Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tìm Hiểu Về Một Số Loài Hoa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.34 KB, 25 trang )

Hoa đào
Không biết tự bao giờ, đối với người Việt, hoa đào trở thành loại hoa báo hiệu Tết đến, xuân
về bởi nó tượng trưng cho sự vui tươi rực rỡ của mùa Xuân, cho những điều tốt đẹp. đào đầm
ấm khí dương xuân, phù hợp với mọi người, mọi nhà.
Theo truyền thuyết, trên núi Đô Sóc ở biển Đông có cây đào rất to, dưới gốc cây có hai vị
thần là Thần Đồ và Đô Sóc chuyên đuổi ác quỷ. Do tin rằng gỗ đào có thể trừ được quỷ, nên
ngày mồng Một Tết âm lịch, người xưa dùng tấm gỗ đào, trên đó vẽ hai vị Đô Sóc và Thần
Đồ treo trước cửa nhà để trừ tà, quỷ dữ khi năm mới đến. Sau này, người ta dùng hoa đào đặt
trong nhà để trừ dữ, đón vui khi Tết đến.
Cây hoa đào tương đối khó trồng vì chúng có các yêu cầu về độ lạnh, độ ẩm mà các khu vực
cận nhiệt đới khó có thể phù hợp. Cây hoa đào thường được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng,
thoáng gió.
Để đào ra hoa đúng dịp Tết, người trồng đào phải vặt bớt lá vào mùa Thu, uốn cành tạo thế
vào đầu Đông. Ngoài các loại hoa đào bích, đào phai, đào bạch, Hà Nội còn có giống đào thất
thốn (bảy tấc) hoa mọc đôi rất đặc biệt. Hiện nay giống đào này chỉ còn thấy ở một vài tư gia.
Hoa mai vàng
Cùng họ với đào là mai. Đối với các gia đình ở miền Nam, hoa mai vàng là biểu tượng của
ngày Tết đến. Hoa mai vàng có 5 cánh tượng trưng cho năm thần cát tường là Phúc, Lộc,
Thọ, Khang, Ninh. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự vinh hiển cao sang.
Trong dân gian, người xưa đã chia hoa mai thành những loại gồm: Khánh Khẩu Mai (mai
trồng ở vùng núi Khánh Khẩu); Hà Hoa Mai (cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào
nhụy); Đàn Hương Mai (mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm); Ban
Khấu Mai (cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác); Cẩu Đăng Mai (hoa nhỏ
không có hương thơm). Ngoài các loại mai vàng trên, tại Lục Tỉnh còn một loại mai trắng,
còn có tên gọi là Nam Mai.
Khi chọn những cây mai cho ngày Tết, người ta thường dựa vào những đặc điểm gồm gốc to,
da sần sùi, mọc rêu càng tốt và có những dáng như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…
Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc
mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều,
nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú.
Hoa cúc


Hoa cúc được trồng quanh năm, là loài hoa phong phú về chủng loại (cúc châu sa, đầm hồng,
hạc linh, hoàng long trảo, hoàng kim tháp, bạch thọ mi, hoàng yến, vạn thọ, kim tiền ) và
đậm đà về hương sắc. Cúc được xếp vào hàng tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai).
Được mệnh danh là “băng thanh ngọc khiến," hoa cúc chịu sương chịu gió, tượng trưng cho
phẩm chất cao thượng, tinh khiết, cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm. Người xưa còn coi hoa
cúc là biểu trưng của trường thọ.
Hoa cúc vừa có ý nghĩa về cả mặt nghệ thuật và y học. Hoa cúc được dùng ướp trà, lấy hương
pha chế thành một loại rượu ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa nhức đầu, sáng mắt.
Hoa thủy tiên
Hoa thủy tiên là một trong các loài hoa nở sớm nhất vào lúc chớm xuân và có hương thơm
thuần khiết. Người chơi hoa cho rằng, nếu hoa nở đúng vào lúc giao thừa hoặc sáng mồng
Một Tết là báo hiệu một năm tốt lành.
Ngoài ra tên hoa có chữ “tiên," nên rất cát lợi, do vậy người ta thường dùng hoa để chúc phúc
nhau. Thủy tiên còn tượng trưng cho đôi tân hôn hạnh phúc; do vậy, trong phòng tân hôn
người ta thường đặt bát hoa thủy tiên.
Tục chơi hoa thủy tiên ở Hà Nội đã vượt khuôn khổ một thú vui thẩm mỹ gia đình, để trở
thành hội thi hoa Thủy tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Hằng năm tại các địa điểm ở Hà Nội
như đình Yên phụ, đình Ngũ Xã, đình Nghĩa Lập (Hàng Đậu), đền Ngọc Sơn, đền Bạch Mã
(Hàng Buồm), Văn Miếu những người chơi hoa thủy tiên lại đem hoa tới đó để khoe tài.
Cây quất
Chơi cây quất từ lâu là một thú chơi tao nhã mang tính phổ biến ở nhiều vùng miền ở Việt
Nam, gắn với tâm thức cầu phúc, cầu may. Cây quất với lộc xanh, hoa trắng, quả vàng sum
suê, tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, viên mãn.
Chữ “quất” và chữ “cát” gần đồng âm, nên người ta thường gọi cây quất là “cây cát," do đó
đã trở thành vật cát tường, nhất là khi Tết đến.
Cây quất có nhiều loại “kim quất” dự báo điềm phát tài; “tứ quý quất” dự báo điềm bốn mùa
bình an; “châu sa quất” treo ở đầu giường đầu năm để cầu “cát tinh chiếu."
Chơi xong, quả quất vẫn còn dùng được để làm thuốc ho hoặc làm mứt./
Mai vàng, mai vàng năm cánh hay hoàng mai (danh pháp hai phần: Ochna integerrima) là
tên gọi của một loài thực vật có hoa thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae). Loài hoa

này được trưng bày phổ biến ở miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.
[1]
Tại Việt Nam, loài này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các
tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long
cũng có nhiều loài hoa này, ở cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn
[2]
.
Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 - 18
cánh, gọi là "mai núi". Ở Tây Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngoài
ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng
mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là "mai chủy". Một loài mai vàng khác mọc ở
triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là "mai động". Loài mai này có thân suông,
tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là "mai sẻ". Mai
động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào
miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh
[2]
. Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ, còn
phải nhắc đến "mai chùm gởi". Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u,
chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dầy, hoa nở san sát
vào nhau tạo thành bó. Người ta còn gọi loài này là "mai tỳ bà" hay "mai vương"
[2]
.
Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra, song ở Việt Nam có loài mai vàng
năm cánh hương thơm lại đậm hơn những loài mai khác nên được gọi là "mai hương". Nó
còn tên khác là "mai thơm" (thường được trồng ở Bến Tre) hay "mai ngự" (mọc khá nhiều ở
Huế)"
[2]
. Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là "mai châu"
(đọc trại từ "trâu" thành "châu"). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là "mai
cánh nhọn"

[2]
. Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, nhưng cành nhánh mềm mại, rũ xuống
như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột,
cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là "mai rừng Cà Ná". Ngoài ra,
còn có loài mai thân rất nặng (gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là "mai đá" hay "mai
Vĩnh Hảo". Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn
[3]
.
Plantae
Angiospermae
Eudicots
Rosids
Malpighiales
Ochnaceae
Ochna
O. integerrima
Sự tích Hoa Mai Vàng
Ngày xửa Ngày xưa Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị
mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày
chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông
Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé mới lên năm ấy đã lấy một gáo nước to
dội luôn lên đầu ba ông. Tro khói bốc lên mù mịt. ông Táo già nhất vụt hiện ra nói:
- Cháu thương ta nhưng chưa hiểu ta. Lửa càng nóng, ta càng vui. Cháu mà dội nước thì có
ngày ta bị cảm mất.
Từ đấy, cô bé không dội nước lên đầu ba ông Táo nữa. Nhưng ông Táo già thì thỉnh thoảng
lại hiện lên trò chuyện với hai chị em cô bé trong chốc lát. Một hôm thương ông, cô em hỏi:
- Ông thích lửa thôi à? Ông còn thích gì nữa không?
-Có chứ! Năm sắp hết. ông phải về trời! Cháu bắt cho ông con cá chép ông cưỡi về Trời thì
ông thích nhất. Cô bé liền rủ chị đi bắt cho bằng được một con cá chép về. Cô bỏ ngay vào
bếp lửa rồi nói:

- Ông Táo ơi! Chúng cháu biếu ông con chép này đây!
Con cá chép vụt biến mất. Tối hăm ba Tết, quả nhiên hai chị em thấy ông hiện ra, sau đó cưỡi
con cá chép như cưỡi ngựa, bay ra khỏi nhà và bay cao mãi lên trời Bố cô bé là một người
đi săn thú rất tài giỏi. Ông thường chỉ thích đi săn thú dữ. Ông bảo:
- Còn thú ác thì tôi còn đi săn cho kỳ hết!
Ông không muốn truyền nghề cho con mình, vì cả hai đều là gái. Nhưng cô em lại rất thích
nghề của cha. Lên năm cô đã xin cha dạy cho mình đủ cả côn, quyền và đao kiếm. Cô tuy bé
người nhưng nhanh nhẹn vô cùng, và về sức mạnh của đôi tay cô, người cha cũng phải kinh
ngạc. Lên chín, cô đã hăm hở xin theo cha đi săn thú. Người mẹ và người chị lo lắng, nhưng
cô bé đã thưa ngay:
- Con không giết được con mồi bằng một nhát như cha thì con đâm ba nhát, năm nhát, mẹ và
chị cứ yên tâm.
Nói sao làm vậy, cô bé lần đầu theo cha đi săn đã giết ngay được một con lợn lòi rất hung
dữ Trong vùng bỗng xuất hiện một con quái đầu người mình báo. Bà con ai cũng lo lắng,
khiếp sợ. Vì con quái vật chỉ thích ăn thịt người, nhất là thịt trẻ con. Người cha liền dẫn cô
gái nhỏ đi tìm quái vật để giết. Người mẹ và chị can ngăn nhưng không được. Người cha bảo:
- Tôi chỉ cho nó đi theo để xem, còn diệt quái ác là việc của tôi, hai mẹ con đừng lo.
Hai cha con đi được mấy ngày thì có tin con quái đã bị người cha giết chết thật. Bữa hai cha
con trở về, bà con trong vùng mang rượu, gà vịt đến làm cỗ ăn mừng. Cô gái nhỏ không quên
đặt vào bếp lửa một con cá chép và khấn với ông Táo già:
- Chúng cháu xin gửi biếu ông con chép để thỉnh thoảng ông cưỡi đi chơi.
Ông Táo già lại hiện lên cám ơn cô bé và hỏi:
- Cháu thấy con quái có sợ không?
- Cháu chỉ thích được cha cháu cho cháu được cùng đánh với nó, nhưng cha cháu không chịu.
Người cha sau đó bỗng bị ốm nặng. Người mẹ và hai cô gái hết lòng chăm sóc. Bệnh người
cha có đỡ, nhưng sức khỏe thì không còn được như trước nữa. Vài năm sau, ở vùng trong xa,
bỗng xuất hiện một con quái cũng đầu người nhưng mình trăn. Con quái này có sức khỏe ghê
gớm. Nó có thể quấn chết một con bò mộng chỉ trong chớp mắt. Nó lại cũng thích ăn thịt trẻ
con và có thể ăn một lúc đến mấy đứa. Bà con vùng đó liền cử người ra mời cha con người đã
giết con quái đầu người mình báo vào diệt quái giúp bà con. Người cha nhìn cô gái nhỏ của

mình hỏi:
- Liệu con có nhận lời đi giúp bà con không?
Cô gái nhỏ liền đáp:
- Con xin cha mẹ và chị để cho con đi!
Người cha nói:
- Cha sẽ cùng đi với con, nhưng cha chỉ giúp con thôi. Lần này chính con phải lo diệt quái
đấy. Người mẹ và chị càng lo lắng gấp bội.
- Ông ơi! Đường từ đây vào đó xa xôi cách trở. Quái thì dữ ác mà con bé thì mới mười bốn
tuổi, tôi sợ lắm.
- Cha ơi! Cha và em nhận lời, rủi có chuyện gì thì mẹ và con làm sao sống nổi.
Cô gái nhỏ liền thưa:
- Mẹ và chị à, con tuy còn nhỏ nhưng con có đủ sức để diệt quái. Bà con đã ra nhờ lẽ nào
mình lại từ chối. Mẹ và chị cứ yên lòng. Cha và con diệt xong quái sẽ trở về ngay.
Thấy không can ngăn được, người mẹ và chị đành lo chuẩn bị mọi thứ cho hai cha con lên
đường. Trước đó người mẹ đã may áo mới cho hai con ăn tết, bây giờ bà liền hỏi cô gái nhỏ:
- Con muốn mẹ nhuộm áo cho con màu gì?
Cô bé nhìn ra ngoài đồi núi, rồi đáp:
- Con rất thích màu vàng!
Người mẹ liền giã nghệ nhuộm cho con một màu vàng thật tươi. Ngày lên đường, cô bé mặc
chiếc áo vàng, nhìn càng khỏe, càng đẹp. Cô nói với mẹ và chị:
- Diệt xong con quái lúc về con sẽ mặc áo này cho mẹ và chị nhận ra được con ngay từ xa
Trước khi đi cô gái cũng không quên khấn chào ông Táo đá núi và hứa:
- Cháu sẽ trở về kể chuyện diệt quái cho ông nghe.
Ông Táo liền hiện ra nói:
- Chúc hai cha con mau trừ được quái. ông sẽ chờ ngày trở về
Hai cha con đi ròng rã hơn một tháng trời mới vào đến nơi có con quái đầu người mình rắn.
Nghỉ ngơi được dăm ba ngày, hai người liền đi tìm quái để diệt. Hai cha con đánh nhau với
nó hai ngày liền mà không diệt nổi. Sức của người cha thì cứ yếu dần. Cô bé liền thưa với
cha:
- Cha ơi! Ngày mai cha cứ để cho con bám sát nó. Con sẽ đâm một con dao găm chặt đuôi nó

vào thân cây này, đâm một con dao cắm chặt mình nó vào thân cây khác. Nó không quăng
mình đi được thì ta sẽ lựa thế mà chặt đầu nó đi. Người cha biết cách đánh đó hay nhưng rất
nguy hiểm.
Tin vào tài nghệ của con, ông gật đầu:
- Được! Nhưng con phải đề phòng cẩn thận nếu nó dứt được đuôi ra.
- Cha cứ yên tâm.
Ngày hôm sau theo cách đánh ấy, hai cha con quả đã diệt được quái. Nhưng trước khi chết nó
đã quẫy mạnh một cái, dứt được cái đuôi ra khỏi mũi dao. Sau đó nó liền cuốn ngay lấy
người cô bé. Cô bé vừa chặt được cái đầu con quái thì cũng bị con quái quấn gẫy cả xương
mềm nhũn cả người. Thấy con gái yêu của mình chết, người cha buông rơi cả thanh kiếm,
chạy đến đỡ lấy xác con. Bà con trong vùng cũng vừa chạy đến. Họ đem xác cô gái về chôn
cất rồi lập đền thờ. Nhưng cô gái đâu chịu chết như vậy. Vì cô biết rằng cha mẹ chị mình
cùng bà con vùng trong, vùng ngoài đều yêu quý mình, mà cô cũng yêu quý và muốn sống
với họ. Cô xin thần Đất giúp cô biến thành một con chim lông vàng rực rỡ, một con chim
chưa ai thấy bao giờ rồi bay về quê nhà xin gặp ông Táo đá núi:
- Ông ơi! Cháu bị con quái quấn chết. Nhưng cháu mà chết thì mẹ cháu, chị cháu làm sao
sống nổi. Vậy đêm nay hăm ba Tết, ông có về trời ông hãy tâu với trời cho cháu sống lại
Ông Táo đá núi liền hứa:
- Được, ông sẽ tâu giúp cho cháu
Con chim lông vàng rực rỡ liền bay xuống chỗ mẹ và chị đang ngồi, kêu lên mấy tiếng rồi
bay đi. Cũng vừa lúc đó người mẹ và chị biết tin là cô gái nhỏ đã không còn nữa. Bà mẹ ngã
ra chết giấc bên bếp lửa. ông Táo đá núi liền đưa hai bàn tay ấm nóng áp vào trán cho bà tỉnh
lại và nói ngay:
- Bà cứ yên tâm. Đêm nay về trời, tôi sẽ xin trời cho cháu sống lại.
Hai mẹ con nghe nói mừng quá liền sụp xuống lạy tạ ơn. Ông Táo đi tối hăm ba thì tối hăm
tám ông trở về hạ giới. ông nói với hai mẹ con:
- Trời rất thương cô bé nhưng cháu chết đã quá ngày, xin sống lại quá chậm. Vì vậy trời chỉ
có thể cứu cho cháu mỗi năm sống lại được chín ngày.
Hai mẹ con nghe nói vừa buồn nhưng cũng vừa mừng. Thôi cứ được trông thấy con, thấy em
trong giây lát cũng đã đỡ khổ rồi. Huống gì lại được thấy đến chín ngày. Bà mẹ liền hỏi:

- Ông ơi! Bao giờ thì cháu sống lại được?
- Tùy hai mẹ con cứ cầu trời sống từ ngày nào, trời sẽ cho ngày ấy.
- Vậy nhờ ông xin cho cháu sống lại ngay đêm nay!
- Đêm nay thì chưa được, sớm nhất là phải từ đêm mai!
- Vâng, ông xin cho cháu sống lại từ đêm mai vậy!
Hai mẹ con suốt đêm hôm ấy cứ thức mãi. Cả ngày hôm sau, hai mẹ con đều chẳng muốn
làm gì. Chỉ mong cho trời chóng tối. Chờ mãi rồi trời cũng tối thật. Hai mẹ con hồi hộp đợi,
không biết con mình, em mình sẽ sống lại trở về như thế nào. Định khấn gọi ông Táo thì
bỗng nghe ngoài cổng có tiếng gọi:
- Mẹ ơi! Chị ơi!
Hai mẹ con vụt chạy ra và thấy đúng là cô gái nhỏ đã trở về. Trong chiếc áo vàng vẫn sáng
lên nhìn rất rõ. Ba mẹ con ôm nhau khóc như mưa. Ngày hôm sau người cha cũng từ vùng
trong trở về. Dọc đường thương con, thương vợ ông chưa biết sẽ nói gì cho vợ và con ở nhà
đỡ khổ. Không ngờ khi về đến nhà đã thấy cô gái nhỏ đang nằm ngủ bên cạnh mẹ và chị. Ông
dụi mắt tưởng là con bé nhà ai đến chơi. Khi biết cô gái nhỏ đã được sống lại, trở về ông liền
ôm chầm lấy con và cứ để cho nước mắt chảy dài trên má.
Cô gái nhỏ ăn Tết với cha mẹ và chị đúng chín ngày. Trong chín ngày đó, cô gái nhỏ dành
làm hết mọi công việc để giúp cha mẹ, giúp chị. Nhưng cả nhà lại không muốn cô gái làm
việc gì. Trong chín ngày, họ sống bù cho cả một năm sắp phải xa nhau. Đến đêm thứ chín trời
vừa tối, cô bé vừa kịp ôm lấy cha, mẹ và chị để chào ra đi thì người cô bỗng cứ mờ dần như
sương khói rồi biến mất. Cả nhà buồn rầu, thương nhớ cô gái nhỏ vô cùng. Nhưng nghĩ đến
chuyện Tết năm sau, cô sẽ về, mọi người lại ôn ủi nhau, lại kiên nhẫn chờ đợi Và năm sau,
cũng vào chiều hai chín Tết, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về ăn Tết với gia đình rồi đến tối
mồng Bảy lại ra đi Năm nào cũng thế. Nghe chuyện lạ, người vùng trong liền cử người ra
mời cả gia đình vào sinh sống trong đó để bà con được trả ơn và gặp lại cô gái nhỏ đã giúp bà
con diệt được con quái đầu người mình trăn. Thấy sức người cha đã suy yếu, cả nhà bàn với
nhau và nhận lời. Từ đấy hàng năm, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về sống chín ngày cuối năm,
đầu Xuân với cha mẹ, với bà con vùng trong. Khi cha mẹ và chị đều mất cả, cô gái không về
nữa. Cô hóa thành một cây hoa ngay ở ngôi đền bà con đã dựng lên để thờ cô. Cây ấy hầu
như cả năm chỉ có lá, nhưng cứ vào khoảng gần Tết, hoa lại nở đầy. Hoa màu vàng tươi như

màu áo của cô gái nhỏ ngày trước.
Hoa vui Tết với bà con khoảng chín mười ngày rồi rụng xuống đất, biến mất để năm sau lại
trở về. Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây Mai Vàng. Ngày Tết ở miền Trung và ở Nam Bộ, bà
con thường mua một cành mai vàng về cắm trên bàn thờ ông bà. Họ tin rằng, có cành mai
vàng vừa đẹp nhà vừa vui Tết lại vừa có thể xua đuổi được hết các loài ma quái trong suốt cả
năm.
Hoa mai vàng luôn là vua của các loài cây cảnh ngày Tết
Khi bạn mua cho mình hoa Mai Vàng cần chú ý một số chi tiết sau để có được cây mai đúng
ý muốn.
Đối với hoa Mai vàng thường có hai loại là loại mai thường và mai kiểng hay được gọi là mai
ghép hay mai bông sai. Để dễ dàng phân biệt mai thuộc nhóm nào thì phần gốc của cây mai
sẽ dễ dàng giúp bạn nhận biết nhanh nhất là loại mai này thuộc nhóm mai vàng bonsai hay là
mai thường hay là mai ghép
Đại đa số các loại hoa mai vàng kiểng hiện nay là loại mai ghép vì chính vào cách ghép sẽ tạo
cho cây mai có dáng đẹp hơn và hoa mai luôn được thấy rất đẹp vì có nhiều cánh hơn và cánh
hoa lớn hơn loại mai thường.
Loại hoa mai ghép này thông thường được nhiều người mua đón nhận và trưng trong các
ngày Tết. Tuy nhiên do là hoa mai ghép nên thời gian sử dụng sẽ không lâu, thông thường thì
khoảng sau 2 mùa Tết là cây mai đó xem như không còn đẹp như lúc đầu nữa và dần dần
xuống sức và có biểu hiện của sự lão hóa và hư.
Do đó chọn hoa mai nào cho hợp với mình thì tùy vào mục đích bạn sử dụng. Nếu bạn chỉ
chơi vào 1 hay 2 mùa Tết thôi thì chọn hoa Mai ghép là thích hợp với bạn. Còn nếu bạn muốn
chơi lâu hơn, có thể 5 năm hay 10 năm thì bạn nên chọn loại hoa mai thường.
Hoa mai thường chính là cây mai tự nhiên nhất nhưng đặc điểm của loài mai này thì hoa ít
cánh hơn mai ghép. Thông thường chỉ có khoảng 4 hay 5 cánh hoa thôi và tuổi thọ của mai
thường ngắn thường nở trong vòng 1 ngày là bắt đầu tàn trong khi loại mai ghép có thể kéo
dài đến 3 ngày mới bắt đầu tàn.
Tuy nhiên mai thường với sức phát triển tốt nên hoa mai ra rất nhiều, ra đầy khắp cây nên
thấy cây mai có màu vàng rực rất đẹp và đây chính là điểm đẹp của hoa mai này nên được
nhiều người ưa thích.

Làm sao để hoa Mai vàng ra hoa đúng mùa
Chăm sóc mai như thế nào để hoa mai có thể trổ hoa đúng vào dịp Tết luôn là điều được
nhiều người quan tâm nhất. Nếu bạn là người bận rộn, không có thời gian để chăm sóc cây
cảnh thì bạn nên giao cây mai của bạn cho nhà vườn chăm sóc và cách này được nhiều người
áp dụng.
Chi phí để nhờ nhà vườn chăm sóc hoa mai giúp bạn giao động khoảng từ 700 ngàn đến 2
triệu đồng một năm tùy theo loại cây kích thước lớn nhỏ mà có giá cao hay thấp.
Nếu bạn có thời gian và yêu thích việc chăm sóc cây cảnh, luôn hào hứng đón chờ hoa mai
vàng của bạn nở hoa vào đúng dịp Tết thì tự chăm sóc mai là một sở thích rất tuyệt vời.
Tuy nhiên để hoa mai vàng luôn tươi tốt và nở đúng vào dịp Tết thì bạn cần phải quan tâm và
các điểm sau đây :
1. Sự quan tâm chăm sóc hoa mai của bạn
2. Kiến thức về phân bón dinh dưỡng cho cây
3. Phòng ngừa sâu bệnh
Đối với việc chăm sóc cây cảnh và đặc biệt là hoa mai vàng thì bạn cần phải quan tâm nhiều
trong việc tưới nước cho cây. Thông thường chia ra ít nhất làm 3 lần để bạn tưới nước cho
cây.
Bạn phải tưới đủ nước, tưới lên cả cành lá cây để cây tươi xanh nhất. Lưu ý rằng nếu ngày
nào bạn quên tưới nước cho cây thì xem như hoa mai của bạn đã giảm đi hết 10% sức khỏe
của cây rồi đó. Để cây có thể trổ hoa 100% thì bạn cần phải quan tâm đến việc tưới nước cho
cây và không lơ là một ngày nào cả trong năm.
Đối với phân bón thì bạn hãy học cách bón phân cho cây hợp lý về loại phân bón và liều
lượng sử dụng. Nếu bạn chỉ hơi quá tay trong việc chăm sóc phân bón thì hoa mai vàng của
bạn sẽ tiêu nên bạn cần phải chú ý.
Theo kinh nghiệm thì bạn nên chọn phân bò đã để oai lên rồi và chăm bón cho cây mai thì sẽ
cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên tùy vào thời điểm sẽ phối hợp thêm một số loại phân vi lượng
khác cho mai để cho kết quả tốt nhất.
Để cắt tỉa lá cho hoa mai để trổ bông vào dịp Tết thì bạn phải canh chọn vào khoảng tầm từ
mùng mười đến mười lăm âm lịch tháng chạp là bắt đầu cho việc tỉa lá mai.
Trong thời gian này nếu bạn thấy thời tiết nóng là biết hoa mai sẽ trổ bông nhanh và ngược

lại thời tiết lạnh thì hoa mai sẽ trổ chậm hơn. Và lượng nước tưới vào thời điểm này cũng sẽ
ảnh hưởng đến mai trổ nhanh hay chậm. Nếu tưới nước nhiều thì hoa mai cũng sẽ trổ nhanh
hơn và tưới nước ít thì hoa mai sẽ trổ bông chậm đi nên bạn cũng phải cần lưu ý để biết cách
chọn thời điểm hay điều chỉnh cho hoa mai trổ bông đúng ba ngày Tết.
Ý Nghĩa Cành Mai Ngày Tết
Thích Đức Trí


Người dân Việt Nam thường thích chọn cây mai thờ cúng và trang trí trong nhà vào
ngàyTết không phải là điều ngẫu nhiên. Hình ảnh cây mai nở rộ trong ngày đầu xuân là bài
học đạo lý đối với mọi người và mọi nhà. Cây mai dãi nắng dầm mưa trong lòng đất Việt
Nam cũng là hình ảnh tiêu biểu cho những phẩm chất tinh thần cao quý của người dân Việt
trong quá trình đấu tranh và lao động xây dựng cuộc sống qua nhiều thế hệ. Cây mai vàng
Việt Nam có địa vị trong thơ Thiền thời đại Lý Trần, nó là hình tượng cao quý ẩn dụ cho khả
năng tiếp nhận chân lý của con người.
Cây mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam, gắn bó với con người từ lúc tổ
tiên khai đất lập làng để sinh sống. Cây mai chịu đựng gió mưa lụt bão để có thể nở hoa vào
dịp tết, đó là hình ảnh tượng trưng cho người dân Việt vượt mọi gian khó để gìn giữ quê
hương nòi giống và sống đời có ý nghĩa.
Như cây mai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão, con người Việt
Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên.
Như cây mai vàng đứng trước thời tiết nghiệt ngã, vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn
mình ươm chồi nẩy lộc, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng nhẫn nại và can đảm trước mọi
hoàn cảnh để xây dựng cuộc đời.
Như cây mai vàng trút những chiếc lá già cỗi cuối đông, nhường cho chồi non và hoa
vàng nở đầu xuân, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng sống hy sinh cho thế hệ con cháu
tương lai.
Như cây mai vàng gìn giữ nhựa sống sâu kín trong thân tạo sức sống mạnh khỏe để hoa
nở đầu xuân, người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý trong tâm, tu nhân tích đức để
sống có ích cho mình và cho mọi người.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo
dai, xuân về dâng cho đời bông hoa xinh đẹp. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho
phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê
hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ khi tổ tiên lập nước và giữ nước,thành lập chế độ làng xã, đã chú trọng vấn đề giáo
dục đạo đức. Mỗi tên của làng xã cho đến tên tỉnh thành mà tổ tiên đặt ra đều mang dấu tích
lịch sử và luôn tâm nguyện cho con cháu đời sau sống an lành. Nhiều làng xã trên quê hương
Việt Nam đều có ngôi chùa, ngôi chùa từ thời đầu tiên như là thay thế cho trường học ngày
nay để dạy lễ giáo và cũng là nơi tin ngưỡng chung cho mọi người. Khắp ba miền Nam,
Trung, Bắc ở Việt Nam, mỗi làng xã đều có nhà thờ họ, nhà thờ nhánh, đình làng và miếu
xóm lập lên để tỏ lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên cũng như những anh hùng hào kiệt có
công với dân với nước. Hằng năm, con cháu trong làng quê đi làm ăn hay sinh sống khắp nơi,
thường trở về làng quê thăm cha già mẹ yếu, thăm mồ mã ông bà, tu chỉnh gia phả, ôn lại lời
dạy của các bậc tiền bối để tri ân và báo ân.
Cây mai trong sân chùa ở làng quê Việt Nam được xem là hình ảnh quan trọng trong văn
học Phật Giáo thiền thời đại Lý Trần. Trong tuệ giác của các bậc thánh nhân, hình ảnh cây
mai sống trong sương mai nắng chiều, sống qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà nở hoa đó là
năng lực sống nhiệm mầu. Nó xứng đáng là biểu tượng cho trạng thái thân tâm vô nhiễm
trong cuộc đời này. Thiền sư Mãn Giác làm bài thơ “Cáo tật thị chúng” với hình ảnh cây mai
vàng đã gửi gắm tinh thần siêu việt tiềm ẩn trong khả năng của con người. Đó là năng lực
sống tự chủ và trí tuệ. Trí tuệ ấy là tầm nhìn tổng quát trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của
cuộc sống, vượt qua mọi ràng buộc ước lệ thời gian và không gian trong thế giới hiện tượng.
Nội dung bài thơ như sau:

"Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Việc đời qua trước mắt,
Già đến trên đầu rồi!
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một cành mai.”


Hai câu thơ đầu như nói chuyện về thời gian, cảnh vật và thời tiết vốn có trong đời. Hai
câu thơ tiếp như lời tâm sự chân tình về sự việc đến đi liên quan trong cuộc đời ngắn ngủi của
con người. Tất cả đó diễn ra trong sân khấu cuộc đời luôn biến đổi, mọi hiện tượng sự vật
đang trong trạng thái: thành, trụ, hoại, không. Con người cũng nằm trong quy luật: Sanh, già,
bệnh chết. Hạnh phúc sau cùng là sống với cái tâm chân thật không bị điên đảo trước mọi
hiện tượng cám dỗ của cuộc đời. Cuộc sống quanh năm dù nghèo khổ hay giàu sang phú quý,
khó khăn hay thuận lợi cũng quan niệm như cảnh huyễn mộng mà thôi.
Cái đạo lý siêu nhiên chứa đựng trong ý nghĩa hai câu sau: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng
hết, Ngoài sân đêm trước một cành mai." Đừng tưởng rằng xuân tàn hoa rụng là hết, vẫn còn
có cành mai vàng đang nở ngoài sân. Ngay trong hiện tượng đang sanh diệt còn có chân tâm
không sanh diệt. Cành mai như là một thông điệp cảnh tỉnh mọi người đang sống trong
trường đời thay đổi, hiện tượng sanh già bệnh chết là điều tất yếu trong kiếp nhân sinh. Bản
tâm thanh tịnh vô nhiễm, cái chân lý tối hậu để thoát khỏi mọi khổ đau sanh tử.
Hoa mai vàng là loại hoa tiêu biểu để thờ cúng và trang trí trong nhà vào dịp Tết, cũng
như là trình bày bài học đạo lý uyên thâm cho đời. Cành mai ngày Tết là hình ảnh ẩn dụ cho
sức sống và trí tuệ của con người Việt Nam. Quán chiếu hình ảnh cành mai để thấy rõ nét văn
hóa tốt đẹp của dân tộc để báo ân tổ tiên và quê hương xứ sở. Quán chiếu hình ảnh cây mai
ngày Tết để nhận thức ý nghĩa cuộc đời. Tất cả mọi hiện tượng thành tựu bởi vọng thức sau
cùng cũng bị đào thải bởi quy luật sanh diệt với thời gian, trở về với chân tâm không sanh
không diệt để có được hạnh phúc vĩnh hằng.
Những ngày này, nhà nhà, nơi nơi đều không thể thiếu đi sự tươi tắn của sắc hoa – trong
đó đặc biệt thân thuộc nhất với chúng ta là hoa đào, hoa mai và hoa thủy tiên. Khoe sắc
rực rỡ nhất vào mùa xuân, ba loài hoa này được xem như biểu tượng của ngày Tết còn vì
những ý nghĩa tốt đẹp mà người xưa đã dành cho.


Sự tích hoa đào ngày Tết
Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường,
bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà

và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma
quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp
sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào
thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình
chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ
hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai
không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này
từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành
hoa đào trong nhà mình,
Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn
giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu
đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, trong sáng.
Sự tích hoa mai ngày Tết
Ngày xưa có một cô gái tên là Mai có tính tình nhân hậu, khảng khái và rất tinh thông võ
thuật. Ngay từ khi còn nhỏ, cô đã theo phụ giúp cha mình diệt trừ yêu quái, cứu xóm làng,
danh tiếng truyền đi khắp nơi. Khi cô gái bước sang tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên
gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông thì yêu tinh lại một lần nữa xuất hiện. Trước sự
khẩn khoản của dân làng, hai cha con lại một lần nữa ra tay nghĩa hiệp. Trước khi lên đường,
cô gái được mẹ may cho một bộ quần áo màu vàng rất đẹp, hứa hẹn ngày trở về sẽ mặc bộ đồ
vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa.
Hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha khi này sức đã
yếu nên Mai đã thay cha, đảm đương trách nhiệm chống chọi với yêu tinh. Cuối cùng cô gái
cũng giết được nó, nhưng rủi thay, trước khi chết con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và
siết chết cô gái.
Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái, Táo quân đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng
cho cô được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về
nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng
6 Tết). Về sau khi cha mẹ và người thân đều đã qua đời, cô gái không về nhà nữa mà hóa
thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa

lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết, dân làng lấy tên cô gái đặt cho
cây hoa ấy và chiết nhánh mang về trồng để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình
mỗi độ xuân về, Tết đến.
Sự tích hoa thủy tiên ngày Tết
Chuyện kể rằng ngày xưa, có một phú ông sinh được bốn người con trai; lúc sắp gần đất xa
trời, phú ông cho gọi các con đến dặn dò phải chia đều gia tài thành bốn phần bằng nhau.
Những người con hứa sẽ làm theo lời cha dặn, nhưng sau khi chôn cất cha xong, ba người
anh lớn chỉ để cho cậu út một mảnh đất nhỏ khô cằn trong góc vườn.
Phần thương người cha mới mất, phần tủi thân do bị các anh hắt hủi, người em ngồi khóc
trước một cái ao. Bỗng một bà tiên mặc đồ trắng hiện lên bảo: “Ta đã biết hết chuyện buồn
của con, con đừng khóc nữa. Mảnh vườn nhỏ của con có chứa một kho báu mà các anh con
không biết, kho báu này chính là mầm của một loại hoa quý. Mỗi năm, khi xuân đến, nảy
mầm đơm hoa, con cứ hái đem bán, sẽ có rất nhiều tiền,” nói rồi bà tiên biến mất.
Quả thật, đến mùa xuân ấy, đúng như lời bà tiên nói, mảnh đất khô cằn của người em bỗng
nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ đến ơn lành của bà tiên,
người em đặt tên cho loại hoa này là hoa thuỷ tiên (tức nàng tiên nước).
Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giàu đã thi nhau đến mua hoa Thuỷ
Tiên hiếm quý, với giá rất đắt. Chẳng bao lâu, người em trở nên giàu có, nhiều tiền bạc, cứ
sau mỗi năm Tết đến lại càng giàu thêm nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. Cuối
cùng, người em trở nên giàu hơn cả ba người anh tham lam của mình.
Từ câu chuyện đó khiến người ta tin rằng hoa thuỷ tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng.

Những ngày này, nhà nhà, nơi nơi đều không thể thiếu đi sự tươi tắn của sắc hoa – trong đó
đặc biệt thân thuộc nhất với chúng ta là hoa đào, hoa mai và hoa thủy tiên. Khoe sắc rực rỡ
nhất vào mùa xuân, ba loài hoa này được xem như biểu tượng của ngày Tết còn vì những ý
nghĩa tốt đẹp mà người xưa đã dành cho. Bạn hãy kể con nghe sự tích về ba loài hoa ngày
Tết:
(Ảnh: Corbis)
Sự tích hoa đào ngày Tết
Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường,

bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà
và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma
quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp
sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào
thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình
chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ
hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai
không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này
từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành
hoa đào trong nhà mình,
Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn
giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu
đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, trong sáng.


(Ảnh: Internet)
Sự tích hoa mai ngày Tết
Ngày xưa có một cô gái tên là Mai có tính tình nhân hậu, khảng khái và rất tinh thông võ
thuật. Ngay từ khi còn nhỏ, cô đã theo phụ giúp cha mình diệt trừ yêu quái, cứu xóm làng,
danh tiếng truyền đi khắp nơi. Khi cô gái bước sang tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên
gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông thì yêu tinh lại một lần nữa xuất hiện. Trước sự
khẩn khoản của dân làng, hai cha con lại một lần nữa ra tay nghĩa hiệp. Trước khi lên đường,
cô gái được mẹ may cho một bộ quần áo màu vàng rất đẹp, hứa hẹn ngày trở về sẽ mặc bộ đồ
vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa.
Hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha khi này sức đã
yếu nên Mai đã thay cha, đảm đương trách nhiệm chống chọi với yêu tinh. Cuối cùng cô gái
cũng giết được nó, nhưng rủi thay, trước khi chết con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và
siết chết cô gái.
Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái, Táo quân đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng

cho cô được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về
nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng
6 Tết). Về sau khi cha mẹ và người thân đều đã qua đời, cô gái không về nhà nữa mà hóa
thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa
lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết, dân làng lấy tên cô gái đặt cho
cây hoa ấy và chiết nhánh mang về trồng để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình
mỗi độ xuân về, Tết đến.

(Ảnh: Corbis)
Sự tích hoa thủy tiên ngày Tết
Chuyện kể rằng ngày xưa, có một phú ông sinh được bốn người con trai; lúc sắp gần đất xa
trời, phú ông cho gọi các con đến dặn dò phải chia đều gia tài thành bốn phần bằng nhau.
Những người con hứa sẽ làm theo lời cha dặn, nhưng sau khi chôn cất cha xong, ba người
anh lớn chỉ để cho cậu út một mảnh đất nhỏ khô cằn trong góc vườn.
Phần thương người cha mới mất, phần tủi thân do bị các anh hắt hủi, người em ngồi khóc
trước một cái ao. Bỗng một bà tiên mặc đồ trắng hiện lên bảo: “Ta đã biết hết chuyện buồn
của con, con đừng khóc nữa. Mảnh vườn nhỏ của con có chứa một kho báu mà các anh con
không biết, kho báu này chính là mầm của một loại hoa quý. Mỗi năm, khi xuân đến, nảy
mầm đơm hoa, con cứ hái đem bán, sẽ có rất nhiều tiền,” nói rồi bà tiên biến mất.
Quả thật, đến mùa xuân ấy, đúng như lời bà tiên nói, mảnh đất khô cằn của người em bỗng
nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ đến ơn lành của bà tiên,
người em đặt tên cho loại hoa này là hoa thuỷ tiên (tức nàng tiên nước).
Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giàu đã thi nhau đến mua hoa Thuỷ
Tiên hiếm quý, với giá rất đắt. Chẳng bao lâu, người em trở nên giàu có, nhiều tiền bạc, cứ
sau mỗi năm Tết đến lại càng giàu thêm nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. Cuối
cùng, người em trở nên giàu hơn cả ba người anh tham lam của mình.
Từ câu chuyện đó khiến người ta tin rằng hoa thuỷ tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng.

Sự tích hoa đào ngày Tết
Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường,

bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà
và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma
quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp
sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào
thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình
chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ
hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai
không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này
từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành
hoa đào trong nhà mình,
Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn
giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu
đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, trong sáng
Đây là một sô thông tin về hoa đào:
Đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này
hiếm, ít ngời có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi) Đào
bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất. Song nhiều người do không biết được
đặc tính của cây đào, kỹ thuật trống, chăm sóc nên có năm đào nỡ sớm, có năm nở muộn
không đúng vào dịp Tết hoặc có năm đào chỉ ra nụ rồi thâm đen không nở được gọi là đào
mù. Thật đáng buồn! Để năm nào đào cũng ra nhiều hoa và nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên
đán cổ truyền, người trồng đào và chơi đào cần nắm bắt được đặc tính của cây đào là chịu
hạn hơn chịu nước. Đào trồng nơi đất trũng, bội chi về nước, rễ thối, cây dễ bị chết. Trồng
trong bóng dâm, ít ánh nắng, đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy để
năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Hàng
năm, sau mỗi mùa thu hoạch hoa, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK cho cây để cây
phát nhiều tán cành sum xuê. Mua hoa năm sau hoa to, sắc màu đẹp,năng suất cao hơn.
Thông thường thì đào ra hoa rải rác từ trung tuần tháng chạp năm trước đến trung tuần tháng
giêng năm sau. Song không phải năm nào cũng vậy, thực tế cho thấy năm thời
tiết nắng ấm đến sớm, đào nở sớm hơn, năm thời tiết rét kéo dài, đào nở muộn hơn. Vì vậy

nhiều năm Tết đến đào đã tàn hoa hoặc Tết song hoa đào mới nở, không có hoa đào chơi
Tết, nên muốn có hoa đào chơi đúng vào dịp Tết, người trồng đào, chơi đào phải biết điều
chỉnh cho hoa đào nở theo ý muốn.
Ngoài việc thiến đào, theo kinh nghiệm cổ truyền, trống và chơi đào nhiều năm, tôi đã có một
số biện pháp điều chỉnh cho đào ra hoa vào đúng dịp tết như sao: vào trung tuần tháng 11 âm
lịch, tôi tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm
bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Theo dõi năm nào thời tiết nóng
thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời tiết rét thì tuốt lá đào sớm hơn thời điểm trên
vài ngày. Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun
nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu trời
rét kéo dài, ta cũng phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm vào quanh gốc đào
để đảm bảo đủ nhiệt độ kích thích cho đào ra hoa đúng kỳ hạn.
Với cách làm như trên tôi thấy năm nào đào trong vườn nhà cũng ra hoa nhiều, hoa to, màu
sắc đẹp và đúng dịp Tết như sau: Vào trung tuần nở rộ từ ngày 28 - 29 tháng chạp đến ồng 4 -
5 tháng giêng, đúng vào dịp đón Tết mừng Xuân.
Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào
thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa
và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau. Loài hoa
Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày mankai (mãn khai, nở rộ) trong khi loài hoa
Kanzakura nở và tàn lâu hơn chừng 10~12 ngày kể từ ngày mankai.
[sửa] Một số loại anh đào
Hoa anh đào có rất nhiều loại, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ
công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người. Sau đây là một vài loại hoa tiêu biểu:
[sửa] Yamazakura
Thường mọc ở phía Nam của Honshū. Nó còn có một tên gọi khác là Bạch Sơn Sakura. Khi
hoa nở thì thường có màu trắng hoặc màu hồng nhạt và mùi hương khá đậm. Đặc điểm của
loại hoa này là khi hoa nở cũng là lúc lá đâm chồi nảy lộc.
[sửa] Oyamazakura
Thường mọc ở phía Bắc của Honshū và vùng núi Hokkaido, nó còn có tên gọi khác là Hồng
Sơn Sakura (Beniyama Zakura). Loại hoa này có màu hồng đậm hơn, lá và hoa cũng to hơn

so với Yamazakura.
[sửa] Oshimazakura
Oshimazakura có nhiều ở bán đảo Izu. Khi lá đâm chồi nảy lộc cũng là lúc hoa bắt đầu nở và
cho mùi hương quyến rũ là đặc trưng của loại hoa này. Khi hết mùa hoa anh đào, người ta
thường ngắt lá của loài hoa này ướp một chút muối và dùng để làm vỏ cuốn bên ngoài cơm
nắm onigiri hoặc cuốn ngoài một loại bánh dày truyền thống của Nhật. Vì thế loại hoa này
mới có tên gọi sakura mochi.
[sửa] Edohigan
Loại hoa này thường mọc ở vùng núi Honshū, Shikoku và Kyushū. Đặc trưng của loại hoa
này là trước khi lá đâm chồi nảy lộc thì những cánh hoa đã vươn mình khoe sắc, chuyển dần
từ gam màu trắng sang màu hồng nhạt. Thi thoảng chúng ta bắt gặp đâu đó bên những mặt hồ
hay bờ sông có loài hoa rủ xuống yểu điệu, thì đó chính là một trong số những loài hoa này.
[sửa] Kasumizakura
Kasumizakura mọc rải rác ở các vùng núi từ Hokkaido đến Kyushū. Đặc trưng của loài này là
có một lớp lông non bao phủ trên cánh hoa và lá, có lẽ vì thế mà nó có một cái tên khác là
Mao Sơn (Keyamazakura). Loại hoa này khi nở cũng chuyển dần từ sắc trắng sang sắc hồng.
[sửa] Someiyoshino
Là loài hoa pha trộn đặc tính giữa hai loài Oshimazakura và Edohigan. Trên lá non và cánh
hoa có lớp lông non bao phủ và khi hoa tàn thì mới là lúc lá đâm chồi nảy lộc. Hoa nở có màu
hồng nhạt.
Trong số các loài anh đào thì loại Someiyoshino được trồng nhiều nhất vì loại này hoa lại nở
trước rồi mới mọc lá. Cánh hoa cũng to hơn so với các loại khác và nhìn có vẻ đẹp quý phái
hơn. Hơn nữa loại hoa này sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 10 năm đã trở thành một cây lớn và
cho hoa nở nhanh hơn loại khác. Từ thời kỳ Meiji loại này đã được trồng phổ biến trên khắp
nước Nhật.
[sửa] Quốc hoa Nhật Bản
Với người Nhật, Sakura zensen tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là
loại hoa "thoắt nở thoắt tàn" nên được các samurai yêu thích, vì nó tượng trưng cho "con
đường chết" của người võ sĩ (sống và chết như hoa anh đào). Khắp nơi trên đất nước Nhật
Bản đều có hoa anh đào, đặc biệt ở trong các công viên, ven sông, dọc theo bờ kênh, trong

sân các ngôi biệt thự. Ở Nhật Bản, hoa anh đào thường nở vào mùa xuân, tuy từng nơi mà
hoa có thể nở sớm hơn hay muộn hơn. Ở miền Nam Nhật ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối
tháng 1 trong khi vùng Hokkaido phía Bắc Nhật Bản, hoa có thể nở vào tháng 5. Do vậy
người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ Nam lên Bắc trong nước
Nhật hàng tháng trời, đối lập với lá momizi trong sắc mùa thu, đỏ thắm dần từ Bắc xuống
Nam.
Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những
cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người
Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui
chơi. Các cụ già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây. Trong khi uống sake, nếu có một cánh
hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn. Các đời
thủ tướng Nhật thường tổ chức chiêu đãi các đoàn khách ngoại giao đến vườn thượng uyển
Shinjuku Gyoen uống rượu ngắm hoa.
Có truyền thuyết cho rằng "sakura" là cách gọi lái từ "sakuya", trích từ tên của nữ thần
Konohana-Sakuya-hime - một vị thần được nhắc đến trong cuốn lịch sử “Cổ sự ký” (Kojiki)
của Nhật. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh
đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa
sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà. Có lẽ vì thế người ta cho rằng tên
Sakura bắt nguồn từ đó.
[sửa] Mùa hoa nở
Hoa anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến
của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5. Do ở
phía nam Okinawa thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng
Kyush, Kantou, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở.
Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai cũng khác nhau.
Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần.
Nội dung của bài này (đoạn này) có thể không phù hợp với một bách khoa toàn thư.
Xin hãy đọc lại những gì không phải là Wikipedia và cố gắng giải quyết những lý do
phản đối ở trang thảo luận trong vòng 7 ngày. Nếu bài không được sửa, nó sẽ bị xóa đi.
[sửa] Thưởng hoa (O-hanami)

Với người Nhật, mùa hoa anh đào nở cũng chính là thời điểm một năm tài chính kết thúc, mở
ra một năm mới với những niềm hy vọng mới. Chính vì thế đây là thời điểm thích hợp cho
việc tụ họp bạn bè, gia đình, người thân, hay đồng nghiệp. Vào dịp này, ta thường thấy khi thì
một cặp tình nhân tay trong tay tản bộ, khi thì từng nhóm từ nhỏ đến lớn quây quần bên gốc
cây anh đào cùng đàn hát, uống rượu, hàn huyên trò chuyện. Người ta gọi kiểu sinh hoạt văn
hóa mỗi mùa hoa anh đào nở này là hanami - phong tục ngắm hoa anh đào.
Có nhiều cách để thưởng thức hoa. Giống như “rượu ngon không có bạn hiền” nên đôi khi
ngắm hoa phải có cả nhóm bạn cùng hội cùng thuyền, chén tạc chén thù bên gốc cây anh đào
mới là vui, song đôi khi chỉ cần một mình rảo bước trên con đường mà hai bên là hai hàng
cây anh đào rợp một màu hồng nhạt cũng khiến lòng người trở nên xao xuyến lạ thường.
[sửa] Tổ chức tiệc dưới gốc anh đào
Đây là kiểu ngắm hoa phổ biến nhất của người Nhật, đến độ chỉ cần nói hanami thôi thì đã có
thể hình dung ra việc người ta sẽ trải những tấm ni-lông dưới gốc cây anh đào và cùng nhau
quây quần ăn uống, chuyện trò rôm rả. Thường kiểu hanami này được cho phép trong những
công viên có diện tích lớn như Ueno, Inokashira, Koganei Đồ ăn có thể là những món ăn
kiểu Nhật được mua ngay tại yatai (quán nhỏ thường có trong các lễ hội của Nhật) trong công
viên, cũng có thể là những hộp bento được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ đêm trước hôm đó.
Thậm chí gần đây, có cả dịch vụ chuyển phát bánh pizza đến tận nơi rất tiện lợi.
Tuy nhiên, để có một chỗ ngồi lý tưởng trong công viên thì lại không phải là việc dễ dàng.
Có khi bạn phải lên chuyến tàu sớm nhất trong ngày hôm đó, hoặc thậm chí phải đến từ đêm
hôm trước, trải nylon lấy chỗ, chưa kể đến việc có thể sẽ phải mang chăn nệm ngủ qua đêm ở
đó để giữ chỗ cho sáng ngày hôm sau.
[sửa] Tản bộ
Có rất nhiều phố hoa anh đào trải dọc bờ sông hoặc dọc những con đường nhỏ trong công
viên. Tản bộ qua những con đường này là cách ngắm hoa phổ biến đối với những đôi bạn bè
thân thiết hoặc những cặp tình nhân ưa lãng mạn. Một lời khuyên đối với cách ngắm hoa này
là nên đi vào thời điểm hoa anh đào vừa qua độ mankai. Khi ấy bạn có thể ngắm được sakura
fubuki, hay còn gọi là sakura rơi. Từng làn gió thổi sẽ cuốn theo những cánh hoa nhẹ nhàng,
mỏng manh bay lất phất.
[sửa] Bơi thuyền

Có rất nhiều công viên của Nhật có dịch vụ bơi thuyền. Có thể là hai, ba, hoặc bốn người
cùng trên một chiếc thuyền, vừa thư thả chuyện trò, vừa thả tầm mắt ngắm sakura hai ven bờ
sông. Đây cũng là một kiểu hanami được giới trẻ Nhật bản ưa chuộng.
Bên cạnh đó có một kiểu ngắm hoa cao cấp hơn, đó là từng nhóm người lên một con thuyền
lớn là loại du thuyền chuyên dùng cho lễ hội hanami. Ở trên đó có thể vừa thưởng thức những
món ăn ngon, vừa thong thả chuyện trò và ngắm hoa anh đào. Tuy nhiên, nếu đi theo kiểu
này thì bạn cần phải đặt chỗ trước, nếu không thì khả năng hết chỗ là rất cao.
[sửa] Lễ hội hoa anh đào đêm
Hoa anh đào không chỉ đẹp về ban ngày, mà còn trở nên lộng lẫy và kiêu sa hơn dưới ánh đèn
lấp lánh vào ban đêm. Người ta gọi đây là lễ hội hoa anh đào đêm. Ánh đèn sẽ được chiếu
sáng từ những tán hoa anh đào, khác với ban ngày, không gian trở nên huyền hoặc hơn, lãng
mạn hơn.
[sửa] Trong Văn học Nhật Bản
Trong cuốn tiểu thuyết phản ánh đầy tâm trạng của một người già suy nghĩ về cuộc đời, cái
chết và sự tái sinh, "Tiếng rền của núi" (Yama no otō), văn hào Kawabata Yasunari đã dành
chương 6 (chương mang tên "Anh đào mùa đông") để miêu tả cây anh đào trong vườn khách
sạn Atami nở đầy hoa giữa tháng một. Tuy được mọi người giải thích rằng đây là giống anh
đào mùa đông, ông già Shingo vẫn có cảm giác mình như đã rơi vào mùa xuân của một thế
giới xa lạ nào đó.
[sửa] Hoa Kỳ
Vào năm 1912, chính phủ Nhật đã tặng Hoa Kỳ 3000 cây anh đào, và năm 1956 lại tặng thêm
3800 cây. Tất cả các cây này được trồng tại Công viên West Potomac ở Washington, D.C. và
là chủ đề cho Hội hoa anh đào quốc gia hàng năm.
Các thành phố khác tại Hoa Kỳ cũng có hội hoa anh đào là Philadelphia, Pennsylvania và
Macon, Georgia.
[sửa] Canada
Bắt đầu từ thập niên 1930 Nhật Bản đã tặng thành phố Vancouver của Canada với nhiều cây
anh đào[1] và nhiều đường phố tại Vancouver vào mùa xuân được phủ với hoa anh đào rơi.
[sửa] Trung Quốc
Miền Bắc Trung Quốc cũng có rất nhiều hoa anh đào nhưng giá trị biểu tượng của nó không

lớn đối với người dân Trung Quốc nói chung, vì chỉ là sản phẩm của một địa phương.
[sửa] Hàn Quốc
Tại bán đảo Hàn Quốc, do cùng đới khí hậu với Nhật Bản, hoa anh đào cũng tràn ngập khắp
nơi. Dầu vậy tình cảm của người dân Hàn Quốc với loài hoa này không giống như người
Nhật, và người dân Hàn Quốc tôn vinh loài hoa hồng saron là quốc hoa.
[sửa] Việt Nam
Tại Việt Nam, ở Đà Lạt có một loại hoa anh đào, tuy cũng rất đẹp nhưng không cùng loại với
những cây anh đào trên đất Nhật Bản. Gần đây chính phủ Nhật Bản tặng Việt Nam một số
cây hoa anh đào nhằm kỷ niệm quan hệ hợp tác hai bên. Những cây anh đào đến từ đảo quốc
Nhật Bản được trồng tại Đại sứ quán Nhật Bản trên đường Liễu Giai, Hà Nội, và ở Sapa, tuy
do không hợp khí hậu, thời tiết nên chưa mấy thành công.

×