Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ở nơi hạnh phúc nhất thế giới pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.29 KB, 7 trang )

Ở nơi hạnh phúc nhất thế
giới



Giữa mênh mông ngoài khơi Nam Thái Bình Dương, có một quốc
gia mà giao thông không có đèn xanh đỏ. Ở đó vẫn còn những bộ
lạc sinh sống như thời nguyên thủy, ăn củ - ngủ đất. Đó là đảo
quốc Vanuatu - xứ đảo hạnh phúc nhất thế giới.
Tôi lên đường đến đảo quốc Vanuatu, chỉ với chút ít thông tin đây là
đất nước xinh đẹp, là thiên đường du lịch của người giàu có, với
những bãi biển hoang sơ, những đồn điền dừa bạt ngàn trù phú, là đảo
quốc có chỉ số hạnh phúc cao nhất hành tinh. Nhưng, vừa đặt chân
xuống sân bay thủ đô Port Villa của đảo quốc Vanuatu, mọi hình dung
của tôi bị đảo ngược hoàn toàn.

Đến đảo quốc Vanuatu lúc trời sẩm tối, từ sân bay quốc tế Port Villa,
xe chở chúng tôi bon bon vào tiến vào trung tâm thủ đô Port Villa.
Thú thật, tôi chưa bao giờ kinh ngạc đến thế. Thủ đô ư? Trời tối đen
như mực, không đèn đường, xe len lỏi trên con đường bụi với cây cối
ngập đầu hai bên, trăng vằng vặc sáng. Thi thoảng, tôi lại giật thót
người khi nhìn thấy những bóng đen lù lù ven đường. Xe tiến đến gần,
bóng đen ấy nở ra một nụ cười với hàm răng trắng lóa nổi bật cùng
hai tròng trắng hấp háy. Người dẫn đường giải thích với chúng tôi đó
chính là những người bản địa đi làm về.

Vào đến trung tâm Port Villa cũng mới hơn 7 giờ tối. Nhưng hầu hết
các cửa hiệu đã đóng cửa, chỉ còn lại vài bóng đèn nhờ nhờ hắt ra từ
các ngôi nhà ven đường, lác đác ngoài phố chỉ vài chiếc xe hơi nhẩn
nha qua lại. Một ấn tượng ngoài sức tưởng tượng của tôi về một thủ
đô về đêm.



Sáng hôm sau, tình hình bớt "buồn" hơn khi tôi tìm đến được khu chợ
trung tâm Port Villa, hướng tầm nhìn ra vịnh. Những cửa tiệm buôn
bán thức ăn, đồ lưu niệm, khu chợ bán đủ thứ sản vật địa phương -
chủ yếu là rau củ - tấp nập những phụ nữ bản địa trong trang phục váy
xòe rộng màu sặc sỡ rất bắt mắt. Cả thủ đô Port Villa chỉ có con
đường chạy dài ven vịnh chừng 300m là nhộn nhịp vì có sự hiện diện
của khách du lịch. Còn lại chỗ nào cũng vắng vẻ, trầm ngâm đến nỗi
tôi không hiểu đây có phải là thủ đô không?

Tôi đổi lịch trình, tìm đến những hòn đảo hoang sơ nhất trên đảo quốc
Vanuatu. Tana - một hòn đảo nổi tiếng thế giới bởi có ngọn núi lửa
Yasur - nơi du khách có thể đứng ngay miệng núi lửa để cảm nhận hơi
nóng và những đợt phun trào mỗi ngày, là sự lựa chọn hàng đầu.

Sau hơn hai giờ bay từ thủ đô Port Villa, tôi đặt chân đến Tana. Chiếc
Land Rover đón chúng tôi từ sân bay đến thẳng ngọn núi lửa Yasur
với lộ trình 40km băng rừng. Trên đường đi, những người bản địa
chạy ra nhìn chiếc xe của chúng tôi giống như nhìn một con vật kỳ dị.
Khi xe từ đằng xa tiến đến, họ đứng im lặng, nghiêm trang không rời
mắt khỏi mục tiêu. Xe vụt qua, họ chỉ xoay nhẹ người, tiếp tục nhìn
mãi cho đến khi xe mất hút khỏi tầm mắt mới chậm rãi tiến bước tiếp
hành trình dang dở.

Từ trong rừng rậm băng qua những cây si cổ thụ khổng lồ, được
người dân bản địa gọi là vua của các loài cây, tôi đi ra một vùng bình
nguyên mênh mông, rộng lớn, nhuộm một màu đỏ quạch. Khắp nơi,
lơ thơ vài cây cỏ héo úa. Người dẫn đường cho tôi biết đã đến chân
núi lửa Yasur. Bình nguyên rộng lớn này là kết quả của những đợt
phun trào nham thạch dữ dội tạo nên hàng năm. Lên xe, tôi tiếp tục

băng qua những con suối khói bốc nghi ngút, đậm đặc mùi lưu huỳnh.
Cuối cùng, xe dừng ở lưng chừng núi để chúng tôi đi bộ. Ngay phía
trên đầu tôi, cao hơn chừng độ 100m là miệng núi lửa cứ vài giây lại
phát ra tiếng nổ lớn, kèm theo là những tảng nham thạch đỏ au bắn
lung tung lên nền trời, như pháo hoa rực rỡ.

Người dẫn đường giải thích núi lửa Yasur trung bình một ngày tạo ra
500 tiếng nổ và những đợt phun trào ngắn, nên du khách tùy từng mùa
có thể đứng ngay trên miệng núi lửa để quan sát và ghi hình. Nếm trải
cảm nhận rợn tóc gáy khi dòng nham thạch bắn thẳng lên không
trung, đứng trước miệng núi lửa sâu hoắm, từng dòng nham thạch đỏ
lòm, lâu lâu lại nổ bùng, đất dưới chân rung rinh, thật là một trải
nghiệm tôi chưa từng biết. Trước tôi vài ngày, người dẫn đường kể, có
hai du khách Nhật Bản thiệt mạng vì do nham thạch bắn trúng. Rời
khỏi Yasur tim tôi vẫn đập thình thịch, hồi hộp, phấn khích, và cũng
thở phào nhẹ nhõm vì ra khỏi miệng tử thần một cách an toàn.

Tana nơi tôi từng đến là vùng đất hiếm hoi trên thế giới còn sót lại
những bộ tộc sống như thời nguyên thủy. Người dẫn đường kể với tôi
rằng, nhiều bộ lạc sống lẩn khuất trong rừng sâu vẫn còn tập tục ăn
thịt người. Vụ ăn thịt người gần đây nhất, có bằng chứng rõ ràng,
được phát hiện ở đảo Malekula năm 1996. Hình ảnh những người thổ
dân mặt vẽ vằn vện, trần trụi, tay cầm ngọn lao dài từ rừng rậm đột
ngột phóng vụt ra cứ ám ảnh tôi trong hành trình từ núi lửa Yasur đến
một khu làng của người thổ dân trên đảo.

Làng có tên gọi Naoka. Tiếp đón tôi đầu tiên là những em bé trần
truồng, đen nhẻm như hòn than với ánh mắt ngơ ngác nhìn những
người da vàng, da trắng như từ hành tinh khác đến. Ở đây phụ nữ và
đàn ông không có trang phục che thân. Cả dân làng sống nhờ vào

rừng, ngủ trong cây hoặc trong các căn nhà rơm dựng tạm. Lối sống
của họ giống như tổ tiên hàng ngàn năm nay, không có bất kỳ dụng cụ
nào liên kết với thế giới văn minh. Mọi việc buôn bán trong làng đều
theo hình thức hàng đổi hàng. Nơi đây không sử dụng tiền tệ, cũng
không có chữ viết.

Đến tuổi lấy chồng, một cô gái sẽ được "định giá" tương đương 2 con
heo rừng, 5 chiếc chiếu và 5 bụi Kava - một loại cây chiết ra nước
dùng uống gây cảm giác hệt như say rượu. Cả cánh rừng trên đảo
Tana đâu cũng đầy ắp khoai từ - thức ăn chính của những thổ dân. Họ
chẳng cần tốn công chăm bón, trồng trọt. Chỉ việc ra rừng đào củ
mang về. Những cô gái thổ dân tuổi chừng 25 đã đùm đề 7, 8 đứa bé
tay bồng tay bế. Cả làng cứ sống một cuộc sống gắn với đất, với rừng
như thế. Với họ, thế giới này là một nơi tràn đầy hạnh phúc. Bởi họ đã
có đầy đủ những gì họ cần, và không bao giờ phải lo nghĩ cho ngày
mai.

×