Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chinh phục đỉnh Lang Biang – nóc nhà Đà Lạt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.23 KB, 4 trang )

Chinh phục đỉnh Lang Biang – nóc
nhà Đà Lạt
Lang Biang là đỉnh núi cao nhất cao nguyên Lâm Viên với 2.167 m so với mực nước
biển, thuộc huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), cách TP.Đà Lạt khoảng 12 km.Lang
Biang là tên ghép từ câu chuyện tình của chàng K’Lang và nàng H’Biang.

Chuyện tình bi thương
Truyền thuyết kể lại rằng, chàng K’Lang (thuộc bộ tộc Lát), còn nàng H’Biang (thuộc bộ
tộc Cil). Trong một lần lên rừng hái quả và săn bắt, K’Lang và H’Biang tình cờ gặp nhau.
Khi H’Biang gặp nạn thì K’Lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ nên
hai người cảm mến và yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 bộ tộc nên H’Biang không
thể “bắt” K’Lang làm chồng.
Dù vậy, hai người vẫn quyết tâm vượt qua mọi tục lệ khắt khe để đến với nhau. Khi họ
trở thành vợ chồng bị gia đình xua đuổi nên phải đưa nhau lên một đỉnh đồi thâm u kiếm
kế sinh nhai.
Khi H’Biang bị bệnh, K’Lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay
về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Thật oái oăm, H’Biang bị chết do nàng che
đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’Lang. Đau buồn khôn xiết,
K’Lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn chảy thành suối lớn, ngày nay gọi là Đạ
Nhim (suối khóc). Tiếp đó K’Lang cũng chết. Sau cái chết của hai người, cha của
H’Biang rất ân hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ
đó, các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Lang Biang được chọn làm biểu
tượng của thành phố Đà Lạt.

Chinh phục đỉnh cao
Được sự hướng dẫn của Liêng Hot Ha Sien, chặng đầu tiên chúng tôi chinh phục đồi trọc
“Yên Ngựa”. Khi cách đỉnh 650 m, thử thách đến với chúng tôi khi đường lên đỉnh dốc
đứng kiểu “chân người này đạp đầu người kia”. Ha Sien cho biết: “Nhờ sự giúp đỡ của
Tổ chức JICA (Nhật Bản), đoạn đường này được làm bậc cấp dễ đi hơn trước nhiều rồi”.
Sau 1 giờ 45 phút, toàn đoàn chúng tôi đặt chân lên “nóc nhà Đà Lạt” cao 2.167 m, diện
tích đỉnh núi chỉ khoảng 50 m2. Mọi người thay nhau đứng chụp hình bên cột mốc đỉnh


cao và toàn cảnh Đà Lạt.

Với những du khách không đủ can đảm chinh phục đỉnh cao 2.167 m, thì từ trạm kiểm
lâm rẽ trái theo đường nhựa để lên đỉnh “ra đa” cao 1.950 mét (nơi trước đây quân đội
Mỹ đặt đài ra đa quan sát). Tại đây có biểu tượng chàng K’Lang và nàng H’Biang, dịch
vụ ăn uống, chụp hình; nhìn ống nhòm về TP.Đà Lạt, khu bán hàng thổ cẩm…
Nếu lười đi bộ, ở chân núi có dịch vụ xe Jeep đưa khách lên đỉnh với giá 240.000
đồng/chuyến (khứ hồi) để vượt qua những con đường dốc đứng, ngoằn ngoèo khá thú vị.
Bên một triền đồi gần chân núi có “Thung lũng 100 năm” được thiết kế như một khu du
lịch sinh thái, giải trí.
Khách có thể lưu lại đêm trong những ngôi nhà sàn; thưởng thức chương trình giao lưu
cồng chiêng, đốt lửa trại, uống rượu cần với đồng bào dân tộc, tìm hiểu về văn hóa, tập
tục của người K’Ho.
Lang Biang là khu du lịch dã ngoại, phiêu lưu mạo hiểm, khám phá thiên nhiên, văn hóa
người bản địa rất thú vị.


×