Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xáo tam phân không phải thần dược doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.99 KB, 7 trang )



Xáo tam phân không
phải thần dược

Trước tin đồn cây xáo tam phân ở Khánh Hòa có khả
năng chữa được “bách bệnh”, Viện Dược liệu (Bộ Y tế)
đã vào cuộc để tiến hành nghiên cứu và đã có kết quả
chính thức. Nhóm chuyên gia của Viện Dược liệu gồm TS
Phạm Thị Nguyệt Hằng, Nguyễn Minh Khởi và Đỗ Thị
Phương (Khoa Dược lý sinh hóa) đã tiến hành nghiên cứu
để làm sáng tỏ những thông tin trên.
Theo TS Hằng, cây xáo tam phân (tên khoa học là
Paramignya trimera), thuộc họ Cam (Rutaceae) nên có tên
đồng nghĩa là Atalantia trimera Oliv. Loài thực vật này phân
bổ ở tỉnh Bình Dương (Việt Nam) và Thái Lan. Tính đến thời
điểm này, chưa có bất kỳ nghiên cứu trong và ngoài nước
đánh giá tác dụng sinh học cũng như độc tính của loài thực
vật này.
Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường sắc nước xáo
tam phân để uống, tuy nhiên với cách này chỉ có thể chiết
được các chất phân cực. Để có kết quả chính xác từ loại thực
vật này, các chuyên gia đã chiết xuất methanol (ký hiệu XTP-
MeOH) xáo tam phân dùng để nghiên cứu tác dụng bảo vệ
gan và xác định độc tính để thử nghiệm trên chuột nhắt trắng
chủng Swiss albino (trọng lượng 20-22g), có cả chuột đực,
chuột cái, là những chuột khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn thí
nghiệm.
Nghiên cứu được tiến hành trên 5 dòng ung thư gồm ung thư
gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA
MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử


cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ
tử cung).

Những mẩu xáo tam phân như thế này đang được nhiều
người coi là “thần dược”, chữa bách bệnh
Thí nghiệm cũng cho thấy, với độc tính thấp, xáo tam phân
khá an toàn khi sử dụng. Cao chiết methanol xáo tam phân
không thể hiện tác dụng ức chế tăng enzym gan trên mô hình
gây viêm gan cấp thực nghiệm bằng paracetamol ở chuột
nhắt trắng với liều lượng 10 và 20g dược liệu/kg thể trọng.
“Tuy nhiên, đây không phải là đối tượng tiềm năng cho điều
trị viêm gan so với những dược liệu khác có cùng tác dụng”-
TS Hằng nói.
Còn trên 5 dòng tế bào ung thư, xáo tam phân bước đầu được
sàng lọc độc tính của những dòng tế bào này. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng, chỉ có phân đoạn XTP-Hx thể hiện độc tính
tế bào ở mức độ trung bình trên dòng tế bào ung thư gan, còn
lại các phân đoạn khác là rất yếu. Ngay cả tế bào ung thư cổ
tử cung cũng chỉ có tác dụng ở mức độ trung bình.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu sàng lọc tác
dụng độc trên một số dòng tế bào ung thư Invitro. Để khẳng
định chính xác để coi là loài dược liệu quý cần có những
nghiên cứu sâu hơn trên động vật, đánh giá cơ chế tác dụng
cũng như lâm sàng.
TS Hằng cho hay, Việt Nam là đất nước nhiệt đới, có nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Theo thống kê
của Viện Dược liệu giai đoạn 1961- 2005, có khoảng 4.000
loài thực vật đã được sử dụng là nguyên liệu làm thuốc, trong
đó có rất nhiều loài thực vật đã được sử dụng trong hỗ trợ
điều trị ung thư.

Một số cây thuốc cho thấy khả năng gây độc tế bào ung thư
rất mạnh như cao chiết methanol từ lá khổ sâm mềm Brucea
Mollis Wall.ex Kurz ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
gan, ung thư phổi, ung thư vú. Cao chiết mathanol từ toàn
cây nhãn chày (Dasymaschalon rostratum var.glaucum) và
thân, lá cây chuối con chồng (Uvaria grandiflora Roxb.ex
Hornem) là hai cây thuốc của đồng bào Pako (Quảng Trị)
cũng thể hiện độc tính rất mạnh trên một số dòng tế bào ung
thư biểu mô; tế bào ung thư phổi.
Chất Oxostrephanin được phân lập từ loài bình vôi
Strephania Brachyandra Diels có hoạt tính độc mạnh trên các
dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (LU), ung
thư màng tim (RD). Như vậy, nếu so sánh tác dụng tế bào
của các phân đoạn và hoạt chất xáo tam phân đã phân lập
được từ những cây thuốc trên thì xáo tam phân không phải là
đối tượng có nhiều thành phần chữa bệnh.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu để
đánh giá độc tính cũng như tác dụng sinh học của xáo tam
phân. Để có kết quả chính xác và sâu hơn của loài cây này
cần sự phối hợp của nhiều cơ quan nghiên cứu trong và ngoài
nước.

×