Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Hà Tỉnh năm học 2013 Môn Lịch Sử pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.45 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: LỊCH SỬ LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu)



Câu 1. (3,0 điểm)
So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông với phương Tây.
Nêu những đặc điểm kinh tế, xã hội và chính trị của các quốc gia đó.
Câu 2. (2,5 điểm)
Tại sao nói, thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ?
Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?
Câu 3. (2,5 điểm)
Trình bày những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại ở Tây
Âu. So sánh thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến.
Câu 4. (3,0 điểm)
Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà
nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời có vai trò như thế nào đối
với sự phát triển của lịch sử dân tộc?
Câu 5. (3,0 điểm)
Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
Câu 6. (3,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống
Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII.
Câu 7. (3,0 điểm)
Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như
thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV?



Hết

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Giám thị không giải thích gì thêm.




Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Đ
Ề CHÍNH THỨC

SỞ GD & ĐT HÀ
TĨNH


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP
THPT NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: LỊCH SỬ - LỚP 10


I. Hướng dẫn chung
1. Bài thi được chấm theo thang điểm 20
2. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu như trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như quy định.
3. Điểm bài thi được quy tròn đến 0,25 (ví dụ: 10,25 điểm quy tròn thành
10,5 điểm; 16,75 điểm quy tròn thành 17,0 điểm.
II. Đáp án và thang điểm

Câu Hướng dẫn chấm Biểu

điểm
Câu1
(3,0đ)
So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông với
phương Tây. Nêu những đặc điểm kinh tế, xã hội và chính trị
của các quốc gia đó.

a) So sánh
* Giống nhau: Dựa trên những tiến bộ của kĩ thuật và sản xuất
dẫn tới của cả dư thừa, xã hội phân chia giai cấp và nhà nước
xuất hiện.

0,25
* Khác nhau

- Thời gian: Phương Đông hình thành sớm (khoảng TNK IV – III
TCN). Phương Tây muộn hơn (khoảng TNK I TCN)

0,25
- Đặc điểm hình thành

+ Ở phương Đông, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế nông nghiệp từ rất sớm (lưu vực sông lớn, đất phù
sa màu mỡ, công cụ bằng gỗ hoặc đá cũng có thể canh tác được),
vì thế, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra sớm. Trên cơ sở đó, nhà
nước xuất hiện


0,25
+ Ở phương Tây, đất đai canh tác ít, khô, cứng, nên phải có công

cụ bằng sắt, việc trồng trọt mới có hiệu quả. Do đó, xã hội có
giai cấp và nhà nước ở phương Tây xuất hiện muộn hơn

0,25
b) Nêu đặc điểm
- Phương Đông:

+ Kinh tế: nông nghiệp tưới nước đóng vai trò chủ yếu, kết hợp
với nghề thủ công như làm gốm, dệt vải, đan lát Khép kín, tự
cung, tự cấp.
0,25
+ Xã hội: giai cấp thống trị gồm vua chuyên chế và đông đảo quý
tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ, họ có đặc quyền,
đặc lợi. Nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất và có vai

0,50

ỚNG DẪN
trò to lớn trong sản xuất Nô lệ là tầng lớp thấp nhất, chuyên làm
việc nặng nhọc, phục vụ quý tộc.
+ Chính trị: chế độ chuyên chế, vua có quyền lực tối cao, giúp
việc cho vua có hệ thống quan lại
0,25
- Phương Tây:

+ Kinh tế: Buôn bán đường biển và thủ công nghiệp đóng vai trò
quan trọng kết hợp với nông nghiệp trồng cây lưu niên Kinh tế
mở, giao lưu buôn bán với bên ngoài.

0,25

+ Xã hội: Chủ nô là lực lượng thống trị, sống giàu có, xa hoa. Nô
lệ là lực lượng đông đảo nhất, tạo ra của cải chủ yếu cho xã hội.
Bình dân là lực lượng dân tự do, coi khinh lao động, sống chủ
yếu nhờ vào trợ cấp xã hội.


0,50
+ Chính trị: thể chế dân chủ chủ nô
0,25
Câu 2
(2,5đ)
Tại sao nói thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn
hóa Ấn Độ? Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia
Đông Nam Á như thế nào?

a) Lí giải

- Sự thành lập vương triều Gúpta
+ Thời gian: trải qua 9 đời vua với gần 150 năm (319 – 467).
+ Địa bàn: Miền Bắc và Trung Ấn Độ.

0,25
- Thời kì Gúpta xuất hiện nhiều tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, điêu
khắc mang đặc trưng riêng biệt, làm cơ sở cho sự hình thành và
phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

0,25
- Biểu hiện

+ Tôn giáo:

. Đạo Phật: Xuất hiện vào thế kỉ VI TCN ở Đông Bắc Ấn Độ.
Dưới các vương triều Gúpta, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.
. Ấn Độ giáo (Hinđu giáo): Ra đời đầu công nguyên và phát triển
nhanh chóng, rộng rãi dưới vương triều Gúpta…



0,50
+ Chữ viết: Trên cơ sở chữ viết cổ, chữ Phạn ra đời và trở thành
văn tự chính thức của Ấn Độ. Chữ Phạn được dùng phổ biến
dưới thời Gúpta trong việc viết văn bia.
+ Kiến trúc và điêu khắc
. Kiến trúc Phật giáo phát triển với chùa hang, tượng Phật bằng
đá.
. Kiến trúc Ấn Độ giáo: Các đền hình tháp nhọn nhiều tầng bằng
đá, bằng đồng, được trang trí tỉ mỉ bằng những bức phù điêu độc
đáo…



0,50

+ Văn học: Mang tinh thần và triết lý Hin đu giáo
b) Ảnh hưởng

- Bằng con đường buôn bán, truyền đạo, văn hóa Ấn Độ đã ảnh
hưởng rõ rệt đến các nước Đông Nam Á.
0,25
- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á
đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình…

0,25
- Tôn giáo: Các quốc gia ở Đông Nam Á tiếp thu Phật giáo, Hin
đu giáo…
0,25
- Văn học: mô phỏng hoặc lấy tích từ các sử thi, truyện thần
thoại của Ấn Độ…
- Kiến trúc và điêu khắc: Mô phỏng kiểu kiến trúc Hin đu và
Phật giáo như tháp Chàm (Việt Nam), Ăngcovát (Cămpuchia),
Thạt Luổng (Lào)…

0,25
Câu 3
(2,5đ)
Trình bày những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện thành thị
trung đại ở Tây Âu. So sánh thành thị trung đại với lãnh đại
phong kiến.

a) Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại Tây Âu

- Từ thế kỉ XI, kinh tế lãnh địa phát triển, thủ công nghiệp tách
khỏi nông nghiệp

0,50
- Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra làm
cho sản xuất hàng hóa tăng.
- Một số thợ thủ công bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc
lại thân phận, đến sống tập trung ở ngã ba đường, bến sông để
buôn bán, trao đổi sản phẩm.



0,50
- Một số thành thị còn do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ
những thành thị cổ đại.
b) So sánh

- Đều là những đơn vị kinh tế cơ bản của các quốc gia phong
kiến Tây Âu

- Lãnh địa là một đơn vị kinh tế đóng kín, tự nhiên, tự cung tự
cấp; sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Hoạt động kinh
tế chủ yếu ở thành thị là thủ công nghiệp và thương nghiệp,
giao lưu, trao đổi với bên ngoài.

0,50
- Nông nô là lực lượng chủ yếu trong lãnh địa, phục tùng lãnh
chúa, bị bóc lột thuế và lao dịch nặng nề. Trong thành thị, thị dân
là lực lượng chủ yếu, họ sống theo tổ chức phường hội, thương
hội có cùng nghề nghiệp, có quan hệ bình đẳng.
0,50
- Lãnh địa phong kiến là biểu hiện của chế độ phong kiến tản
quyền, còn thành thị trung đại lại góp phần xây dựng chế độ
phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc ở Tây Âu.

0,50
Câu 4
(3,0đ)
Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra
đời của nhà nước Văn Lang. Sự ra đời của nhà nước Văn
Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển
của lịch sử dân tộc?


a) Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

- Biến chuyển kinh tế

+ Thời kì đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ bằng đồng thau
phổ biến và đã bắt đầu có công cụ bằng sắt. Nông nghiệp trồng
lúa nước khá phát triển ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã,
sông Cả…

0,50
+Nghề thủ công, chăn nuôi, đánh cá… được kết hợp với nghề
nông. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và
thủ công nghiệp đã hình thành.

0,50
- Biến chuyển về xã hội

+ Thời Phùng Nguyên, bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội
giữa giàu và nghèo. Đến thời Đông Sơn, sự phân hóa đó ngày
càng phổ biến.


0,50
+ Các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời thay thế dần cho
công xã thị tộc.
- Trên cơ sở biến chuyển của kinh tế, xã hội và nhu cầu chống
ngoại xâm, nhà nước Văn Lang ra đời (khoảng thế kỉ VII TCN).
0,50
b) Ý nghĩa: Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên

dựng nước. Xây dựng nền văn minh bản địa, đậm đà bản sắc dân
tộc.
1,00
Câu 5
(3,0đ)
Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
- Nghệ thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tấn công sang đất
Tống để đánh vào sự chuẩn bị về lực lượng, hậu cần của đối
phương, tạo tâm thế chủ động về phía ta
0,50
- Phòng thủ để tiến công: xây dựng phòng tuyến sông Như
Nguyệt, ngăn chặn bước tiến của địch, bảo vệ kinh thành Thăng
Long
0,50
- Thuật “Tâm công” (đánh vào lòng người): Khi đánh sang đất
Tống, ra “thảo phạt” để nhân dân Tống hiểu được mục đích của
cuộc tấn công mà quân Đại Việt tiến hành Đọc bài thơ “Thần”
ở đền Trương Hống, Trương Hát nhằm khích lệ lòng quân sĩ


0,50
- Thực hiện phản công đúng lúc: Khi quân giặc mệt mỏi, tinh
thần bất an do bị tiêu hao, bệnh tật , nhà Lý tổ chức đợt phản
công quyết định sang bờ Bắc sông Như Nguyệt, khiến quân địch
thiệt hại nặng

0,50
- Chủ động kết thúc chiến tranh: Lý thường Kiệt cho người đưa
thư sang trại giặc cầu hòa
0,50

- Những kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Tống Thời
Lý đã được Đảng ta kế thừa và phát huy trong quá trình lãnh đạo
cách mạng

0,50
Câu 6
(3,0đ)
Phân tích nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng
chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII.

- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Trước thế giặc mạnh,
so không quản ngại hy sinh, luôn có quyết tâm cao độ trong đấu
tranh chống giặc (hành động của Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn,
Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản)


0,50
- Tinh thần đoàn kết toàn dân

+ Đoàn kết trong nội bộ vương triều: hành động của Trần Quốc
Tuấn và Trần Quang Khải
0,50
+ Đoàn kết trong quân đội: Các vua Trần cùng vương hầu, quý

Hết



tộc trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh giặc. Nhà Trần ý thức cao
trong việc đoàn kết trong quân đội (Trần Quốc Tuấn từng nói:

“Cốt dùng được binh phải đồng lòng như cha con một nhà thì
mới cớ thể đánh được”).

0,50
+ Đoàn kết với dân: chính sách “khoan thư sức dân” được nhà
Trần chú trọng. Trên cơ sở đó, trong ba lần kháng chiến chông
Mông – Nguyên, nhà Trần đã phát huy được cao độ sức mạnh
của toàn dân để đánh bại kẻ xâm lược. Đoàn kết toàn dân là
nguyên nhân quan trọng quyết định dẫn tới thắng lợi của ba lần
kháng chiến


0,50
- Lực lượng lãnh đạo tài giỏi, nghệ thuật tiến hành chiến tranh
đúng đắn, sáng tạo: vai trò của các vua Trần, Trần Quốc Tuấn,
Trần Quang Khải ; rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện
“vườn không, nhà trống”, phản công chiến lược khi thời cơ đến,
lợi dụng địa hình xây dựng trận địa quyết chiến


1,00
Câu 7
(3,0đ)
Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và
hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV?

- Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê: Nhà nước quân chủ bước đầu được
xây dựng
0,50
- Thời Lý, Trần, Hồ; chính quyền trung ương được tổ chức ngày

càng chặt chẽ. Vua đứng đầu nhà nước quyết định mọi việc quan
trọng. Giúp vua có Tể tướng và một số đại thần Cả nước chia
thành nhiều lộ, trấn; tiếp đó là phủ, huyện, châu, xã
1,00
- Thời Lê Sơ:

+ Giai đoạn đầu, nhà nước quân chủ được tổ chức theo mô hình
thời Trần, Hồ
0,50
+ Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Ở trung ương, bãi bỏ
chức Tể tướng và đại hành khiển, vua trực tiếp quyết định mọi
việc; bên dưới là 6 bộ. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa
tuyên dưới đạo là phủ huyện, châu, xã Với cải cách hành
chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước phong kiến Đại
Việt được xây dựng hoàn chỉnh.
1,00

×