Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TƯ DUY TÍCH CỰC – NGUỒN NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN VÔ GIÁ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.14 KB, 5 trang )






TƯ DUY TÍCH CỰC – NGUỒN NĂNG
LƯỢNG TỰ NHIÊN VÔ GIÁ








Đặc điểm của người tư duy tích cực và tư duy tiêu cực đối lập với nhau. Điều
đó mang lại những ảnh hưởng khác nhau đối với cơ thể con người và tạo nên
những số phận khác nhau trong cuộc sống.


Tư duy tích cực sẽ sản sinh ra năng lượng, mang lại sức mạnh cho con người.
Tư duy tích cực làm tăng sự hưng phấn, vui vẻ, sảng khoái, yêu đời, nên đầu
óc sáng suốt. Tư duy tích cực tạo sự tự tin, tự trọng, dẫn đến những hành
động tích cực, sáng tạo, hiệu quả, tạo ra bầu không khí năng động và hợp tác.
Đặc biệt, các nghiên cứu y học cho thấy tư duy tích cực hoạt hóa các chức
năng sinh lý như hệ nội tiết, hệ miễn dịch, các chất truyền dẫn thần kinh
(neurotransmitters), làm cơ thể tiết các hormone endorphin (có tác dụng giảm
đau, tạo cảm giác khoan khoái), serotonin, dopamine ( gây hưng phấn, ảnh
hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ, sự ngon miệng, và nhận thức, ghi nhớ),
oxytocin (gây khoái cảm tính dục). Các hormone đó giúp tăng cường hệ miễn
dịch, dẫn đến tăng sức đề kháng cơ thể, đôi khi tạo ra những điều kỳ diệu,


giúp con người vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo. Có một chị ngoài 60
tuổi bị ung thư nặng phải trải qua ba lần mổ, nhưng vẫn đi lại, sinh hoạt vui
vẻ. Được hỏi: điều gì đã giúp chị vượt qua áp lực của căn bệnh hiểm nghèo?
Chị cười và nói đùa: “Người ta nói trời kêu ai nấy dạ, nhưng tôi thì không
dạ”. Giọng ca được nhiều người hâm mộ, nhất là khi hát nhạc của Văn Cao –
ca sỉ Ánh Tuyết, phải trải qua 7 lần mổ cột sống, nhưng vẫn sống lạc quan.
Nằm trên bàn mổ chị vẫn nói đùa với các bác sĩ. Sau lần mổ thứ 7 ít lâu, chị
lại tiếp tục xuất hiện trên sân khấu để phục vụ kháng giả. Y học đã chúng
minh là thái độ sống tích cực hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ ốm đau.




Ngược lại tư duy tiêu cực sẽ làm tiêu hao năng lượng, tước đoạt sức
mạnh. Tư duy tiêu cực thường gây ra tâm trạng buồn chán, thất vọng, buông
xuôi, trí tuệ, niềm tin và ý chí bị tê kiệt, tạo một kiểu “phanh tâm lý” dẫn đến
những hành động tiêu cực. Tư duy tiêu cực làm giảm chức năng hệ nội tiết và
hệ miễn dịch, các chất tuyền dẫn thần kinh bị ách tắc làm tê liệt cảm xúc, trí
tuệ. Tai hại hơn, tư duy tiêu cực làm cơ thể sản sinh cortisol, loại hormone
làm tăng đường huyết, cản trở tiêu hóa mỡ, protein, ảnh hưởng đến tế bào
thần kinh, làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm,
dễ nhiễm bệnh. Tư duy tiêu cực tạo áp lực tâm lý rất lớn lên người bệnh, làm
cho bệnh càng thêm khó chữa trị. Kết quả không tránh khỏi của việc nuôi
dưỡng suy nghĩ tiêu cực về sức khỏe và bệnh tật là một cơ thể yếu ớt và một
tinh thần bệnh hoạn. Vậy, nuôi dưỡng tư duy tiêu cực có khác nào tự mình
chuốc họa vào thân.


Ai cũng có lúc suy nghĩ tiêu cực, nhưng nếu ý thức được tác hại của nó thì
bằng mọi cách hãy sớm loại bỏ nó.


×