Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vẻ Đẹp Cung Điện Của Nữ Hoàng Anh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.96 KB, 8 trang )

Vẻ Đẹp Cung Điện Của Nữ
Hoàng Anh
Lâu đài Windsor là chốn nghỉ ngơi ưa thích của Nữ hoàng Anh và cũng là công trình
gắn với lịch sử đảo quốc này trong suốt gần 1000 năm qua. Dưới đây là một số thông
tin để bạn tìm hiểu về vẻ đẹp cung điện của nữ hoàng Anh.
Nếu tới thăm nước Anh, bạn không nên bỏ qua cơ hội ghé vào lâu đài Windsor, một
trong 3 nơi ở chính thức của Hoàng gia nước này. Dù không nằm giữa London hoa lệ
nhưng lâu đài Windsor là chốn nghỉ ngơi ưa thích của Nữ hoàng Anh và cũng là công
trình gắn với lịch sử đảo quốc này trong suốt gần 1000 năm qua.
Đa số các vị vua và các Nữ hoàng của nước Anh đều góp phần xây dựng và mở rộng lâu
đài Windsor. Khi đất nước bình yên, nó được mở rộng thêm các phần mới, tráng lệ và
nguy nga. Tuy vậy, vào những năm binh lửa, lâu đài Windsor biến thành một pháo đài
với những bức tường đá cao vút. Quá trình mở rộng và xây dựng đó biến Windsor thành
lâu đài có diện tích rất rộng. Phần diện tích sàn của nó lên tới 45.000m
2
.

Toàn cảnh lâu đài Windsor nhìn từ trên cao. Không có tòa lâu đài nào trên thế giới còn có
người sinh sống lại rộng hơn Windsor. Trong lịch sử của mình, Windsor từng là lâu đài,
pháo đài và thậm chí có lúc là nhà ngục giam các quý tộc chống đối.

Đường dẫn vào lâu đài trong buổi hoàng hôn. Windsor ngày nay mở cửa cho du khách
vào thăm quan, tuy nhiên những lúc Nữ hoàng có mặt ở đây, rất nhiều khu vực sẽ bị hạn
chế để đảm bảo an ninh cũng như sự riêng tư cho bà và các thành viên Hoàng gia.

Tháp tròn của lâu đài Windsor. Nó nằm ở vị trí trung tâm của công trình và chính ở vị trí
này, tòa lâu đài gỗ đầu tiên đã được vua William – Kẻ Chinh phục xây vào giữa thế kỷ
11. Sau này, lâu đài được mở rộng nhiều lần và các được chuyển sang xây bằng đá. Các
bức tường thành kiên cố cũng xuất hiện để bảo vệ chủ nhân bên trong.

Hình ảnh lâu đài Windsor vào cuối thế kỷ 19. Con sông trong ảnh chính là sông Thames


nổi tiếng và bờ bên này của lâu đài là trường tư thục Eton, ngôi trường tư nổi tiếng nhất
thế giới. Nó dành cho các con cháu gia đình danh gia vọng tộc và cũng là nơi hai hoàng
tử hiện tại của nước Anh từng theo học.

Đây là căn phòng vẽ tranh của Nữ hoàng trong lâu đài. Tất cả các vật dụng vẫn được giữ
nguyên vẻ cổ kính và khi bước vào đây, người ta dường như quay ngược thời gian để trở
về quá khứ.

Hành lang lớn của lâu đài được trang trí bằng tượng cẩm thạch và bộ đôi áo giáp cổ. Một
bộ đã có từ thế kỷ 16 trong khi bộ còn lại là quà tặng của vua Pháp và được đặt tại đây từ
thế kỷ 17.

Căn phòng Đỏ này từng bị hủy hoại nặng nề bởi hỏa hoạn vào năm 1992, trần nhà đã bị
sụp và các bức tường bị cháy xém. Người ta đã phải tốn nhiều tiền của và công sức để
khôi phục lại vẻ huy hoàng của nó. Trong căn phòng này có treo nhiều tranh của các vị
vua nước Anh xưa kia.

Đây là cảnh bên trong nhà nguyện Thánh George (vị thánh bảo hộ của nước Anh), nơi
thường diễn ra các nghi lễ tôn giáo của Hoàng gia Anh. Nhà nguyện này đã được xây
dựng từ thế kỷ 13 và cho tới giờ vẫn là một trong các địa điểm quan trọng nhất của lâu
đài Windsor. Nó là nơi chôn cất 10 vị quân chủ nước Anh và cũng là nơi tổ chức các hôn
lễ Hoàng gia.

Mây đen vần vũ phía trên bức tượng nữ hoàng Victoria. Vị nữ chủ nhân nổi tiếng này còn
có biệt danh là Góa phụ Windsor khi bà rút về ở ẩn tại đây sau cái chết của chồng, Hoàng
tử Albert.

Sảnh đường Thánh George trong một đêm tiệc huy hoàng. Đây là nơi Nữ hoàng thết đãi
các vị khách cao quý nhất của mình. Trần nhà cao được trang trí bằng các lá cờ Thánh
George trong khi hai bên tường là các bức chân dung cổ.


Nữ hoàng đang hướng dẫn vợ chồng Tổng thống Ấn Độ thăm quan gian phòng khách có
đặt một phần trong bộ sưu tập của Hoàng gia.

Tại lâu đài Windsor, các lính gác và đội quân lễ nghi vẫn mặc trang phục truyền thống
cũng như cưỡi ngựa. Họ luôn giữ vẻ nghiêm trang lạnh lùng dù là khi tham gia các hoạt
động chính thức hay đứng gác. Trong khoảng sân rộng này, mọi thứ vẫn y như cách đây
hàng thế kỷ.

×