Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU NUÔI SINH KHỐI LUÂN TRÙNG SIÊU NHỎ (Brachionus rotundiformis) " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.49 KB, 12 trang )

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

302
NGHIÊN CỨU NUÔI SINH KHỐI LUÂN TRÙNG
SIÊU NHỎ (Brachionus rotundiformis)
Nguyễn Thị Kim Liên
1
, Dương Thị Hoàng Oanh
1
và Vũ Ngọc Út
1

ABSTRACT
The objective of this study was developed a procedure for biomass culture of
supper-small sized rotifers (Brachionus rotundiformis) to support the
production of marine fish and crustacean larvae. A study was conducted in
order to determine the development of rotifer community in the culture with
different regimes of biomass havest. The rotifers were cultured in a room
temperature condition of 28
o
C and water salinity of 25‰ at a density of 500
ind./mL. They were fed with baker yeast at a feeding rate of 0.4 g per million
rotifer per day. Four treatments were randomly designed in the 25 L composite
tank system (three replicates each) with different ratios of biomass removal
including 15, 20, 25 and 30%/day. The results indicated that treatment of 20%
biomass/day resulted in higher biomass production compared to other
treatments, with a mean yield of 4 millions rotifers/day/tank throughout 17
days of culture duration. Based on this optimal harvest rate, a trial of mass
culture in larger scale was conducted in the out-door system. The rotifers were
cultured in three composite tanks with volume of 500 L/tank each, and a
harvest rate of 20% biomass/day was applied. With this removal rate, a mean


biomass production of 68 millions rotifers/day/tank was obtained. However,
the culture period was shorter than that in the indoor system (15 days
compared to 17 days, respectively). The environmental parameters such as
temperature, pH, NH
3
and N-NO
2
in the culture were in suitable range for
growth of rotifers in both systems.
Keywords: Biomass culture, mean yield, rotifer.
Title: Study on biomass culture of supper-small sized rotifer (Brachionus
rotundiformis)
TÓM TẮT
Nghiên cứu nuôi sinh khối luân trùng siêu nhỏ được thực hiện với mục tiêu là
nhằm ứng dụng trong việc ương nuôi một số ấu trùng cá biển và giáp xác.
Nghiên cứu được thực hiện gồm có 1 thí nghiệm để xác định khả năng phát
triển của quần thể luân trùng với các tỉ lệ thể tích thu sinh khối khác nhau và
ứng dụng nuôi sinh khối luân trùng với thể tích nuôi lớn hơn. Thí nghiệm được
tiến hành trong điều ki
ện nhiệt độ phòng (28
o
C), độ mặn 25‰ và được bố trí

1
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

303
trên 12 bể composite 25 L với 4 nghiệm thức có tỉ lệ thể tích thu sinh khối lần
lượt là 15, 20, 25 và 30%/ngày, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Mật độ luân

trùng là 500 cá thể/mL, thức ăn đựợc sử dụng là men bánh mì với lượng cho ăn
là 0,4 g/1 triệu luân trùng/ngày. Dựa trên tỉ lệ thu sinh khối tốt nhất ở thí
nghiệm đầu, phần thực nghiệm nuôi sinh khối luân trùng được bố trí ở ngoài
trời và được thực hiệ
n trên 3 bể composite (500 L) với tỉ lệ thu sinh khối
20%/ngày. Nghiệm thức có tỉ lệ thu sinh khối 20%/ngày thì quần thể luân trùng
phục hồi nhanh nhất, bình quân số lượng luân trùng thu được khỏang 4 triệu
cá thể/ngày trong bể 25 L và duy trì trong khoảng thời gian 17 ngày. Tuy
nhiên, khi nuôi sinh khối luân trùng ở ngoài trời thì thời gian nuôi ngắn hơn,
chỉ khoảng 15 ngày, số lượng luân trùng thu được trung bình là 68 triệu cá
thể/ngày trên bể 500 L. Trong các nghiên cứu trên kết quả cho thấy các yếu tố
môi trường bao gồm nhiệ
t độ, pH, NH
3
và N-NO
2
đều nằm trong khoảng thích
hợp cho sự phát triển của quần thể luân trùng.
Từ khóa: Nuôi sinh khối, năng suất trung bình, luân trùng
1 GIỚI THIỆU
Hiện nay, có rất nhiều loài luân trùng được gây nuôi sinh khối để làm thức ăn
cho ấu trùng cá biển và giáp xác giai đoạn nhỏ. Trong đó, luân trùng siêu nhỏ
Brachionus rotundiformis được xem là một trong các đối tượng được nuôi phổ
biến do chúng có nhiều đặc điểm ưu việc hơn so với các loài luân trùng khác.
Bởi vì chúng có kích thước nhỏ, hình dạng tròn, bơi lội chậm, lơ lửng trong
nước, dễ dàng được giàu hóa với các dưỡng chất cần thiết, khả năng sinh sản
nhanh và được nuôi với mật độ cao (Hoff và Snell, 1989; Snell và Carrillo,
1984; Lubzens và ctv., 1989). Ngoài ra, luân trùng còn có hàm lượng dinh
dưỡng cao và enzym cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của ấu trùng cá.
Bên cạnh đó, luân trùng siêu nhỏ B. rotundiformis với kích thước trên dưới 100

µm sẽ là nguồn thức ăn ban đầu lý tưởng cho ấu trùng có kích thước nhỏ của
các loài cá đối, cá nâu, cá mú… Chẳng hạn như ấu trùng cá mú khi được cho
ăn bằng luân trùng siêu nhỏ và Artemia được giàu hóa với n-3 HUFAs sẽ có
tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống cao hơn, khả năng chịu đựng được stress tốt
hơn khi được cho ăn với các loại thức ăn khác, mật độ luân trùng được duy trì
ở mật độ từ 2-3 cá thể/mL cho đến khi ấ
u trùng cá mú đủ lớn để chuyển sang
ăn Artemia và Copepoda trưởng thành (Quinitio, 1996 được trích dẫn bởi
Rimmer, 2000). Vì vậy, để chủ động tạo ra sinh khối luân trùng B.
rotundiformis phục vụ cho việc sản xuất giống các loài thủy sản nước lợ nên
nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xác định khả năng phát triển
của quần thể luân trùng với các tỉ lệ thu sinh khối khác nhau, trên cơ sở đó để
mở rộng nuôi sinh khối luân trùng ở qui mô lớn hơn nhằm ứng dụng trong việc
ương nuôi một số ấu trùng cá biển và giáp xác.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

304
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thời gian thực hiện: nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 1
đến tháng 5 năm 2008.
- Nguồn nước: Nước có độ mặn khoảng 80‰ được pha với nước ngọt đạt đến
độ mặn 25‰. Nước được xử lí bằng Chlorine nồng độ 20-30 ppm trong vòng
24 giờ, sục khí mạnh liên tục. Sau đó được trung hòa bằng Natrithiosulphats,
hàm lượng clo dư thừa được kiểm tra bằng dung dịch KI và dung dịch thử là hồ
tinh bột. Nước xử lý được để lắng trong vòng 24 giờ, sau đó được lọc qua bông
gòn trước khi sử dụng để nuôi luân trùng.
- Quá trình nhân giống: luân trùng có nguồn gốc từ Nhật Bản được lấy từ
phòng trữ giống luân trùng của Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ. Luân trùng được nhân giống từ các ống giữ
giống có thể tích 50 mL, mật độ nuôi ban đầu là 2 ct/mL, cho ăn bằng tảo

Chlorella. Sau đó, luân trùng được nhân ra bình tam giác 0,5 L, khi luân trùng
đạt mật độ 200-300 ct/mL sẽ tiến hành chuyển sang bình 8 L, 30 L, 100 L cho
đến khi đạt đủ số lượng để bố trí thí nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm: nghiên cứu gồm có 2 thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: xác định khả năng phát triển của quần thể luân trùng với các tỉ
lệ thể tích thu sinh khối khác nhau. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện
phòng trên 12 bể composite có thể tích 30 L (chứa 25 L nước) với 4 nghiệm
thức có tỉ lệ thu sinh khối khác nhau lần lượt là 15, 20, 25 và 30%/ngày (NT
15
,
NT
20
, NT
25
và NT
30
), mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại, bố trí theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên. Mật độ nuôi là 500 cá thể/mL, độ mặn 25‰. Thức ăn sử dụng
là men bánh mì với lượng cho ăn là 0,4 g/1 triệu luân trùng/ngày, tần suất cho
ăn 8 lần/ngày. Hệ thống bể thí nghiệm được sục khí nhẹ nhàng và liên tục.









Hình 1: Hệ thống bể luân trùng của thí nghiệm 1

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

305
Thí nghiệm 2: Thử nghiệm nuôi sinh khối luân trùng. Thí nghiệm được thực
hiện trên 3 bể 500 L ở điều kiện bên ngoài có mái che, mật độ nuôi 500 cá
thể/mL, tỉ lệ thu sinh khối 20%/ngày.









Các thông số theo dõi của hai thí nghiệm
Mật độ luân trùng: Hằng ngày mật độ luân trùng được kiểm ta bằng cách dùng
micropipet lấy 50 μl mẫu, mỗi mẫu thu 3 lần, sau đó nhuộm bằng dung dịch
lugol. Dùng buồng đếm Bogorov đếm tổng số luân trùng và số luân trùng mang
trứng. Mật độ trung bình cho một mẫu là số trung bình của 3 lần đếm.
Xác định tỉ lệ mang trứng của luân trùng
Tỉ lệ mang trứng = (Số cá thể mang trứng/ tổng số cá thể đếm được) x 100
Các yếu tố thủy lý hóa: pH và nhiệt độ được đo 1 ngày/lần vào lúc 8 giờ sáng,
các chỉ tiêu N–NO
2
-
và TAN

được thu 3 ngày/lần lúc 8 giờ sáng. Mẫu thu sẽ
được lọc qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 30 μm, đem trữ lạnh ở điều kiện

nhiệt độ 4
0
C. Sau đó các mẫu này được phân tích theo các phương pháp phân
tích hiện hành (APHA, 1999) tại phòng phân tích chất lượng nước, Khoa Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ.
- Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và
so sánh thống kê bằng phần mềm SPSS với ANOVA một nhân tố để so sánh
độ sai biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức P<0, 05.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thí nghiệm 1: Xác định khả năng phát triển của quần thể luân trùng với
các tỉ lệ thu sinh khối khác nhau
Hình 2: Nuôi sinh khối luân trùn
g
của thí n
g
hi

m 2
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

306
3.1.1 Các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ: Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện phòng với nhiệt độ
được duy trì ở 28
o
C, nhiệt độ nước trong bể nuôi thay đổi không đáng kể so với
nhiệt độ phòng (28±0,5
o
C). Theo Dhert (1996) thì khoảng nhiệt độ thích hợp
cho luân trùng sinh sản và phát triển nằm trong khoảng 25-30

o
C. Nuôi luân
trùng ở ngoài khoảng nhiệt độ 20-25
o
C sẽ hạn chế được Ciliates (Reguera,
1984).
- pH: Giá trị trung bình của pH không có sự biến động lớn giữa các nghiệm
thức và nằm trong khoảng tương đối thích hợp cho sự phát triển của luân trùng
(7,14-7,19). pH ở các nghiệm thức có xu hướng giảm dần vào cuối thí nghiệm
ở tất cả các nghiệm thức, điều này có thể là do lượng thức ăn thừa, xác bã luân
trùng chết và phân hủy làm cho tăng khả năng tích tụ các v
ật chất trong bể
nuôi, từ đó làm giảm pH bởi vì theo Dhert (1996) những chất thải ra từ quá
trình trao đổi chất của chúng làm gia tăng lượng NO
2
-
và giảm pH. Nhìn chung,
pH trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến đời sống của luân trùng.
- Hàm lượng NH
3
(ppm): Kết quả hàm lượng NH
3
được tính toán kết quả
phân tích hàm lượng TAN trong thí nghiệm và được thể hiện ở Hình 3. Hàm
lượng NH
3
ở các nghiệm thức tương đối thấp và tăng dần về cuối thí nghiệm,
nhưng vẫn còn ở mức thấp, thích hợp cho sự phát triển của luân trùng. Hàm
lượng NH
3

cao nhất ở NT
15
vào ngày thứ 13 (0, 32±0,02mg/l), điều này là do
quá trình thay nước hàng ngày đã làm cho hàm lượng NH
3
không tăng cao vào
cuối thí nghiệm. Theo Dhert (1996) hàm lượng NH
3
dưới 1 ppm là an toàn cho
quần thể luân trùng Brachionus plicatilis phát triển. Bên cạnh đó, Groeneweg
và Schluter (1981) cho rằng với hàm lượng NH
3
nhỏ hơn 3 ppm thì không gây
độc cho luân trùng Brachionus rubens.








- Hàm lượng N-NO
2
-
(ppm): Hàm lượng N-NO
2
-
không có sự khác biệt đáng
kể giữa các nghiệm thức và biến động trong khoảng 0,027-0,174 ppm. Theo

Groeneweg và Schluter (1981) hàm lượng N-NO
2
-
từ 10-20 ppm không gây
0.000
0.050
0.100
0.150
0.200
0.250
0.300
0.350
036912
Ngày
NH3 (ppm)
NT15
NT20
NT25
NT30

Hình 3.1: Biến động hàm lượng NH
3
ở thí nghiệm 1
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

307
độc cho luân trùng Brachionus rubens. Như vậy, hàm lượng N-NO
2
-
rất thấp

trong các bể nuôi sẽ không gây độc cho quần thể luân trùng.
Nhìn chung, trong suốt quá trình thí nghiệm các yếu tố nhiệt độ, pH, NH
3

N-NO
2
-
được duy trì phù hợp cho sự phát triển của quần thể luân trùng.
3.1.2 Sự phát triển của luân trùng
Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 17 ngày. Kết quả cho thấy ở nghiệm
thức NT
20
luân trùng phục hồi nhanh nhất sau mỗi lần thu và đạt mật độ cao
nhất ở hầu hết các đợt thu mẫu. Mật độ trung bình cũng đạt cao nhất ở nghiệm
thức NT
20
là (850 ± 229 cá thể/mL) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0, 05)
so với các nghiệm thức khác. Mật độ trung bình của các nghiệm thức còn lại
lần lượt là 694 ± 195, 609 ± 124 và 497 cá thể/mL tương ứng cho các NT
15
,
NT
25
và NT
30
. Tỉ lệ mang trứng của luân trùng có khuynh hướng giảm dần vào
cuối thí nghiệm, trong đó tỉ lệ mang trứng trung bình cũng đạt cao nhất ở NT
20

(15,83 ± 6,51%) (Bảng 1 và Hình 4). Như vậy, với tỉ lệ thu sinh khối 20%/ngày

quần thể luân trùng phục hồi nhanh nhất và duy trì được mật độ cao hơn so với
các nghiệm thức khác. Sỡ dĩ quần thể luân trùng không có khả năng duy trì
được thời gian nuôi dài hơn là do từ ngày thứ 7 có sự xuất hiện của Ciliates
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể luân trùng bởi vì khi nuôi luân
trùng với thức ăn là men bánh mì nếu có xuất hiện nhiều Ciliates sẽ làm giảm
mật độ và chất lượng của luân trùng, điều này dẫn đến quần thể luân trùng
nhanh chóng bị suy tàn (Reguera, 1984). Kết quả này tương tự với nghiên cứu
của Dương Thị Hoàng Oanh (2005), khi thu sinh khối luân trùng Brachionus
plicatilis hàng ngày với mật độ duy trì 3.000 cá thể/mL trong bể 30 L với
nghiệm thức cho ăn bằng men bánh mì thì quần thể luân trùng duy trì được 14
ngày.









Hình 4: Mật độ và tỉ lệ mang trứng của luân trùng ở thí nghiệm
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600


t độ luân trùng (ct/mL)
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
t
độ luân trùng (ct/mL)

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

308
Kết quả đo kích thước 30 mẫu luân trùng cho thấy khi luân trùng được cho ăn
hoàn toàn bằng men bánh mì có chiều dài trung bình là 142,2 ± 19,74 µm và
chiều rộng 131,58±21,49 µm.
Bảng 1: Mật độ luân trùng của thí nghiệm 1 và thu hoạch theo các tỉ lệ thu khác
nhau
Ngày NT
15
NT
20
NT
25
NT
30


1
689±38
a
666±128
a
677±57
a
692±29
a

2
703±46
a
658±58
a
681±184
a
642±120
a

3
622±155
b
719±92
c
689±60
b
514±19
a


4
769±391
b
897±24
c
672±139
b
469±113
a

5
811±229
b
1.067±304
c
543±27
a
536±76
a

6
580±67
a
689±83
b
639±183
ab
509±38
a


7
969±441
a
1.045±254
a
819±303
a
530±54
a

8
872±302
b
1.128±404
c
589±42
a
494±63
a

9
1.139±592
c
1.411±531
c
836±207
b
494±75
a


10
664±64
b
839±60
c
489±73
a
483±96
a

11
539±54
a
717±104
b
524±26
a
475±36
a

12
564±17
a
833±84
b
522±51
a
464±100
a


13
622±108
a
772±111
b
553±48
a
439±26
a

14
486±65
a
791±22
b
517±88
a
419±13
a

15
375±80
a
617±73
b
378±29
a
295±29
a


16
250±50
a
600±68
b
300±55
a
225±95
a

17
150±100
a
450±45
b
250±65
a
100±45
a

TB 694±195
b
850±229
c
609±124
b
497±91
a


Các trị số trong cùng một hàng có cùng ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
3.1.3 Số lượng luân trùng thu được
Số lượng luân trùng thu được thể hiện ở Bảng 2. Kết quả cho thấy bình quân số
lượng luân trùng thu được cao nhất ở nghiệm thức NT
20
(4±1, 14 triệu cá
thể/ngày) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0, 05) so với NT
25

NT
30
. Số lượng luân trùng thu được đạt thấp nhất ở NT
15
(2, 4±0,08 triệu cá
thể/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức khác.
Ở nghiệm thức NT
15
, mật độ luân trùng tăng khá cao vào ngày thứ 9
(1.139±592 cá thể/mL) nhưng do tỉ lệ thu ít nên số lượng luân trùng thu được
thấp hơn (4,271±2,22 triệu cá thể/ngày) so với NT
20
(7,055±2,65 triệu cá
thể/ngày). Tỉ lệ thu ít hơn do đó lượng nước mới thay vào cũng ít hơn so với
các nghiệm thức khác, cho nên sản phẩm thải từ luân trùng và thức ăn dư thừa
tích tụ nhiều hơn làm cho hàm lượng NH
3
ở nghiệm thức này cũng tăng cao
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

309

hơn so với các nghiệm thức khác vào cuối thí nghiệm (0,32 ppm). Điều này
ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể luân trùng và được thể hiện rõ thông
qua số lượng luân trùng giảm dần kể từ ngày thứ 9.
Mặc dù hai nghiệm thức NT
25
và NT
30
có tỉ lệ thu sinh khối cao hơn NT
20
,
nhưng do mật độ luân trùng đạt được ở hầu hết các đợt thu mẫu thấp hơn, nên
số lượng luân trùng thu được luôn thấp hơn so với NT
20
. Ngoài ra, tỉ lệ thu sinh
khối cao nên quần thể luân trùng không có khả năng phục hồi sau khi bố trí
nghiệm (ngày thứ 4 đối với NT
30
) và vào cuối thí nghiệm (ngày thứ 10 đối với
NT
25
), trong khi đó ở NT
20
quần thể luân trùng vẫn duy trì được đến ngày thứ
17. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để có thể ứng dụng nuôi và
thu sinh khối luân trùng trong quá trình sản xuất giống nhân tạo các giống lòai
thủy sản nước lợ vì quá trình ương cá và giáp xác đều có thời gian ương kéo
dài từ 6-30 ngày. Như vậy, việc chọn lựa tỉ lệ thu sinh khối 20%/ngày là hoàn
toàn phù hợp để nuôi sinh khối luân trùng siêu nhỏ.
Bảng 2: Số lượng luân trùng thu được (triệu cá thể/ngày) theo các tỉ lệ thu họach
khác nhau

Ngày NT
15
NT
20
NT
25
NT
30

1
2,585±0,143
a
3,330±0,640
ab
4,229±0,356
b
5,187±0,217
b

2
2,635±0,172
a
3,291±0,291
b
4,254±1,148
b
4,812±0,9
b

3

2,333±0,582
a
3,596±0,459
b
4,304±0,376
c
3,85±0,142
bc

4
2,885±1,465
a
4,485±0,121
b
4,202±0,865
b
3,520±0,848
a

5
3,041±0,857
a
5,333±1,520
b
3,391±0,165
a
4,022±0,567
b

6

2,176±0,251
a
3,443±0,416
b
3,993±1,143
b
3,815±0,286
b

7
3,635±1,654
a
5,223±1,70
b
5,120±0,189
b
3,977±0,405
a

8
3,271±1,130
a
5,640±2,022
c
3,679±0,261
b
3,707±0,468
b

9

4,271±2,221
b
7,055±2,654
c
5,227±0,129
b
3,707±0,561
a

10
2,488±0,238
a
4,193±0,3
b
3,054±0,455
a
3,625±0,723
a

11
2,020±0,201
a
3,583±0,520
b
3,277±0,162
b
3,560±0,270
b

12

2,113±0,064
a
4,166±0,421
b
3,264±0,317
b
3,477±0,747
b

13
2,333±0,405
a
3,861±0,554
b
3,456±0,297
b
3,292±0,191
b

14
1,822±0,242
a
3,956±0,108
b
3,229±0,549
b
3,145±0,094
b

15

1,406±0,299
a
3,085±0,363
ab
2,360±0,181
b
2,210±0,218
b

16
0,937±0,34
a
3±0,67
c
1,875±0.97
b
1,687±0,63
b

17
0,562±,13
a
2,22±0,354
c
1,562±0,321
b
0,75±0,345
a

Trung bình

2,4±0,08
a
4,0±1,14
b
3,5±0,776
b
3,4±0,67
ab

Tổng cộng
41,417 ±9,3 68,963±14,914 60,479±13,331 58,35±13,06
Các trị số trong cùng một hàng có cùng ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

310
Với kết quả của thí nghiệm này, có thể tính được năng suất luân trùng dựa trên
số lượng luân trùng thu được và tổng lượng men bánh mì đã sử dụng trong thí
nghiệm. Kết quả cho thấy 1 g men bánh mì có thể sản xuất được khoảng:
436.860, 627.612, 799.711, 1.021.003 luân trùng tương ứng với NT
15
, NT
20
,
NT
25
, NT
30
(Bảng 3).
Bảng 3: Hiệu suất sử dụng men bánh mì của luân trùng ở thí nghiệm
Nghiệm thức Tổng lượng

MBM (g/bể)
Tổng số lượng
LT (cá thể/bể)
Hiệu suất
(g/1 triệu LT)
Luân trùn
g
/1
g

MBM
NT
15
92,75 40.518.750 2,29 436.860
NT
20
109,93 68.993.333 1,59 627.612
NT
25
75,16 60.106.251 1,25 799.711
NT
30
56,61 57.799.000 0,98 1.021.003
Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và
ctv. (2008), khi nuôi sinh khối luân trùng siêu nhỏ thì 1 g men bánh mì có thể
sản xuất được khoảng 637.000-714.000 luân trùng. Nhưng nếu so sánh với
nghiên cứu của Hirano (1987) thì kết quả này cao hơn rất nhiều. Theo tác giả
này thì 1g men bánh mì chỉ có thể sản xuất được 80.000 luân trùng Brachionus
plicatilis và 100.000 luân trùng Brachionus rotundiformis. Mặc dù hiệu suất sử
dụng men bánh mì ở NT

20
không cao so với NT
25
và NT
30
, tuy nhiên với tỉ lệ
thu 20%/ngày thì thời gian thu sinh khối luân trùng sẽ được kéo dài hơn và số
lượng luân trùng thu được cũng cao hơn so với các nghiệm thức khác. Như
vậy, nuôi luân trùng bằng men bánh mì với các tỉ lệ thu sinh khối khác nhau thì
số lượng luân trùng đạt được khá cao, có thể ứng dụng trong việc làm thức ăn
cho ấu trùng cá và giáp xác.
3.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm nuôi sinh khối luân trùng
3.2.1 Các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ và pH: Thí nghiệm 2 được tiến hành ở điều kiện bên ngoài, có mái
che, nên nhiệt độ nước trong các bể nuôi tương đối cao hơn (29,79±0,63
o
C) so
với nhiệt độ nước ở thí nghiệm 1 (28±0,5
o
C). Giá trị trung bình của pH
(7,19±0,08) không có sự chênh lệch lớn giữa hai thí nghiệm và nằm trong
khoảng thích hợp cho sự phát triển của luân trùng.
- Hàm lượng NH
3
(ppm): Hàm lượng NH
3
có khuynh hướng tăng dần theo
thời gian nuôi (từ 0,04 đến 0,46) và không có sự khác biệt lớn so với thí
nghiệm 1. Hàm lượng NH
3

được sinh ra từ quá trình phân hủy của các chất hữu
cơ, sự tích tụ thức ăn dư thừa và các sản phẩm thải của luân trùng, nên hàm
lượng NH
3
có khuynh hương tăng cao vào cuối thí nghiệm. Theo Hoff và Snell
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

311
(2004) thì hàm lượng NH
3
trong bể nuôi luân trùng không nên vượt quá 1ppm.
Như vậy, hàm lượng NH
3
không ảnh hưởng đến sự phát triển của luân trùng.
- Hàm lượng N-NO
2
(ppm): Theo Groeneweg và Schluter (1981) thì hàm
lượng N-NO
2
từ 10-20 ppm không gây độc cho luân trùng. Do đó, với hàm
lượng N-NO
2
của thí nghiệm 2 biến động trong khoảng 0,03-0,13 ppm thì
không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển của luân trùng.
3.2.1 Sự phát triển của luân trùng


















Mật độ luân trùng của thí nghiệm 2 được trình bày ở Hình 5. Nuôi sinh khối
luân trùng trên bể 50 0L, kết quả cho thấy đỉnh cao mật độ luân trùng đạt được
ở giai đọan sau 6-7 ngày (840 cá thể/mL) và 11-12 ngày nuôi (900 cá thể/L).
Trung bình mật độ luân trùng thu được hàng ngày là 681 cá thể/mL, nếu so
sánh với kết quả của thí nghiệm 1 (850 cá thể/mL) thì mật độ luân trùng đạt
được ở thí nghiệm 2 của hầu hết các đợt thu mẫu đều thấp hơn. Bình quân số
lượng luân trùng thu được hàng ngày là khoảng 68 triệu luân trùng/bể (500 L)
và tổng số lượng luân trùng thu được trong suốt giai đoạn nuôi là khoảng 1 tỉ
luân trùng (Hình 6). Như vậy khi nuôi sinh khối luân trùng ở điều kiện bên
0
10
20
30
40
50
60
70
80

90
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Ngày
Số lượng LT thu đựợc
(triệu LT/ngày)

Hình 6: Số lượng luân trùng thu được ở thí nghiệm 2
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
123456789101112131415
Ngày
Mật độ luân trùng (ct/mL)

Hình 5: M

t đ

luân trùn
g
của thí n

g
hi

m 2
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

312
ngoài thì quần thể luân trùng duy trì được thời gian ngắn hơn (15 ngày) so với
nuôi luân trùng ở điều kiện phòng thí nghiệm (17 ngày). Điều này cho thấy khả
năng sinh sản và phát triển của luân trùng sẽ bị ảnh hưởng khi chuyển từ môi
trường nuôi ở điều kiện phòng với qui mô nhỏ sang môi trường bên ngoài với
qui mô lớn hơn.
Hiện nay, nuôi sinh khối luân trùng siêu nhỏ có thể ứng dụng trong việc ương
nuôi cá và giáp xác giai đoạn mới nở, chẳng hạn như quá trình ương cua cần sử
dụng luân trùng liên tục trong thời gian khoảng 17 ngày, giai đoạn Zoae 1-Zoae
3 với mật độ 25 cá thể/mL cho ấu trùng cua đạt tỉ lệ sống 96%, cao hơn so với
việc sử dụng Artemia bung dù. Đến giai đoạn từ Zoae 3-Megalopa, cho ăn kết
hợp luân trùng và Artemia bung dù với mật độ luân trùng 5 cá thể/mL cũng cho
ấu trùng cua đạt tỉ lệ sống cao (56%). Bên cạnh đó, theo Assavaaree et al.,
(2003) để ương 1 triệu ấu trùng cá mú giai đoạn nhỏ hơn 4 ngày tuổi cần 1,5 tỉ
luân trùng siêu nhỏ Brachionus rotundiformis. Như vậy với số lượng luân trùng
thu được khoảng 1 tỉ luân trùng/bể 500 L trong thời gian 15 ngày của thí
nghiệm 2 có thể ứng dụng vào việc sản xuất các giống loài thủy sản nước lợ,
do đó tùy thuộc vào số lượng luân trùng cần sử dụng trong quá trình ương nuôi
cá và giáp xác mà ta có thể bố trí nuôi sinh khối luân trùng với thời gian và thể
tích bể nuôi cho phù hợp.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Nuôi luân trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm trên bể 25 L, mật độ ban
đầu 500 cá thể/mL, thức ăn là men bánh mì 0,4 g/1 triệu LT/ngày và tỉ lệ

thu sinh khối 20%/ngày thì quần thể luân trùng phục hồi nhanh nhất, trung
bình số lượng luân trùng thu được hàng ngày là 4 triệu cá thể/bể và duy trì
được thời gian nuôi 17 ngày.
- Thực nghiệm nuôi sinh khối luân trùng trên các bể 500 lít ở điều kiện bên
ngoài thì mật độ luân trùng thu được hằng ngày là 68 triệu luân trùng/bể và
duy trì được thời gian 15 ngày.
4.2 Đề xuất
- Tiếp tục nghiên cứu nuôi luân trùng siêu nhỏ Brachionus rotundiformis với
các loại thức ăn khác nhau như tảo, tảo kết hợp men bánh mì với các tỉ lệ
khác nhau nhằm nâng cao năng suất của luân trùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Assavaaree M., A. hagiwara, T. Kogane and M. Arimoto, 2003. Effect of
temperature on resting egg formation of the tropical SS-type rotifer
Brachionus rotundiformis Tschugunoff. Fisheries Science 69: 520-528.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 302-313 Trường Đại học Cần Thơ

313
Dhert, Ph., 1996. “Rotifer”, Manual on the production and use of live food for
aquaculture, P. Sorgeloos and P. Lavens (Eds). Published by arrangement with
the Food and Agriculture Organization of the United Nations by Ministry of
Fisheries of Vietnam.
Dương Thị Hoàng Oanh, 2005. Nghiên cứu cải tiến hệ thống nuôi thâm canh luân
trùng Brachionus plicatilis. Luận văn Thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản,
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Groeneweg, J. and Schluter, 1981. Mass production of freshwater rotifer on liquid
wastes II. Mass production of Brachionus rubens Ehrenberg 1838 in the
effluent of high rate alga ponds used fot the treatment of piggery waste.
Aquaculture 25: 25-33.
Hoff, H. and T.W. Snell, 2004. Plankton culture manual. 6
nd

edition. Florida Aqua
Farms, Florida.
Nguyễn Thanh Phương, Bùi Minh Tâm, Lý Văn Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên,
Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Hiệu, Nguyễn Hoàng Thanh, Trần Tấn
Huy, Trần Ngọc Hải, Lê Quốc Việt, Trần Thị Thanh Hiền, Vũ Ngọc Út và
Nguyễn Huấn, 2008. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống các loài thủy sản
bản địa Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài cấp Nhà nước.
Reguera B. 1984. The effect of ciliates contamination in mass culture of the
rotifer, Brachionus plicatilis O.F.Muller. Aquaculture 40: 103-108.
Hoff, H. and T.W. Snell, 1989. Plankton culture manual. 2
nd
edition. Florida Aqua
Farms, Florida.
Lubzens, E., A. Tandker and G. Minkoff, 1989. Rotifer as food in aquaculture.
Hydrobiologia. 186/187: 387-400.
Snell, T. W. and Carrillo, 1984. Body size variation among strain of Rotifer
Brachionus plicatilis. Aquaculture 37: 359-367.
Rimmer, 2000. Review of grouper hatchery technology. The Grouper Aquaculture
Electronic Newsletter.


×