Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những bức tượng điêu khắc kì lạ nhất thế giới pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.76 KB, 9 trang )



Những bức tượng điêu
khắc kì lạ nhất thế giới

Những bức tượng được xem là kì lạ nhất thế giới, như tượng
người khổng lồ ăn thịt trẻ em ở Thụy Sĩ hay tượng Thành Cát
Tư Hãn khổng lồ ở Mông Cổ, luôn gây bất ngờ thú vị cho du
khách lần đầu được chiêm ngưỡng.

Thành phố ma Fengdu, Trung Quốc



Tương truyền thời nhà Hán (năm 206 trước Công Nguyên —
220 sau Công Nguyên), có hai vị quan tên Âm và Dương đã
đến núi Mingshan để tu luyện. Tên của hai vị này đọc chung
nghe như “Vua địa ngục” trong tiếng Trung Quốc nên kể từ
đó, người dân địa phương đã xem nơi này như là nơi tụ họp
của những linh hồn.

Thành phố ma có rất nhiều tượng quỉ dữ canh gác những
cánh cửa đưa con người đến thế giới khác, nơi những cảnh
địa ngục được tái tạo. Oái ăm thay, thành phố này vừa thực
sự bị biến thành một thành phố ma: năm 2009, một đập nước
vừa hoàn thành của thành phố đã làm ngập lụt khu vực này,
buộc người dân phải di tản. Núi Mingshan hiện chỉ còn là
một bán đảo, nơi du khách ghé đến trong những tour thăm
sông Yangtze.

Tượng em bé đang tè Mannekin Pis, thành phố Brussels, Bỉ




Tượng em bé này là biểu tượng của nước Bỉ, từng bị đánh
cắp nhiều lần khi thành phố bị xâm lược. Hiện bức tượng
được bảo tồn và là một điểm thu hút du khách khi đến thành
phố này. Được lưu truyền nhiều nhất về nguồn gốc bức tượng
này là chuyện một người cha khi tìm lại được đứa con bị mất
tích, đã vui mừng cho người tạc tượng con mình.

Vòi phun thủy ngân Calder, thành phố Barcelona, Tây Ban
Nha


Thủy ngân từ vòi phun này được lấy từ một trong những mỏ
khai thác thủy ngân lớn nhất thế giới Almadén. Du khách
được khuyến cáo không nên chạm vào vòi phun , vì thứ nước
độc hại đó đã chảy qua nhiều lớp sắt và nhôm, sau đó rớt
xuống một miếng kim loại, rồi chảy ngược lại vào trong hồ.

Nhà điêu khắc người Mỹ Alexander Calder đã thiết kế vòi
phun theo yêu cầu của đảng Cộng hòa Tây Ban Nha cho Hội
chợ thế giới năm 1937 tại Paris, để phản đối chủ nghĩa phát-
xít. Tại Hội chợ, tác phẩm này được trưng bày đối diện với
tác phẩm Guernica của Picasso. Sau đó, Calder đã tặng vòi
phun này cho trung tâm Fundació Joan Miró ở Barcelona.

Tượng cá mập lao vào nóc nhà, Oxfordshire, Anh


Tên gọi gốc của bức tượng là Không đề 1986. Bức tượng thể

hiện một con cá mập dài 7.6m đang lao đầu xuống một ngôi
nhà ở Anh, là hình ảnh tượng trưng cho quả bom nguyên tử
đã thả xuống Nagasaki. Người chủ nhà Bill Heine cho làm
tác phẩm này để phản ứng việc phát triển năng lượng nguyên
tử. Con cá được làm từ kim loại, polyester và nhiều vật liệu
khác. Nó từng bị coi là vật làm xấu đi hình ảnh thành phố.
Hội đồng thành phố nhiều lần muốn dẹp bỏ bức tượng này.
Ngày nay, mọi người đã chấp nhận nó như là một phần của
quang cảnh thành phố.

Phòng triển lãm tượng dưới nước, Grenada


Hệ thống tượng này được đặt tại vùng nước cạn trong vắt của
vùng biển ngoài khơi Grenada. Người ta chỉ có thể đến gần
chúng khi lặn xuống biển, nhưng du khách hiếu kỳ vẫn có thể
nhìn thấy chúng khi đi các loại tàu có đáy bằng kính. Nhà tạc
tượng Jason de Caires Taylor đã tạo nên tác phẩm này bằng
cách làm nhiều tượng con người trong nhiều tư thế và nhiều
nhóm khác nhau. Hệ thống tượng này là công viên điêu khắc
dưới nước đầu tiên trên thế giới, nó còn đóng vai trò như một
rặng san hô nhân tạo và là lời cảnh tỉnh con người về vấn đề
bảo vệ môi trường.

×