Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

GIÁO TRÌNH CÁ & BỆNH CÁ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


TS. NGUYỄN THỊ THU HÈ



GIÁO TRÌNH


CÁ & BỆNH CÁ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)



Student:……………………………….
Class:……………………






BUÔN MA THUỘT, NĂM 2008

1

LỜI NÓI ðẦU



Ngày nay, nuôi cá nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung ñang có sự chú
ý và quan tâm của các ban ngành. Ở nhiều dự án, phát triển nuôi cá là một hợp phần
rất quan trọng, góp phần ñáng kể trong việc cải thiện ñời sống người dân. Trong
lĩnh vực nuôi cá không thể không quan tâm ñến việc phòng trị bệnh cá, nhất là trong
các ao nuôi thâm canh, mật ñộ quá dày, sử dụng nhiều thức ăn, phân bón.
Nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới ñời sống, năng suất thủy
vực và phòng, trị bệnh cho cá là những vấn ñề cơ bản của môn học “Cá và bệnh cá”
- môn học cho sinh viên ngành Thú y, trường ðại học Tây Nguyên. Giáo trình này
nhằm trang bị những hiểu biết cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng ñến nuôi cá, phòng
trị bệnh cá, nâng cao năng suất cá nuôi trong các thủy vực. Khi học xong người học
có thể chỉ ñạo, hướng dẫn kỹ thuật và trực tiếp thực hiện các hoạt ñộng nuôi cá.
ðây là giáo trình ñược cấu tạo phù hợp với trình ñộ của sinh viên ngành thú
y và kế hoạch, thời gian phân bố của Trường. Nó dựa trên thành tựu của nhiều môn
học, gần nhất là môn Nuôi trồng thủy sản.
Sau khi học, yêu cầu người học nhận thức ñược những vấn ñề sau:
Hiểu ñược những vấn ñề cơ bản nhất của giáo trình, cách bố cục giữa các
chương và tính lôgich của chương trình.
Biết áp dụng những kiến thức ñã học ñể giải thích những hiện tượng bệnh lý
của cá xảy ra trong các ao nuôi, biết phòng và trị bệnh cá, không ngừng nâng cao
trình ñộ kỹ thuật ñể góp phần giải quyết và nâng cao năng suất cá nuôi.
Môn học này tại các trường khác bao gồm hai môn: Sinh thái học của cá và
Bệnh học cá. Cả hai môn hiện nay ñược giảng ở nhiều trường trên thế giới. Ở Việt
Nam môn học ñược giảng ở Trường ðại học Thủy sản, Khoa Thủy sản trong các
trường ðại học Nông nghiệp trên cả nước, các Trường Trung cấp và cao ñẳng thủy
sản, các Viện Nuôi trồng thủy sản và một số ban ngành có liên quan.
Tại Trường ðại học Tây Nguyên, giáo trình Cá và bệnh cá ñược soạn theo
một kết cấu riêng, phù hợp với yêu cầu môn học và phù hợp với sự phát triển của
ngành thủy sản trong giai ñoạn hiện nay.
Giáo trình chắc chắn có những thiếu sót, chúng tôi mong có sự góp ý của tất
cả những người quan tâm ñến nuôi trồng thủy sản nói chung và phòng trị bệnh cá

nói riêng ñể giáo trình ñược ngày càng hoàn thiện.


Tác giả




TS. Nguyễn Thị Thu Hè

2

CHƯƠNG MỞ ðẦU


1. ðặt vấn ñề
Muốn nuôi cá ñạt năng suất cao yêu cầu phải nắm ñược và tìm cách khắc
phục các yếu tố môi trường ảnh hưởng xấu ñến ñời sống cá, ñảm bảo các yếu tố kỹ
thuật tổng hợp như môi trường nước sạch, số lượng, chất lượng con giống tốt, thức
ăn ñầy ñủ, phòng bệnh và ñịch hại cho cá kịp thời. Trong ñiều kiện ao nuôi do mật
ñộ cá dày, thức ăn cho cá nhiều, phân bón dư thừa dễ gây ô nhiễm cho ao nuôi, vì
vậy cá nuôi dễ bị mắc bệnh hơn cá ngoài các thủy vực tự nhiên. Trong thời gian qua
bệnh cá liên tiếp xảy ra trong các ao nuôi của các hộ gia ñình gây ra những tổn thất
lớn trong sản xuất nghề cá. ðể giúp cho người nuôi cá tránh ñược những rủi ro về
bệnh, cần phải trang bị kiến thức phòng và chữa bệnh cá cho người nuôi. ðây là các
kiến thức ñược ñúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất và các kết quả nghiên cứu
trong một thời gian dài, hy vọng sẽ giúp cho những người quan tâm có ñược những
hiểu biết cơ bản về cá và các bệnh cá ñang xuất hiện trong các thuỷ vực, từ ñó có
những biện pháp hữu hiệu ñể phòng trị.
ðây là môn khoa học tổng hợp kế thừa thành tựu của nhiều môn học khác:

Môn giải phẫu, phân loại, tổ chức mô phôi, sinh lý, sinh thái học của cá ñể
làm cơ sở ñi sâu nghiên cứu phát hiện bệnh cá chính xác.
Môn học thủy lý, thủy hóa, vi sinh vật, ñặc ñiểm sinh học của cá sẽ cung cấp
ñược những kiến thức ñể xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh cá.
Hiểu sâu ñặc tính lý hóa học của thuốc sẽ có cơ sở sử dụng thuốc tốt hơn.
Kỹ thuật nuôi cũng là căn cứ ñể chữa bệnh cá có hiệu quả cao.
Vì thế muốn nghiên cứu bệnh cá cũng cần phải tham khảo các môn học khác và
hiểu sâu về chúng.
2. Lịch sử phát triển của khoa học cá và bệnh cá
Trên thế giới, nghề nuôi cá ñã có từ lâu ñời. Khi con người biết nuôi cá ñã
chú ý ñến năng suất cũng như sản lượng cá nuôi. Tuy nhiên người ta chỉ chú ý ñến
thức ăn và chăm sóc cá khi nuôi, ít người suy nghĩ ñến việc phòng và trị bệnh cá.
Khoa học bệnh cá còn rất trẻ, cuối thế kỷ 18 mới bắt ñầu phát triển. ðầu tiên các
nhà khoa học chỉ phát hiện ra bệnh cá và mô tả phân loại ký sinh trùng ký sinh trên
cơ thể cá, mãi cuối thế kỷ 19 vi khuẩn gây bệnh cá mới bắt ñầu ñược nghiên cứu.
Thế kỷ 20 ñội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật lớn mạnh dần, các kết quả nghiên cứu
về bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm ở cá ñược công bố ngày càng nhiều. Kết
quả nghiên cứu ñã thu ñược những thành tựu ñáng kể, ñã tìm ra nguyên nhân gây
bệnh cho cá và có các biện pháp phòng trị hữu hiệu góp phần nâng cao năng suất cá
nuôi. Cuối thế kỷ 20 một số công trình nghiên cứu bệnh cá, tôm do vi rút, vi khuẩn
gây ra ñã ñược công bố.
Ở Việt Nam, trước hòa bình lập lại ở miền Bắc 1954, một số nông dân ñã
biết nuôi cá và phòng trị bệnh một cách ñơn giản như dọn tẩy ao nuôi trước khi thả
cá, vớt cá bột về nuôi phải lọc cá dữ cá tạp.
Sau 1954, ñất nước bị chia làm hai miền, miền Bắc phát triển nuôi trồng thủy
sản, ñội ngũ cán bộ ñược ñào tạo cả trong và ngoài nước. Năm 1960, tổ nghiên cứu
bệnh cá ñầu tiên ñược thành lập ở Việt Nam. Công tác nghiên cứu bệnh cá phát hiện
ra bệnh ký sinh trùng mỏ neo và bệnh nấm thủy mi bắt ñầu vào năm 1961 tại các ao
nuôi thuộc thành phố Hà Nội. Năm 1968, công trình nghiên cứu bệnh cá ñầu tiên ở


3

nước ta ñược công bố với luận án PTS của Hà Ký, tác giả ñã mô tả 120 loài ký sinh
trùng ký sinh trên cá trong các thủy vực nước ngọt miền Bắc Việt Nam.
Sau khi ñất nước hoàn toàn thống nhất, công tác nghiên cứu Bệnh cá dần dần
tiến vào trong Nam, Trường ðại học Thủy sản chuyển từ Hải phòng vào thành phố
Nha trang ñã ñào tạo một ñội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nghề cá cho các tỉnh
phía Nam, trong ñó có cán bộ khoa học kỹ thuật nghiên cứu về phòng và chữa bệnh
thủy sản. Các cơ quan Thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi thủy sản ñược xây dựng và
triển khai nhiều ñề tài nghiên cứu bệnh thủy sản. Trường ðại học Thủy sản ñã có
các công trình công bố về ñiều tra khu hệ kỹ sinh trùng cá nước ngọt, cá biển một số
tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung. Viện nghiên cứu Nuôi trồng
thủy sản I (Bắc Ninh) và Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Thành phố Hồ Chí
Minh) nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng ký sinh ở cá nuôi tại các thủy vực nước ngọt
ñồng bằng sông Cửu long. Cuối thế kỷ 20, do yêu cầu của công tác nuôi trồng thủy
sản, các nghiên cứu hướng về bệnh thủy sản do vi rút, vi khuẩn gây ra, các nghiên
cứu ñã thu ñược những kết quả khả quan ban ñầu, tuy nhiên vẫn chưa ñáp ứng ñược
những nhu cầu cấp bách hiện nay.
3. Nhiệm vụ của môn học
-Phục vụ sản xuất nghề nuôi trồng thủy sản. Trước ñây với những hình thức
nuôi quảng canh, mật ñộ cá thưa, số lượng phân bón và thức ăn dư thừa trong các ao
nuôi không nhiều, sự ô nhiễm nước chưa ñến mức ñộ báo ñộng, cá ít mắc bệnh.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, việc nuôi thâm canh
sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, vấn ñề ô nhiễm môi trường thủy vực ngày càng phải
quan tâm, dịch bệnh ở thủy sản sẽ ngày càng nghiêm trọng. Những hiện tượng mất
mùa cá nuôi do dịch bệnh diễn ra ở khá nhiều nơi. Vì vậy phòng và trị bệnh thủy
sản ngày càng là công việc cấp thiết và quan trọng.
-Tổng kết các công trình nghiên cứu, áp dụng vào phòng và trị bệnh cho cá
ñể ñáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất ñồng thời nâng cao trình ñộ môn
học kịp với các ngành khoa học khác.


4

CHƯƠNG 1:
YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI ðỜI SỐNG CÁ
VÀ MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ NUÔI


BÀI 1: MỘT SỐ YẾU TỐ VÔ SINH TRONG NƯỚC


1.1 ðặc ñiểm của hoạt ñộng nuôi cá
1.1.1 Tiêu chí ñối với các loài cá nuôi:
Cá chóng lớn, thịt ngon, ñược nhân dân ưa chuộng, giá rẻ, có sức chịu ñựng
với bệnh tật.
Cá sinh sản tự nhiên hoặc có thể ñẻ nhân tạo ñược, thích nghi với ñiều kiện
của ñịa phương về ñiều kiện khí hậu, về ñiều kiện môi trường nước và ñiều kiện
kinh tế, xã hội. Thức ăn ñơn giản, rẻ tiền, phù hợp ñịa phương.
Tận dụng các mặt nước hoang hoá ñể nuôi cá và chuyển biến tập quán thả cá
của dân sang nuôi theo quy trình kỹ thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật ñể không
ngừng nâng cao năng suất, tạo nhiều thực phẩm tươi sống cho người dân tại chỗ,
tăng thu nhập cho họ.
1.1.2 Các công việc chủ yếu:
Chuẩn bị ao nuôi.
Thao tác vận chuyển cá giống.
Quản lý, chăm sóc.
Thu hoạch.
Phòng và trị bệnh cá có ở tất cả các công việc trên.
1.1.3 Công cụ lao ñộng:
Lưới, vợt, cuốc, xẻng, ñăng, giai, lồng, bè, xô, chậu, liềm, quang, sọt, máy

bơm nước, dụng cụ ño pH.
1.1.4 ðiều kiện lao ñộng:
Yêu thích nghề nuôi cá.
Có mong muốn thành thạo nghề nuôi cá, có tính kiên trì, cẩn thận.
1.2 Nước, các yếu tố môi trường nước, quan hệ của chúng với thủy sinh vật
Mỗi cơ thể, quần thể loài sinh vật bất kỳ, kể cả con người ñều sống dựa vào
môi trường ñặc trưng của mình, ngoài mối tương tác ñó sinh vật không thể tồn tại
ñược. Môi trường ổn ñịnh, sinh vật sống ổn ñịnh và phát triển hưng thịnh, khi môi
trường suy thoái sinh vật giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Nếu môi trường bị
phá hủy thì sinh vật cũng bị phá hủy theo. Có nghĩa là sinh vật sống trong môi
trường phải chịu ảnh hưởng của môi trường, khi có một yếu tố của môi trường thay
ñổi thì sinh vật trong môi trường sẽ chịu ảnh hưởng của sự thay ñổi ñó. Theo bản
chất của tác nhân trong môi trường có thể chia thành ba loại:
Tác nhân vô sinh: tác ñộng lý hóa học của môi trường vô sinh như nhiệt ñộ, ánh
sáng, nồng ñộ muối
Tác nhân hữu sinh: tác ñộng của các sinh vật với nhau
Ảnh hưởng của con người ñến sinh vật: kỹ thuật nuôi, khai thác, thuần hóa
Các tác nhân khác nhau thích nghi với môi trường khác nhau. Có loài thích
ứng rộng, có loài thích ứng hẹp. Mỗi sinh vật có một kiểu trao ñổi chất ñặc trưng và
xác ñịnh, không có trao ñổi chất thì sinh vật không thể tồn tại. Nếu như một nhân tố
môi trường thay ñổi phá vỡ sự cân bằng của trao ñổi chất thì sinh vật ñó hoặc là

5

phải tự ghép mình vào những ñiều kiện thuận lợi nhất của môi trường hay phải thay
ñổi tính chất trao ñổi chất. (Thí dụ: ếch nhái hình thành từ lớp cá khi khô cạn). Tuy
nhiên các yếu tố môi trường ảnh hưởng ñến sinh vật không giống nhau ở tất cả mọi
ñiều kiện thay ñổi, chúng ta lần lượt xét một vài yếu tố chính. Trước hết phải nói
ñến môi trường của thủy sinh vật, ñó là nước.
1.2.1 Nước-môi trường sống của thủy sinh vật

Trọng lượng riêng của băng nguyên chất ở 0
0
C là 0,9168 nhẹ hơn nước ở
cùng nhiệt ñộ (0,99987) khoảng 8,5%. ðiều này giải thích sự trôi của các tảng băng
trên nước, thủy sinh vật có khả năng sinh sống ở tầng dưới băng vì nước có khả
năng thu nhiệt và tỏa nhiệt. Trọng lượng riêng của nước ñạt cực ñại là 1 ở 3,98
0
C,
vượt quá nhiệt ñộ ñó, nước nở ra và tỷ trọng của nước giảm ñi một cách tuyến tính
với sự tăng nhiệt.
Tỷ trọng của nước còn tăng gần như tuyến tính theo sự gia tăng của hàm
lượng các muối hòa tan. ðộ muối của phần lớn các vực nước ngọt nằm trong
khoảng 0,01-1,00g/l, thường giữa 0,1-0,5g/l. ðộ muối cũng làm giảm nhiệt ñộ của
nước. Càng xuống sâu áp lực của nước càng tăng, mỗi loài thủy sinh vật chỉ thích
ứng với một áp lực nhất ñịnh. Thí dụ: cá Chép ở 100atm cá sống bình thường,
200atm cá bất ñộng và 300 atm cá chết. Áp lực còn gây biến ñổi hệ thống sol và
gen, trong thí nghiệm người ta còn thấy nó có thể thay ñổi giới tính.
Bảng 1: Sự biến ñổi của tỷ trọng (g/ml) của nước chứa muối
ðộ muối(‰) Tỷ trọng của nước ở 4
0
C
0 1.00000
1 1.00085
2 1.00169
3 1.00251
10 1.00818
35 1.02822
Nhiệt riêng (Specific heat: lượng nhiệt tính bằng Calo cần thiết ñể nâng nhiệt
ñộ của một ñơn vị khối lượng vật chất lên 1
0

C): Nước có nhiệt riêng rất lớn (1). Nó
như chất ñệm ñối với sự giao ñộng nhiệt, ñủ khả năng cải thiện ñiều kiện khí hậu
của một vùng ñất nằm kề các vực nước lớn. Tốc ñộ lạnh ñi hay nóng lên của nước
bao giờ cũng chậm hơn trên cạn, vì thế mùa thủy văn bao giờ cũng chậm hơn mùa
khí hậu.
Nước còn là một dung môi hòa tan nhiều chất hữu cơ và vô cơ thành một
môi trường dinh dưỡng cung cấp cho thủy sinh vật.
Nước có ñộ dẫn ñiện và truyền âm cao. Nước là một chất ñiện ly lớn nên cân
bằng áp suất thẩm thấu của thủy sinh vật với môi trường nước dễ dàng.
Nước luôn trong trạng thái vận ñộng theo cả chiều thẳng ñứng và chiều nằm
ngang, mang theo thức ăn trực tiếp và gián tiếp cho thủy sinh vật, cung cấp nhu cầu
ôxy, ñiều hòa nhiệt ñộ, ñộ mặn, khí hòa tan trong nước, Ngoài ra dòng chảy còn
ảnh hưởng tới di cư dinh dưỡng và di cư kiếm mồi, nhất là những loài cá sinh sản
cần có dòng chảy.
Bên cạnh những tính chất của nước có ý nghĩa rất quan trọng tới ñời sống
thủy sinh vật thì nền ñáy cùng với nước là tác nhân xác ñịnh hay chuyển ñộng sinh
vật trong thủy vực. Nếu nền ñáy không ổn ñịnh gây nên sự xáo trộn thủy sinh vật
ñáy về dinh dưỡng, về sinh trưởng, một số loài cá sinh sản vùi trong ñáy nếu nền
ñáy không ổn ñịnh dễ làm trứng bị phá hủy hoặc lơ lửng trong nước.

6

Tính chất của nền ñáy còn ảnh hưởng tới sự chuyển ñộng của sinh vật ñáy,
khả năng bám, kiếm mồi của chúng, song chất ñáy không những ảnh hưởng tới sinh
vật ñáy mà còn ảnh hưởng tới các thủy sinh vật sống trong các tầng nước khác, thí
dụ: nền ñáy bị xáo trộn các loài cá ăn trôi nổi dễ bị nổi ñầu do thiếu ôxy. Chất ñáy
còn ảnh hưởng tới khả năng cung cấp thức ăn cho các loài cá ăn thực vật cỡ lớn.
Tính chất quan trọng của nền ñáy là kích thước các hạt, ñộ ñậm ñặc và bền
vững trong sự sắp xếp của chúng, khả năng giữ các chất lắng ñọng, sự bào mòn bởi
dòng chảy.

1.2.2 Nhiệt ñộ nước
Nguồn nhiệt lớn nhất nước nhận ñược là từ mặt trời, sau ñó là sự phân hủy
các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Trên hành tinh khoảng nhiệt tồn tại là 1000
0
C, song sự sống chỉ có mặt từ -
20 ñến 100
0
C. ða số các loài thủy sinh vật hẹp nhiệt (0 -50
0
C), một số vi sinh vật và
tảo ở suối nước nóng có khả năng chịu ñược khoảng 80-88
0
C, một vài loài côn
trùng sống ở 52
0
C.
Nhiệt ñộ nước ổn ñịnh hơn nhiệt ñộ không khí và thường thấp hơn do ñó
thủy sinh vật hẹp nhiệt hơn sinh vật trên cạn.
Nhiệt ñộ trong hành tinh phân bố trong các vực nước khác nhau do nguyên
nhân về yếu tố ñịa lý (vĩ ñộ), khí hậu (ngày ñêm, mùa, năm).
Nhiệt ñộ trong thủy vực còn phân bố theo tầng do nguyên nhân sự truyền
nhiệt của nước kém.
Do sự xáo trộn của các khối nước mà mỗi nơi, mỗi thời ñiểm có sự phân bố
ñặc trưng, có loài ưa ấm, có loài ưa lạnh, có loài rộng nhiệt, có loài hẹp nhiệt. Ở các
vùng ôn ñới và nhiệt ñới ở lớp nước sâu nhiệt ñộ thấp và ổn ñịnh hơn lớp mặt., giới
hạn -1,7 ñến -2
0
C. Nhiệt ñộ tầng mặt biến ñổi theo nhiều yếu tố: nhiệt ñới 26-27
0

C,
ôn ñới 13-14
0
C, ở cực 0
0
C. Ở vùng cực sự phân bố nhiệt ñộ theo tầng ngước với hai
vùng trên.
Như vậy vùng ôn ñới sự giao ñộng nhiệt ở tầng mặt lớn hơn.
Trong giới hạn sinh thái của mình, ở những loài ưa lạnh các quá trình sinh lý
ñược ñẩy mạnh trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp, khi nhiệt ñộ nước nâng cao, các quá
trình ñó giảm và ñi tới ñình chỉ, ở những loài ưa ấm bức tranh trên ngược lại.
Riêng cá là loài biến nhiệt nên quá trình hình thành nhiệt hay tích tụ (thải
nhiệt) thấp hơn so với các loài sinh vật ñồng nhiệt và nhiệt ñộ phát triển liên quan
chặt chẽ ñến môi trường. Thí dụ: cá chép 1,05kg trong một ngày ñêm thải ra 10,2
kgCal/kg cơ thể dưới dạng nhiệt, con sáo 0,75kg trong một ngày ñêm thải ra 240
kgCal/kg cơ thể.
Nhiệt ñộ nước cần thiết cho sự phát triển của thủy sinh vật, trao ñổi chất
ñược tăng cường khi nhiệt ñộ tăng song ñến một nhiệt ñộ nào ñó quá giới hạn cho
phép thủy sinh vật lại ngừng trao ñổi chất và ngoài giới hạn cho phép thủy sinh vật
bị chết. Như vậy mỗi loài có một giới hạn nhiệt ñộ nào ñó (ngưỡng nhiệt ñộ) và có
một nhiệt ñộ cực thuận cho thủy sinh vật phát triển, quá nóng cá men bị phá hủy,
quá lạnh dịch bị ñông và thủy sinh vật sẽ chết.
Khi cá ñẻ có một nhiệt ñộ cực thuận, ngoài giới hạn sinh thái trứng sẽ bị ung
hoặc cá nở sẽ bị dị hình. Như vậy nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến sự chín mùi của tế bào
sinh dục, không những ñẩy nhanh quá trình chín mùi của thủy sinh vật mà còn ảnh
hưởng ñến cấu trúc hiển vi và thành phần hóa học của trứng cá.

7

Sự thích nghi với sự biến ñổi của nhiệt ñộ còn ñược thể hiện ở những dấu

hiệu hình thái của thủy sinh vật như các dạng hình của ñộng vật nổi trong mùa ñông
và mùa hè hoặc sự di cư của thủy sinh vật.
Tất nhiên sự biến ñổi nhiệt ñộ nước còn ảnh hưởng tới các ñiều kiện vật lý,
hóa học của nước mà những yếu tố này tác ñộng trực tiếp ñến ñời sống sinh vật. Sự
thay ñổi nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến cường ñộ trao ñổi chất của cá liên quan ñến tác
dụng ñộc của của các chất lên cơ thể cá.
Nói chung nhiệt ñộ ảnh hưởng rất lớn ñến ñời sống thủy sinh vật, nó có tính
chất quyết ñịnh ñến ñời sống của thủy sinh vật, chế ñộ của nước quyết ñịnh ñến sự
phân bố của sinh vật theo ñộ sâu, theo vĩ ñộ, theo mùa, ảnh hưởng ñến sinh trưởng,
sinh sản của tất cả các loài thủy sinh vật.
1.2.3 Ánh sáng
Ánh sáng trong nước là ánh sáng mặt trời cung cấp cùng với sự phát quang của thủy
sinh vật
Sự phản xạ
Các tia ñơn sắc chiếu xuống hành tinh bị hấp thụ ở các mức ñộ khác nhau, nó
phụ thuộc vào thành phần các chất trong khí quyển (O
3
, O
2
, H
2
O, bụi ). tầng Ô zôn
hấp thụ 90% các tia cực tím. Khi chiếu xuống mặt ñất sự suy giảm cường ñộ áng
sáng biến ñộng với các tia có bước sóng dài, tương ñối ổn ñịnh với những tia có
bước sóng ngắn.
Bức xạ mặt trời tác ñộng thủy vực không hòan tòan xâm nhập vào nước mà
phản xạ lại khí quyển một cách ñáng kể. Mức phản xạ (R) của ánh sáng trực tiếp
không phân cực ñược biểu diễn bởi phương trình:

1


sin
2
(i - r) tg
2
(i - r)
R =

2

{

sin
2
(i + r)
+

tg
2
(i + r)
}

Trong ñó: i là góc tia tới, r là góc khúc xạ
Hàm này chỉ ra rằng mức ñộ phản xạ phụ thuộc vào ñộ nghiêng của mặt trời
so với mặt ñất. Ví dụ: khi mặt trời lên cao khỏi ñường chân trời 10
0
so với mặt ñất
thì lượng phản xạ tăng từ 10 - 40%, ngược lại mặt trời lên cao 40
0
thì lượng phản xạ

chỉ còn 8- 10%, ở vùng xích ñạo tia chiếu thẳng góc ñã cung cấp nguồn bức xạ lớn
và tương ñối ổn ñịnh, ra khỏi vùng này bức xạ thay ñổi luân phiên theo vùng khí
hậu, ở ñỉnh cực của trái ñất năng lượng trực tiếp của mặt trời giảm ñến số 0 quá 1/3
thời gian trong năm. Do vậy các thủy vực ở vùng cực chỉ nhận ñược nguồn bức xạ
từ các nguồn gián tiếp. Bức xạ gián tiếp từ bầu trời xuống mặt nước cũng bị phản xạ
lại khí quyển nhưng ở mức ñộ nhỏ hơn, nó phụ thuộc vào ñiều kiện bầu trời, ví dụ
trời u ám lượng áng sáng phản xạ lại khí quyển tà thủy vực giảm, giá trị trung bình
mất ñi do phản xạ gián tiếp khỏang 6,5%, lượng này có thể thấp ñi do ñịa hình.
Khi mặt nước bị xáo trộn sự phản xạ ánh sáng tăng lên, khi góc tia tới thấp
vào khoảng 50 thì phản xạ 20%, góc tia tới lớn hơn 50 ñến 100 thì phản xạ 10%
song phản xạ lại nhỏ ñi khi tia tới lớn hơn 150. Sóng lớn sự phản xạ chỉ giảm ñi ñôi
chút vì áng sáng chiếu vào gần vuông góc với thành sóng.
Ánh sáng ở phần ñỏ của quang phổ phản xạ lớn hơn so với các tia có tần số
cao nhất là ở góc chiếu thấp.
Sự tán xạ trong nước
Sự tán xạ trong nước làm nước mất ñi một năng lượng ñáng kể, ở các vực
nước trong, khi ánh sáng chiếu xuống thẳng góc, tức là loại trừ ánh sáng phản xạ thì
một bộ phận của nó bị các chất lơ lửng trong nước hấp thụ, còn bộ phận khác bị tán

8

xạ. Sự tán xạ năng lượng ánh sáng cũng có thể xem xét ñơn giản như sự phản xạ
tổng hợp từ cấu trúc dày ñặc của góc chiếu ngay trong thủy vực. Năng lượng tán xạ
thay ñổi theo số lượng các phần tử các chất hữu cơ lơ lửng và những ñặc tính quang
học của chúng, biến ñộng theo ñộ sâu, theo mùa. Thí dụ: các vật liệu Silic gây tán
xạ kém hơn so với các chất lơ lửng ñục. Ở những nơi giàu chất lơ lửng gồm cả
Phytoplankton, mức ñộ tán xạ tăng. Trong nước rất sạch, ánh sáng tán xạ xuất hiện
ở dải xanh của quang phổ nhìn thấy. Khi nước giàu chất lơ lửng và kích thước của
chúng tăng lên thì bức xạ sóng dài bị tán xạ nhiều hơn, còn ánh sáng có bước sóng
ngắn lại bị hấp thụ nhiều hơn. Ở nơi nước cứng, giàu CaCO3 thì ánh sáng tán xạ là

ánh sáng lam, còn các vùng nước giàu chất hữu cơ thì ánh sáng tán xạ thuộc dải lam
vàng lại chiếm ưu thế.
Sự tán xạ ánh sáng ñược coi như là nguồn năng lượng bổ sung cho quá trình
quang hợp của tảo và các hoạt ñộng cần ánh sáng khác của sinh vật. Số lượng ánh
sáng tán xạ có thể ñạt ñến 25% lượng ánh sáng ñược hấp thụ. Một bộ phận lớn ánh
sáng tán xạ cũng quay trở lại mặt nước và có ñến 80-90% tổng lượng bức xạ trở lại
khí quyển.
Sự truyền ánh sáng và hấp thụ ánh sáng trong nước
Tổng năng lượng bức xạ chiếu xuống nước thì 97% phản xạ lại khí quyển,
phần rất nhỏ xâm nhập vào nước và bị hấp thụ nên tán xạ giảm ñi rất nhanh theo ñộ
sâu rồi tắt hẳn. Sự hấp thụ ñược coi như sự giảm của năng lượng do biến ñổi thành
nhiệt. Nói chung ở lớp nước dày 1m thì có tới 53% tổng năng lượng ánh sáng biến
ñổi thành nhiệt.
Hệ số suy giảm chung bao gồm sự suy giảm gây ra do nước, sự hấp thụ của
các phân tử lơ lửng, ñặc biệt là các phân tử mang màu. Ở nơi nước sạch những phân
tử lơ lửng ít ảnh hưởng lên sự hấp thụ. Nơi nước xáo trộn sự hấp thụ cũng tăng rất
ñáng kể.
Nước tự nhiên giàu chất hữu cơ, nhất là a xit humic, chúng gây ảnh hưởng
lớn ñến sự hấp thụ chung của nước. Thường ánh sáng của phần hồng ngoại và ñỏ bị
hấp thụ mạnh tạo nên hiệu suất nhiệt cao ở lớp nước bề mặt sâu 1m. Ở nước cất tia
cực tím bị hấp thụ nhiều lên ñáng kể
Sự truyền và hấp thụ ánh sáng trong nước có thể tiếp cận bằng nhiều cách:
ñơn giản là phương pháp của EA. Birge, liên quan ñến cường ñộ chiếu sáng trên cơ
sở công thức:
(I
0
- I
z
)/I
0

x 100
Trong ñó: I
0
là cường ñộ ánh sáng trên mặt nước
I
z
là cường ñộ ánh sáng ở ñộ sâu z mét
Màu nước và ñộ trong
Màu quan sát ñược của nước là kết quả của sự tán xạ của nước lên phía trên
sau khi ñã ñi qua những ñộ sâu khác nhau và qua sự hấp thụ có chọn lọc trên ñường
ñi.
Những tia sáng có bước sóng ngắn chiếm ưu thế khi quan sát, vì vậy ánh
sáng chúng ta quan sát ñược thường thấy là màu lam. Keo CaCO
3
rất phổ biến ở
vực nước cứng, gây tán xạ ánh sáng lục và lam làm cho nước có màu xanh lam ñặc
trưng. Số lượng lớn các chất vô cơ có ở trong nước phát ra màu nâu. Màu ñược ño
bằng các thang màu tiêu chuẩn.
ðộ trong của nước
ðể xác ñịnh ñộ trong của nước người ta dùng ñĩa Secxi do nhà khoa học Ý
Secchi ñề xuất. Theo phương pháp này người ta quan sát bằng mắt thường tại một

9

ñiểm mà ở ñó một ñĩa trắng mất khỏi tầm nhìn khi cho ñĩa chìm xuống hay ñĩa bắt
ñầu xuất hiện khi ta kéo ñĩa từ tầng sâu không nhìn thấy lên. Tuy nhiên việc ño ñộ
trong bằng ñĩa secxi không cho ta khả năng xét ñến sự phân bố ánh sáng trong nước
và thể hiện nó về mặt số lượng. ðộ trong Secxi chính là hàm của sự phản xạ ánh
sáng từ mặt ñĩa nên bị ảnh hưởng do ñặc tính hấp thụ của nước.
Ảnh hưởng của ánh sáng ñến cá

ðối với cá, thức ăn trong thủy vực (cụ thể là thực vật phù du) sinh sản và
phát triển ñược chủ yếu do quá trình quang hợp dưới tác ñộng của ánh sáng mặt
trời. Nếu không có ánh sáng mặt trời những loại thức ăn có diệp lục không thể tồn
tại và sinh sản. Như vậy trong quá trình tạo hợp chất hữu cơ trong thủy vực ánh
sáng có vai trò rất lớn. Aïnh sáng ảnh hưởng ñến tăng trưởng ñộng vật ít hơn thực
vật song người ta ñã quan sát thấy cá Ngạnh Canaña hoạt ñộng tích cực vào ban
ñêm và sinh trưởng tốt nhất trong ñiều kiện tối hoàn toàn, sự lột xác của cua
Gecacinus xảy ra khi ánh sáng liên tục.
Cơ quan cảm giác ánh sáng là mắt. Ánh sáng ảnh hưởng tới sự di ñộng, phân
bố của thủy sinh vật theo ñộ sâu, ñặc biệt với thực vật quang hợp. Chính vì có hiện
tượng quang hợp mà ô xi trong thủy vực ñược cung cấp khá nhiều. Sự phân chia các
loại thực vật theo tầng nước kéo theo sự phân chia tầng dinh dưỡng của ñộng vật
trong nước. Ở cá ánh sáng cần thiết cho hoạt ñộng bắt mồi, trốn tránh kẻ thù, tìm
hướng chuyển ñộng.
Như trên ñã nói cơ quan cảm giác ánh sáng của cá là mắt nên ở tầng ñáy
không có ánh sáng chiếu mắt cá không phát triển. Những loài sống trong hang tối,
mắt có thể chuyển từ trạng thái phát triển sang mù.
Ngoài tác ñộng lên mắt cá, ánh sáng còn có những tác ñộng khác lên ñời
sống của cá như thiếu ánh sáng thì có hiện tượng thiếu sinh tố.
Ánh sáng còn có tác ñộng lên khả năng sinh sản của các loài cá. Ánh sáng
ñẩy nhanh quá trình phát triển và ảnh hưởng ñến quá trình chín sản phẩm sinh dục.
Những cá thể ñược chiếu sáng liên tục thì sản phẩm sinh dục chín nhanh hơn
những cá không ñược chiếu sáng liên tục. Ánh sáng còn là tín hiệu tìm mồi, hoạt
ñộng sinh sản.
Di ñộng ngày ñêm của cá cũng gắn liền với ñiều kiện ánh sáng. Aïnh sáng có
liên quan ñến sự biến ñổi màu sắc của cá, hướng vận ñộng của cá.Phần lớn sinh vật
có tính hướng quan, thấy ánh sáng là tới, vì tính hướng quan này nên trong khai
thác cá người ta ñã lợi dụng ñể thu hoạch.
Khi xét ñến ánh sáng chúng ta không thể bỏ qua một hiện tượng của sinh vật.
ðó là sự phát quang.Ở biển hiện tượng này thấy rõ, song ở nước ngọt hiện tượng

phát quang rất ít gặp, chỉ có ốc Lania và một vài vi khuẩn khác. Ở ñộ sâu trên 40m
ña số sinh vật phát quang. Ánh sáng do sinh vật phát quang là ánh sáng lạnh vì năng
lượng là quang năng, ña số các loại ánh sáng do sinh vật phát quang có màu xanh lá
cây. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này vẫn chưa ñược giải thích chính xác. ða số
phát quang ñể báo hiệu cho sinh vật khác giới trong thời gian phát dục hay ñể bắt
mồi hoặc ñể tự vệ. Một số loài phát quang chỉ là hiện tượng phụ trong quá trình ô xi
hóa.
1.2.4 Muối hòa tan trong nước
Trong tự nhiên không có môi trường nào không có muối hòa tan. Nước trước
khi ñổí vào thủy vực ñã ñi qua các lớp ñất hòa tan một số muối trong ñất. Do có
lượng muối hòa tan này nên sự sống của sinh vật trong thủy vực ñược ñảm bảo.

10

Người ta chia muối hòa tan trong nước thành hai nhóm lớn: muối dinh dưỡng
và muối mặn. Muối dinh dưỡng gồm các muối chứa nitơ, phốtpho, lưu huỳnh và
một số ion Ca
++
, Mg
++
có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng cơ thể và phát
triển của thủy sinh vật. Trong nước mặn ion Cl
-
chiếm 88,8% trong tổng số các
muối hòa tan trong nước, trong nước ngọt lượng muối mặn này chỉ chiếm 6,9‰.
ðộ mặn biểu thị bằng ‰ (phần nghìn: số gam muối trong 1 lít nước). Theo
ñộ mặn chia nước ra 4 nhóm: nước ngọt 0,2 - 0,5‰; nước lợ 0,5 - 30‰; nước mặn
30 - 40‰; nước quá mặn trên 40‰. Các vùng gần biển có thể có hai khu hệ cá nước
ngọt, nước biển và có cả khu hệ cá nước lợ. Ngược lại vùng nước ngọt rất ít thủy
sinh vật nước ngọt ra sinh sống.

Những loài thủy sinh vật chịu ñược sự giao ñộng nồng ñộ muối lớn gọi là
thủy sinh vật rộng muối và ngược lại những loài chỉ chịu ñược sự giao ñộng nồng
ñộ muối nhỏ gọi là thủy sinh vật hẹp muối. Nhiều loài cá nước ngọt thuộc bộ cá
Chép hẹp muối, không chịu ñược nồng ñộ muối ở biển. Cá rô phi là bọn rộng muối,
cúng sống ñược cả nước ngọt, lợ và mặn. Một số loài thủy sinh vật có từng giai
ñoạn sống ở các vùng mặn, ngọt khác nhau, thí dụ cá Mòi, cá Cháy sống ở biển
nhưng vào cửa sông hoặc nước ngọt khi sinh sản.
Các muối khoáng hòa tan trong nước ñược thấm qua màng mang, xoang
miệng và ñường tiêu hóa vào cơ thể. Song nồng ñộ muối khoáng hòa tan trong nước
chỉ ở một giới hạn nhất ñịnh nào ñó thì cơ thể thủy sinh vậtï sinh trưởng mới tốt
ñược, nếu tăng nồng ñộ muối lên quá cao thì sinh trưởng của thủy sinh vật lại không
tăng nữa hoặc ngừng lại, ñó chính là ngưỡng muối của thủy sinh vật. Muối hòa tan
trong nước làm thức ăn cho các loại sinh vật làm thức ăn cho cá, tôm và các ñộng
vật là ñối tượng nuôi. Do ñó khi nồng ñộ muối hòa tan trong nước tăng lên thức ăn
cho cá phát triển thì khối lượng cá sẽ tăng lên tương ứng. Tuy nhiên mối quan hệ
này không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận, nó phụ thuộc vào quan hệ thức ăn trong
thủy vực.
Trong thực tế ở các ao nuôi người ta thường bón phân ñể tăng lượng muối
dinh dưỡng hòa tan trong nước hoặc làm thức ăn trực tiếp cho các ñối tượng nuôi.
Tại các hồ không bón phân ở ðắk Lắk hàm lượng muối dinh dưỡng là 1mg/l, trong
khi ñó ở các ao ương do ñược bón phân nên chỉ có nồng ñộ NH
4
+
ñã ñạt 0,8mg/l,
PO
4
- - -
ñạt 0,8mg/l (Nguyễn Trọng Nho).
Nồng ñộ muối khoáng có ý nghĩa kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển và
tăng trưởng của thủy sinh vật. Thí dụ: nồng ñộ sắt 0,1mg/l kích thích sự phát triển

của cá, nồng ñộ 0,2mg/l kìm hãm sự sinh trưởng.
Nhiệt ñộ càng cao tác hại của muối càng tăng; khi cá bị ñộc sắt tức là toàn bộ
mang cá bị một màng sắt dày ñặc bao phủ, cá hô hấp rất khó. Ngày nay người ta tìm
ra 100 chất hòa tan trong nước có thể gây ñộc cho thủy sinh vật ở các nồng ñộ nhất
ñịnh nào ñó tùy theo từng chất và từng loài thủy sinh vật. Tác ñộng ñộc ñối với thủy
sinh vật phụ thuộc vào thời gian, thời ñiểm, thường vào mùa hè thủy sinh vật sinh
trưởng tốt là mùa các chất ñộc có tác hại nhiều hơn. Các ion SO
4
- -
có ảnh hưởng
mạnh mẽ ñến sự phân cắt trứng, làm mất cân bằng trao ñổi chất bình thường.
Phênol làm tê liệt hệ thần kinh của cá và gây hiện tượng tiêu huyết.
Người ta ñã xây một hệ thống lọc sau các công trình công nghiệp có nước
thải ñể ngăn chặn các chất ñộc làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng ñến ñời sống cá.
1.2.5 Các chất khí hòa tan trong nước
Trong nước các chất khí hòa tan có ảnh hưởng rất lớn ñến ñời sống thủy sinh
vật. Nguồn gốc của các chất khí hòa tan trong nước bao gồm:

11

-Từ không khí hòa tan vào (CO
2
, O
2
, N
2
), thông thường trong không khí có chất gì
thì trong nước có chất ấy nhưng nồng ñộ khác nhau.
-Sinh ra trong quá trình chuyểún hóa vật chất trong thủy vực (CO
2

, CH
2
)
-Sinh ra từ lớp ñất sâu trong quá trình phân giải các chất khí do nhiệt ñộ cao và áp
lực lớn (CO
2
, NH
3
, H
2
S, HCl )
Các chất khí hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt ñộ, hệ số hấp phụ
và một số yếu tố khác. ðộ hòa tan ñược xác ñịnh theo công thức:
1000.P.k

V =
760
V: thể tích khí hòa tan trong nước
k: hệ số hấp phụ.
P: áp suất không khí trên bề mặt tiếp xúc
Trong nước có nhiều chất khí hòa tan nhưng ảnh hưởng chính ñến thủy sinh
vật có một số chất, trong giới hạn chương trình chúng ta cần xét ñến các chất: O
2
,
CO
2
, CH
4
, H
2

S.
1.2.5.1 Khí O
2

Ôxy là một trong những chất có ý nghĩa sinh thái lớn ñối với thủy sinh vật.
"Cuộc ñấu tranh giành sinh tồn trong thủy quyển là cuộc ñấu tranh giành ôxy". ðó
là lời nói của viện sỹ hàn lâm khoa học Liên xô V.I.Vrenatski (1960). ðúng thế, ôxy
trong nước ít hơn nhiều so với trong không khí. Nguồn cung cấp ôxy vào nước là do
sự xâm nhập của ôxy trong khí quyển và sự quang hợp của thực vật có diệp lục dưới
ánh sáng mặt trời. Ngoài ra ôxy ñược tăng cường do gió, do dòng chảy
Sự hao hụt ôxy trong nước do chính các ñộng vật trong nước thực hiện qúa
trình hô hấp, do sư khuếch tán vào khí quyển và sự ôxy hóa các chất.
Hệ số hấp thụ ôxy bởi nước ở 0
0
C là 0,04898. Do vậy ở hàm lượng chuẩn
của nó trong khí quyển (210ml/l) thì trong 1lít nước sẽ hòa tan ñược: 210 x 0,04898
= 10,29 mgO
2
.
Hàm lượng ôxy trong nước thay ñổi theo sự hô hấp của ñộng vật, sự quang
hợp của thủy sinh vật, ñộ muối và nhiệt ñộ trong nưóc, sự xáo trộn các dòng nước.
Vì vậy nên có sự phân tầng ôxy trong các thủy vực nước sâu vào ngày có ánh sáng,
tầng sâu ôxy ít và thường thiếu hơn tầng trên mặt nước, sự giảm ôxy vào các giờ
không có ánh sáng mặt trời: 5-7 giờ sáng và sự giàu ôxy vào các giờ: 15-15 giờ. Khi
ñô ümuối và nhiệt ñộ tăng hàm lượng ôxy giảm ñi rõ rệt. Khi có sự xáo trộn nưóc
ôxy tăng.
Bảng 2: ðộ hòa tan của ôxy khi thay ñổi nhiệt ñộ và ñộ muối
ðộ muối (‰) Nhiệt ñộ
0 1 2 3 4
0 10,29 9,65 9,01 8,36 7,71

10 8,02 7,56 7,10 6,63 6,17
20 6,57 6,22 5,88 5,53 5,18
30 5,57 5,27 4,96 4,65 4,35
Ôxy ảnh hưởng rất lớn ñến ñời sống thủy sinh vật. Trong các ao nuôi, thiếu
ôxy gây ra hiện tượng nổi ñầu cá vào các buổi sáng sớm, thiếu nghiêm trọng cá có
thể bị chết. Mỗi loài cá ñòi hỏi một lượng ôxy khác nhau, cá chép 0,5mg/l, rô, trê
cần ít hơn. Theo nhu cầu ôxy người ta chia cá ra bốn nhóm sinh thái khác nhau:
Nhóm ñòi hỏi nhiều ôxy: 7-11cm
3
/l, ñại diện là cá Bống Cottus gobio
Nhóm ñòi hỏi ôxy khá lớn: 5-7cm
3
/l, ñại diện là cá Bống Gobio gobio
Nhóm ñòi hỏi ôxy tương ñối ít: 4cm
3
/l, ñại diện là cá Vược Perca perca

12

Nhóm ñòi hỏi ôxy ít: 0,5cm
3
/l, ñại diện là cá Chép Cyprinus
carpio.
Nhu cầu ôxy của cá thay ñổi theo từng giai ñoạn sống và tình trạng sinh lý cơ
thể, thí dụ thời kỳ phôi thai nhu cầu ôxy là lớn nhất so với các nhu cầu khác, cá vận
ñộng cần nhiều ôxy.
1.2.5.2 Khí Carbonic CO
2

Trong thủy vưc khí carbonic hòa tan tốt hơn ôxy, tất cả các yếu tố làm giảm

khí carbonic ñều làm tăng ôxy và ngược lại. Nguồn cung cấp khí carbonic cho thủy
vực là do hô hấp của sinh vật, do hòa tan từ trên cạn vào, còn sự giảm khí carbonic
là do quang hợp của sinh vật và do sự tạo thành các muối CO
3
-

Ở trong nước một lượng không nhiều phân tử CO
2
phản ứng với nước tạo
thành H
2
CO
3
và có sự phân ly như sau:
H
2
CO
3
H
+
+ HCO
3
-

HCO
3
-
H
+
+ CO3

- -

CO
2
+ H
2
O H
2
CO
3
HCO
3
-
+ CO
3
-

Tỷ lệ các phần trên phụ thuộc vào H
+
. Các gốc HCO
3
-
và CO
3
- -
trong nước
thường liên kết với các kim loại tạo thành các muối MnCO
3
, CaCO
3

, Mn(HCO
3
)
rất có ý nghĩa trong thủy vực.
Carbonic là chất dinh dưỡng cho thực vật và nó cũng cần một lượng nhỏ cho
ñộng vật ñể ñiều hòa quá trình trao ñổi chất và ñể tổng hợp các chất hữu cơ khác.
Trong các phản ứng cacboxin hóa hydrat cacbon của các hợp chất hữu cơ khác nhau
tham gia vào việc hình thành Protit, lipit, gluxit, các axit nucleic và các chất khác.
Song với hàm lượng CO
2
tự do cao trong nước thì chúng có hại cho cá và các ñộng
vật khác sống trong nước.
1.2.5.3. Khí H
2
S
Khí Sulfuar hydro trong nước ñược hình thành chủ yếu bằng con ñường sinh
học nhờ hoạt ñộng của các vi sinh vật. Chúng có hại cho sinh vật trong thủy vực vì
làm giảm khí Ôxy khi bị ôxy hóa ñến S và gây ñộc trực tiếp. Ngoài ra còn làm cản
trở sự di chuyển của sinh vật trong thủy vực.
H
2
S rất giàu ở những nơi nước thải, nó giảm trong quá trình làm sạch nước
thiên nhiên nhờ sự ôxy hóa.
1.2.5.4. Khí CH
4

Khí Mêtan ñộc ñối với sinh vật trong nước. Chúng hình thành do sự phân
hủy các hợp chất hữu cơ và thường ở ñáy các thủy vực. Tốc ñộ hình thành chúng
phụ thuộc vào ñộ ñậm ñặc của chất bị phân hủy và nhiệt ñộ trong nước. CH
4

cũng
khuếch tán vào không khí một phần còn một phần bị ôxy hóa do vi khuẩn hiếu khí
Pseudomonas cho ñến CO
2
. Khi có mặt của CH
4
sinh vật bị cản trở hoạt ñộng cơ
học do các chất phân hủy trong thủy vực có nồng ñộ cao.
1.2.6 Các chất hữu cơ hòa tan trong nước
Các chất này chủ yếu là humic bao gồm các a xit humic khó phân giải, các
loại ñường, a xit amino, vitamin cũng như dẫn xuất linh ñộng của các hợp chất hữu
cơ khác ñược sản sinh trong quá trình trao ñổi chất của thủy sinh vật. Có khoảng 2-
10% tổng lượng chất hữu cơ có trong cơ thể và dạng cặn vẩn. ðể ño hàm lượng các
chất hữu cơ trong nước người ta dùng chỉ số ôxy hóa tức là số lượng O
2
cần ñể ôxy
hóa các chất hữu cơ bằng Permanganat.
Các chất hữu cơ hòa tan vì tính bền vững về hóa học nên một khối lượng
ñáng kể không ñược phần lớn các sinh vật trong nước sử dụng, trừ loài nấm và vi
sinh vật. Tốc ñộ phân giải các chất humic tăng cao khi nhiệt ñộ tăng nhất là có tác

13

ñộng của tia tử ngoại. Nhiều loài thủy sinh vật sử dụng các chất như ñường,
vitamin, a xit amino và những chất hữu cơ có trong nước ñể ñồng hóa. Các chất hữu
cơ thường kết thành khối lượng lớn thuận lợi cho dinh dưỡng của sinh vật. Thích
nghi với việc tìm kiếm các chất hữu cơ các cơ quan cảm nhận của sinh vật rất phát
triển như cá Chình có thể cảm nhận ñược rượu với hàm lượng 1g/6000km
3
nước

còn cá chép với hàm lượng nitrobanzol 1g/100km
3
nước.






BÀI 2: CƠ SỞ THỨC ĂN TỰ NHIÊN CỦA CÁ


2.1 Các khái niệm về quần thể, quần xã, hệ sinh thái ở nước
2.1.1 Quần thể:

Quần thể là một nhóm cá thể của một loài, khác nhau về kích thước, về tuổi
và giới tính nhưng có khả năng giao phối với nhau ñể tái sản xuất số lượng và phân
bố trong vùng phân bố của loài, nó là một hệ thống hở và tự ñiều chỉnh.
Ý nghĩa sinh học của quần thể là sử dụng hợp lý nguồn sống, trước hết là
năng lượng. Tối ưu hóa về năng lượng là khuynh hướng chủ yếu ñể xác lập và phát
triển cấu trúc quần thể.
Nhiều sinh vật nổi và neiston rất khó hoặc không có khả năng tách biệt thành
các quần thể riêng biệt do sự thay ñổi chỗ ở một cách thụ ñộng do dòng nước chảy.
Vì vậy trong thủy vực tự nhiên còn xuất hiện quần thể giả (không có khả năng tái
sản xuất cá thể mới cho mình mà phải nhận một bộ phận cá thể của quần thể ñộc
lập).
2.1.2 Quần xã:
Quần xã là một hệ thống sinh học, bao gồm các quần thể của một số loài,
phân bố trong một sinh cảnh xác ñịnh ñể tạo nên sự thống nhất về chức năng và
nằm trong mối tương tác với môi trường, ñưa ñến sự chu chuyển vật chất và biến

ñổi về năng lượng. Thí dụ về quần xã: Quần xã sinh vật nổi, quần xã sinh vật ñáy
Quần xã không phải là sự cộng ñơn thuần mà là một tổ hợp các mối quan hệ
tương tác. Các yếu tố của một quần xã này thường xâm nhập vào những quần xã
bên cạnh và ngược lại, làm cho ranh giới các quần xã không rõ ràng, kèm theo là sự

14

xuất hiện một số vùng chuyển tiếp, ở ñây thường ña dạng hơn, phong phú hơn quần
xã bên cạnh.

2.1.3 Hệ sinh thái ở nước
Hệ sinh thái ở nước là một sự tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi
trường nước mà ở ñó trong mối tương tác giữa các thành phần cấu tạo nên hệ xuất
hiện các chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng xâm nhập từ ngoài vào.
Cấu trúc của hệ sinh thái ở nước phức tạp hơn so với các hệ sinh thái trên
cạn, bởi vì phần không sống của nó không chỉ ñơn giản chỉ có ñất mà còn nước, khí
trong nước, ñộ sâu của các lớp nước, nước ñứng, nước chảy, nước hang
Quần xã sinh vật trong nước cũng khác hẳn so với trên cạn. Sinh vật sản xuất
(tảo ñơn bào) có kích thước rất nhỏ song khả năng sản xuất lại rất lớn. Nhóm ñộng
vật tiêu thụ có kích thước tương dối nhỏ so với ñộng vật tiêu thụ trên cạn, tỷ lệ giữa
nhóm ñộng vật tiêu thụ và sản xuất khác hẳn trên cạn (chẳng hạn ở ñại dương tỷ lệ
ñộng vật tiêu thụ với sinh vật tự dưỡng là 7-10 ngàn lần thì ở cạn chỉ chênh nhau có
1 con số). Nhóm sinh vật phân hủy trong nước giàu có hơn nhiều so với trên cạn, vì
vậy ở trong nước các chất dễ phân hủy hơn ở trên cạn rất nhiều, ở trên cạn có khi
vài năm thì trong nước chỉ vài ngày.
2.2 Các nhóm thủy sinh vật (sinh vật sống trong nước)
Các yếu tố tự nhiên cũng như yếu tố con người tác ñộng lên ñời sống các
sinh vật ở nước khác hẳn với các sinh vật trên cạn. Mặt khác những ảnh hưởng ñó
ngoài việc tuân theo một quy luật chung còn phụ thuộc vào từng thủy vực về mọi
mặt. Thí dụ ảnh hưởng của nhiệt ñộ tác ñộng lên sinh vật ở vùng lạnh khác hẳn

vùng nóng. Vì vậy khi nghiên cứu các nhóm thủy sinh vật cần phải nghiên cứu một
phức hệ nhân tố tác ñộng lên nó và ảnh hưởng của nó ñến môi trường xung quanh.
Tuy nhiên mọi hoạt ñộng của sinh vật không dừng lại ở mức cá thể mà nó có mối
quan hệ qua lại với nhau và chúng sống trong một quần thể cho nên nghiên cứu cho
một cá thể là vô cùng khó hoặc không thể.
Trong thủy quyển có hai sinh cảnh ñiển hình: sống trong tầng nước và sống
trong ñáy. Tính thích nghi với môi trường của các cá thể lại chia các nhóm này
thành các nhóm nhỏ, theo kích thước và tập tính sống sinh vật nổi chia thành 4
nhóm và sinh vật ñáy chia thành 2 nhóm:
2.2.1 Sinh vật nổi
2.2.1.1 Phù du sinh vật Plankton
Phù du sinh vật bao gồm tất cả các sinh vật sống trong nước, cơ quan vận
ñộng không có hoặc rất yếu, chúng di chuyển thường là thụ ñộng, trôi theo dòng
nước hoặc là bám vào vật khác ñể trôi ñi. Theo tập quán sinh sống phù du sinh vật
chia thành các nhóm nhỏ:

15

Sinh vật hoàn toàn phù du Euplankton, cả ñời sống trôi nổi trong nước, có
thể có một số giai ñoạn sống trong ñáy (giai ñoạn trứng)
Sinh vật bán phù du Meraplankton: trong vòng ñời mình có một số giai ñoạn
sồng phù du, còn những giai ñoạn khác sống ở ñáy hoặc ở các sinh cảnh khác (giun
nhiều tơ, ốc, giáp xác ñáy, )
Sinh vật tạm thời phù du Pseudoplankton, ñây là những sinh vật rơi vào tình
trạng phù du ngẫu nhiên như sóng, gió, thiếu ôxy, bản thân nó lại không phải sống
phù du (một số giun ốc).

Theo kích thước Plankton chia thành các nhóm nhỏ sau ñây:
Ultraplankton: vài mm
Nannoplankton: 0,05mm

Microplankton: 0,05-1mm
Mesoplankton: >1-10mm
Macroplankton:>1-100cm
Megaplankton: >100cm

Phù du sinh vật còn chia ra các nhóm nhỏ dựa theo tính chất các vùng nước
nơi chúng sống: Phù du sinh vật hồ, phù du sinh vật sông, phù du sinh vật biển,
Theo tính chất phân bố của sinh vật phù du mà người ta còn chia ra các
nhóm nhỏ khác như phù du sinh vật bề mặt, phù du sinh vật ở sâu và phù du sinh
vật gần ñáy, ngoài ra người ta cũng còn chia phù du sinh vật ra các nhóm nhỏ theo
sự phân bố mặt phẳng (phù du sinh vật phía Bắc, phù du sinh vật phía Nam, ) ñiều
kiện ñịa lý từng vùng (phù du sinh vật xứ lạnh, phù du sinh vật xứ nóng, ).
Phù du sinh vật là nguồn thức ăn rất dồi dào và quan trọng trong các vùng
nước ñối với các ñối tượng nuôi thủy sản, song nó cũng có những tác hại không thể
không nói ñến, ñó là hiện tượng chết hàng loạt các ao cá hương mè khi có tảo lam
tràn ñến làm thức ăn cho chúng. Người làm công tác thủy sản không thể không chú
ý ñến vấn ñề này.



16

2.2.1.2 Sinh vật tự du Nekton
Sinh vật tự du là những sinh vật có kích thước lớn, các cơ quan vận ñộng
phát triển mạnh, chúng có thể bơi ngược dòng nước với tốc ñộ lớn (cá, thú có vú ở
nước), hình dạng của các loài sinh vật tự du thường là phù hợp với sự chuyển ñộng
trong nước như hình thoi, thon dài, doa ñộng uốn khúc, cấu tạo dạng thủy ñộng
học, ñây là những loài cho sản lượng trực tiếp phục vụ ñời sống con người, nó có
vai trò rất lớn trong xuất khẩu, cung cấp thực phẩm hàng ngày.
Nekton và plankton không có ranh giới rõ ràng, thí dụ: cá con không biết xếp

vào nhóm nào.

2.2.1.3 Phù phiêu sinh vật Neuston
Phù phiêu sinh vật là nhóm sinh vật sống trong lớp nước bề mặt hoặc ngay
sát mặt nước như vi khuẩn, nguyên sinh ñộng vật, côn trùng, ñộng vật thân mềm.
Những loài sống ngay sát mặt nước có thể sống suốt ñời cũng có thể chúng chỉ sống
một thời gian nhất ñịnh nào ñó. Vì sống trên mặt nước nên những loài trong nhóm
này có ñặc ñiểm cấu tạo thích nhi như vỏ không thấm nước, ít chịu tác ñộng của ánh
sáng mặt trời, thức ăn là những mùn bã hữu cơ trên mặt nước.
2.2.1.4 Pleuston
Pleuston là nhóm sinh vật có một nửa thân mình ngâm trong nước, một nửa
thân mình dưới nước (bèo), tỷ trọng của chúng thường nhẹ hơn nước. Chúng là
những giá thể cho các loài cá ñẻ trứng dính và là nơi trú ẩn, nơi rình mồi của một số
loài thuộc ñối tượng nuôi thủy sản.
Khả năng thích ứng với ñời sống trôi nổi của sinh vật nổi
Sinh vật có khả năng nổi khi không bị lực hút của trái ñất kéo xuống ñáy
thủy vực. Muốn vậy thì cần phải giảm trọng lượng thừa b (hiệu số giữa trọng lượng
riệng của sinh vật và nước) tăng ñộ ma sát d với nước theo công thức của Ost -
Vand:
b
a =

c.d

a là tốc ñộ lắng chìm
b là trọng lượng thừa (hiệu số giữa trọng lượng riêng sinh vật và nước)
c là ñộ nhớt của nước (không phụ thuộc vào bản thân sinh vật và phụ thuộc
vào môi trường)
Như vậy muốn giảm a cần phải:
-Giảm b:

Trọng lượng riêng của nước phụ thuộc vào nhiệt ñộ và ñộ muối, khi nhiệt ñộ
cao và ñộ muối thấp thì trọng lượng riêng của nước giảm, vì vậy khi ñó b sẽ tăng và
ñộ nổi của sinh vật giảm xuống, ñiều này cũng lý giải vì sao ở biển người ta bơi dễ

17

hơn ở nước ngọt. Trong nước ngọt trọng lượng riêng của sinh vật là 1,01-1,03, còn
ở nước biển trọng lượng riêng của chúng là 1,03-1,06.
Ngoài ra muốn giảm trọng lượng riêng của mình sinh vật cũng có nhiều ñặc
ñiểm cấu tạo thích nghi như giảm bộ xương nặng, tích lũy mỡ, tạo túi khí, tăng
lượng nước trong cơ thể.
-Tăng d:
d là diện tích riêng bề mặt của sinh vật, hiện tượng xảy ra trong ñiều kiện
nhiệt ñộ cao và ñộ muối thấp (nước ngọt) là diện tích riêng bề mặt sinh vật (tỷ số
diện tích cơ thể và thể tích cơ thể) tăng. Như vậy diện tích cơ thể phải tăng, ñể phù
hợp ñiều này cơ thể sinh vật thường mọc mấu lồi, chi phụ, phân ñốt hoặc là giảm
thể tích cơ thể (kích thước nhỏ).
Sự lắng chìm của Phytoplankton còn tính theo công thức sau:
g d
2

Vs =
18

(pf -pw)
z
Trong ñó: Vs là tốc ñộ lắng chìm
g là gia tốc trọng trường (981cm/s)
d là ñường kính của Phytoplankton
z là ñộ nhớt của nước

pf là trọng lượng riêng của sinh vật
pw= là trọng lượng riêng của nước
Rõ ràng tốc ñộ lắng chìm của Phytoplankton cũng giảm khi pf - pw giảm
hoặc giảm kích thướ cơ thể, tăng ñộ nhớt của nước.
Nhịp ñiệu lắng chìm B còn phụ thuộc vào các mối quan hệ sau:
V
B =

Z
f


Z là ñộ sâu lớp nước
f bằng yếu tố thực nghiệm, có giá trị 0,1-10 (khi hoạt ñộng xáo trộn thì f=1
và khi mưa và có sự kết tủa thì f >1).
2.2.2 Sinh vật ñáy
2.2.2.1 Các nhóm sinh vật ñáy
Các nhóm sinh vật ñáy bao gồm nhóm sống trên bề mặt hay nhóm trong ñáy.
Theo nơi sống sinh vật ñáy ñược chia ra hai nhóm nhỏ: nhóm sống trong tầng ñáy
(Inphauna) và nhóm sống trên bề mặt ñáy (Epiphauna).
Theo kích thước người ta chia sinh vật ñáy ra các nhóm nhỏ sau:
-Macrobenthos: > 2mm
-Mesobenthos: 0,1- 2mm
-Microbenthos: <0,1mm
Người ta cũng chia sinh vật ñáy ra các nhóm theo tính chất dinh dưỡng, theo
tính chất các thủy vực biển, hồ, sông,
Theo cách sống người ta chia sinh vật ñáy ra 6 nhóm nhỏ (trình bày ở phần sau).
2.2.2.2 Khả năng thích ứng với ñời sống của các nhóm nhỏ Benthos
ðể chống lại sự nổi trôi và sóng cuốn theo dòng nước, chống sự cuốn trôi và
va ñập của cát sỏi, sinh vật ñáy phải có những ñặc ñiểm thích nghi. Những ñặc ñiểm

thích nghi này biểu hiện ở cấu tạo lớp vỏ cứng, cơ quan bám phát triển, phần lớn
các loài chịu ñựng ñược sự thiếu ôxy.
Sự thích nghi của từng nhóm trong sinh vật ñáy ñã chia chúng thành 6 nhóm:

18

- Sinh vật sống cố ñịnh (bám, ñịnh cư): ñại diên là nguyên sinh ñộng vật, hải
miên, nhuyễn thể, thức ăn của chúng ñược mang tới nhờ dòng nước và chất thải
cũng ñược dòng nước mang ñi, bọn này ñược ñơn giản hóa cấu tạo như không có
chi hoặc có chi nhưng chi không có chức năng di chuyển mà chuyển sang chức
năng khác, thường là không có thị giác, không có cơ quan thăng bằng, cơ quan cảm
giác và xúc giác phát triển nhanh, cấu tạo hệ tiêu hóa phù hợp (có phễu bắt mồi, ñáy
phễu là miệng). Bọn này sống cố ñịnh và tập trung thành từng từng ñoàn, bám vào
các công trình cầu cống, thuyền bè gây những tác hại rất lớn, ñại diện là hầu, hà,
trai,
- Sinh vật sống ñục khóet: nhóm này có hai nhóm nhỏ bao gồm sinh vật ñục
khóet ñá và sinh vật ñục khóet gỗ, chúng có khả năng chui vào các lớp ñá hoặc gỗ
nên khả năng bảo vệ khá tốt.
Nhóm ñục khóet ñá bao gồm một số tảo lam, tảo lục, chúng có khả năng tiết
a xít hữu cơ làm mòn ñá, màu sắc thường là màu xanh. Một số hải miên, giun ñục
sâu vào ñá 1 cm ñể sống và cũng tiết a xít làm mòn ñá. Bọn nhuyễn thể còn có cấu
tạo vỏ ngoài như một lưỡi cưa ñể cưa mòn ñá. Nhóm này cũng có tác hại rất lớn ñến
các công trình lâu ngày dưới nước như cầu, cống bê tông
Nhóm ñục khóet gỗ bao gồm phần lớn là giun và nhuyễn thể, có cơ thể hình
giun hợp với ñời sống chui trong gỗ và ñục khóet theo bề mặt. ðể tránh bọn này các
công trình có thể dùng các biện pháp hóa học, cơ học, sinh học.
-Sinh vật sống vùi trong ñáy: nhóm này bao gồm một số loài giun, nhuyễn
thể hai vỏ, chúng sống thành tập ñoàn, rất ñông, ở biển có thể tới 90% sinh vật sống
vùi trong ñáy 5-6 cm, trong nước ngọt ñại diện là ấu trùng muỗi chiromonas, bọn
này chui sâu vào ñáy 25-40cm.

-Sinh vật sống nằm trên ñáy: ñại diện là sao biển, chúng ít chuyển ñộng, có
lớp vỏ ngoài bao bọc ñể bảo vệ tránh kẻ thù.
-Sinh vật sống bò theo ñáy: ñó là những sinh vật có thể di cchuyển trwn mặt
ñáy như cua, cáy, bọn này có khả năng tự bảo vệ, cấu tạo cơ thể phù hợp với ñiều
kiện sống, các chi phụ mọc mấu lồi, màu sắc giống như màu ñất ñáy, ñặc biệt vỏ
cứng rất phát triển.

-Sinh vật du ñộng trong ñáy nước: ñây là những sinh vật có khả năng tách
khỏi ñáy ñể vào tầng nước trên trong một thời gian nhất ñịnh (tôm, cua,cá, ), chúng
cũng có những khả năng thích ứng: cấu tạo cơ thể vừa có khả năng bơi lội, vừa có
khả năng bò, có vỏ cứng ñể bảo vệ cơ thể.
Tất cả các loài sinh vật ñáy ñều có một vai trò hết sức lớn trong ngành thủy
sản, chúng là nguồn thức ăn cho một số ñối tượng thủy sản, là thực phẩm quan
trọng ñưa năng suất thủy vực lên cao và hiện nay chúng ñóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong việc làm chất chỉ thị ñể quan trắc và ñánh giá chất lượng nước
trong thủy vực.

19

2.2.3 Thực vật thượng ñẳng
Bao gồm các loài rong, bèo, các loại cây trang, súng, chúng có tác dụng
quang hợp và nhả ôxy vào nước, một số làm thức ăn cho cá, một số làm giá thể (ổ
ñẻ) cho cá ñẻ trứng dính.
Tuy nhiên trong ao nuôi có quá nhiều thực vật thượng ñẳng sẽ không tốt vì
chúng sẽ hấp thụ mất chất dinh dưỡng ñồng thời làm tảo trong ao không quang hợp
ñược.
Như vậy sinh vật ở trong nước chính là cơ sở thức ăn tự nhiên của các loài cá
nuôi kinh tế. ðể gìn giữ và phát triển chúng, cần có những biện pháp nhất ñịnh.
Những biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá
Các loài sinh vật sống trong ao nuôi muốn phát triển cần có thức ăn ñầy

ñủ,ửnh vậy tốt nhất là bón phân vào ao. Các loại phân thường dùng là:
a. Phân hữu cơ: gồm phân bắc, phân chuồng, phân xanh, nước thải.
+Phân bắc: phân chuồng trước khi sử dụng nuôi cá cần phải ủ kỹ ñể phòng bệnh
cho cá.
+Phân xanh: gồm các loại cây thân mềm nhiều lá, dễ thối rữa và không có chất ñộc
làm chết cá như cây muồng, cây ñiền thanh, cây họ ñậu, cây cứt lợn, dây lang,…Khi
bón vào ao nuôi bó thành từng bó 15-20kg cắm ở các góc ao.
+Nước thải sinh hoạt: là nguồn nước ñược tạo ra hàng ngày từ các khu vực ñông
dân cư và các nhà máy, xí nghiệp, trại chăn nuôi, công nông trường,…nếu nguồn
nước thải có chất ñộc thì cần phải xử lý trước khi cho vào ao nuôi.
b. Phân vô cơ: gồm phân ñạm, phân lân. Những tháng nóng sử dụng phân vô cơ rất
tốt cho nuôi cá, tỷ lệ ñạm/lân (N/P) là 4/1.
Khi bón phân kết hợp bón phân vô cơ với phân hữu cơ ñể ñáp ứng nhu cầu
ña dạng của tảo và các sinh vật khác trong nước phát triển. Bón phân cho ao nuôi
ngoài việc tăng lượng dinh dưỡng cho các sinh vật thức ăn còn có tác dụng diệt trừ
các ñịch hại tranh giành thức ăn cho cá (bọ gạo, bắp cày,…)







BÀI 3: ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ NUÔI


3.1 Vài ñặc ñiểm chung
3.1.1 Sinh trưởng:
Sinh trưởng tức là sự tăng về chiều dài và cân nặng của cá. ðặc ñiểm nổi bật
của sinh trưởng của cá là sinh trưởng liên tục, các cơ quan trong cơ thể cá sinh

trưởng với tốc ñộ tương ứng. Cá có các ñặc ñiểm sinh trưởng như sau:
-Sinh trưởng có tính chu kỳ: trong năm tường có thời kỳ sinh trưởng nhanh
(nhiều thức ăn: mùa mưa) và thời kỳ sinh trưởng chậm (ít thức ăn, mùa khô).
-Sinh trưởng có tính cạn tranh ñàn: khi thiếu thức ăn con nào khỏe, ăn nhiều
sẽ lớn vượt, con nào yếu không kiếm ñược thức ăn sẽ bị còi cọc. Sinh trưởng về
chiều dài nhanh ở tuổi thành thục, sau ñó lớn nhanh về khối lượng.

20

Cá cái có kích thước lớn hơn cá ñực vì nó mang chức năng sinh sản tuổi
thành thục muộn hơn.
-Sinh trưởng mang ñặc ñiểm di truyền của loài.
-Sinh trưởng về khối lượng và chiều dài tăng tỷ lệ thuận theo tuổi ở giai ñoạn
nhỏ ñến trưởng thành, sau giảm dần khi già. Nếu thiếu thức ăn sinh trưởng của cá
chậm lại.
Những yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng của cá
-Yếu tố di truyền: có loài có kích thước lớn thì tốc ñộ sinh trưởng lớn và
ngược lại loài có kích nhỏ sinh trưởng chậm.
-Yếu tố môi trường: thức ăn, nhiệt ñộ, ánh sáng, các chất hoá học, các chất
khí.
Mỗi loài cá thích nghi với một khoảng nhiệt ñộ ánh sáng, chất hoá học và chất khí
nhất ñịnh, ngoài khoảng ñó cá sinh trưởng chậm, có thể chết.
Tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng qua ống tiêu hoá. Ngoài ra còn có
khả năng hấp thụ qua bề mặt da của cơ thể.
Nhu cầu về dinh dưỡng của cá bao gồm: Loại vật chất cung cấp năng lượng, loại
vật chất xây dung cơ thể, loại vật chất ñiều hoà sự sống.
Tính ăn của cá phụ thuộc vào cấu tạo của cơ quan bắt mồi và tính di truyền
của cá: cá ăn thực vật, cá ăn ñộng vật, cá ăn tạp.
3.1.2 Hô hấp:
Hô hấp là quá trình trao ñổi khí giữa cơ thể và môi trường của cá. Ôxy là

chất khí quan trọng trong hô hấp. Nhu cầu ôxy của cá khác nhau tuỳ theo:
Nhu cầu của cá non lớn hơn cá già.
Nhu cầu của cá ñực lớn hơn cá cái.
Nhu cầu của cá ở trạng thái hoạt ñộng cao hơn ở trạng thái yên tĩnh.
Nhu cầu ôxy vào mùa hè nhiều hơn vào mùa ñông.
Trong nghề nuôi cá ảnh hưởng của mật ñộ nuôi là một chỉ tiêu hàng ñầu cần
quan tâm khi nói ñến ôxy. Các yếu tố ảnh hưởng ñến hô hấp của cá là môi trường
(nhiệt ñộ tăng thì cường ñộ hô hấp phải tăng; nước có nhiều sắt lấp kín màng mang
cá không hô hấp ñược sẽ bị chết), mang cá là cơ quan hô hấp chính vì vậy mang tốt
thì hô hấp sẽ tốt. ảnh hưởng chủ quan ñến hô hấp của cá chính là các yếu tố di
truyền (kích thước nhỏ có tần số hô hấp cao và ngược lại, cùng một loài cá nhỏ có
tần số hô hấp cao hơn cá lớn, cá ñực hô hấp cao hơn cá cái).
3.1.3 Tuổi thọ và tuổi thành thục
Các loài cá khác nhau có tuổi thọ khác nhau, cá có kích thước nhỏ, chu kỳ
sống ngắn thường thành thục sớm, ví dụ: cá rô phi thành thục ở 4 tháng tuổi. Cá mè
thành thục ở tuổi thứ 3.
3.2 ðặc ñiểm sinh học của một số loài cá nuôi
Các loài cá nuôi hiện nay: Cá Mè trắng, Trắm cỏ, Mè hoa, Cá Rôhu, cá Mrigan, Cá
Chép, Cá rô phi…
Cá ñẻ trứng dính: ðại diện là cá chép Cyprinus carpio
Cá ñẻ trứng trôi nổi: ðại diện: cá mè trắng Hypophthalmichthys molitris harmangdi
Cá trắm cỏ Cyprinodon indellus
Cá mè hoa Arichthichthys nobilis
Cá Mrigal
Cá Trôi Ấn ðộ…



21


3.2.1 Cá mè trắng Hypophthalmichthys molitrix harmangdi

Cá mè trắng thích nghi ở pH 6,8, bơi lội nhanh. ðây là loài cá ăn thực vật
nổi, cám, bã rượu, bã ñậu. Tốc ñộ lớn phụ thu?c vào môi trường nước và lượng tảo
trong ao. Nuôi ở ñiều kiện ñầy ñủ thức ăn cá 1 năm tuổi nặng 0,5-0,9kg, 2 năm: 1,5-
1,9kg, 3 năm 2-4kg.
Cá mè trắng thành thục 3 tuổi, có thể thành thục trong ao nhưng không ñẻ
ñược mà phải cho ñẻ nhân tạo. nhiệt ñộ thích hợp cho cá ñẻ là 24-28
0
C.
-Dinh dưỡng: Ăn TVPD là chính.
-Sinh trưởng: Nhanh, 0,5-0,9kg/năm.
-Sinh sản: Vào mùa hè; 2-3+ và 2kg thì thành thục;
-Cá ñẻ cần dòng chảy, ghềnh thác và cá ñực, 10-15vạn trứng/1kg cá cái.
-Nhiệt ñộ thích hợp cho cá ñẻ là 24-28
0
C.
3.2.2 Cá trắm cỏ Ctepharyngodon indellus

Cá sinh trưởng tốt trong ao với ñộ pH 5,5-6, thức ăn chủ yếu là thực vật bậc
cao như cỏ, lá mì, bèo, sống ở tầng giữa nhưng không cạnh tranh với cá mè hoa, nên
thường ñược ghép với cá mè trắng, mè hoa và một loài ăn ñáy. Tốc ñộ lớn của cá
trắm cỏ nhanh, 1 năm nuôi: 1kg/con, 2 năm trên 3kg. Cá trắm cỏ thành thục trong
ao nhưng cũng không ñẻ ñược, tuổi thành thục 3 tuổi.
3.2.3 Cá chép Cyprinus carpio

Hình thái cá chép:
-Cá có vảy.
Công thức vây cá:
D= III-IV;17-22

A= III;5-6
V= I;6-9

22

ðặc ñiểm sinh trưởng: Cỡ trung bình, nặng nhất 13kg, trung bình 0,8kg/năm.
+ ðặc ñiểm phát triển: 7-10 ngày có vảy (1,2cm-1,3cm), hàm trên xuất hiện răng
sừng, cá bơi chậm, chủ ñộng bắt mồi; 15-25ngày (1,5-2,5cm), vảy phủ toàn thân,
mọc râu, hoàn chỉnh răng hầu, chủ ñộng bắt mồi, chuyển sang sống ñáy.
ðặc ñiểm dinh dưỡng:
Cá bột ăn ðVPD cỡ nhỏ, cá hương ăn chủ yếu là ðVð cỡ nhỏ: giáp xác ñáy, ấu
trùng sâu bọ, giun, ấu trùng thân mềm, mùn bã hữu cơ.
ðặc ñiểm sinh sản:
Cá ñẻ trứng dính, tuổi thành thục: 1+ nặng 2-3kg 1kg ñể 15-20vạn trứng.
Mùa sinh sản: mùa xuân và mùa thu; ñẻ ở nơi nước mới, có dòng chảy.
Tính thích nghi:
Sống ở ao, hồ, ñàm ruộng, sông, suối.
Cá có khả năng thích ứng ở: nhiệt ñộ: 0-40
0
C, nồng ñộ ôxy 2mg/l, pH 6,5-
7,5
Rộng muối: có khả năng sống ñược ở ñộ muối 14 ‰
Cá sống ở môi trường pH 5-8,5, sống ở tầng ñáy, ăn tạp nhưng chủ yếu là
sinh vật ñáy như ốc, giun, côn trùng, thực vật non, mùn bã hữu cơ, lớn nhanh, dễ
nuôi và thịt ngon, 1 năm cá nặng 0,3-0,8kg. Cá chép sinh sản tự nhiên, thành thục
khi 1 năm tuổi.
3.2.4 Cá rô hu Labeo rohita

Cá sống ở môi trường nước có pH 6-8, nồng ñộ muối 5-9‰, nhiệt ñộ 18-
38

0
C, nếu nhiệt ñộ xuống 11
0
C cá có thể chết. Cá ở tầng sát ñáy, thuộc loài ăn tạp,
thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, số ít thực vật nổi, bèo tấm bèo dâu và rau muống
non. Trong ao nuôi còn sử dụng phân chuồng, phân bắc, một số thức ăn tinh như
cám ạo, khô dầu, thức ăn tổng hợp. Cá lớn nhanh, sau 8 tháng tuổi nặng 0,8kg. Cá
rô hu không ñẻ trong ao nuôi nhưng vẫn có khả năng thành thục, tuổi thành thục là
2-3 tuổi.
3.2.5 Cá rô phi Tilapia niloticus

Cá phân bố ở tầng gần ñáy và giữa, nhiệt ñộ thích hợp là 20-30
0
C. Cá bị chết
rét ỏ dưới 5 và trên 42
0
C, nhiệt ñộ xuống dưới 10
0
C thì cá ngừng ăn và hay bị bệnh
nấm thuỷ mi. ðộ pH thích hợp là 4-9, ñộ muối rộng, 5-30‰. Cá cho năng suất cao
hơn cá mè, cá trôi, cá trắm cỏ vì có một số ưu ñiểm nổi bật: ch?u ñựng ñược mật ñộ
dày, sống trong môi trường chật hẹp, hàm lượn ôxy thấp, ăn tạp, mắn ñẻ. Tuy nhiên
trong ao nuôi nguời ta không nuôi cá cái vì ñẻ quá dày ảnh hưởng tới mật ñộ ao
nuôi và không tính ñược mức ñộ sử dụng thức ăn tự nhiên trong thuỷ vực.



23

CHƯƠNG 2: PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CÁ



BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH CÁ


1.1 Một số khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng
1.1.1 ðịnh nghĩa về bệnh truyền nhiễm
Quá trình truyền nhiễm là hiện tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật
khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, tác nhân gây bệnh thuộc giói thực vật bao gồm
vi rút, vi khuẩn, nấm, tảo ñơn bào. Quá trình truyền nhiễm bao gồm ý nghĩa hẹp
hơn, nó chỉ sự nhiễm trùng của cơ thể sinh vật, ñôi khi chỉ sự bắt ñầu cảm nhiễm;
tác nhân gây bệnh chỉ kích thích riêng biệt, có trường hợp không có dấu hiệu bệnh
lý. Trong trường hợp tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh nhưng
không có dấu hiệu bệnh lý thì lúc này chỉ có thể gọi là quá trình truyền nhiễm chứ
chưa gọi là bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm bao giờ cũng phải kèm theo dấu
hiệu bệnh lý.
Nhân tố phát sinh bệnh truyền nhiễm là: Tác nhân gây bệnh, cơ thể sinh vật,
ñiều kiện môi trường bên ngoài. Tác nhân gây bệnh có thể có kích thước rất nhỏ
song khả năng gây bệnh lớn do có tốc ñộ sinh sản nhanh có thể làm chết vật chủ
một cách nhanh chóng. Tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào vật chủ hủy hoại các
mô, tiết ra ñộc tố làm rối loạn hoạt ñộng sinh lý bình thường của các tổ chức cơ
quan vật chủ.
1.1.2 Nguồn gốc và sự lây truyền bệnh truyền nhiễm ở cá
Trong các thủy vực tự nhiên như ao, hồ, sông, suối, cá thường mắc các bệnh
truyền nhiễm, ñó là những “ổ dịch tự nhiên”, từ ñó mầm bệnh xâm nhập vào các
nguồn nước nuôi thủy sản thông qua những con cá bị bệnh và xác chết những con bị
bệnh. Ngoài ra nguồn nước có nhiều chất mùn bã hữu cơ như nước thải sinh hoạt,
nước thải của các trại chăn nuôi, nước thải công nghiệp có chứa mầm bệnh truyền
nhiễm trong ñiều kiện thuận lợi cũng làm cho chúng phát triển rất nhanh và gây
bệnh cho cá.

Các hình thức lây truyền bệnh truyền nhiễm cho cá:
Bằng con ñường tiếp xúc trực tiếp.
Lây từ nguồn nước.
Lây từ dụng cụ khai thác cá bệnh.
Lây bệnh do các mầm bệnh ẩn náu ở ñáy ao mà khi ương nuôi cá con người không
tẩy dọn ao kỹ.
Lây bệnh từ những loài cá di cư.
1.1.3 Cá có thể truyền bệnh truyền nhiễm cho người và một số ñộng vật
Cá, giáp xác, nhuyễn thể là nguồn gốc lây truyền một số bệnh truyền nhiễm
cho con người và gia súc. Trong cơ thể một số loài cá có vi khuẩn dịch tả như
Bacteria bontuninus, Bacteria enteritidis, tồn tại. Chúng rơi vào nước và làm
nhiễm bẩn rất nhiều nguồn nước.
Vi khuẩn Sanmonella snipestifer và Salmonella enteritidis xâm nhập vào
khoang bụng của cá, nếu những cá này ñem ướp muối vi khuẩn có thể sống 60
ngày. Trong thủy vực nước ngọt có các loài vi khuẩn này sống và dễ dàng theo
nước xâm nhập vào ruột cá. Theo A.K. Serbina, năm 1973 qua thí nghiệm ñã khảng
ñịnh cá bị bệnh ñốm ñỏ có 15-20% số cá có Bacteria botudinus.

24

Cá, tôm, hầu sống trong môi trường nước thải sinh hoạt, nước thải các
chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, nước thải các nhà máy, xí nghiệp công
nghiệp thường mang vi khuẩn gây bệnh lỵ, bệnh ñường ruột, bệnh sốt phát ban và
vi khuẩn bệnh sốt phát ban có thể sống trong cơ thể người 60 ngày. Vì vậy các loại
thức ăn hải sản ăn sống cần có chế ñộ kiểm dịch nghiêm khắc ñể tránh một số bệnh
lây lan sang người.
1.2 Khái niệm về bệnh ký sinh trùng
1.2.1 ðịnh nghĩa
Trong tự nhiên cơ thể sinh vật yêu cầu các ñiều kiện ngoại cảnh khác nhau ở
mỗi chủng loại và ở mỗi giai ñoạn phát triển. Có một số sinh vật sống tự do, có một

số sống cộng sinh, có sinh vật trong suốt cuộc ñời hay từng giai ñoạn phát triển lại
luôn sống ở bên trong hay bên ngoài cơ thể một sinh vật khác ñể lấy chất dinh
dưỡng mà sống gây tác hại cho sinh vật kia. Phương thức sống ñó gọi là phương
thức sống ký sinh hay sự ký sinh. Sinh vật sống ký sinh gọi là ký sinh trùng còn
sinh vật bị sinh vật khác ký sinh gọi là ký chủ.
1.2.2 Nguồn gốc của sinh vật sống ký sinh
Sinh vật từ phương thức sống cộng sinh sang ký sinh.
Sinh vật từ sống tự do ñến phương thức sống ký sinh giả và ký sinh thật.
1.2.3 Hình thức ký sinh của ký sinh trùng
Dựa theo tính chất ký sinh trùng ñể chia ra:
Ký sinh giả: sinh vật sống tự do trong ñiều kiện bình thường, chỉ có trong ñiều kiện
ñặc biệt mới ký sinh.
Ký sinh thật: cơ thể ký chủ là môi trường của ký sinh trùng và trong từng giai ñoạn
phát triển hoặc toàn bộ quá trình sống chúng dều lấy chất dinh dưỡng của ký chủ ñể
sống.
Dựa vào giai ñoạn ký sinh có thể chia làm hai loại:
Ký sinh có tính chất tạm thời.
Ký sinh thường xuyên.
Người ta còn dựa vào vị trí ký sinh ñể chia:
Ngoại ký sinh.
Nội ký sinh.
Ngoài hai loại ký sinh trên còn có siêu ký sinh.
1.2.4 Các loại ký chủ
Theo hình thức ký sinh của ký sinh trùng chia ra các loại ký chủ sau:
Ký chủ cuối cùng.
Ký chủ trung gian.
Ký chủ lưu giữ. Thí dụ ñối với cá, ký sinh trùng Cryptobia branchialis ký sinh trên
mang cá trắm cỏ gây bệnh nghiêm trọng nhưng ký sinh trên cá mè không gây bệnh
cho cá mè vì cá mè có khả năng miễn dịch tự nhiên, như vậy cá mè là ký chủ lưu
giữ.

1.2.5 Phương thức cảm nhiễm của ký sinh trùng
Bằng hai con ñường:
Cảm nhiễm qua miệng.
Cảm nhiễm qua da; Có hai loại: cảm nhiễm qua da bị ñộng và cảm nhiễm qua da
chủ ñộng.
1.2.6 Mối quan hệ giữa ký sinh trùng ký chủ và ñiều kiện môi trường
Mối quan hệ này phụ thuộc vào giai ñoạn phát triển, chủng loại, số lượng ký
sinh trùng, vị trí ký sinh và tình trạng cơ thể chủ. ðiều kiện môi trường sống của ký

×