Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 23 trang )

Cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam
Thức kiến trúc cổ Việt Nam là một trật tự (order) hoặc là những quy định thống nhất về
kích thước, các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc trong một công
trình kiến trúc theo phong cách cổ điển của Việt Nam với những quy tắc riêng biệt và
điển hình đã được người Việt sử dụng trong lịch sử Việt Nam. Nó được đánh giá là thể
hiện tài hoa, tri thức và truyền thống trong kiến trúc cổ Việt Nam.
Hình ảnh ban đầu
Kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không nhiều và không phải là những công trình tiêu biểu
nhất. Tinh hoa của kiến trúc cổ Việt Nam đã bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ văn
hóa phương Nam của Trung Hoa và quy luật thời gian (đa số những công trình cổ còn
hiện hữu, có niên đại từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn).
Người ta hiện còn biết rất ít (và cũng nhiều điều người ta chưa biết gì) về kiến trúc các
cung điện thời Lý-Trần, được xem là thời kỳ văn minh nhất của Đại Việt và được sử sách
khen ngợi là trước đó chưa hề có, sánh ngang cùng Trung Hoa phương Bắc. Những nền
đất còn lại của các ngôi chùa thời kỳ này như chùa Phật Tích, chùa Dâu… có thể chứng
minh được những lời này. Tuy vậy, những gì còn lại trên tại Việt Nam ngày nay cũng để
người ta biết cách thức xây dựng trong dân gian và những quy định trong cấu tạo kiến
trúc thời xưa,
được gọi là “thức
kiến trúc cổ Việt
Nam”.


Phương đình Đền Đô ở Bắc Ninh
Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng nó là kiến trúc Trung Hoa.
Nhưng thật ra kiến trúc cổ Việt Nam khác nhiều so với hệ kiến trúc Trung-Nhật-Hàn (3
nước này khá tương đồng nhau). Kiến trúc cổ Việt Nam cũng lấy gỗ làm vật liệu xây
dựng cơ bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc của mình, tương phản với kiến trúc
gạch đá của các vùng còn lại trên thế giới.
Nét đặc trưng


Thức kiến trúc cổ Việt Nam: dốc mái thẳng
Có 3 nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam làm ta phân biệt trong nền kiến trúc gỗ cổ
phương Đông:
- Dốc mái thẳng
- Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên
- Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới
Nếu so sánh với thức kiến trúc cổ Trung Quốc sẽ thấy được sự khác nhau:
- Dốc mái võng xuống
- Đỡ mái hiên bằng hệ đấu-củng (còn gọi là con sơn chồng đấu)
- Cột thanh mảnh, tròn đều
Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự
thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Phần mái lớn và
thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình. Trong khi kiến trúc Trung Hoa mái
cong và chỉ hơi hếch ở góc mái. Ngói lợp mái truyền thống Việt Nam là ngói mũi hài còn
gọi là ngói vẩy rồng trong khi ngói lợp Trung Hoa là ngói âm dương hay ngói ống. Trang
trí trên mái cổ thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao,
trong đó con giống luôn là hình tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà, được làm từ đất nung
hanh vữa truyền thống. Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con
kìm, con sô, con náp, hay lạc long thủy quái. Khu đĩ thường để trống thông thoáng và có
chạm yếm trang trí gọi là vỉ ruồi.

Trang trí mái lưỡng long chầu hổ phù
Đỡ mái hiên bằng kẻ, hay bảy, một thanh chéo đỡ mái hiên vươn ra bằng nguyên tắc đòn
bảy rất hay. Không dùng hệ đấu – củng rất nhiều chi tiết như Trung Hoa.
Cột là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng công trình đều đặt lên các cột.
Cột tròn và to mập, phình ở giữa.

Chi tiết giằng cột chuẩn
Sức nặng công trình được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột chứ không chôn xuống
nền và chính sức nặng của công trình làm công trình ổn định và vững vàng.

Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần
công trình. So với kiến trúc Trung Hoa thích vẽ hình và sơn mầu sặc sỡ, kiến trúc cổ Việt
Nam thường để mộc mầu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có mầu nâu, thích chạm trổ.
Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam, tất cả các kích thước tính của công trình đều dựa theo
Thước Tầm, một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ. Đây là một điều độc
đáo, theo cách phân tích cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm là modulor của kiến trúc cổ Việt Nam
như modulor của kiến trúc Hy Lạp, tạo ra vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỉ lệ
chiều cao mái với phần chân cột, sự thích hợp với người gia chủ.

Thước Tầm
Căn nhà được xây dựng theo các vì nhà, sau đó các vì được dựng lên và nối với nhau
bằng các xà ngang và xà ngưỡng tạo thành một hình hộp, sau đố là lợp mái và làm tường
nhà. Vì nhà chính là đơn vị cơ bản khi nói đến kích thước ngôi nhà, giữa hai vì gọi là
“gian”. Vì nhà cũng là đặc trưng cho lối kiển trúc theo từng địa phương và từng thời kỳ,
tuy rất trung thành với thức kiến trúc cổ Việt Nam.
Khung nhà phân không gian nhà thành các gian nhà, thường có các bộ phận sau:

Tên gọi các cấu kiện bộ vì nhà và hệ mái
Cột là kết cấu đứng chịu nén, thường có các loại cột:
- Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính
- Cột quân hay cột con: cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính;
- Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước.

Liên kết đầu cột

Liên kết đầu cột

Liên kết cột – kẻ nóc

Liên kết chân cột

Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong
khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung,
thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:
- Xà lòng hay chếnh: liên kết các cột cái của khung;
- Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.
Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết
mộng, thường có các loại kẻ sau:
- Kẻ ngồi gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;
- Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài
conson qua cột hiên để đỡ phần chân mái.

Chi tiết hiên
Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm conson nằm trong khung liên kết vào cột quân
phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bảy. Đối với các
công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng
không có cột hiên, nên thường dùng bẩy hiên.
Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, khoá các đầu trên của các cột cái trong khung
(gác lên các cột cái).
Con rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng
lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các con
rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.
Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới
qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên
dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con
lợn có thể được thay bằng giá chiêng.
Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên
xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.
Các loại xà nằm ngoài khung gồm có:
- Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái giữa các khung với nhau.
- Xà hạ hay xà đại liên kết các cột cái giữa các khung, tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị

trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái.
- Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.
- Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức
độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.
- Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.
- Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.
Thượng lương, còn gọi là đòn đô ông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.
Các kết cấu mái:
- Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với
khung nhà.
- Dui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành), gối lên
hệ thống hoành.
- Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui.
khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành
– dui – mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch
màm và lợp ngói bên trên.
- Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời
tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp
mè.
- Ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng, bằng đất nung, trực tiếp chống
thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.

Chi tiết đỡ mái
Các chi tiết kiến trúc khác:
- Cửa bức bàn
- Con tiện
- Dạ tàu
- Đầu đao

Cửa dân gian

Nhà Việt cổ có thể làm theo:
- Hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc
- Hình thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà gồm
có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông góc
với các hàng cột trong các gian chính.
- Hình thức 8 mái chồng diêm.

Modulor trong thức cổ Việt Nam
Truyền thống người Việt thường làm theo nhà theo cơ số lẻ:
- Phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng
- Nhà 3 gian
- Nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 trái
- Nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 trái
- Nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 trái

Cơ sở tỷ lệ hài hoà giữa con người và kiến trúc
Một số hình ảnh tham khảo và so sánh
Hà Nội

Chùa Một Cột

Nghi môn Chùa Láng

Văn Miếu Môn

Tỷ lệ của Khuê Văn Các


Mặt đứng Khuê Văn Các


Chùa Kim Liên
Bắc Ninh

Phối cảnh góc Đình Bảng

Mặt đứng, mặt bên, mặt bằng Đình Bảng

Tỷ lệ Đình Bảng

Gác chuông chùa Bút Tháp
Thái Bình

Chùa Keo

Mặt cắt gác chuông Chùa Keo
Huế


Mặt cắt Đoan Môn


Triều Miếu ở kinh thành Huế

×