Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kỹ thuật khai thác rừng trồng cây mây tắt, mây nếp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.14 KB, 8 trang )



Kỹ thuật khai thác
rừng trồng cây mây
tắt, mây nếp

Mây tắt (Calamus tetradactylus) là loài cây thân leo có gai họ
cau dừa, thuộc lớp thực vật 1 lá mầm phân bố tập trung tại
vùng rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và là một trong những lâm
sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị cao. Tại Việt Nam, mây tắt
chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên thuộc các tỉnh Bắc
Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Nguyên liệu mây tắt sau khi khai thác chủ yếu được tinh chế
thành các sản phẩm đan lát và hàng thủ công mỹ nghệ. Theo
dự báo, nhu cầu về nguyên liệu mây để cung ứng cho sản
xuất trong những năm tới ngày càng tăng. Trong khi đó
nguồn tài nguyên mây tắt khai thác từ rừng tự nhiên ngày
càng suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trước thực trạng đó, trong những năm qua nhà nước, tổ
chức, cá nhân và hộ gia đình đầu tư trồng mây tắt, góp phần
tái phục hồi rừng tự nhiên, giảm áp lực tác động của con
người lên tài nguyên rừng; đồng thời cải thiện sinh kế của
người dân sống gần rừng, ven rừng.
Bên cạnh đó, cây mây tắt cũng đã được nông hộ trồng trên
các nông trại và vườn hộ bằng áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh rừng trồng nhằm tận dụng, khai thác tối đa
tài nguyên đất rừng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của
địa phương.
Để khai thác mây tắt đảm bảo hiệu quả, đúng quy trình kỹ
thuật không làm ảnh hưởng đến quy cách, chất lượng sản
phẩm và khả năng tái sinh của rừng; giảm chi phí nhân công,


chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật khai thác rừng trồng cây
mây tắt.
Thiết kế lô, thời điểm khai thác:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khai thác một cách
nhịp nhàng, có khoa học, cần thiết kế phân lô, mỗi lô khoảng
1.000 m2; giữa các lô bố trí các lối đi chính và phụ đủ rộng
để thuận lợi cho trung chuyển sản phẩm và đi lại chăm sóc
rừng.
Song song với quá trình thiết kế phân lô khai thác; chủ rừng
nhanh chóng đo đếm và tính toán trữ lượng rừng trồng cây
mây tắt bằng công thức sau:
M = .N (kg/ha)
Trong đó: M trữ lượng rừng trồng trên 1 ha (kg/ha). Tổng
khối lượng trung bình những cây đủ điều kiện khai thác trong
1 khóm.
N số khóm trên 1 ha.
Qua đó, chủ rừng cần căn cứ vào nhu cầu thị trường vềsố
lượng, đặc điểm nguyên liệu (đoạn, sợi), chất lượng cũng như
giá cả cho nguyên liệu mà quyết định số lượng cần khai thác.
Thời gian khai thác: Đặc điểm cây mây tắt có lượng
hydratcacbon thay đổi theo mùa. Do đó, chọn thời điểm khai
thác có ý nghĩa rất lớn. Nhìn chung có thể khai thác mây tắt
quanh năm nhưng mùa khai thác chính được xác định vào các
tháng 1 - 4 và tháng 10 - 12. Thông thường mây được khai
thác 1 năm 2 lần và luân kỳ khai thác phụ thuộc vào lập địa
và khả năng chăm sóc của chủ rừng.
Vật dụng khai thác:
Với đặc điểm mây trồng trong vườn và trang trại nên dùng
rựa cán dài 50 - 60 cm cả lưỡi 70 - 80 cm; đồng thời chuẩn bị
bộ đá mài chuyên dụng để mài dụng cụ khai thác.

Bao tay bằng vải dày, để bảo vệ chân tay tránh khỏi gai mây
cào xước; trong khi khai thác đảm bảo an toàn lao động.
Tiêu chuẩn kỹ thuật cây khai thác:
Thu hoạch mây tắt vào giai đoạn 5 - 7 tuổi, đặc điểm nhận
biết cây mây tắt đến tuổi khai thác là khi các bẹ lá bao thân
có màu xanh lục, mặt bẹ có gai dẹt, khi bẹ lá già rụng đi lúc
này có thể khai thác.
Tổng số cây trong khóm phải trên 6 cây thì quá trình khai
thác hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây con và
giảm tác động tới năng suất cho luân kỳ khai thác tiếp theo.
Chiều dài thân cây khai thác chính cho phép trên 9 m mới
đảm bảo quy cách, chất lượng hàng hóa. Số cây khai thác là
những cây đảm bảo chiều dài, chiếm 1/5 đến 2/3 số cây có
trong khóm.
Kỹ thuật khai thác:
Trước khi khai thác cần phát dọn quanh khóm mây sạch sẽ
với bán kính 0,5 m; trong khi phát chú ý cây tái sinh. Tiếp
theo cắt lá già, chặt tay leo, cành lá trong khóm dưới 1 m.
Sau khi phát dọn xong thực bì quanh gốc, chủ rừng tiến hành
khai thác mây theo các bước sau:
Bước 1: Chặt tay leo, cành lá bằng rựa với chiều cao gốc chặt
từ 15 - 20 cm.
Bước 2: Rút cây và bóc bẹ lá là công đoạn đưa sợi mây ra
khỏi khóm và để thực hiện công đoạn này người khai thác
căn cứ vào đặc điểm thân mây mềm và dễ uốn cong để tách,
bóc bẹ lá. Tuy nhiên, quá trình này, người khai thác áp dụng
hai phương pháp sau:
+ Rút cây mây ra khỏi khóm, bóc bẹ từ ngọn xuống gốc.
+ Rút dần cây mây ra khỏi khóm, rút đến đâu bóc bẹ đến đấy
bằng công việc bẻ cong từng đoạn mây từ gốc lên đến hết cây

tách bẹ lá dần dần.
Bước 3: Phát ngọn sau khi đã đưa cây mây ra khỏi khóm,
chiều dài ngọn cắt bỏ từ 50 - 70 cm tương đương 5 - 7 đốt
hay 5 - 7 lá tính từ ngọn. Sau đó bẹ ngọn được chặt thành các
đoạn ngắn vun đắp vào xung quanh khóm mây có tác dụng
vừa cải tạo mùn và giữ ẩm đất.
Bước 4: Thu gom sợi mây. Người thu gom tiến hành cuộn sợi
mây thành từng vòng hay buộc thành từng bó tạo điều kiện
thuận lợi đưa mây ra khỏi rừng và chuyển về nơi thu gom tập
trung.
Từ thực tiễn yêu cầu sản xuất của địa phương và qua những
thông tin đã giới thiệu hy vọng rằng sẽ giúp nông dân khai
thác mây tắt đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật mang lại hiệu
quả kinh tế cao và khai thác bền vững trong chu kỳ kinh
doanh.

×