Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một Số Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Thịt Đạt Chất Lượng Cao pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.15 KB, 4 trang )




Một Số Kinh Nghiệm
Nuôi Lươn Thịt Đạt
Chất Lượng Cao
Nuôi lươn trong bể lót bạt có ụ đất đã có ở nhiều nơi, riêng ở xã Vĩnh Trinh,
(Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ) có khoảng 30 hộ nuôi lươn tập trung ở 2 ấp
Vĩnh Long và Vĩnh Qui. Mỗi hộ có diện tích bồn nuôi từ vài chục đến
500m2. Những năm gần đây, nghề nuôi lươn đã tạo nguồn thu nhập khá ổn
định cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi lươn vẫn là quyết định
sau cùng cho sản lượng cũng như chất lượng lươn thịt, nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người nuôi.

Ông Huỳnh Văn Phẩm là hộ khởi đầu nuôi lươn ở đây cho biết, ông bắt đầu
nuôi lươn từ sau đợt nuôi tôm càng xanh bị thất bại. Hồi nuôi tôm, ông đốn
toàn bộ tre làm bè, do làm bè bằng tre tươi nên nước lưu thông yếu, mật độ
tôm cao, nên bị chết toàn bộ. Cái khó không bó cái khôn, ông dùng số tre bè
nuôi tôm làm bồn nuôi lươn. Năm 1998, ông thả 30 kg lươn giống vào bồn
nuôi 16m2, thu được 100 kg lươn thịt bán 1,8 triệu đồng.
Năm 1999, thả 60 kg lươn giống (bồn nuôi 32m2), bán 180 kg lươn thịt
được 4,2 triệu đồng, lời 2,1 triệu đồng. Những năm sau, ông tiếp tục nuôi
lươn, đều có hiệu quả. Năm 2004, ông nuôi 10 bồn lươn 300m2, thả 300 kg
lươn giống, thu 900 kg lươn thịt, lời 21 triệu đồng. Còn ông Trần Văn Biết,
nuôi lươn 4 năm nay, riêng năm 2004 ông nuôi 8 bồn 4 x 10 m, thả 480 kg
lươn giống, thu 1.000 kg lươn thịt.
Ông cho biết chi phí cho mỗi bồn nuôi lươn như: vật tư, đất, lươn giống và
cả tiền thức ăn tốn khoảng 5 triệu đồng/bồn, sau thu hoạch trung bình lời
khoảng 3 triệu đồng/bồn. Nếu lươn không chết thì người nuôi 1 lời 1, còn bị
chết thì lời 50%. Điển hình như ông Nguyễn Văn Ra, năm 2004 thả nuôi 110
kg lươn giống vào 60m2 bồn, chết còn 57 kg, cuối vụ thu hoạch 302 kg lươn


thịt, trừ các chi phí và bỏ công, lời 11 triệu đồng. Năm nay ông thả nuôi 180
kg lươn giống trên diện tích bồn nuôi 120m2, do lươn bị chết khoảng 40 kg,
dự kiến vẫn có lời tuy không nhiều.
Những hộ nuôi lươn ở Vĩnh Trinh đã rút ra một số kinh nghiệm: Lươn giống
hao hụt cao 20-50%, thời gian hao hụt kéo dài 20-50 ngày, thời gian này
không cho lươn ăn. Lươn chết trong đất làm ô nhiễm môi trường, hàng ngày
phải thay nước rửa đất, có khi phải thay đất mới rất tốn kém. Lươn giống do
bắt tự nhiên từ nhiều nguồn: lươn bị mồi thuốc, bị trầy vết lúc bắt và vận
chuyển Lươn đem về đều có xử lý nước muối, có nơi còn cho muối lên mô
đất, nhưng lươn vẫn có thể chết. Trong khi nguồn lươn giống nhân tạo chưa
có, phải cần tận dụng nguồn lươn giống tự nhiên để nuôi. Lươn mới đem về
không nên cho vào bồn có mô đất nuôi mà nuôi ở bồn không có mô đất như:
xô nhựa, lu, khạp có đáy láng, mật độ 200-300 con/m2, có treo dây ni-lông
để lươn dựa thở khí trời. Hàng ngày sau khi cho lươn ăn, bắt lươn chết, thay
nước mới vào. Lươn phát triển ổn định sau 20-30 ngày, chọn lươn khỏe thả
nuôi ở ao đất. Như vậy, sẽ giảm lươn chết, giảm chi phí, đạt hiệu quả cao.
- Lươn chết một phần còn do không cho lươn ăn kéo dài khi nuôi có mô đất.
Nếu nuôi dưỡng giống lươn không mô đất sẽ kiểm tra được tình trạng lươn
hàng ngày và cho chúng ăn nên giảm tỷ lệ lươn chết, lươn khỏe đưa vào
nuôi lươn thịt sớm. Thức ăn của lươn hiện tại là ruột ốc bươu vàng xay
nhuyễn lẫn với thức ăn viên của cá, thêm premit, vitamin C cho vào sàn để
lươn ăn. Khởi đầu cho ăn 3-4 kg thức ăn/ngày, khi lươn phát triển ổn định
cho ăn 10 kg/ngày/bồn. Lươn ăn mạnh nhất vào chiều tối.
- Bồn nuôi lươn có mô đất cao hơn mặt nước 0,3 - 0,5 m, nước trong bồn sâu
0,3 - 0,4 m. Các mô đất đang nằm rải ra để lươn trú, một phần lươn chết dễ
bắt và xả nước rửa mô đất khi lươn chết trong đất, nhưng lươn vẫn còn chết
trong mô đất. Nếu mô đất bị sụp do lươn đào hang cũng bị thất mùa lươn.
Nếu như nuôi dưỡng giống lươn riêng, lươn khỏe mới nuôi ở bồn đất, nên
làm mô đất ở một phía ao, đầu ao thấp dành cho lươn ăn, thay nước, vệ sinh.
Ở mô đất tập trung một phía có thể nuôi trùng trên mô, tạo thêm thức ăn tại

chỗ cho lươn, lươn phát triển mạnh đất không bị sụp ảnh hưởng đến đời
sống bình thường của lươn.
- Hàng ngày, sáng lấy sàng thức ăn ra khỏi bồn, loại bỏ thức ăn dư làm ô
nhiễm nước nuôi. Tốt nhất chỗ nuôi lươn nên có điện và nguồn nước sạch để
thay nước hàng ngày. Có thể thay nước khi nước trong bồn có hiện tượng dơ
để tránh lươn chết, ổn định môi trường sống của lươn.
Lươn có giá cao vào tháng 2 - 4 âm lịch, có năm lươn loại 1 mua tại chỗ giá
80.000 đồng/kg, loại 2 có giá 64.000 đồng/kg. Hiện nay, lươn đã có thị
trường trong và ngoài nước khá mạnh, cung chưa đủ cầu nên giá còn khá
cao. Do vậy, người nuôi lươn cần rút kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi để
phát triển nuôi lươn ổn định, không sử dụng hóa chất kháng sinh cấm, để
lươn đứng vững trên thị trường trong nước và thế giới.

×