ, thanh

toán, uỷ thác đầu tư, uỷ thác tài sản, tư vấn
tài chính, đầu tư. Sự so sánh này cho thấy
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam có
thể đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế và sự
mở rộng phạm vi hoạt động ngân hàng theo
Luật các tổ chức tín dụng là chưa có sự chỉ
dẫn rõ ràng, tất cả phải phụ thuộc vào quyết
định hành chính từ Ngân hàng nhà nước.
Hai là nếu Luật các tổ chức tín dụng cho
phép ngân hàng thương mại được thành lập,
hoặc được mua lại, góp vốn, mua cổ phần
các công ti thì với cấu trúc liên kết đó ngân
hàng thương mại có trở thành công ti đầu tư
tài chính hoặc ngân hàng đa năng hay
không? Ngân hàng thương mại Việt Nam
không phải là dạng công ti đầu tư tài chính
như ở Hoa Kỳ vì nó không phải là tổ hợp của
các ngân hàng con, công ti chứng khoán,
công ti bảo hiểm. Ngân hàng thương mại ở
Việt Nam cũng không phải là ngân hàng đa
năng như mô hình ở châu Âu vì nó không
trực tiếp kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm,
bất động sản. Thực chất theo Luật các tổ
chức tín dụng, cấu trúc liên kết của ngân
hàng thương mại là một ngân hàng độc lập
và có quan hệ liên kết về sở hữu với các
công ti khác trong lính vực tài chính.
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú



t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 25

Ba là một ngân hàng thương mại với các
công ti con, công ti liên kết trên nhiều lĩnh
vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm sẽ
được giám sát như thế nào? Liệu có sự phân
chia rõ ràng giữa Ngân hàng nhà nước với
Uỷ ban chứng khoán và Bộ tài chính trong
trách nhiệm giám sát bản thân ngân hàng
thương mại với các hành vi đầu tư, sở hữu
chéo vào các công ti chứng khoán, bảo hiểm
v.v Kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy có
sự phân định và phối hợp khá rạch ròi về
thẩm quyền giám sát trong trường hợp tương
tự. Ví dụ, theo Luật GLB, tập đoàn tài chính
sẽ do Cục dữ trữ liên bang giám sát, nó sẽ
phối hợp với Cơ quan giám sát tiền tệ và
Bảo hiểm tiền gửi để giám sát các hoạt động
ngân hàng thương mại, tương tự là Uỷ ban
chứng khoán với các hoạt động liên quan
đến kinh doanh chứng khoán./.

(1). Việc chuyển ngữ tên gọi của các tổ chức tài chính
Hoa Kỳ chỉ mang tính quy ước để làm việc, do các
thuật ngữ tiếng Việt có thể không phản ánh hoàn toàn
tương ứng các khái niệm theo pháp luật Hoa Kỳ. Ở
Hoa Kỳ hiện nay, có 4 loại hình tổ chức tài chính cơ
bản: ngân hàng thương mại là tổ chức nhận tiền gửi từ
công chúng; các hiệp hội tiết kiệm cung cấp các
khoản cho vay thế chấp dài hạn để mua nhà bằng cách

thu hút các khoản tiết kiệm ngắn hạn; các hội đoàn tín
dụng được hình thành từ tiền lương của các thành
viên có sự gắn kết với nhau về nghề nghiệp để cho
vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại; các tổ
chức tài chính và đầu tư như ngân hàng đầu tư, công
ti chứng khoán.
(2). Sự trình bày súc tích đặc điểm của pháp luật ngân
hàng Hoa Kỳ có thể xem: Alan B. Morrison (chủ
biên), Những vấn đề cơ bản của luật pháp Mỹ, các
trang 867 - 896, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2007. Lưu ý thêm là do thời điểm ra đời của cuốn

sách, một số ví dụ cần phải cập nhật do sự thay đổi
của pháp luật Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.
(3). Để chi tiết hơn có thể tham khảo: Carlos M.
Pelaez and Carlos A. Pelaez , Regulation of banks and
finance - Theory anh policy after credit crisis, Nxb. Palgrave
Macmillan, năm 2009; hoặc Kurt Dew The definition
of bank and the Subprime mortgate crisis: Tying bank
regulation to Bank’ risk trade-offs in the 21st century,
2007, nguồn: www.networksfi nancialinstitute.org
(4). Dalvinder Singh , Banking regulation of UK and
US financial markets, Ashgate Publishing Limited,
2007, tr. 31 - 36.
(5). Việc thành lập Ngân hàng Hoa Kỳ được Alexander
Hamilton và những người theo chủ nghĩa liên bang
ủng hộ nhưng phe phản đối đứng đầu là Thomas
Jefferson lo ngại việc thành lập Ngân hàng Hoa Kỳ
chỉ là mưu toan để hỗ trợ cho những nhóm lợi ích
trong ngành công nghiệp và vùng đô thị.

(6). Trước những chỉ trích rằng một hệ thống giám sát
và điều tiết phức tạp có thể gây ra sự trùng lắp và
những gánh nặng chi phí giám sát cho một ngân hàng
thì vào năm 1979, Hội đồng kiểm soát các định chế
tài chính đã được thành lập nhằm hỗ trợ các cơ quan
cấp liên bang trong việc hài hoà và tương thích các
quy định về kiểm tra, giám sát ngân hàng.
(7). Andreas Busch, Banking regulation and globalization,
Oxford University Press, 2009.
(8). Jennifer Manvell Jannot (1999), An internation
perspective on domestic banking reform: could the
EU’second banking directive revolutionize the way
the US regulates its own financial services industry?
American Unuversity International Law Rewiew, vol
14, No 6, tr. 1722 - 1738
(9). Về sự hình thành quyền kinh doanh bảo hiểm của
Tập đoàn tài chính (FHC), xem thêm: Nguyễn Thị Lan
Hương, “Công ti nắm vốn - hình thức để ngân hàng
đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm theo luật Hoa Kỳ”, Tạp
chí khoa học kinh tế - Luật, số 23, 2007, tr. 81 - 87.
(10). Andreas Busch (2009), Sđd, tr. 55
(11). Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương , Từ
ngân hàng một cấp đến ngân hàng thương mại - cải
cách khu vực tài chính ở Việt Nam 1988 - 2003, Hà
Nội, 2004.

×