Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC Ở CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ CÁ RÔ PHI " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 57 trang )

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH THỦY SẢN








DƯƠNG THÀNH LONG







TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC
Ở CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ CÁ RÔ PHI
(Oreochromis niloticus)





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN












2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
BỘ MÔN SINH HỌC & BỆNH HỌC THỦY SẢN






DƯƠNG THÀNH LONG





TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC
Ở CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ CÁ RÔ PHI

(Oreochromis niloticus)




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH






2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
i
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Hoàng Oanh, cô Bùi Thị Bích Hằng
cùng các thầy, cô trong bộ môn Sinh Học và Bệnh Học Thủy Sản, Khoa Thủy
Sản, Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Em xin cảm ơn gia
đình em đã nuôi dạy em khôn lớn và là nguồn động viên, chỗ dựa vững chắc
để em hoàn thành tốt quá trình học tập của mình. Em xin cảm ơn các bạn lớp
Bệnh Học Thủy Sản 30 đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm luận văn.













Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ii
TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện nhằm để đánh giá các chỉ tiêu huyết học trên cá tra và cá
rô phi ở các giai đoạn khác nhau. Cá tra nhỏ (Pangasianodon hypophthalmus)
(trọng lượng trung bình 38.24g), cá tra lớn (trọng lượng trung bình 1060g), cá
rô phi nhỏ (Oreochromis niloticus) (trọng lượng trung bình 43.07g) và cá rô
phi lớn (trọng lượng trung bình 530g) được so sánh với nhau qua các chỉ tiêu
huyết học như mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu và từng loại bạch cầu. Kết quả
phân tích trên cá tra nhỏ có mật độ hồng cầu: 1.86x10
6
(tb/mm
3
), tổng bạch
cầu: 7.39x10
4
(tb/mm

3
); cá tra lớn có mật độ hồng cầu: 1.32x10
6
(tb/mm
3
),
tổng bạch cầu: 8.07x10
4
(tb/mm
3
); cá rô phi nhỏ có mật độ hồng cầu:
1.30x10
6
(tb/mm
3
), tổng bạch cầu: 5.48x10
4
(tb/mm
3
) và cá rô phi lớn có mật
độ hồng cầu: 2.08x10
6
(tb/mm
3
), tổng bạch cầu : 7.99x10
4
(tb/mm
3
). Các chỉ
tiêu huyết học được so sánh với nhau và kiểm tra thống kê bằng t-Test. Mật

độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho và tế bào mono của cá rô phi nhỏ
thấp hơn cá lớn (p<0.05) còn bạch cầu trung tính và tiểu cầu khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Trên cá tra thì mật độ hồng cầu, tế bào lympho
và bạch cầu trung tính của cá nhỏ cao hơn cá tra lớn còn tổng bạch cầu, tế bào
mono và tiểu cầu thì ngược lại. Các chỉ tiêu huyết học phân tích trên cá tra nhỏ
đều cao hơn cá rô phi nhỏ trừ tiểu cầu của cá rô phi nhỏ thì cao hơn cá tra nhỏ.
Đối với cá lớn thì mật độ hồng cầu, tế bào lympho, bạch cầu trung tính của cá
tra cao hơn cá rô phi; còn tổng bạch cầu, tế bào mono và tiểu cầu thì ngược lại.
Về trọng lượng, trong cùng một loài thì cá có trọng lượng lớn thì có lượng tế
bào máu cao hơn nhưng các chỉ tiêu huyết học dễ biến động theo loài và các
tác nhân bên ngoài nên kết quả không tuân theo quy luật đó.



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iii
MỤC LỤC
Lời cảm tạ i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách bảng v
Danh sách hình vi
Chương I. GIỚI THIỆU 1
Chương II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học cá tra 3
2.2 Đặc điểm sinh học cá rô phi 4
2.3 Miễn dịch học 5
2.3.1 Miễn dịch đặc hiệu 5
2.3.2 Miễn dịch không đặc hiệu 6
2.3.3 Các nghiên cứu về miễn dịch 10

Chương III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 12
3.2 Vật liệu nghiên cứu 12
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 12
3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm 12
3.2.3 Hoá chất 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu 13
3.3.1 Lấy mẫu máu 13
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu máu 13
3.4 Xử lý số liệu 16
Chương IV. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 17
4.1 Kết quả phân tích huyết học trên cá rô phi 17
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iv
4.2 Kết quả phân tích huyết học trên cá tra 19
4.3 So sánh một số chỉ tiêu huyết học giữa cá rô phi và cá tra 21
4.3.1 Giữa cá rô phi nhỏ và cá tra nhỏ 21
4.3.2 Giữa cá rô phi lớn và cá tra lớn 24
4.3.3 Giữa cá tra lớn và cá rô phi nhỏ 26
4.3.4 Giữa cá rô phi lớn và cá tra nhỏ 28
4.4 Sự tương quan giữa trọng lượng và số lượng các loại tế bào máu 30
Chương V. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 32
5.1 Kết luận 32
5.2 Đề xuất 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC 36














Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1. So sánh một số chỉ tiêu huyết học giữa cá rô phi nhỏ và cá rô phi lớn
17
Bảng 4.2. So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá tra nhỏ và cá tra lớn 20
Bảng 4.3. So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá rô phi nhỏ và cá tra nhỏ
22
Bảng 4.4 So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá rô phi lớn và cá tra lớn
24
Bảng 4.5 So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá tra lớn và cá rô phi nhỏ .
26
Bảng 4.6 So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá rô phi lớn và cá tra nhỏ
28












Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dáng bên ngoài cá tra 3
Hình 2.2 Cá rô phi (Oreochoromis niloticus) 5
Hình 2.3 Bạch cầu trung tính 6
Hình 2.4 Bạch cầu toan tính 7
Hình 2.5 Bạch cầu kiềm tính và tế bào mast 8
Hình 2.6 Tiểu cầu 8
Hình 2.7 Hồng cầu 9
Hình 2.8 Cấu trúc lysozym 10
Hình 3.1 Buồng đếm hồng cầu 14
Hình 3.2 Hồng cầu (RBC) và bạch cầu (WBC) 14
Hình 3.3 Các loại tế bào bạch cầu 15
Hình 4.1 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá rô phi nhỏ
và cá rô phi lớn 18
Hình 4.2 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu giữa cá rô phi nhỏ và cá rô
phi lớn 18
Hình 4.3 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá tra nhỏ và
cá tra lớn 21
Hình 4.4 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu giữa cá tra nhỏ và cá tra lớn
21
Hình 4.5 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá tra nhỏ và
cá rô phi nhỏ 23

Hình 4.6 Biểu đồ so sánh từng loại tế bào bạch cầu giữa cá tra nhỏ và cá rô phi
nhỏ 23
Hình 4.7 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá tra lớn và
cá rô phi lớn 25
Hình 4.8 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạc cầu giữa cá tra lớn và cá rô phi
lớn 25
Hình 4.9 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá tra lớn và
cá rô phi nhỏ 27
Hình 4.10 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu giữa cá tra lớn và cá rô phi
nhỏ 27
Hình 4.11 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá rô phi
lớn và cá tra nhỏ 29
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vii
Hình 4.12 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu giữa cá rô phi lớn và cá tra
nhỏ 29
Hình 4.13 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu của cá tra và cá
rô phi ở các trọng lượng khác nhau 30
Hình 4.14 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu của cá tra và cá rô phi ở
các trọng lượng khác nhau 31
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU

Cá tra ( Pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (Oreochromis niloticus)
là hai trong số những đối tượng nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Đây là hai đối tượng dễ nuôi, trong đó cá tra phục vụ cho xuất
khẩu còn cá rô phi chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa là chính. Lợi nhuận
cao từ nghề nuôi cá tra đã làm cho diện tích nuôi không ngừng mở rộng; chỉ
riêng ở An Giang trong 9 tháng đầu năm 2007 diện tích nuôi cá tra là 1.286 ha,

tăng 479 ha so với cùng kỳ năm 2006 (Báo cáo Tình hình hoạt động của Sở
Thuỷ Sản An Giang 9 tháng đầu năm 2007). Diện tích nuôi cá rô phi của cá
nước năm 2006 là 29.717 ha, chủ yếu là nuôi quảng canh, bán thâm canh hay
nuôi ghép với các đối tượng khác (Phạm Anh Tuấn, 2006).
Hiện nay do diện tích nuôi tăng lên làm cho môi trường ô nhiễm, xuất hiện
nhiều mầm bệnh trong môi trường nuôi. Vì thế hệ miễn dịch của cá biến đổi
để chống lại sự biến động của môi trường và sự tấn công của các mầm bệnh.
Cá ở giai đoạn nhỏ thì hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện so với cá lớn
nên dễ bị mắc bệnh hơn. Do đó việc xác định những biến đổi của các chỉ tiêu
huyết học như lượng hồng cầu, lượng bạch cầu và từng loại bạch cầu của cá ở
các giai đoạn khác nhau là nhu cầu quan trọng. Từ đó có biện pháp nhằm tăng
cường sức đề kháng cho cá và góp phần giảm thiệt hại do bệnh gây ra. Xuất
phát từ thực trạng đó đề tài “Tìm hiểu một số chỉ tiêu huyết học ở cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (Oreochromis niloticus)”
được thực hiện.
Mục tiêu đề tài
So sánh một số chỉ tiêu huyết học như số lượng tế bào hồng cầu, số lượng và
các loại tế bào bạch cầu của cá tra và cá rô phi ở các giai đoạn phát triển khác
nhau.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2
Nội dung đề tài
1. So sánh sự thay đổi số lượng hồng cầu, số lượng và các loại tế bào bạch
cầu của cá tra ở các giai đoạn khác nhau.
2. So sánh sự thay đổi số lượng hồng cầu, số lượng và các loại tế bào bạch
cầu của cá rô phi ở các giai đoạn khác nhau.
3. So sánh sự thay đổi số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và từng loại
bạch cầu giữa cá tra và cá rô phi ở các giai đoan khác nhau.

4. Đánh giá sự tương quan giữa trọng lượng và số lượng các loại tế bào máu.

















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3
CHƯƠNG II - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra
Hệ thống phân loại (Trích bởi Nguyễn Văn Thường, 2005)
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Tổng lớp: Osteichthyes
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae

Giống: Pangasius
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Bleeker)


Hình 2.1: Hình dáng bên ngoài của cá Tra




Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4
Đặc điểm sinh học
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá nuôi truyền thống trong ao,
bè ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá có khả năng sống trong điều
kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể thả nuôi
với mật độ rất cao. Cá tra là loài ăn tạp, cá có thể ăn mùn bã hữu cơ, rễ cây cỏ
thủy sinh, tôm cá tạp… Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác
nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám tấm… Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ
giúp cá lớn nhanh (Dương Nhựt Long, 2003).
2.2 Đặc điểm sinh học cá rô phi
Hệ thống phân loại (Trích bởi Nguyễn Văn Thường, 2005)
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Tổng lớp: Osteichthyes
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Ciclidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus

Đặc điểm sinh học
Những loài cá rô phi nuôi ở nước ta là Oreochromis mossambicus (rô phi đen),
Oreochromis niloticus và một vài dạng đột biến của Oreochromis niloticus (rô
phi đỏ). Cá rô phi có tính ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ưa thích của cá rô phi là
những sinh vật thủy sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra, cá rô phi còn có khả
năng sử dụng trực tiếp những loại thức ăn do con người cung cấp như cám,
tấm các loại rong bèo,…

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5

Hình 2.2: Cá Rô phi (Oreochromis niloticus L.)

2.3 Miễn dịch học
Miễn dịch là khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập từ
bên ngoài. Tất cả mọi sinh vật đều có ít nhiều khả năng tự bảo vệ chống lại sự
xâm nhập của bất kỳ vật lạ nào cho dù có hại hay không nhằm bảo vệ tính vẹn
toàn cơ thể chúng. Khả năng tự bảo vệ xuất hiện ngay ở những cơ thể sống
thấp nhất và ngày càng trở nên phong phú và hoàn thiện.
Miễn dịch học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu các quá trình nhận
biết các chất lạ (gọi là kháng nguyên) và hậu quả của sự nhận biết đó (là sự
đáp ứng miễn dịch). Có hai loại miễn dịch là miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch
không đặc hiệu (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006).
2.3.1 Miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu còn gọi là miễn dịch thu được là trạng thái miễn dịch xuất
hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên và có phản ứng sinh ra kháng
thể đặc hiệu chống lại chúng. Có hai loại miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch chủ
động và miễn dịch thụ động. Các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc
hiệu gồm tế bào trình diện kháng nguyên (APC, antigen presenting cells),
phân tử MHC (major histocompability complex), tế bào mono và đại thực bào,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
6
tế bào tua và tế bào lympho (gồm tế bào lympho T và tế bào lympho B) (Đặng
Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006).
2.3.2 Miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch không đặc hiệu (hay miễn dịch tự nhiên) là khả năng tự bảo vệ có
sẵn từ khi được sinh ra và mang tính di truyền trong các cơ thể cùng loài
(Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006).
Các loại tế bào bạch cầu tham gia đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu gồm tế
bào đơn nhân (monocytes), bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu toan
tính (eosinophil), bạch cầu kiềm tính (basophil), tiểu cầu (thrombocytes) và tế
bào diệt tự nhiên (natural kill cells). Ngoài ra còn có hồng cầu, lysozym và bổ
thể cũng tham gia vào đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (Đặng Thị Hoàng
Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006).
2.3.2.1 Các tế bào máu
Đại thực bào (macrophages)
Đại thực bào là các tế bào có kích thước lớn có khả năng bắt giữ, nuốt và phá
huỷ kháng nguyên. Đại thực bào có 2 nhóm là các tế bào đơn nhân và đa nhân
có hạt. Tế bào này sẽ bắt giữ, nuốt các tế bào có kích thước lớn như vi khuẩn
và tiết ra enzym thuỷ phân như proteinaza, nucleaza, lipaza và lysozym để tiêu
hoá chúng (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006)
Bạch cầu trung tính (neutrophil)



Hình 2.3. Bạch cầu trung tính (N) (Đoàn Nhật Phương, 2007)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
7
Bạch cầu trung tính (hình 2.3) là loại bạch cầu có nhiều trong máu ngoại vi

được sinh ra từ tế bào mẹ trong tuỷ xương. Chúng chỉ tồn tại trong máu
khoảng 10 giờ rồi đi ra khỏi ống mạch tới mô. Số lượng tế bào này sẽ tăng gấp
10 lần khi có hiện tượng viêm cấp tính. Khi còn non chúng chứa men
myeloperoxydase, hydrolase nhưng khi già chứa chủ yếu là lysozym và
lactoferin. Ngoài ra do cũng có tính ăn nên còn được gọi là tiểu thực bào
(Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006)
Bạch cầu toan tính (eosinophil)
Bạch cầu toan tính (hình 2.4) có nhiều trong mô hơn máu, chiếm 1 – 3% số
bạch cầu trong hệ tuần hoàn. Chúng chứa protein chủ yếu có tính kiềm và
protein tải điện âm. Các protein chủ yếu có tác dụng độc tế bào, nhất là đối với
ký sinh trùng. Do ký sinh trùng có kích thước lớn nên các bạch cầu toan tính
sẽ tiếp cận và tiết ra các chất độc tại chỗ tiếp xúc (Đặng Thị Hoàng Oanh và
Đoàn Nhật Phương, 2006)


Hình 2.4. Bạch cầu toan tính (Hrubec et al., 2000)

Bạch cầu kiềm tính (basophil và tế bào mast)
Bạch cầu kiềm tính (hình 2.5) có chủ yếu trong máu còn tế bào mast có trong
mô. Chúng đều có nguồn gốc từ tuỷ xương và có chức năng giống nhau, tạo ra
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
8
những chất vận mạch rất mạnh trong viêm (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn
Nhật Phương, 2006)


Hình 2.5. Bạch cầu kiềm tính và tế bào mast
()

Tiểu cầu (thrombocytes)

Tiểu cầu (hình 2.6) bắt nguồn từ các mẫu tiểu cầu lớn trong tuỷ xương. Ngoài
vai trò chủ chốt của chúng trong quá trình đông máu thì tiểu cầu còn tham gia
vào trong đáp ứng miễn dịch. Trong viêm chúng gây đông máu tại chỗ và tiết
ra các chất vận mạch (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006)

Hình 2.6. Tiểu cầu (T) (Đoàn Nhật Phương, 2007)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
9
Hồng cầu
Hồng cầu (hình 2.7) ở máu ngoại vi là tế bào đã mất nhân mà nhiệm vụ cơ bản
là vận chuyển oxy. Hiện nay người ta thấy chúng có thụ thể CR1 với bổ thể
giúp vận chuyển phức hợp miễn dịch tới nơi đào thải (Đặng Thị Hoàng Oanh
và Đoàn Nhật Phương, 2006)

Hình 2.7. Hồng cầu (Đoàn Nhật Phương, 2007)
E: Hồng cầu trưởng thành
R: Hồng cầu chưa trưởng thành
2.3.2.2 Các yếu tố khác
Lysozym
Lysozym là một enzym được xem như là “kháng thể của cơ thể”. Nó có nhiều
trong chất dịch được tiết ra như nước mắt và có nồng độ cao trong lòng trắng
trứng. Lysozym đáp ứng như miễn dịch không đặc hiệu bằng sự liên kết với bề
mặt vi khuẩn và làm cho sự thực bào vi khuẩn dễ dàng. Chức năng của enzym
là tấn công màng peptidoglycan và thuỷ phân liên kết nối giữa N-
acetylmuramic acid với 4 nguyên tử C của N-acetylglucosamin (Wikipedia,
2006).
Ở cá, lysozym hiện diện trong huyết thanh và cơ. Tế bào mono, đại thực bào
và bạch cầu trung tính là nguồn chính của lysozym (Murran and Fletcher,
1976). Các loài khác nhau thì lysozym khác nhau trong mô và các mô lỏng.

Hoạt tính của cá trôi Ấn Độ từ 8.1 – 22.7 µg/ml huyết thanh và ở cá hồi vạch
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
10
đỏ có nồng độ cao nhất, cao gấp 15 lần cá hồi nâu và cá hồi Đại Tây Dương
(Ellis, 1990). Lysozym có hoạt tính kháng khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gram
dương (G
+
) bằng sự dung giải và tác động như 1 opsonin (Sahoo et al., 2004).


Hình 2.8. Cấu trúc Lysozym: (a) Đơn tinh thể, (b) Cấu trúc 3D
(Wikipedia 2006)
Bổ thể
Hệ bổ thể là tập hợp khoảng 20 protein huyết thanh lưu thông trong dịch cơ
thể dưới dạng bất hoạt hoá (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương,
2006). Ở cá, bổ thể hoạt hoá theo ba con đường : kháng thể - dựa vào con
đường cổ điển, con đường khác và con đường lectin bằng sự liên kết của
manose liên kết lectin với cấu trúc carbohyrate của vi sinh vật. Kết quả là sự
hình thành phức hợp tấn công màng (Nonaka, 1994).

2.3.3 Các nghiên cứu về miễn dịch
Trên cá tra bị bệnh trắng gan thì tỷ lệ tế bào lympho giảm ở cá bệnh còn các tế
bào bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính tăng lên. Các tế bào bạch cầu toan
tính và bạch cầu kiềm tính thì sai khác không đáng kể giữa cá bệnh trắng gan
và cá khoẻ (Trần Hồng Ửng, 2003). Ở cá tra bị bệnh vàng da thì số lượng tế
bào hồng cầu của cá bệnh giảm đi một nửa so với cá khoẻ: 930

63

x10

6

(tb/mm
3
) ở cá khoẻ và 347

120

x10
6
(tb/mm
3
) ở cá bệnh (Phan Thị Hừng,
2004). Ở cá rô phi có trọng lượng trung bình 21.432

2.38 (g), khi cá bị
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
11
nhiễm vi khuẩn Edwardsiella tarda thì lượng hồng cầu giảm: 2.24

2.38
x10
6
(tb/mm
3
) ở cá khoẻ và 1.74

1.78 x10
6
(tb/mm

3
)

ở cá bệnh. Trong khi
đó, tổng bạch cầu thì tăng lên: 12

0.82 x10
3
(tb/mm
3
) ở cá khoẻ và 21.75


2.82 x10
3
(tb/mm
3
) ở cá bệnh còn tiểu cầu là 4.28

0.60 x10
3
(tb/mm
3
)
(Benli và Yildiz, 2004). Trên cá rô phi lai với trọng lượng trung bình 240g thì
có một số chỉ tiêu huyết học như sau: hồng cầu từ 1.91x10
6
– 2.83x10
6
(tb/mm

3
), tổng bạch cầu từ 2.16x10
4
– 1.55x10
5
(tb/mm
3
), tế bào lympho từ
9.63x10
3
– 1.68x10
5
(tb/mm
3
), bạch cầu trung tính từ 5.57x10
2
9.87x10
3

(tb/mm
3
), bạch cầu đơn nhân từ 4.00x10
2
– 4.29x10
3
(tb/mm
3
) và tiểu cầu từ
2.51x10
4

– 8.52x10
4
(tb/mm
3
) (Hrubec et.al., 2004).
Trên cá da trê lai (Heterobranchus longifillix x Clarias gariepinus) ở giai đoạn
nhỏ thì có lượng hồng cầu là 1.43x10
6
(tb/mm
3
) và có tổng bạch cầu là
20.42x10
3
(tb/mm
3
) (Osuigue et.al., 2005). Trên cá trê (Clarias gariepenius)
nhỏ, có mật độ hồng cầu là 3.8

0.18 x10
6
(tb/mm
3
) và tổng bạch cầu là 9.2

0.2 x10
3
(tb/mm
3
) (Omitoyin, 2006). Ở cá trê phi (Clarias gariepenius) có
trọng lượng trung bình 75.33


3g có mật độ hồng cầu là 299.5

2.50 x10
6
(tnb/mm
3
) và tổng bạch cầu là 39.0

1.00 x10
3
(tb/mm
3
) (Sunmonu, Oloyede,
2008)





Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
12
CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
 Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2008 đến tháng 06/2008.
 Mẫu máu sau khi lấy được phân tích tại phòng Thí nghiệm Bệnh Học,
Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

 Cá tra nhỏ ( trọng lượng từ 28 – 30 g) và cá tra lớn (trọng lượng trung bình
1kg) được mua từ trại giống và chợ ở Thành Phố Cần Thơ.
 Cá rô phi nhỏ (trọng lượng trung bình từ 30 – 50 g) và cá rô phi lớn ( trọng
lượng trung bình 0.5kg) được mua từ trại giống và chợ ở Thành Phố Cần
Thơ.
3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm
 Kính hiển vi
 Cân điện tử
 Lame và lamelle
 Kim chích (1 ml)
 Pipet
 Khay nhuộm mẫu
 Buồng đếm hồng cầu
 Cốc thủy tinh
 Các dụng cụ cần thiết khác.
3.2.3 Hoá chất
 Cồn tuyệt đối
 Formol
 NaCl
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
13
 Methanol
 Acid citric
 NaH
2
PO
4

 Na
2

HPO
4

 Dung dịch Wright
 Dung dịch Giemsa
 Nước cất.
 Các hóa chất cần thiết khác.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Lấy mẫu máu
 Cá tra nhỏ được lấy máu với số lượng là 30 con.
 Cá tra lớn được lấy máu với số lượng là 10 con.
 Cá rô phi nhỏ được lấy máu với số lượng 30 con.
 Cá rô phi lớn được lấy máu với số lượng 10 con
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu máu
3.3.2.1 Định lượng hồng cầu
 Máu cá được pha loãng 200 lần và nhuộm trong dung dịch Natt-Herrick
với 10 µl máu và 1990 µl dung dịch nhuộm hồng cầu trong 3 phút (Natt và
Herrick, 1952 trích bởi Đoàn Nhật Phương, 2007).
 Hồng cầu được đếm qua buồng đếm hồng cầu ở vật kính 40X. Đếm 4 ô lớn
(1 ô lớn có 16 ô nhỏ) ở 4 góc của buồng đếm và 1 ô ở trung tâm buồng
đếm.
Công thức tính mật độ hồng cầu
R = C x 10 x 5 x 200
Trong đó:
 R: Mật độ hồng cầu (tb/mm
3
)
 C: tổng số hồng cầu trên 5 vùng đếm
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
14

 10: khoảng cách giữa lamelle và buồng đếm là 0,1 mm
 5: diện tích của mỗi vùng đếm là 0,2 mm
2

 200: độ pha loãng hồng cầu

Hình 3.1. Buồng đếm hồng cầu (C: 1 vùng đếm hồng cầu được phóng to)
(Đoàn Nhật Phương, 2007)


Hình 3.2. Hồng cầu (Red blood cell - RBC) và bạch cầu (white blood cell -
WBC) (Đoàn Nhật Phương, 2007)

3.3.2.2 Định tính và định lượng bạch cầu
Phương pháp nhuộm mẫu: Mẫu được nhuộm theo phương pháp Wright’s &
Giemsa (Humason, 1979 trích dẫn bởi Đoàn Nhật Phương, 2007).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
15
 Máu sau khi lấy cho 1 giọt lên 1 đầu của lame và dùng lamelle đôi trải đều
mẫu máu.
 Để khô mẫu và ngâm lame mẫu trong dung dịch methanol từ 1 – 2 phút để
cố định mẫu. Sau đó để khô mẫu ở nhiệt độ phòng.



Hình 3.3. Các loại tế bào bạch cầu (Đoàn Nhật Phương, 2007)
E: hồng cầu trưởng thành
R: hồng cầu chưa trưởng thành
L: tế bàolympho
N:bạch cầu trung tính

T: tiểu cầu
M: tế bào mono

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
16
 Các bước nhuộm mẫu:
o Nhuộm với dung dịch Wright trong 3 – 5 phút.
o Ngâm trong dung dịch pH 6.2 – 6.8 trong 5 – 6 phút.
o Nhuộm với dung dịch Giemsa trong 20 – 30 phút.
o Ngâm trong dung dịch pH 6.2 trong 15 – 30 phút.
o Rửa qua nước cất, để khô và đọc mẫu.
Quan sát dưới kinh hiển vi ở vật kính 100X và các loại tế bào bạch cầu sẽ
được xác định theo Supranee et al (1991) trích bởi Đoàn Nhật Phương (2007).
Phương pháp định lượng các tế bào bạch cầu: (Supranee et al., 1991 trích
bởi Đoàn Nhật Phương, 2007)
 Tổng bạch cầu (TBC): đếm tổng số hồng cầu và bạch cầu là 1500 tế bào
trên mẫu nhuộm
Số bạch cầu trong 1500 tế bào x mật độ hồng cầu trên buồng đếm
TBC(tb/mm
3
) =
Số hồng cầu trong 1500 tế bào trên mẫu nhuộm
 Từng loại bạch cầu: đếm tổng số bạch cầu bằng 200 tế bào
Mật độ từng loại(tb/mm
3
) = (số lượng mỗi loại bạch cầu x mật độ TBC)/ 200
3.4 Xử lý số liệu
Tất cả số liệu được xử lý bằng phần mềm Excell và phương pháp xử lý thống
kê là t-Test (p= 0.05).






×