Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TRANH LÁ NGHỆ THUẬT – TRANH GHÉP TỪ LÁ CÂY pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.08 KB, 7 trang )



TRANH LÁ NGHỆ
THUẬT – TRANH
GHÉP TỪ LÁ CÂY



(Tranhlaviet) là một loại hình nghệ thuật độc đáo chỉ có ở
Nhật Bản và Việt Nam. Bằng việc sử dụng lá cây tự nhiên
thay thế cho các chất liệu truyền thống để thể hiện các ý
tưởng nghệ thuật, các hoạ sĩ ở xưởng tranh “Tranh lá Việt”
đã mang lại cho hội hoạ một hơi thở mới, đóng góp thêm cho
ngành hội hoạ một chất liệu mới.

Quá trình sáng tác một bức tranh lá

1.Chuẩn bị chất liệu
- Lá cây là chất liệu chính để tạo nên bức tranh, những chiếc
lá với đầy đủ màu sắc, kích cỡ được lựa chọn kỹ càng từ các
miền quê Việt Nam, trong các khu rừng hay tận trên những
dãy núi cao. Có hàng nghìn, hàng vạn loại lá, nhưng chỉ một
vài loại trong số chúng là có thể đáp ứng được yêu cầu khắt
khe để làm tranh lá. Chúng tôi đã mất nhiều năm để nghiên
cứu đặc tính từng loại lá, dành rất nhiều thời gian công sức
để khảo sát các khu rừng, các vùng miền ở Việt Nam để
tuyển chọn được những loại lá tốt nhất tạo nên những bức
tranh lá độc đáo và đặc sắc.




- Lá cây sau khi được tuyển chọn sẽ được đem về xưởng để
xử lý. Quá trình xử lý lá cây được thực hiện trong thời gian
từ 7 ÷ 12 ngày tuỳ theo từng loại lá, tuỳ theo sắc độ yêu cầu
của gam màu. Sau khi xử lý lá từ tính chất ban đầu là dễ bị
mục nát, bị phai màu trở nên dai bền, không bị phân huỷ, đặc
biệt màu lá tự nhiên không bị phai theo thời gian.
- Để màu sắc được phong phú, một số lá được nhuộm bổ
sung màu.



2. Phác thảo bức tranh sáng tác (hoặc chuyển thể) bằng bút
chì lên tấm ván. Các hoạ sỹ dùng bút chì để vẽ phác thảo bức
tranh định chuyển thể lên bản vẽ. Nét vẽ phác thảo càng điêu
luyện, tinh tế thì tác phẩm tranh lá cũng nhờ đó mà đạt được
hiệu quả cao hơn.



3. Chọn gam màu lá thích hợp
Sau công đoạn vẽ phác thảo, công đoạn tiếp theo tưởng
chừng đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng quyết định đến
giá trị nghệ thuật của bức tranh đó là công đoạn chọn gam
màu lá và loại lá phù hợp với tác phẩm. Mỗi hoạ sĩ có một
cách chọn lá khác nhau, có một cách cảm nhận tác phẩm
khác nhau nên mỗi tác phẩm làm ra có một nét đặc sắc riêng,
làm cho tác phẩm tranh lá trở thành độc nhất không trùng lặp
với các bức tranh lá khác. Đây cũng là nét độc đáo và đặc
biệt của tranh lá so với tranh sơn dầu, tranh thêu hay tranh đá
quý.


4. Ghép lá thành tranh
Đây là công đoạn khó nhất, tỉ mỉ nhất thử thách lòng kiên trì
của các hoạ sĩ. Một bức tranh lá hoàn thiện là sự lắp ghép của
hàng trăm, hàng ngàn mảnh lá nhỏ. Mỗi chi tiết đó người
nghệ nhân, hoạ sĩ phải tỉ mỉ chọn từng chiếc lá, từng chi tiết
lá rồi cắt bằng kéo và dán lên trên bản phác thảo bằng một
loại keo dính đặc biệt. Người nghệ nhân, hoạ sĩ làm tranh lá
đòi hỏi rất nhiều tố chất: Phải có năng khiếu mỹ thuật như
hoạ sĩ vẽ tranh sơn dầu, lại cần đức tính kiên trì nhẫn nại của
người thợ thủ công. Mỗi tác phẩm tranh lá thực sự là những
tác phẩm tinh thần và trí tuệ của các nghệ nhân, hoạ sĩ.



5. Hoàn thiện tác phẩm
Để hoàn thành một tác phẩm phải mất một thời gian dài. Sau
quá trình cắt dán lá thành một bức tranh hoàn chỉnh, tranh
được đem đi xử lý thêm ở lớp bề mặt nhằm đảm bảo không
bị ẩm mốc và tăng tính thẩm mỹ của tranh.



Tranh lá Việt tự hào là sản phẩm nghệ thuật độc đáo mang
tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc và
được đại đa số người chọn làm tranh trang trí cho văn phòng,
căn hộ, nhà hàng, khách sạn, Tranh lá Việt cũng đã được
đông đảo khán giả, bạn đọc biết đến qua một số chương trình
của VTV1, VTV2, VTV4, VTV6, VTC1, VTC5, VOV6,
Chat voi 8X, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội hay

một số tờ báo uy tín như VnExpress.net, Ngoisao.net, Tiền
Phong, Thông tấn xã Việt Nam, Vietnam Discovery, Haute
Couture Magazine ( Mỹ ) giới thiệu Tranh lá Việt như là
nét văn hoá nghệ thuật độc đáo của Việt Nam và thế giới.

×