Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Để nói chuyện hay: Những điều cần tránh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.92 KB, 5 trang )




Để nói chuyện hay: Những điều cần tránh


Không ít lần chúng ta tự hỏi vì sao mình lại không được người khác yêu thích,
vì sao những câu chuyện mình nói lại thường không được đánh giá cao. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện của chúng ta thiếu thu hút và hấp
dẫn người khác, dù chúng ta đã cố gắng tìm mọi cách để tạo ấn tượng trong
cuộc nói chuyện của mình. Bạn có đang rơi vào trường hợp tương tự? Bạn có
biết, nói chuyện vô duyên, không có ý tứ là sai lầm rất nhiều bạn trẻ mắc phải
trong giao tiếp nhưng không phải ai cũng biết?

Hầu hết mỗi người đều cố gắng tạo cho mình phong cách nói chuyện hấp dẫn nhất,
lôi cuốn nhất, nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể giao tiếp một cách trôi
chảy, tự tin, gây cuốn hút. Phá vỡ một số nguyên tắc trong giao tiếp sau sẽ biến bạn
thành “kẻ nói chuyện vô duyên, không có ý tứ”:
Cắt ngang lời người khác để nói chuyện của mình: ai đó từng nói rằng, muốn là
một người nói giỏi, trước hết bạn phải là một người nghe giỏi. Bạn đã ghi nhớ điều
này chưa? Hãy thử nhớ xem, khi đang nói chuyện với người khác, thay vì đợi đến
lượt mình góp ý thì bạn lại cắt ngang lời họ và nói ngay những gì mình nghĩ. Điều
này thể hiện bạn không tôn trọng họ và về một góc độ nào đó, bạn sẽ bị cho là một
kẻ tự phụ. Việc thích nói hơn là lắng nghe sẽ khiến bạn trở thành kẻ nhiều chuyện
trong mắt mọi người. Không hẳn những ai nói chuyện hay đều được chào đón:
chẳng ai thích một người nói liên hồi và buổi trò chuyện trở thành buổi độc tấu
riêng của ai đó mà mọi người lại trở thành khán giả bất đắc dĩ.
Thế nên đừng bao giờ nói quá nhiều trong một cuộc giao tiếp, hãy tạo điều kiện để
người khác được nói, được dốc hết bầu tâm sự của họ. Nếu bạn cảm thấy quá khó
khăn, bạn có thể từ chối giao tiếp với người kia – nhưng một khi bạn đã nhận lời
nói chuyện với ai đó, tốt nhất bạn hãy trở thành người lắng nghe xuất sắc trước đã.


Chúng ta phải biết lắng nghe người khác nói gì thì mới có thể trở thành một người
nói chuyện hấp dẫn được.
Không biết lắng nghe: không giống như trường hợp trên, bạn không cắt lời của
người đối diện nhưng lại mặc sức cho họ “muốn nói gì thì nói”. Bạn không thể
hiện sự chăm chú, quan tâm mà lắng nghe với đôi tai lơ đãng. Bạn thể hiện một số
ngôn ngữ cơ thể khó chịu như: ngó nghiêng lung tung, gật đầu liên tục, cười khẩy
người đối diện, nhìn đi chỗ khác…Điều này là vô cùng bất lịch sự và nó khiến
người nói cảm giác như bị xúc phạm. Hãy chú ý điều này: nếu cảm thấy cuộc nói
chuyện quá tẻ ngắt, hãy yêu cầu bên kia dừng nói hoặc chủ động đề nghị chuyển
chủ đề. Một lời đề nghị thẳng thắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc thể hiện sự khó
chịu bằng những cử chỉ kia.
Nói những câu đùa cợt vô duyên, hoặc kể chuyện cười quá lố: Nhiều người, đặc
biệt là các bạn nữ, sẽ không thích chuyện cười liên quan đến giới tính, vấn đề nhạy
cảm với người khác phái. Và ngược lại, các bạn nam sẽ không thích một bạn nữ
luôn đề cập đến những vấn đề như thế. Ngoại trừ bạn bè thân thiết ra, hãy cẩn
trọng khi dùng những câu chuyện cười kiểu này. Sẽ hết sức phản cảm nếu bạn kể
xong câu chuyện cười không ai hiểu ngoài bạn và bạn…cười ha hả một mình
Chuyên gia nói xấu người khác: Ồ, bạn là dân buôn dưa lê chính cống, và chủ đề
chẳng nằm ngoài việc khen người này, chê người kia, kể ra tỉ mỉ từng tật xấu, cử
chỉ khó coi của họ…Với nhiều người, đây là thú vui, song xét về nhiều phương
diện, sẽ không hay tí nào nếu chủ đề của bạn quẩn quanh chỉ là đi nói chuyện của
kẻ khác, và bôi bác tật xấu của họ. Có khi nào bạn tự hỏi bạn cũng là một nạn nhân
của buổi nói xấu nào đó? Thật không nên chút nào, phải không?
Khoe khoang, tâng bốc bản thân: Ông bà có câu “xấu che, tốt khoe”, thế nhưng
hãy để những đặc điểm tốt của bạn tự bộc lộ và để tự người khác cảm nhận. Đôi
lúc bạn có thể tự hào về những thành tích của bản thân, song cứ luyên thuyên về
thành tích của mình, bạn đang ngầm hạ thấp người khác, và không ai thích nói
chuyện với một kẻ khoa khoang chút nào. Sự không thích này có thể xuất phát từ
sự đố kỵ với những gì bạn có – dù sao đi nữa thì một người hay khoe khoang sẽ có
ít người bạn thật lòng. Và dĩ nhiên, trong các buổi nói chuyện, họ được chào đón

không lấy làm mặn mà lắm.
Trong quá trình giao tiếp, bạn sẽ phải lưu ý nhiều vấn đề để trở thành một người
nói chuyện hấp dẫn. Trước hết, hãy học cách tránh những lối nói chuyện vô duyên
như trên đã nhé, bạn sẽ trở nên đáng yêu hơn trong mắt mọi người đấy.

×