Nhân vật anh thanh niên trong
"Lặng lẽ Sa Pa"
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm
chủ đề của câu chuyện vào một lời nhận xét ngắn gọn “trong cái lặng im đất
nước”.Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa cao quý của
những công việc thầm lặng.
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài:
- Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện
ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một
cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục sách
đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác
giả trong mùa hè năm ấy.
- Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm
chủ đề của câu chuyện “trong cái lặng im đất nước”. Điều ấy sẽ được thấy rõ qua
nhân vật: anh thanh niên; ông
II. Thân bài:
- Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất
thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là
những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn
trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.
1. Đó là anh thanh niên:
- Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống
một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và
mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn
động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục
vụ chiến đấu.
- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ
rất đẹp:
+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho
cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên
3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng.
+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống
con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và
anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới
kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi
biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến
thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình
“thật hạnh phúc”.
+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ. Bởi anh còn
biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh
“trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ
có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.
- Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có
những hành động thật đẹp đẽ biết bao:
+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những gian
khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm
cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài
trời làm việc. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần
trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm
suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh “thèm
người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người ! Về
sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt
qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con
người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn tượng
đẹp đẽ.
- Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm
một cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực
rỡ.
- Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp:
+ Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi
người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. Dẫu phải sống một mình nhưng anh
vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị
ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa
một giỏ trứng gà tươi.
+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng
góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình
giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh.
2) Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho
đất nước qua lời kể của anh thanh niên:
a) Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm
chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để
hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn
trước.
b) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: Đã “11 năm không một ngày xa cơ quan”
luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong
lòng đất. Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu
còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”. Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im
cho đất nước”.
3) Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét
giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng:
- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho
con người niềm vui và hạnh phúc.
- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi
con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh.
III. Kết bài:
Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang trong lòng ta
những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng
thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước.