Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Shopping ở Mỹ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.31 KB, 14 trang )



Shopping ở Mỹ

Ngày nay, thú vui mua sắm hàng hiệu đã trở thành cơn sốt 40
độ của các thượng đế ở các nước châu Á.

Và trên thực tế, có không ít du khách Việt đăng ký đi du lịch
nước ngoài chỉ để thỏa mãn cơn khát mua sắm bất tận của
mình.

Thái Lan, Quảng Châu, Thẩm Quyến, Hồng Kông… dần
được biết đến như những trung tâm mua sắm sầm uất bậc
nhất trong khu vực. Tuy nhiên, đích nhắm cuối cùng của
những vị khách “sành điệu” này lại chính là thị trường Mỹ,
nơi hàng hóa có chất lượng tốt mà giá cả lại rẻ hơn châu Âu
hoặc Úc.

Nước Mỹ - "thiên đường mua sắm" cho các "thượng đế"

Dù là hàng chính hãng sản xuất trong nước, hay hàng hóa
được gia công ở nước thứ ba (Trung Quốc, Banglades…)
dưới qui trình kiểm soát gắt gao của Mỹ, tất cả đều được đảm
bảo đạt chất lượng tốt nhất trước khi được bày bán trên thị
trường Mỹ.

Đó là chưa kể, các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đều
chọn thị trường sầm uất này làm nơi ra mắt những sản phẩm
mới nhất, độc đáo nhất của hãng: từ điện thoại Iphone của
Apple, điện thoại Moto Q Global của Motorola cho đến máy
chơi game PlayStation 3 của Sony, máy tính xách tay Eee PC


9 inch của Asus…

Quả thật, có rất nhiều cái "sướng" khi đi shopping ở Mỹ,
nhưng sướng nhất có lẽ là ở Mỹ gần như không có khái niệm
"Hàng mua rồi miễn trả lại". Hầu hết các cửa hàng ở Mỹ đều
có chính sách trả lại hàng (return policy).

Tùy theo loại sản phẩm mà các công ty công bố các chính
sách trả lại hàng khác nhau. Đối với các sản phẩm mua trong
các cửa hàng tổng hợp như Dillard, Hechts, hay JC Penny,
hoặc trong các siêu thị như Wal Mart hay K-Mark, thông
thường thời gian trả lại là 30 - 60 ngày. Có nơi yêu cầu sản
phẩm trả lại phải ở trong tình trạng chưa sử dụng, còn nhãn
mác, và có hoá đơn. Nhưng cũng có nhiều nhà bán lẻ không
yêu cầu những điều này. Tôn chỉ của họ là thoả mãn tối đa
khách hàng và do vậy dù đã sử dụng, hay mất hoá đơn, thậm
chí mua đã rất lâu (có cửa hàng không quy định thời gian trả
hàng) thì khách hàng vẫn có thể đổi hay trả lại.

Ở một số trung tâm mua sắm như FRY, Circuitcity, quầy
chăm sóc khách hàng (nhận trả hoặc đổi hàng) còn đông hơn
cả quầy tính tiền. Shopping ở đây do vậy trở thành thú vui vì
khách hàng gần như không có rủi ro trong mua sắm. Mua
mang về nếu thấy không thích thì trả lại, nhân viên nhận cũng
vui vẻ chứ không hề tỏ vẻ khó chịu với khách hàng.

Những trung tâm mua sắm nổi tiếng ở Mỹ

Trong số 10 thiên đường mua sắm tốt nhất trên thế giới do
Tạp chí Lonely Planet bình chọn, nước Mỹ đã góp mặt đến 3

địa điểm danh tiếng: Trung tâm thương mại Columbus Circle
- New York, Grand Canal - Las Vegas và Bal Harbour -
Miami. Nếu có thời gian đến thăm những thành phố đó bạn
đừng quên ghé thăm các thiên đường mua sắm này nhé.

1. Trung tâm thương mại Columbus Circle - New
York: Được coi là trung tâm mua sắm mang đặc trưng nhất
của Hoa Kỳ với những cửa hàng thời trang sang trọng xen lẫn
các khu chợ trời. Trung tâm thương mại Columbus Circle
nằm ngay giao lộ của đại lộ số 8, đại lộ Broadway và đường
Central Park, trong khu phố buôn bán sầm uất của
Manhattan. Mua sắm ở đây bạn có thể hiểu rõ về lối sống và
phong cách mua sắm của người dân Mỹ.


Trung tâm thương mại Columbus Circle - New York

2. Trung tâm mua sắm Grand Canal - Las Vegas: Nằm
trong khách sạn sang trọng Venetian ở Las Vegas, đến Grand
Canal, bạn có thể vừa mua sắm vừa thư giãn trong một kênh
đào lớn. Ngồi trên thuyền và mua sắm chắc chắn sẽ mang lại
cho bạn cảm giác thú vị.


Trung tâm mua sắm Grand Canal - Las Vegas:

3. Trung tâm thương mại Bal Harbour - Miami: Thuộc
thành phố trẻ Miami, khu trung tâm thương mại này được coi
là nơi tập trung những loại hàng hóa nổi tiếng nhất trên thế
giơi như: Yves Saint Laurent, Jimmy Choo, Just Cavalli,

Harry Winston, Fendi, Emilio Pucci Ngoài đến đây mua
sắm, bạn còn có thể đi dạo trên những đường phố lộng gió ở
Miami để ngắm nhìn bãi cát mịn màng và những hàng dừa
cao vút tận chân trời.


Trung Tâm thương mại Bal Harbour - Miami

Ngoài ra, nước Mỹ còn có một Chicago được mệnh danh là
“Thiên đường mua sắm” hay “Tầng trời thứ bảy”, ý nói ở đây
có đủ các thứ lạ đẹp mà các bà các cô yêu thích và có thể
mua được.

Ở Chicago có một con đường đặc biệt gọi là “Magnificent
Mile” (Dặm đường lộng lẫy) nối phía bắc thành phố tới gần
hồ Michigan rộng đẹp. Trên con đường này có hơn 450 cửa
hàng, siêu thị, cao ốc, bán gần như đầy đủ mọi thứ hàng công
nghiệp đẹp, sang trọng và tốt nhất thế giới.

Chicago còn có tháp Sears bán thời trang trứ danh, tháp
Water Tower Place bán quà lưu niệm thượng vàng hạ cám,
có khu Nike Town bán giày dép xịn đủ loại Chicago có trụ
sở của hãng máy bay Boeing, của hãng Motorola, của hãng
Mc Donald, hãng dược Abbott khổng lồ

Ngày cũng như đêm, 24/24 giờ thành phố Chicago luôn náo
nhiệt với khách mua sắm, buôn bán, làm ăn. Ông Paul
O’Connor, Giám đốc Trung tâm thương mại thế giới Chicago
nói: “Người ta đến Chicago không phải để vui chơi lãng mạn,
mà đến đây là để mua sắm, tính toán một cách khôn ngoan

nhất”.

Du khách sẽ rất bất ngờ khi đến Chicago mua được một lọ
nước hoa xịn chính hiệu của Pháp (Chanel chẳng hạn) rẻ hơn
nhiều so với mua ở Paris. Hoặc mua một đôi giày Italy ở
Chicago rẻ hơn mua ở Milan! Phi trường O’Hare của
Chicago mỗi năm đón khoảng 67 triệu lượt hành khách, đa số
là du khách đến “thiên đường mua sắm” Chicago để mua
hàng xịn, giá tương đối!

Nếu là người Việt Nam thì khi đến Little Saigon gần thành
phố San Bernardino, bạn nên ghé thăm khu chợ Phước Lộc
Thọ, giống kiểu chợ An Đông ở Sài Gòn. Phần lớn cửa hàng
tại đây toàn buôn bán đồ nữ trang, vàng bạc, đá quý. Số còn
lại là cửa hàng băng đĩa, quần áo, tiệm ăn Tuy nhiên, cũng
như bao ngôi chợ người Việt khác, bạn phải trả giá khi hỏi
mua bất cứ món hàng nào.

Các trung tâm mua sắm ở Nam California được chia làm
nhiều dạng. Nếu thích mua hàng hiệu mà giá rẻ thì tốt nhất
nên đến các cửa hàng outlet, đồ hiệu chính cống từ Gap đến
Versace, Gucci, nhưng có giá thấp hơn từ 20 đến 50% so với
hàng hiệu bày bán ở các trung tâm mua sắm thông thường.

Đồ đạc ở đây chủ yếu đã qua mùa hoặc bị lỗi chút đỉnh,
nhưng dù sao cũng là đồ hiệu. Những cửa hàng outlet nên
đến là Citadel thuộc Los Angeles, cách Little Saigon 40 phút
chạy xe; Ontario Mills thuộc thành phố Ontario, cách Little
Saigon 45 phút; Palm Springs thuộc thành phố Cabazon, cách
Little Saigon 2 giờ chạy xe.


Đặc biệt có hơn 130 cửa hàng tại Palm Springs, từ Banana
Republic, Salvatore, Gucci, A/X, Coach, CK đến DKNY và
nhiều hàng hiệu khác. Sở dĩ các cửa hiệu outlet được đặt cách
xa nhau như vậy là do lúc mới khai trương, chính quyền địa
phương muốn kéo người dân đến shopping ở những nơi xa
khu trung tâm nhằm mục đích dần dần phát triển các khu vực
dân cư mới.

Nếu vẫn chưa thỏa mãn khi mua sắm tại các cửa hàng outlet,
bạn có thể thử đến các trung tâm shopping bình thường, ở
gần những khu dân cư cũ như Westminster Mall, The
Block Cứ cách 50 dặm thì bạn sẽ tìm thấy được một trung
tâm mua sắm thuộc dạng này. Hàng hóa cũng là hàng hiệu,
nhưng là hiệu tầm trung như Old Navy, Gap, Forever 21

Nếu may mắn, bạn sẽ có cơ hội mua hàng giảm giá tại đây.
Một cái áo giá ban đầu là 48 USD được giảm xuống còn 2,99
USD là chuyện bình thường. Còn nếu muốn mua đồ hiệu cao
cấp hơn nữa, cứ thẳng tiến đến Southcoast Plaza, Fashion
Island và Beverly Center. Những địa điểm kể trên chỉ cách
Little Saigon từ 5 đến 25 phút chạy xe, trừ Beverly Center thì
xa hơn.

Đối với những cô nàng thích nước hoa, bạn có thể mua bất cứ
loại nước hoa hàng hiệu nào với giá rẻ bất ngờ tại thành phố
Los Angeles. Nhờ "thổ địa" dẫn đường, tôi đã đến được một
cửa hàng nước hoa trên đường Los Angeles do người Ấn Độ
làm chủ.


Giá cả hết sức phải chăng, thấp hơn từ 10 đến 30 USD so với
nước hoa trong các cửa hàng miễn thuế hoặc trung tâm mua
sắm. Nếu bạn chấp nhận mua chai nước hoa loại tester (chai
thử mà các hãng cung cấp cho đại lý bán hàng) thì giá còn rẻ
hơn nữa.

Khách châu Á đến Hawaii thì không thể nào bỏ qua phố mua
sắm Waikiki. Ban ngày, bãi biển Waikiki đón chào du khách
bằng bãi cát sạch trắng xóa cùng hàng dừa xanh và những
hàng rào chắn sóng cao hơn mặt nước. Buổi tối cũng là lúc
bạn đi mua sắm ở khu tập trung nhiều người châu Á:
International Market.

Hàng hóa ở đây xuất phát từ nhiều quốc gia như: Hawaii,
Phi, Mỹ, Ðại Hàn, Tàu, Nhật và Việt Nam. Hàng bày bán chủ
yếu là quần áo, đồ kỷ niệm, ảnh tượng, san hô, vỏ sò ốc và đồ
thủ công tre, dừa. Vì là chợ giời nên hàng hóa ở đây cũng
được nâng lên giá gấp đôi, thậm chí 3, 4 lần nên bạn phải biết
trả giá nếu không sẽ bị "hớ".


Khu phố mua sắm tập trung nhiều người châu Á

Nếu muốn mua kim hoàn, trang sức, nước hoa thì mời bạn
đến với Royal Hawaiian Shopping Plaza. Khu nhà nằm phía
trước khách khách sạn Royal Hawaiian, bao gồm ba tầng lầu
kéo dài đến ba blocks đường. Đối diện với Royal Hawaiian
Shopping Plaza cũng là một trung tâm mua sắm thú vị khác:
Waikiki Business Plaza. Điểm nổi bật của trung tâm này là
tầng hầm có đủ mọi món ăn đến từ khắp nơi trên thế giới

như: Mỹ, Ý, Tàu, Nhật, Ðại Hàn rất được khách du lịch châu
Á ưa chuộng

Khu phố ẩm thực Food Court là nơi bạn có thể thưởng thức
những món ăn châu Á với giá rẻ, đặc biệt ở đây có khá nhiều
tiệm phở của người Việt Nam như: Saigon Express, đặc biệt
là Phở Trí không chỉ hấp dẫn những người châu Á mà cả
khách Mỹ cũng đến ăn rất đông. Còn khu China Town ở
Honolulu thì tập trung nhiều người Trung Hoa với những tô
phở thơm nghi ngút khiến du khách đi qua không thể kìm
lòng.


Khu chợ của người Việt ở Waikiki

Đối với những du khách mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, mua
hàng hiệu không khó, nhưng để mua được hàng hiệu giá rẻ
thì phải nhờ đến kinh nghiệm của đơn vị làm tour. Và điều
quan trọng khi đến Mỹ shopping là bạn có đủ tiền và đủ chỗ
trong hành lý để mua sắm hay không mà thôi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×